Dự Đoán Kinh Tế - Ngày 28/09/2012, cơ quan xếp hạng tín dụng Moody’s tuyên bố đánh sụt hạng tín dụng 8 Ngân hàng TMCP của Việt Nam xuống hạng Caa1 và mức tín nhiệm quốc gia Việt Nam xuống mức B2.
Sunday, September 30, 2012
NGÀY TẬN THẾ CỦA KINH TẾ VIỆT NAM ĐANG TỚI GẦN
Dự Đoán Kinh Tế - Ngày 28/09/2012, cơ quan xếp hạng tín dụng Moody’s tuyên bố đánh sụt hạng tín dụng 8 Ngân hàng TMCP của Việt Nam xuống hạng Caa1 và mức tín nhiệm quốc gia Việt Nam xuống mức B2.
VĂN BÚT QUỐC TẾ ỦNG HỘ NHỮNG NGƯỜI CẦM BÚT ĐỘC LẬP
Danlambao - Với chủ đề "Văn Chương, Truyền Thông và Nhân Quyền", Đại hội Thế giới kỳ thứ 78 của Văn Bút Quốc tế vừa diễn ra tại thành phố Gyeongju, Nam Hàn từ ngày 9 đến ngày 15 tháng 9 năm 2012. Hơn 80 Trung tâm Văn Bút Quốc Tế từ khắp năm châu đã gởi đại biểu tham dự. Số người hiện diện, gồm rất đông các tác giả đủ bộ môn văn học và nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong các buổi họp chuyên biệt và sinh hoạt văn học nghệ thuật của Đại hội ước lượng gần 700 người. Trong đó có hai nhà văn Nobel Văn chương Wole Soyinka và Jean-Marie Gustave Le Clézio.
CHÍNH QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM CÓ TÔN TRỌNG TỰ DO TÔN GIÁO KHÔNG?
Phạm Quế Dương (Danlambao) - Lâu nay thường thấy chính quyền Mỹ xếp hạng Việt Nam là nước vi phạm nhân quyền, không tôn trọng tôn giáo. Chính quyền cộng sản Việt Nam phản ứng rất mạnh mẽ. Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao thường có lời lẽ quyết liệt.
CHỐNG THAM NHŨNG KHÓ
Tham nhũng thì chỉ bị đi tù, còn chống tham nhũng không những đi tù mà còn từ chết tới bị thương. Ai mới có điều kiện để tham nhũng? Chắc chắn người ấy không phải là những người dân tay lấm chân bùn, cũng không phải là người nông dân hiền hòa mộc mạc. Chúng ta hãy nghe tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ chỉ hộ chúng ta bọn tham nhũng ấy là ai?
VĂN HÓA "TỪ CHỨC"
David Thiên Ngọc - Văn hoá "Từ Chức" là một nền văn hoá đặc thù chỉ có ở những nước văn minh, tự do, dân chủ và ý thức trách nhiệm lẫn lòng vị tha, tự trọng cao của mọi quan chức trong đó thể hiện đúng mức tinh thần "Vì nước quên thân - Vì dân phục vụ".
VIẾT CHO NGÀY SINH NHẬT LÊ CÔNG ĐỊNH 01-10-2012
Mẹ Nấm - Sinh nhật lần thứ 44 - không nến, không hoa … chỉ có lời cầu chúc bình an của những người trân trọng và quý mến anh ở nhiều nơi khác nhau.
LÝ DO GÌ TRUNG CỘNG HĂNG HÁI Ở Á CHÂU?
Lê Quốc Trinh (Danlambao) - Sau bài viết "Chiến luợc bao vây TQ của Hoa Kỳ" đăng trên Mạng hồi tháng trước, tôi nghiệm thấy tình hình diễn biến ở Thái Bình Dương càng lúc càng căng theo chiều hướng phỏng đoán. Cho nên xin phép viết tiếp bài này để trình bày thêm quan điểm, như sau:
Saturday, September 29, 2012
HOÀI NIỆM NỀN GIÁO DỤC NHÂN BẢN, DÂN TỘC, KHAI PHÓNG THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA
Nhân bản, dân tộc và khai phóng
Nền giáo dục ở Miền Nam trước 1975 đặt trên 3 phương châm lớn, được ghi vào Hiến Pháp hẳn hoi: nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Giáo dục nhân bản lấy cá nhân làm trọng, nhấn mạnh đức dục, hướng đến phục vụ tha nhân. Giáo dục dân tộc bắt đầu từ chương trình Việt, xiển dương lòng ái quốc thương nòi. Giáo dục khai phóng mở mang kiến thức khoa học kỹ thuật, không ngại du nhập những nét hay, thế mạnh của Tây Phương. Những bước ban đầu
Một cuộc mít tinh của phụ nữ thời Đệ Nhất Cộng Hòa
NHỚ LÊ CÔNG ĐỊNH
Lê Thăng Long - Năm 2008 tôi tư vấn cho một một đối tác nước ngoài thực hiện một dự án tại Hà Nội. Liên quan đến tư vấn luật, tôi giới thiệu cho họ một công ty luật ngoài Hà Nội để thuận tiện phối hợp. Nhưng đối tác này dứt khoát phải vào tận Tp. HCM để trao việc này cho DCLaw. Tôi hỏi vì sao thì được trả lời rằng họ được bạn bè ở nước ngoài giới thiệu rằng hãng luật này có một trong những luật sư giỏi nhất về luật thương mại quốc tế ở Việt Nam. Tôi cười vui vì biết công ty luật DCLaw là của bạn mình, luật sư Lê Công Định. Sau này tôi được biết đối tác nói trên đã trả cho DCLaw hàng trăm ngàn USD phí tư vấn tính theo giờ làm việc (gần 400 USD/giờ).
