1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 CUỐI
Theo Oliver Todd trong Cruel Avril thì vào ngày 22 tháng 4 năm 1975, tức là sau ngày ông Nguyễn Văn Thiệu từ chức, Lê Duẩn nhân danh Bộ Chính Trị của Đảng Cộng sản Bắc Việt đã đánh điện cho Lê Đức Thọ và Văn Tiến Dũng đang đặt bản doanh tại Lộc Ninh, ra lệnh “Phải gia tăng các cuộc tấn công và đánh mạnh đánh mau trên khắp mọi mặt, mọi hướng”. Bức điện văn cua Lê Duẩn kết luận rằng “tấn công chậm đi một ngày nào thì sẽ đưa đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng trên cả hai phương diện quân sự cũng như chính trị” (ghi chú: Oliver todd: sách đã dẫn, trang 319)
Theo Oliver Todd trong Cruel Avril thì vào ngày 22 tháng 4 năm 1975, tức là sau ngày ông Nguyễn Văn Thiệu từ chức, Lê Duẩn nhân danh Bộ Chính Trị của Đảng Cộng sản Bắc Việt đã đánh điện cho Lê Đức Thọ và Văn Tiến Dũng đang đặt bản doanh tại Lộc Ninh, ra lệnh “Phải gia tăng các cuộc tấn công và đánh mạnh đánh mau trên khắp mọi mặt, mọi hướng”. Bức điện văn cua Lê Duẩn kết luận rằng “tấn công chậm đi một ngày nào thì sẽ đưa đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng trên cả hai phương diện quân sự cũng như chính trị” (ghi chú: Oliver todd: sách đã dẫn, trang 319)
Theo nhận định của Oliver Todd thì dường như Tổng Bí Thư đảng Cộng
sản Bắc Việt sợ rằng nếu tình hình chính trị cứ kéo dài thì trong thời gian nầy
có thể sẽ có những sự can thiệp của quốc tế như hồi năm 1954 khiến cho Việt
Minh đã phải chấp nhận một giải pháp chia cắt ở vĩ tuyến 17 thay vì một chiến
thắng toàn diện.
Trong bức điện văn gởi lúc 15 giờ 30 ngày 22 tháng 4 năm 1975 cho “anh Tuấn”( Văn Tiến Dũng) “anh Sáu” (Lê Đức Thọ) “anh Bảy” (Phạm Hùng) và “anh Tấn” (Lê Trọng Tấn) Lê Duẩn cho biết rằng sau khi nghe ông Thiệu từ chức, Bộ Chính Trị đã họp và “nhất trí nhận định” và đề ra chủ trương như sau:
Trong bức điện văn gởi lúc 15 giờ 30 ngày 22 tháng 4 năm 1975 cho “anh Tuấn”( Văn Tiến Dũng) “anh Sáu” (Lê Đức Thọ) “anh Bảy” (Phạm Hùng) và “anh Tấn” (Lê Trọng Tấn) Lê Duẩn cho biết rằng sau khi nghe ông Thiệu từ chức, Bộ Chính Trị đã họp và “nhất trí nhận định” và đề ra chủ trương như sau:
“Nguyễn
Văn Thiệu đã phải từ chức để làm chậm lại cuộc tấn công của ta vào Sài Gòn, Mỹ
Ngụy đã lập chính phủ mới, đưa ra với ta đề nghị ngưng bắn, đi đến một giải
pháp chính trị hòng cứu vãn tình thế thất bại hoàn toàn của chúng. Thời cơ để
mở cuộc tổng tiến công về quân sự và chính trị vào Sài Gòn đã chín muồi.
Ta
cần tranh thủ từng ngày để kịp thời phát động tiến công. Hành động trong lúc nầy
là bảo đảm chắc chắn nhất để giành thắng lợi hoàn toàn. Nếu để chậm sẽ không có
lợi cả về quân sự và chính trị.
Xin
các anh ra lệnh ngay cho các hướng hành động kịp thời, đồng thời chỉ thị cho
Khu Ủy Sàigòn-Gia Định sẵn sàng phát động quần chúng nổi dậy kết hợp với các
cuộc tấn công của quân đội.
