Thursday, August 28, 2014

PHẢN ỨNG CỦA QUỐC TẾ ĐỐI VỚI PHIÊN TÒA VÀ BẢN ÁN DÀNH CHO 3 NGƯỜI YÊU NƯỚC BÙI THỊ MINH HẰNG, NGUYỄN VĂN MINH VÀ NGUYỄN THỊ THÚY QUỲNH


Ngay sau khi nhà nước Việt Nam kết án tù Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã ra tuyên bố "Chúng tôi quan ngại sâu sắc về việc chính phủ Việt Nam kết án và phạt tù các nhà hoạt động là bà Bùi Thị Minh Hằng, bà Nguyễn Thị Thuý Quỳnh và ông Nguyễn Văn Minh 36 tháng, 24 tháng, và 30 tháng, theo thứ tự, tù giam theo Điều 245, về “trật tự công cộng”. Việc các cơ quan chức năng Việt Nam sử dụng các điều luật về trật tự công cộng để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một các ôn hoà là điều đáng báo động." 
Tuyên bố này cho rằng: "Việc kết án này dường như không phù hợp với quyền tự do ngôn luận và những nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị cũng như các cam kết thể hiện trong Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế. Chúng tôi kêu gọi chính phủ hãy thả vô điều kiện ba cá nhân này, cũng như các tù nhân lương tâm khác, và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ." (1)

Những cụm từ đáng được ghi nhận trong tuyên bố ngắn ngủi này là "quan ngại sâu sắc""điều đáng báo động" và "dường như không phù hợp" thể hiện phần nào thái độ ngoại giao... "dường như" dè chừng của Hoa Kỳ đối với nhà nước Việt Nam về vấn đề nhân quyền.

Vài giờ sau Tuyên bố của ĐSQ Hoa Kỳ, hãng thông tấn Reuter phổ biến bài viết của ký giả Martin Petty với nhan đề "Hoa Kỳ báo động việc nhà nước Việt Nam bỏ tù những nhà hoạt động vì cản trở giao thông". (2)
Theo ký giả Petty thì bản án này là dấu hiệu mới nhất của thái độ không khoan nhượng từ phía nhà cầm quyền đối với thành phần phản kháng vào thời điểm mà những người cai trị cộng sản đang tìm kiếm mối quan hệ gần gũi hơn với các cường quốc Tây phương.

Bài viết này cũng đã trích dẫn tuyên bố của ĐSQ Hoa Kỳ về "việc các cơ quan chức năng Việt Nam sử dụng các điều luật về trật tự công cộng để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một các ôn hoà là điều đáng báo động.". Đồng thời ông nhận định rằng tự do ngôn luận được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam, nhưng những người bất đồng chính kiến đã bị bỏ tù vì "tuyên truyền chống nhà nước".

Cũng theo nhà báo Martin Petty, án tù này  một trở ngại cho Hoa Kỳ trong nỗ lực phát triển quan hệ thương mại và quân sự với Việt Nam nhằm giảm bớt ảnh hưởng của láng giềng khổng lồ Trung cộng. Washington đã đề nghị những ưu đãilớn nếu nhà nước Việt Nam có thể cho thấy sự tiến bộ về nhân quyền, bao gồm tự do ngôn luậnhội họp và thờ phượng.
Về vụ việc lực lượng an ninh, công an đàn áp những người đến tham dự phiên tòa, Tổ chức Ân xá quốc tế đưa tin với nhan đề "Việt Nam: Công an đánh đập bên ngoài tòa án trong bối cảnh đàn áp các hoạt động." (3) 
Ân xá quốc tế cũng lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải chấm dứt việc tấn công vào những người hoạt động ôn hoà sau sự việc công an đã đánh đập và bắt giữ những người ủng hộ Bùi Hằng, Thuý Quỳnh và Nguyễn Văn Minh. Tổ chức này cũng đòi nhà nước Việt Nam thả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho những người bị giam tù chỉ vì thể hiện quyền con người của họ một cách ôn hòa.
Kết quả của phiên tòa cũng được hãng thông tấn AFP gửi bản tin đến nhiều tờ báo, trang mạng quốc tế đăng tải. Bản tin này cũng đề cập đến việc 60 đến 70 người bị bắt giữ và đánh đập, cũng như dữ kiện chị Bùi Hằng đã từng bị nhà cầm quyền bắt giam vào "trung tâm cải tạo". (4) 
AFP cũng nhắc đến chuyến đi của Ủy viên Bộ chính trị Lê Hồng Anh đến Bắc Kinh vào thời điểm xử án như Dân Làm Báo đã đưa tin trước đó (5). Theo AFP thì chuyến đi của Lê Hồng Anh là để nhằm làm giảm những căng thẳng trong quan hệ Việt-Trung sau những cuộc nổi loạn bạo động chống Trung cộng vào tháng Năm. 
Cũng theo AFP thì các nhà ngoại giao cho rằng trong năm nay dường như đã có ít hơn những trường hợp kết án đáng chú ý dành cho những nhà hoạt động khi mà Hà Nội đang tìm kiếm những hậu thuẫn quốc tế trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung cộng. Hoa Kỳ cũng đã nhắm đến việc bãi bỏ đạo luật cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, được thành hình vì những quan ngại về tình hình nhân quyền tại VN, dựa vào những cải thiện về nhân quyền tại Việt Nam. 
Tin tức về phiên tòa xử và công an đàn áp người tham dự cũng đã được một số cơ quan truyền thông tại châu Á đưa tin:




No comments:

Post a Comment