VỀ SỰ QUAN TRỌNG CỦA TIẾNG ANH
Thoát Vòng Nô Lệ (Danlambao) - Hôm nay blog danlambao có đăng một bài viết bằng tiếng Anh hay và có ý nghĩa về nhiều mặt. Đây là sự tình cờ khá trùng hợp với sự suy nghĩ của bản thân tôi từ bấy lâu nay, nhất là sau khi nhà cầm quyền đưa ra những bản án khắc nghiệt cho các bloggers, những bản án tàn ác và man rợ nhất từ trước tới nay trong lịch sử Việt Nam và loài người.
NGUYỄN TRẦN BẠT - HAY HỘI CHỨNG LÝ LUẬN TẮC KÈ
“Tôi rất thích nghị quyết bốn trung ương” - Lời Nguyễn Trần Bạt (www.vi-p.com.vn VT3)
Trần Mạnh Hảo (Danlambao) - Nguyễn Trần Bạt, tác giả quyển “Đối thoại với Tương lai”đã từng cảnh cáo đảng cộng sản Việt Nam, dọa rằng nếu đảng không tự do hóa, dân chủ hóa xã hội, nhất định sẽ bị nhân dân lật đổ bằng cách mạng cam, quýt, bòng bưởi hay nhài nhiếc, như sau: “Tôi cho rằng những món nợ của những nhà cầm quyền ở Việt Nam đối với dân tộc này chính là dân chủ hóa xã hội... Nếu việc ấy không được thực hiện bởi họ thì dân tộc chúng ta sẽ đối mặt với một cuộc cách mạng xã hội (NXB HNV, 2010, trang 923) (Bauxite Việt nam online ngày 16-8-2011).
CÓ GÌ ĐẸP TRÊN ĐỜI HƠN THẾ?
Thùy Linh - Lâu rồi không có gan đọc đọc câu thơ của Tố Hữu: “Có gì đẹp trên đời hơn thế/ Người yêu người sống để yêu nhau” vì sợ bị phản ứng. Yêu nhau sao được nữa? Đến mức người dân khốn khổ mất đất khiếu kiện mà còn bị ông chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo khó chịu cằn nhằn: “Những người khiếu kiện làm mất mỹ quan thành phố”.
Xin hỏi ông: Ai làm mất thể diện Hà Nội, mất thể diện quốc gia, đất
nước này? Không lẽ mấy người dân mất đất? Không lẽ nhìn cảnh dân oan
biểu tình mà người ta nghĩ khác đi về Việt Nam? Vậy ở các nước người
biểu tình thậm chí còn trần truồng giữa thanh thiên bạch nhật, đi từng
đoàn đoàn lũ lũ thì đất nước họ có mất mỹ quan không? Có thay đổi bản
chất chế độ chính trị nước đó không? Chính phủ có đàn áp và có cấm đoán
không?
TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN TÀN HẠI ĐỜI KIỀU
Nguyễn Thanh Giang (Danlambao)
- Ở trong nước, số lần ấn hành và tái bản Truyện Kiều của Nguyễn Du với
nhiều dị bản, nhiều tên gọi khác nhau đã có hàng trăm. Ở ngoài nước
Truyện Kiều đã được dịch ra tiếng Pháp 7 lần, tiếng Anh 4 lần. Ngoài ra
còn tiếng Nga, tiếng Ba Lan, tiếng Đức, tiếng Hàn … Rõ ràng đây là một
kiệt tác văn chương không chỉ của Việt Nam mà của nhân loại. Theo nhà
văn Pháp R. Crayssac: “Kiều có thể so sánh mà không thua kém bất cứ kiệt tác nào của bất kỳ thời đại nào, bất kỳ xứ sở nào!”.