Nắm
vững thời cơ lớn, chúng ta nhất định giành toàn thắng.” (ghi chú: Văn kiện Đảng, trang 300-301)
Tuân lệnh của Bộ Chính Trị, với tư cách là Tổng Tư Lệnh chiến
trường Miền Nam, Văn Tiến Dũng đã ban lệnh cho tất cả các đơn vị của Cộng sản
Bắc Việt từ Chiến khu C, Chiến khu D, Khu Tam Giác Sắt ở Miền Đông, cũng như
các đơn vị vùng đồng bằng Sông Cửu Long và vùng Cà Mâu phải khởi sự chuẩn bị
tấn công vào Sài gòn và các tỉnh.
Sau khi ông Thiệu từ chức và sau khi nhận lệnh của Bộ Chính Trị,
Ban Thường Vụ của Trung Ương Cục Miền nam đã gởi ngay một thông tri số 10/TT
ngày 22 tháng 4 năm 1975 cho tất cả mọi cán bộ và cơ sở tại miền nam. Nguyên
văn như sau:
“1.
Do những thắng lợi dồn dập của ta và trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn của ngụy
quyền Sài Gòn, đế quốc Mỹ đã ép Thiệu từ chức hòng tìm biện pháp ngăn chận tổng
công kích, tổng khởi nghĩa của ta, làm lạc hướng đấu tranh của quần chúng, mong
tránh khỏi thất bại hoàn toàn của chúng.
Việc
Thiệu từ chức và Hương lên thay trong tình hình hiện nay càng làm cho tinh thần
ngụy quân, ngụy quyền sụp nhanh, nội bộ chúng càng mâu thuẫn phân hóa sâu sắc,
càng có lợi cho ta tấn công nổi dậy và dành thắnng lợi nhanh chóng ở thành thị
và nông thôn.
Vì
vậy các cấp đảng bộ và toàn thể quân dân ta cần phải:
-Nắm
vững mục tiêu đánh đổ toàn bộ chính quyền địch, dành toàn bộ chính quyền về tay
nhân dân.
-Quyết
đẩy mạnh cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa và quyết dành toàn thắng.
-Đả
phá mọi tư tưởng chờ đợi, chập chờn, do dự.
2.
Các cấp các ngành đều phải tập trung sức đẩy mạnh tấn công nổi dậy, đồng thời
tiếp quản xây dựng tốt vùng giải phóng và phát triển các lực lượng cách mạng.
Phải hết sức tranh thủ thời cơ và thời gian thuận lợi hiện nay để dành toàn
thắng, không được chút nào do dự, chần chừ, dù là kẻ địch có đưa ra bất cứ đề
nghị thương lượng nhân nhượng nào.
-Phải
khẩn trương thực hiện các kế hoạch tấn công quân sự thật kiên quyết triệt để,
tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch và chiếm lĩnh các mục tiêu quy định.
-Thẳng
tay phát động nhân dân nổi dậy dành chính quyền, nhanh chóng thảo gở hàng loạt
đồn bót giải phóng nông thôn, nhanh chóng diệt ác phá kềm, mở rông quyền làm
chủ đưa lên phong trào khởi nghĩa để phối hợp với tấn công quân sự dành giải
phóng các thành thị.
-Đặc
biệt là cần đẩy mạnh hơn nũa công tác vận động binh lính và nhân viên ngụy
quyền, nhân thời cơ nầy làm tan rã lớn ngụy quân, ngụy qyền.
3.
Tiếp theo việc Thiệu từ chức, sẽ còn có những thay đổi khác trong bọn cầm đầu
ngụy quân, ngụy quyền. Các cấp cần theo dỗi sát các diễn biến nầy để liên tục
tranh thủ những thời cơ cụ thể mà đẩy mạnh tấn công nổi dậy và kịp thời tấn
công binh vận thật sắc bén dành thắng lợi mau lẹ và to lớn hơn nữa.
