Saturday, October 25, 2014
ĐÈN CÙ, BẢN CÁO TRẠNG TRƯỚC KHI ĐÈN BỊ CHÁY?
Bảo Giang (Danlambao) - Tôi đã đọc đến những trang cuối của Đèn Cù rồi đây. Có một điều tôi chờ đợi, tôi muốn thấy, nhưng không thấy. Lạ hơn, cũng không có, dù chỉ là một tư tưởng nhỏ của sự giải thoát cho người, cho những lớp voi giấy, ngựa giấy hay chó giấy ra khỏi cái khung sườn của CS. Trái lại, dù là người ở ngoài, thú ở trong, vẫn là một cảnh vừa chạy, vừa đuổi, tít mù theo cái vòng quay của nó. Nó vẫn quay và làm chết người. Niềm đau là người không lối thoát!
ÔNG HẢI ĐIẾU CÀY XUẤT NGOẠI
Đặng Huy Văn - Đọc được tin ông Nguyễn Văn Hải Điếu Cày đã bị nhà cầm quyền trục xuất ra khỏi VN tại sân bay Nội Bài tối ngày 21/10/2014 mà không có cậu con trai yêu dấu ra tiễn, tôi bùi ngùi nhớ lại buổi gặp bà Tân, vợ cũ của ông Hải tại nhà blogger Nguyễn Tường Thụy cách đây hơn một năm, ngày 24/9/2013. Tại đó, tôi đã hỏi bà Tân, “Sao nghe nói anh chị đã chia tay mà chị vẫn tận tâm tận lực với anh Hải như thế?” Bà Tân trả lời tôi, “Thưa bác, cháu với anh Hải tuy không còn tình chỉ còn nghĩa nhưng cháu tận tâm với anh Hải đến như vậy chủ yếu là vì cháu Nguyễn Trí Dũng, con trai của chúng cháu. Bác ơi, thằng Dũng nhà cháu nó thương yêu và kính trọng ba nó đến khủng khiếp bác ạ! Vì chiều con nên cháu phải luôn sát cánh bên con trai để đấu tranh cho ba nó. Nó nói ba nó vô tội! Ba nó phải được trả tự do!” Tối hôm sau, 25/9/2014, đã xảy ra vụ có khoảng 20 công an phá cổng nhà blogger Nguyễn Tường Thụy đột nhập nhà trái pháp luật, bắt đi mọi người trong nhà trong đó có cháu Nguyễn Phương Uyên và bà Dương Thị Tân vợ cũ của ông Hải. Đêm đó nhiều người có cả cháu Uyên và bà Tân đã bị công an vô cớ đánh đập một cách rất dã man.(1)
KHI BÀI HÁT TRỞ VỀ
Trần Trung Đạo (Danlambao) - Trong thời gian qua, nhiều hình ảnh của anh Điếu Cày có kèm theo hàng chữ “Khi bài hát trở về”. Nhiều bạn, và có lẽ cả anh Điếu Cày, không biết rõ nguồn gốc từ đâu. Đó là bìa tác phẩm Khi Bài Hát Trở Về của Trần Trung Đạo do các em thanh niên, sinh viên in trong nước in 5 năm trước. Dĩ nhiên in không kiểm duyệt, chuyền tay nhau đọc và phát hành trong vòng kín đáo. Các em chọn bài Khi Bài Hát Trở Về, một trong những tiểu luận có trong tác phẩm để làm tựa cho cuốn sách và đặt tên cho nhà xuất bản là Điếu Cày. Bài viết khởi nguồn từ cảm xúc lần đầu nghe nhạc phẩm Việt Nam quê hương ngạo nghễ của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang được tuổi trẻ Việt Nam trong nước hát lên trong ngày biểu tình chống chủ nghĩa bành trướng Trung Cộng năm 2008. Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang đã đọc bài viết và nhạc sĩ Việt Dzũng cũng đã đọc một phần của bài viết để giới thiệu nhạc phẩm Việt Nam quê hương ngạo nghễ tưởng nhớ nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang. Cả hai anh đều đã qua đời. Những người yêu nước, có kẻ vừa đến và người đã ra đi nhưng bài hát đầy ngạo nghễ của một dân tộc đã vươn lên từ bao nhiêu khốn khó sẽ còn được hát. Xin chia sẻ bài viết Khi Bài Hát Trở Về
ĐÔI DÉP VIỆT NAM
Thân tặng anh Điếu Cày
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Tôi đã đi qua 11 trại tù. Trại giam Q.3, PA24, Chí Hòa, Cà Mau, K2, K3 Xuân Lộc, B34... Ở đó, có những cái hộp nhốt người bằng xi măng với ô cửa tù thèm khát ánh sáng đã bị những động vật hai chân bít trám lại để che kín bầu trời và gió. 6 năm 6 tháng, tôi đã đếm thời gian bằng giây, bằng phút với cái nóng của địa ngục và mong ngóng về một thiên đường thân quen, ở đó có những con người còn biết thương và biết khóc.