Friday, September 28, 2012
NGUYỄN MẠNH TƯỜNG - NGƯỜI BỊ RÚT PHÉP THÔNG CÔNG
Lời Dịch Giả
Cuốn tự truyện Kẻ bị rút phép thông công được cụ Nguyễn Mạnh
Tường hoàn tất năm 1991 viết bằng tiếng Pháp, được dịch ra tiếng Anh
năm 2008 [*]. Đã gần hai mươi năm trôi qua, nhiều người trong nước vẫn
chưa có dịp đọc tác phẩm này, lý do đơn giản là chưa ai dịch nó ra tiếng
Việt và phổ biến. Tôi mạnh dạn trong khả năng giới hạn của mình cố gắng
dịch cuốn sách, không biết có lột được hết những ý của cụ Tường một
cách chính xác hay không, nên rất mong người đọc chỉ cho những chỗ dịch
chưa được thoát. Mong muốn lớn nhất của người dịch là bản dịch này sẽ
được hai giới quan tâm:
- Thứ nhất là nhân dân Việt Nam hiểu rõ cụ Nguyễn Mạnh Tường là một
người con tài ba, chí tình yêu nước thương dân, cả đời hy sinh cho Dân
Tộc, đã bị đoạ đầy hơn ba mươi năm chỉ vì đã dám nêu lên những sai lầm
của đảng Cộng Sản đặc biệt là trong vụ Cải Cách Ruộng Đất kinh hoàng ở
miền Bắc trong những năm 1954 – 56 và đã dám cổ vũ, chứ chưa nói đến đấu
tranh, cho dân chủ.
NGUYỄN MẠNH TƯỜNG-KẺ BỊ RÚT PHÉP THÔNG CÔNG (Phần 12)
5. Bi kịch bị mất phép thông công, bị cô lập và cô đơn
Từ xưa con người đã sống quay quần trong một cộng đồng. Một khi các
nhu cầu đòi hỏi đã vượt quá sức lực và khả năng của cá nhân và gia đình
thì chúng chỉ được thoả mãn thông qua sự giúp đỡ hổ tương và hợp tác
trong cộng đồng, nhất là trong lãnh vực quốc phòng, canh nông cây lương
thực, chỗ ở, quần áo, giáo dục… Cái sinh hoạt muôn mặt chung góp cho
việc duy trì cuộc sống vật chất của mỗi cá nhân, chú trọng đến sự phát
triển về thể chất con người, từ đó bảo vệ sự toàn vẹn của con người và
sự tiếp diễn của cuộc sống.
Nhưng ra ngoài những giới hạn của thể chất và cuộc sống vật chất là
cái không gian vô giới hạn và vô cùng của cảm xúc và con tim. Xã hội
không muốn và không thể can thiệp vào hai lãnh vực này. Cái bên trong đó
chính là phòng xét nghiệm, là nơi cấu thành những quyết định của nội
tâm, dẫn tới những hành động thể hiện nhân cách và biểu hiện ước vọng
của con người. Có một sự hỗ tương qua lại giữa hai thế giới, thế giới
bên ngoài tạo ra những điều kiện buộc con người phải phản ứng, thế giới
bên trong phản ứng lại làm cho ngoại cảnh lại trở lại tác động trên con
người. Cái cơ chế với hai chuyển động qua lại này giúp bảo đảm một sự
quân bình cho cá nhân, những trao đổi giữa hai thế giới, bên ngoài và
nội tâm, giúp định vị và duy trì con người giữa một hệ thống phức tạp
gồm những tác động, phản tác động giúp cho con người cảm nhận sự sống.
NGUYỄN MẠNH TƯỜNG-KẺ BỊ RÚT PHÉP THÔNG CÔNG (Phần 11)
Bất chợt, tôi lại nhớ vào năm 1936, khi tôi trở về Việt Nam
luôn, tôi học tiếng Trung, tham gia phác hoạ văn phạm Việt Nam với nhóm
Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ, và hợp tác làm cuốn tự điển với Khai Trí Tiến
Đức. Cái gì đã khiến tôi luôn giữ thái độ sinh hoạt đó? Tôi, một người
là chưa bao giờ ngưng tán dương đề cao những tác dụng lợi ích của nền
văn hoá Pháp, một nền văn hoá đã tôi luyện thành một người như tôi ngày
hôm nay? Tôi chỉ có thể trả lời câu hỏi như thế này:
NGUYỄN MẠNH TƯỜNG-KẺ BỊ RÚT PHÉP THÔNG CÔNG (Phần 10)
4. Bi hài kịch của một cuộc trả giá
Nếu cái bi kịch đói chỉ có một kịch sĩ duy nhất và chỉ là màn độc
thoại đang ngang qua những câm nín đầy bi thương, thì những cuộc mặc cả
mà tôi kèn cựa để bán những tài sản riêng có thể bán được đã xảy ra như
một màn bi hài kịch mà nụ cười cứ xen lẫn cùng nước mắt. Người bán, kẻ
đang cố nuốt giòng nước mắt, khóc thầm cho nỗi khổ đau và niềm tủi nhục
mà cái đói là nguyên do chính, lại phải nở nụ cười cho cái dối trá và
điệu bộ của người mua đang cố cò kè cắt xén bớt số tiền phải trả để mua
một món hàng thật sự quí và có giá trị với cái giá thấp tột cùng.