4.
Ở Sài Gòn và các thành phố, phải kịp thời ngăn chận và đối phó với mọi âm mưu
tuyên truyền lừa mị của Mỹ-Ngụy, đừng để quần chúng lạc hướng đấu tranh trong
lúc nầy. Phải nhân cơ hội nầy mà đưa quần chúng nổi dậy dùng bạo lực chính trị
và vũ trang kết hợp với binh tề vận mà diệt ác trừ gian dành quyền làm chủ ở cơ
sở. Phải dựa vào sức đấu tranh cách mạng của quần chúng cơ bản mà lôi kéo quần
chúng tiểu tư sản, trí thức tiến bộ đi theo con đường cách mạng đừng để cho các
lực lương trung gian lừng chừng giao rắc ảo tưởng hòa bình thương lượng trong
quần chúng, kéo quần chúng đi lạc hướng đấu tranh đấu tranh cách mạng, chệch
con đường tấn công nổi dậy dành toàn thắng.
Sau
việc Thiệu từ chức, thái độ của quần chúng, của nhân viên chính quyền và binh
lính địch, của các phe phái chính trị tiến bộ và phản động thế nào, cần báo
ngay về KBN (bí danh của Trung Ương Cục) (ghi chú: Văn Kiện Đảng: trang 302-304)
Như vậy sau khi TT Nguyễn Văn Thiệu từ chức, CS Bắc Việt không hề
có ý định thương thuyết với bất cứ người nào, bất cứ phe phái nào tại Miền Nam
vì mục tiêu tối hậu của Bắc Việt là tiến công chiếm Sài Gòn cà cưỡng chiếm toàn
bộ Miền Nam bằng võ lực mà thôi. Trong khi đó thì tân Tổng Thống Trần Văn Hương
lại phải đương đầu với những áp lực chính trị và ngoại giao nhằm thúc đẩy ông
tao quyền lại cho Dương Văn Minh vì họ nghĩ rằng Dương Văn Minh có đủ điều kiện
để thương thuyết với CS Bắc Việt.
Theo ông Trần Văn Đôn thì ngày 22 tháng 4 “Theo lời đề nghị của
Brocba, cố vấn chính trị và tình báo của tòa đại sứ Pháp, ông đến gặp Dương Văn
Minh, ông hỏi ông Minh: “Anh có
thương thuyết với bên kia được không?” Ông
Minh Trả lời: “Được.
Nhưng phải thật lẹ, nếu không chúng ta không có hy vọng”.
Ông Minh cho biết Hà Nội chờ ông Minh nắm chính quyền rồi sẽ
thương thuyết. Ông Minh chưa tiếp xúc với tân Tổng Thống Trần Văn Hương vì ông
Hương chậm chạp lại không thích ông Minh cho lắm nên kéo dài thời gian. Việc
nầy rất là bất lợi, nhất là có tin Xuân Lộc thất thủ, VC đang tiến vào vây Sài
Gòn.
Sau đó dù đã quá khuya nhưng ông Đôn vẫn xin đến gặp đại sứ Martin
tại nhà riêng và yêu cầu ông Martin đề nghị với Cụ Trần Văn Hương giao quyền
cho Dương Văn Minh để thương thuyết với Hà Nội. Đại sứ Martin hứa sẽ thuyết
phục Tổng Thống Trần Văn Hương về vấn đề nầy. (ghi chú: Trần Văn Đôn: sách đã dẫn, trang 461)
Không hiểu ông Dương Văn Minh dựa vào đâu mà nói với Trần Văn Đôn
rằng :”Hà
Nội chờ ông Minh nắm chính quyền rồi sẽ thương thuyết” khiến sau đó ông Trần Văn Đôn phải
chạy đôn chạy đáo hết tòa đại sứ Pháp đến tòa đại sứ Mỹ để vận động Cụ Hương từ
chức, “trao quyền” lại cho Dương Văn Minh trong khi Hà Nội đã quyết định “phải
hết sức tranh thủ thời cơ và thời gian thuận lợi hiện nay để dành toàn thắng,
dù là kẻ địch có đưa ra bất cứ đề nghị thương thuyết nhân nhượng nào”.