Sunday, October 12, 2014
ĐÈN CÙ - TRẦN ĐỈNH - PHẦN 1
Tôi đến ATêKa, an toàn khu (ATK) để làm báo Sự
Thật đầu 1949.
ATêKa, an toàn khu là gì? Là căn cứ địa đầu
não của Đảng cộng sản Đông Dương và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, nằm ở
chân hai con đèo tên Re và So của dãy Núi Hồng chia đôi hai huyện Định Hoá tỉnh
Thái Nguyên và Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Còn Sự Thật?
ĐÈN CÙ - TRẦN ĐỈNH - PHẦN 2
Cùng thời gian bao vây Điện Biên Phủ, Trung
ương mở lớp tổng kết cải cách ruộng đất ở sáu xã thí điểm tại huyện Đại Từ sát
nách An toàn khu, do Hoàng Quốc Việt chỉ đạo. Sau tổng kết sẽ triển khai chính
thức đợt 1 cải cách ruộng đất. Tôi đã dự.
Từ Điện Biên Phủ, Thép Mới viết cho tôi: “Mày
ở đầu trận tuyến chống phong kiến, tao ở đầu trận tuyến chống đế quốc, cố lên
hả!”. Hảo hớn, phơi phới.
ĐÈN CÙ - TRẦN ĐỈNH - PHẦN 3
Thép Mới đón ở ga. Xích lô chở cái thùng gỗ thông đựng sách Tàu
ngất ngưởng và tôi. Thép Mới đạp xe bên cạnh. Lên gác gặp ngay tổng biên tập.
Câu đầu tiên Hoàng Tùng hỏi:
- Mao xếnh xáng thu về được hết âm binh chưa? Có trắng tay
chuyến này không?
Ở trong nước Mao Trạch Đông đang là “chàng cả lố”. Chế giễu ông
ta là bằng chứng của người Mác-xít, Lê-ni-nít. Tôi thì không chế, nhưng sau vụ
chống phái hữu, tôi chẳng còn mặn mà với ông.
ĐÈN CÙ - TRẦN ĐỈNH - PHẦN 4
Rồi chúng tôi thở phào. Cụ Hồ đã lên tiếng. Có
lẽ là tháng 4 hay 5 năm 1963. Bài báo của Cụ đăng trang nhất báo Nhân Dân. Ký
tên Nguyễn Thanh Long. Ở đúng chỗ sau này đăng bài Nguyễn Chí Thanh chất vấn
dân tộc “sao phải ăn bún?”
Nói rõ Đảng ta phải biết ơn ba đảng cộng sản
Pháp, Liên Xô và Trung Quốc. Vậy là Cụ công khai phản đối Mao. Đám xét lại rất
mừng. Cụ Hồ nhất đinh phải là thích cộng sản văn minh hơn rồi. Chúng tôi hy
vọng Cụ ngăn được Đảng ngả theo Bắc Kinh. Không tán thành Mao chống xét lại để
bảo vệ chủ nghĩa, Cụ đã nói có nên vì đuổi một con chuột (xét lại) mà đang tâm
ném vỡ một cái bình quý không?