NGUYỄN MẠNH TƯỜNG-KẺ BỊ RÚT PHÉP THÔNG CÔNG (Phần 9)
2. Sửa soạn cho chuyến đi không có ngày về
Điểm đặc trưng dễ phân biệt của chính quyền Việt Nam là họ không bao
giờ cho người trong cuộc thanh trừng biết những biện pháp dành cho họ.
Họ có nhiều cách để thực hiện ý muốn của mình. Mặt Trận không còn mời
tôi dự những phiên họp của họ. Đại Học lấy lại chiếc xe đạp công vụ mà
họ đã cấp cho tôi để đi đến lớp giảng. Các Toà Án gửi trả lại cho tôi
những lá thư uỷ nhiệm luật sư. Tôi hiểu là tôi đã bị loại khỏi mọi chức
việc, đã trở thành một thứ cùi hủi, một người hạ đẳng, một kẻ bị mất
phép thông công! Vì thế, tôi đành phải tìm quên trong triết học để trám
đầy những giờ khắc bị buộc phải nhàn cư rỗi rảnh, để tránh phải trùm kín
đầu, đeo cái chuông lúc lắc kêu vang báo cho người trên đường phải
tránh không đụng tôi.
NGUYỄN MẠNH TƯỜNG-KẺ BỊ RÚT PHÉP THÔNG CÔNG (Phần 8)
PHẦN BA: HÀNH TRÌNH ĐI VÀO SA MẠC
1. Lưỡi kiếm của Damocles
Ba phiên Toà: ba lần xuất hiện ở những toà án chính trị của Mặt Trận
Tổ quốc, Đại Học và đảng Xã Hội. Mấy ông bạn, giữ vai trò ông thần Công
Lý, là những người được chỉ định qua một sự lựa chọn rất chặt chẽ. Cái
khéo léo nhất ở đây là họ không chọn những người nằm trong hàng ngũ của
Đảng. Nếu không, sẽ như họ đã chọn huy động cả dàn đội pháo binh để bắn
một sinh vật nhỏ bé và không chút tự vệ, dùng xe tăng và đại bác bắn vào
đám biểu tình tay trần không súng đạn. Bên cạnh đó sẽ làm cho thiên hạ
nhận ra là những người cộng sản không đủ trình độ để xử lý chuyện đời,
họ sẽ bị mất mặt và uy danh của Đảng sẽ bị tổn thương. Vì thế, cách hay
nhất là lựa chọn những kẻ cơ hội không thuộc đảng nào, nhưng lại có một
quá khứ cần được chuộc lại và sẵn sàng nhận những khạc nhổ khinh bỉ của
giới trí thức. Chúng đang giữ những vai trò nhỏ mọn, nhưng vì quá mong
được nổi lên và được nhận những mảnh ăn thừa của Đảng, nên đã tự ép mình
vượt qua những xấu hổ để được làm con ngựa trong gánh xiếc chạy quanh
trên diễn trường dưới hiệu lệnh từ chiếc roi của người dạy thú. Như thế
là Đảng được phủi tay và Đảng sẽ nắm những người không-phải-là-cộng-sản
trong một cuộc thanh toán giữa các người gọi “đồng chí” với nhau. Nhưng
ông thánh Công Lý được chọn lọc kỹ lưỡng đã được chuẩn bị rất kỹ vì họ
là những người phát ngôn của Đảng. Nếu họ thi hành tốt những việc được
giao phó thì Đảng sẽ khen thưởng cho tôi tớ. Nếu chúng không hoàn thành
nhiệm vụ thì chỉ có chúng nó là người phải chịu cái sức nặng của sự thất
bại.
NGUYỄN MẠNH TƯỜNG-KẺ BỊ RÚT PHÉP THÔNG CÔNG (Phần 7)
8. Trận đấu lần thứ ba tại Đảng Xã Hội Việt Nam
Nếu những người tổ chức cuộc đấu tố ở Đại Học hy vọng là tôi sẽ bị sỉ
nhục, mất thanh danh thì họ đã lầm. Ngoại trừ một ít gián điệp, chỉ
điểm đang lẫn lộn trong đám đông, cũng như thường lệ trong những cuộc
họp quần chúng khác, đại đa số đều đứng về phía tôi, dành cho tôi những
cái nhìn đầy thiện cảm, những cái nhìn thật làm tôi ấm lòng. Không ai
dám biểu lộ tâm tình của họ một cách nào khác, dù là vài cử chỉ hay lời
nói, vì họ sợ bị công an điểm mặt và sẽ bị phiền phức. Chủ nghĩa chính
trị cực đoan đã thất bại cay đắng và lãnh đạo đã rút một bài học.
NGUYỄN MẠNH TƯỜNG-KẺ BỊ RÚT PHÉP THÔNG CÔNG (Phần 6)
6. Hai loại người
Tôi và những đồng nghiệp hay gọi anh sinh viên này là một con chó
Nhật vì anh ta có một làn da sáng, mũi tẹt và có mái tóc hơi dợn sóng.
Chúng tôi không mất nhiều thì giờ để tìm thấy hắn giữa đám đông. Bất cứ
những gì chúng tôi nói trong lúc thuyết trình, bên cạnh những bài học,
những câu chuyện trao đổi ở hành lang trong lúc chờ giờ trở vào bục
giảng, tất cả những chuyện đó đều được ghi chú cẩn thận và được báo cáo
đầy đủ cho giới chức trách nhiệm. Chúng tôi đã biết chuyện kẻ làm do
thám gián điệp đã gây ô uế cho giới sinh viên. Nhưng con chó Nhật này là
kẻ nguy hiểm nhất vì nó làm chuyện này hết dạ hết lòng, cần mẫn chăm
chỉ và, nếu cần, hắn có thể bịa ra những câu chuyện để làm tăng thêm
việc hiểu lầm giữa chúng tôi và uỷ viên chính trị chịu trách nhiệm ở Đại
Học. Vì thế tôi lắng nghe hắn nói.
NGUYỄN MẠNH TƯỜNG-KẺ BỊ RÚT PHÉP THÔNG CÔNG (Phần 5)
4. Trận đấu bò đầu tiên trong Mặt Trận Tổ Quốc
Tôi nằm trong mẻ đầu tiên. Mỗi người bị kết án đều phải trình diện
trước một toà án gồm những thành viên trong tổ chức mà người ấy sinh
hoạt. Trong khi đạp xe từ nhà đến cơ quan trung ương của Mặt Trận Tổ
Quốc, theo lời mời của Đảng, tôi cố gắng suy nghĩ xem buổi xử án tôi sẽ
xảy ra như thế nào. Dường như đây là buổi tự phê bình mà tôi phải tự
trình bày. Thật vậy, đây là một vụ xét xử chính trị mà tôi phải đối phó.
Đảng đã chỉ định một số người ngồi sau cái bàn phủ khăn xanh và giữ vai
trò công tố tuy không đưa ra bản cáo trạng nào nhưng chỉ đưa ra những
câu hỏi nhằm chứng minh là tôi là kẻ có tội. Buổi thẩm vấn diễn ra công
cộng, và nội dung là những lời buộc tội chính mà “hội đồng bồi thẩm” đã
thiết lập nên. Kịch bản đã được nghiên cứu đến từng chi tiết nhỏ nhất.
Phán quyết vụ án không được đưa ra vào phần chót của buổi xử án. Chính
Đảng, sau đó sẽ trở lại quyết định nội dung của phán quyết. Mục tiêu
được nhắm đến là “giáo dục” lại kẻ phạm tội sao cho kẻ này có thể chuộc
lại những lầm lỡ, và đồng thời giáo dục quần chúng để cho họ tránh không
mắc phải những lỗi lầm như những người kia.
NGUYỄN MẠNH TƯỜNG-KẺ BỊ RÚT PHÉP THÔNG CÔNG (Phần 4)
3. Sấm sét báo hiệu cho cơn bão tố
Trên đường từ Toà Án về và nhiều đêm mất ngủ sau buổi xử án, tôi tập
trung suy nghĩ về chuyện xảy ra mà điểm chính là vấn đề công luận. Được
sống nhiều năm dài trong xã hội cộng sản và đã có nhiều cơ hội gặp gỡ
giới lãnh đạo, tôi biết rõ là không bao giờ tha thứ những sơ suất hay
thiếu tiên liệu trong khi thi hành nhiệm vụ hay khi thực hiện hành động.