ĐÈN CÙ - TRẦN ĐỈNH - PHẦN 5
Đi từ nửa đêm ở Chợ Đồn Con, Phú Bình, Thái
Nguyên, chỗ vợ con sơ tán, mờ sáng ngày 28 tháng 7 năm 1967, qua phà Đông Xuyên
sông Hồng, tôi đến ngay báo Nhân Dân. Rất sốt ruột. Muốn gặp Châu. Muốn xem anh
đã bình thường lại chưa. Mấy hôm trước tôi rủ anh xem “Chiến tranh và Hoà
bình”, phim Liên Xô chiếu nội bộ ở Viện bảo tàng cách mạng. Ghét Liên Xô, ghét
“hoà bình”, người xem chửi cả cụ Lev Tolstoi, “Sao cái bọn này chúng nó sợ
chiến tranh đến thế chứ nhỉ, lại đem chiến tranh ra doạ ta nữa”. Nhưng Châu rất
đăm chiêu, không để ý tới những cái đó. Lát sau thấy vẻ anh vẫn nghĩ ngợi, bồn
chồn, tôi hỏi có chuyện gì thì anh nói có chuyện hơi lôi thôi, anh vừa bị mất
mấy đoạn trích biên bản hội đàm mới đây của Đảng cộng sản Trung Quốc và Việt
Nam. Mất kèm cả cái quần lụa của vợ.
ĐÈN CÙ - TRẦN ĐỈNH - PHẦN 6
Xong hạn cải tạo lao động, tôi về lại Ban nông
nghiệp báo.
Dưới gốc đa, Phan Quang, mới lên trưởng ban
sau cuộc đánh phá xét lại và chuyến đi Bắc Kinh xức dầu thánh; Hữu Thọ hay
“lính dù Kong Le” (chỗ nào đảng uỷ cần đánh dẹp thì phái anh ta đến) một nhát nhảy
mấy bậc lên ghế phó trưởng ban dưới Phan Quang, phổ biến ba quyết định của Ban
biên tập và đảng uỷ về tôi:
ĐÈN CÙ - TRẦN ĐỈNH - PHẦN 7
1975. Tháng 4. Đại thắng mùa xuân. Như tên hồi
ký Văn Tiến Dũng viết. Và cho tướng Giáp ra rìa đại tiệc. Báo Nhân Dân dành hai
trang đăng bài Bùi Tín tường thuật “giải phóng Sài Gòn”. Xem đến đoạn Bùi Tín
vào Dinh Độc Lập mở tủ lạnh xem “chúng nó” ăn những gì, tôi không đọc nữa. Kiểm
kê sự ăn uống của tư sản, địa chủ vốn nằm quen thuộc trong cẩm nang phát động
quần chúng căm thù bọn bóc lột. Tức là bấm vào cái huyệt ghen ăn tức ở. Mở trí
khôn cho quần chúng ở cái điểm này mới quý đây!
ĐÈN CÙ - TRẦN ĐỈNH - PHẦN CUỐI
Tin vượt thời gian gần hai chục năm nói đến một việc xảy ra năm 1995 vang dội một dạo ở ngay lãnh đạo cao nhất của Đảng. Vang dội vì đó là tiếng kêu hy vọng đầu tiên mong đưa được ông thần Công lý ra mắt ở trong cái đảng bất chấp sự thật, lẽ phải, pháp lý nhưng lại tự nhận là đạo đức, văn minh này. Một “cuộc đại náo thiên cung” như tôi gọi như thế với nhân vật chính của nó.
Thursday, October 2, 2014
HỒNG KÔNG CÓ JOSHUA WONG, VIỆT NAM CŨNG CÓ NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN, ĐINH NGUYÊN KHA, ĐỖ THỊ MINH HẠNH, HUỲNH THỤC VY …
Nguyễn Hùng,
Trần Hoài Nam - Trong những ngày qua
không những Hồng Kông rung động, thật ra cả đế quốc Tàu và đế quốc cộng sản còn
tồn tại trên thế giới - Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cuba - đang lên cơn sốt của
căn bệnh đột tử “Honkola”, tương tự cơn dịch Ebola đang hoành hành tại Phi Châu.
HỒNG KÔNG BIỂU TÌNH - VIỆT NAM CÓ RUN KHÔNG?
Phạm Trần
- Những cuộc biểu tình ôn hòa phản đối
Trung Quốc tráo trở tước quyền tự quyết của nhân dân Hồng Kông đã dạy cho cả
Bắc Kinh và Hà Nội bài học để đời: Đã nói phải làm, nuốt lời dân
khó để yên.