Mọi chuyện đều phải thảo luận, phân tích, nhồi xét nhuần nhuyễn đủ mọi
khía cạnh để biết rằng việc làm này có thể mang lợi ích gì cho quyền lợi
của Đảng. Sự tuỳ hứng và cá nhân chủ nghĩa được xem là điều kinh khiếp,
vì vậy tinh thần trách nhiệm sâu sắc là được thừa nhận. Rủi thay, trách
nhiệm tập thể lại biến thành vô trách nhiệm, không ai chịu trách nhiệm
cả. Trên tất cả mọi chuyện, cần phải mang ra ánh sáng cái sâu thẳm nhất
của vụ xử án này, vụ đầu tiên trong những vụ xử án kiểu này; trái với
những lời tuyên bố của nhà cầm quyền mới là không có trả thù, có thái độ
thù nghịch hay ganh ghét đối với những người trước đây không tham gia
kháng chiến, họ đã kết án một giáo viên là đã đầu độc thanh niên với một
triết lý chán chường, vô vọng và bi quan. Cái quan trọng nhất là những
tội danh liệt kê bởi chính phủ thì lại không phải là những tội công cộng
được định trong bộ Luật Hình Sự mà đó chỉ là những vi phạm về đạo đức
hay chính trị là những điều hoàn toàn nằm ngoài vòng thẩm quyền của nhà
nước.
NGUYỄN MẠNH TƯỜNG-KẺ BỊ RÚT PHÉP THÔNG CÔNG (Phần 3)
PHẦN HAI: MỎM ĐÁ PARPEIENNE
1. Vụ án Nhân Văn – Giai Phẩm
Về đến Hà Nội, tôi tràn ngập trong “vinh dự”. Khoa Trưởng của trường
Luật, một trường đang chết, Phó Chủ Tịch Hội Luật Gia, Thủ Lãnh Luật Sư
Đoàn, phó Khoa Trưởng Sư Phạm, giáo sư phụ trách việc giảng dạy về Văn
Chương Pháp, thành viên ban chấp hành Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam đồng
thời cũng nằm trong ban bí thư của Mặt Trận Tổ Quốc Hà Nội, thành viên
của Hội Huynh Đệ Việt – Pháp, Hội Huynh Đệ Liên Xô - Việt Nam, thành
viên của Uỷ Ban Bảo Vệ Hoà Bình Thế Giới, chủ tịch sáng lập Câu Lạc Bộ
Đoàn Kết Trí Thức… Đó là những “vinh dự” mà tôi mang, đủ để in đầy hai
mặt của tấm danh thiếp.
NGUYỄN MẠNH TƯỜNG-KẺ BỊ RÚT PHÉP THÔNG CÔNG (Phần 2)
Đối thoại với Luật Sư người Séc
Tiếng Pháp được dùng trong buổi thảo luận với Luật Sư đoàn, và vấn đề
được bàn là một quan tâm rất lớn của giới Luật gia ở các nước Cộng Sản.
Các bạn chủ nhà bắt đầu cuộc thảo luận.
- Trong một nước mà sự phân quyền được áp dụng, thông qua tổ chức các
Toà Án, quyền Tư Pháp thi hành Luật và chế tài những kẻ phạm pháp.
Nhưng muốn những sinh hoạt Tư Pháp được vận hành tốt và Luật Pháp được
áp dụng, giới Luật gia phải hành nghề với tất cả lương tâm và trách
nhiệm, vì thế bản thân họ không thể tự đứng ra bảo vệ quyền lợi riêng
của mình mà phải nhờ đến sự can thiệp của Hiệp Hội Luật Sư, nhất là vào
những khi họ bị chính quyền tăng cường áp bức trong một bối cảnh xã hội
phức tạp, hay những khi xảy ra xung đột giữa các hội viên với nhau. Vấn
đề nêu ra là để thấy là: chúng ta có cần một sự cho phép của những giới
chức chính trị để được hành nghề Luật Sư hay không?
NGUYỄN MẠNH TƯỜNG-KẺ BỊ RÚT PHÉP THÔNG CÔNG (Phần 1)
Nguyễn Mạnh Tường - Hà Nội 1954-1991:
Bản án cho một trí thức
“Bản thảo cuốn sách này đã được soạn và đánh
máy trong một tình thế lén lút và bị cô lập. Vì vậy tôi khiêm tốn gửi
lời xin lỗi về những lỗi lầm hay sai trật đến những ai quan tâm đến
những suy tư và những bài viết của tôi, và mong muốn cuốn sách này sẽ
được phát hành ở Pháp”
Luật sư Nguyễn Mạnh Tường
13 Tháng 5 năm 1991
13 Tháng 5 năm 1991
ĐỒNG HỒ, HIẾN PHÁP VÀ PHẠM THANH NGHIÊN
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Lời thưa đầu: Bài viết sau đây – với nhiều dữ kiện liên
quan đến vụ án của bà Phạm Thanh Nghiên và ông Nguyễn Xuân
Nghĩa – đã được đăng tải lần đâu tiên tại diễn đàn talawas
vào ngày 17 tháng 9 năm 2008, một ngày trước khi hai nhân vật
này bị bắt giam và kết án nhiều năm tù, với tội danh “tuyên
truyền chống phá nhà nước.”
Bà Phạm Thanh Nghiên đã được trả tự do vào ngày 18 tháng 9 vừa qua, và đã tuyên bố như sau trong một cuộc phỏng vấn dành cho RFA: “Không có lý do gì không tiếp tục tranh đấu.”
Chúng tôi xin đăng tải lại trên diễn đàn này với hy
vọng làm sáng tỏ thêm, phần nào, lý do “tiếp tục tranh đấu”
của người phụ nữ bất đồng chính kiến can trường và trẻ tuổi
này.
Trân trọng
Tưởng Năng Tiến, RFA blog
HỆ THỐNG DỐI TRÁ
Huỳnh Ngọc Tuấn
Tháng 8 vừa qua trong một cuộc trả lời phỏng vấn dành cho tờ báo
Pháp Luật thành phố Hồ chí Minh, Giáo sư – Tiến sĩ – thiếu tướng Lê Văn Cương
(nguyên viện trưởng Viện chiến lược bộ Công an) nói: “Trung Quốc là nước có hệ thống nói dối lớn nhất hành tinh”
(theo VOA ngày 03.09.2012).
Và trong chương trình Toàn cảnh thế giới của VTV1, ngày
29.04.2012, trong cuộc hội luận với Biên tập viên Hương Ly, khi phân tích về
cục diện chính trị và quân sự tại khu vực Đông Á và thế giới ông Lê Văn Cương
cũng có những nhận định khá thẳng thắn, cụ thể ông đã nhận định rằng tình hình
an ninh khu vực Đông Á – Thái bình dương thiếu bền vững vì không được xây dựng
trên niềm tin giữa các thế lực siêu cường.
ANDRÉ HỒ CƯƠNG QUYẾT: HỌ KHÔNG ĐƠN ĐỘC!
Ông André Hồ Cương Quyết trong lần chiếu phim tại Warsaw. |
Tôi vừa sang Cộng hòa Liên bang Đức một chuyến ngắn ngày để trình chiếu cuốn phim «Hoàng Sa Việt Nam nỗi đau mất mát». Chuyến trước, tôi được mời tới Berlin và Köln. Lần này, từ ngày 20 đến ngày 23 tháng chín, cuốn phim được chiếu tại Leipzig, Hannover, Frankfurt-Offenbach và Saarbrücken. Tại mỗi thành phố tôi đều được các ban tổ chức phối hợp đưa đón, lo chỗ ăn chỗ ở. Họ còn chịu chi phí đi lại của tôi từ miền Nam nước Pháp đi xuyên suốt nước Đức. Tôi xin thành thực cảm ơn những tình cảm mà họ đã dành cho đồng bào ngư dân miền Trung cũng như tinh thần yêu nước mà họ đã thể hiện cụ thể mặc dầu hoàn toàn không có sự giúp đỡ nào từ phía nhà cầm quyền tại chỗ (đại sứ quán và lãnh sự quán Việt Nam).
BLOGGER NGUYỄN XUÂN DIỆN BỊ CƯỠNG CHẾ
Sáng nay, Blogger Nguyễn Xuân Diện đã nhận được Quyết định Về việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet, thông tin điện tử trên internet, do Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Văn Minh ký ngày 19 tháng 9 năm 2012.
BẦU CỬ QUỐC HỘI "CÁI CON CẶC"
Nguyễn Quang Duy - Bên trong hậu trường vụ án ba blogger một bản án thật nặng đã được Bộ Chính Trị đảng Cộng sản duyệt sẵn với bốn mục tiêu rõ ràng. Thứ nhất để dằn mặt những tiếng nói bất đồng đòi dân chủ tự do, đòi yêu nước chống xâm lăng. Thứ hai là để tiêu diệt kẻ thù chế độ, nghe đâu Nguyễn tấn Dũng đã ra lệnh giết trước báo cáo sau (tiền trảm hậu tấu) Quan làm Báo, Dân Làm Báo, … Thứ ba là tuyên bố với thế lực thù địch Mỹ, Úc, Âu Châu “tự do là cái con cặc…!”. Cuối cùng là món quà Nguyễn Tấn Dũng thay mặt Bộ chính trị sang Tầu triều cống...
CHÂN DUNG CON "TỰ DO"
Dân Làm Báo gửi đến các bạn chân dung của "con tự do". Tên thật của nó, vì cơn sóng thần Tsunami phản hồi tràn lan khắp nơi trên mạng, làm Dân Làm Báo "bị" quên mất rồi! Những hình này chụp thời "con tự do" cùng công an lẫn công an giả dạng côn đồ ngăn cản, trấn áp blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải xuống đường cùng đồng bào Sài Gòn biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm biển đảo.
NHÀ NƯỚC CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐANG RUN SỢ
Mõ SG (Danlambao) - Nhân dân chúng tôi biết các ông đang bối rối, hoảng hốt, sợ hãi vì đang ở khúc cuối của con đường cùng. Sự sợ hãi ám ảnh các ông ngay trong giấc ngủ và từng giờ trong cuộc sống của một giai cấp lãnh đạo chuyên gieo đau thương sóng gió cho nhân dân và đất nước bằng sự cai trị độc tài độc đảng và tàn ác. Gia đình các ông hoang mang lo lắng vì không biết ngày mai sẽ như thế nào. Các ông đang sống trên một núi tiền của nhưng có lẽ giờ đây các ông đã cảm nghiệm được chân lý "không phải có tiền là có thể mua tiên". Các ông đang nắm trong tay nhiều quyền lực và nhiều sức mạnh, nhiều súng đạn nhưng tất cả những thứ đó không đem lẽ phải về phía các ông. Các ông sắp thua cuộc, bại trận trước sự phẫn uất căm hờn của nhân dân. Các ông có rất nhiều cái để sợ:
TÒA THÌ KÍN NHƯNG LỘT ÁO, HÀNH HUNG, KHỦNG BỐ THÌ CÔNG KHAI
Nguyễn Hoàng Vi (Danlambao) - Cho dù tòa có kết án họ, tôi vẫn mặc áo này để ủng hộ họ. Áo này là áo của tôi, các anh chị không được quyền lấy nó và các anh chị cũng không có quyền gì bắt tôi không được mặc nó cả. - Nhưng họ đã bị kết án, em mặc áo này trong thời điểm "nhạy cảm" này là không được. - Nếu chị đã nói vậy thì cho em xin cái văn bản nào chỉ đạo cấm không cho mặc áo này trong thời điểm "nhạy cảm". Nếu có văn bản chỉ đạo, em sẽ không mặc áo này nữa. Còn chị nói miệng không không, em cũng chẳng biết chị là ai, sao em có thể nghe theo được chứ. Nói đến đây, 7-8 phụ nữ nhào vô lột áo tôi đang mặc rồi tròng vào người tôi 1 chiếc áo khác...
Thursday, September 27, 2012
VIDEO PHIÊN XỬ 4 SINH VIÊN CÔNG GIÁO: VIỆT CỘNG TRẤN CƯỚP CÔNG KHAI HÀNH HUNG PHỤ NỮ THÔ BẠO
Danlambao
vừa nhận được một đoạn video clip ghi lại cuộc trấn áp thô bạo của công
an Nghệ An đối với những người tham dự phiên tòa vụ án các Sinh viên
Công Giáo hôm 26/09 vừa qua.
TỪ CON C HÒA BÌNH ĐẾN TỰ DO CON C
“Không có gì quý hơn độc lập tự do” (Hồ Chí Minh)
“Tự do cái con cặc” (Trung tá CAND Vũ Văn Hiến)
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Lần mò tìm hiểu lịch sử Đất Nước 4 ngàn năm, chưa bao giờ người Việt Nam ”quá đã” như lúc này về biện pháp bảo vệ chủ quyền quốc gia và ý nghĩa của hai chữ Tự Do vừa được hai vị Tướng Tá “định hướng” sang một bước ngoặt mang tính đột phá vượt ra ngoài tầm mong đợi.
TOÀN VĂN LÁ THƯ CỦA CON C** GỬI TRUNG TÁ VŨ VĂN HIỂN
This summary is not available. Please
click here to view the post.
LUẬT SƯ LÊ QUÔC QUÂN BÌNH LUẬN VỀ PHIÊN TÒA XỬ 3 SINH VIÊN CÔNG GIÁO TẠI NGHỆ AN
VRNs (27.09.2012) – Nghệ An – Ngày 26.09.2012, kết thúc phiên tòa xét xử phúc thẩm 3 TNCG Vinh với bản tuyên án là:anhPhêrô Trần Hữu Đức 39 tháng tù giam và 18 tháng quản chế; anh Antôn Đậu Văn Dương 42 tháng tù giam và 12 tháng quản chế (coi như y án sơ thẩm); anh Antôn Chu Mạnh Sơn giảm 6 tháng so với án sơ thẩm, tức là 30 tháng tù và 12 tháng quản chế.