Ngoài đại diện của CIA là tướng hồi hưu Charles Timmers đến gặp
đại Tướng Dương Văn Minh sáng 21-4, tối hôm đó, sau khi tân Tổng Thống Trần Văn
Hương nhận chức, Pierre Brocband, đệ nhị cố vấn và cũng là trưởng ngành tình
báo tại tòa đại sứ Pháp đã có mặt tại tư gia của ông Minh, cũng được báo chí
Việt Nam hồi đó đặt tên là “Dinh Hoa Lan” ở đường Hồng Thập Tự bên hông Dinh
Độc Lập, để hướng dẫn, khuyến khích và nhất là giúp ông Minh chống lại những nổ
lực chống phá ông ta lên nắm chính quyền một khi Cụ Hương bị áp lực phải từ
chức. Trong ngày hôm đó, đại sứ Pháp Mérillon đã vào dinh Độc Lập đến hai lần
để thuyết phục TT Trần Văn Hương nên từ chức.
Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin phải giữ khuôn mặt hợp hiến, hợp pháp
của chính quyền VNCH và do đó ủng hộ sự duy trì vai trò tổng thống của Cụ Trần
Văn Hương, ít ra là cũng trong thời gian ngắn. Tối 22 tháng 4, đại sứ Graham
Martin thảo một bức điện văn dài gởi cho ngoại trưởng Henry Kissinger trong đó
ông đại sứ đã phúc trình những điểm chính sau dậy:
* Ông Trần Văn Đôn, Tổng Trưởng Quốc Phòng, trước đây đã nói với
đại sứ Martin rằng sau khi ông Thiệu từ chức thì ông ta sẽ là người toàn hảo để
đóng vai trò thủ tướng. Tuy nhiên trong ngày hôm nay thì ông Đôn lại nói với
Đại sứ Martin rằng người mà Hà Nội mong muốn sẽ đại diện cho Miền Nam để thương
thuyết là ông Dương Văn Minh, dĩ nhiên là phải có Trần Văn Đôn trong vai trò cố
vấn. Theo ông Đôn thì phe Phật Giáo, phe Thiên Chúa Giáo và các giáo phái khác
đều sẵn sàng ủng hộ giải pháp nầy. Ông Đôn hỏi Đại Sứ Martin nghĩ sao về giải
pháp nầy thì đại sứ Martin trả lời rằng ông không có một quyền hạn nào để ủng
hộ hay phản đối giải pháp nầy vì đây không phải là một vấn đề của người Mỹ mà
lại là vấn đề của người Việt Nam. Ông Martin đã đề nghị với ông Tổng trưởng
quốc Phòng Trần Văn Đôn là ông ta nên gặp và thảo luận với người Pháp.
* Đại sứ Martin cũng phúc trình với Ngoại Trưởng Henry Kissinger
rằng ông đã gặp Đại sứ Pháp Mérillon sau khi ông nầy hội kiến với TT Trần Văn
Hương. Đại Sứ Mérillon xác nhận rằnng Bộ Ngoại Giao Pháp đang gây áp lực để
thúc đẩy cho giải pháp Dương Văn Minh, tuy nhiên Ông Trần Văn Hương phản ứng
rất là chậm chạp, có lẽ vì già yếu và bệnh hoạn. đại Sứ Martin hỏi Đại Sứ
Mérillon rằng liệu có dấu hiệu nào cho thấy Hà Nội có thể sẽ chấp nhận nói
chuyện với Dương Văn Minh hay không thì ông Mérillon không trả lời thẳnng cho
câu hỏi nầy. Đại Sứ Martin nói ông nghĩ rằnng người Pháp đã đề nghị với Hà Nội
về giải pháp Dương Văn Minh nhưng Hà Nội chưa trả lời và người Pháp nghĩ rằng
Hà Nội đã mặc thị đồng ý. Người Pháp cũng nghĩ rằng nếu có thể đưa ông Minh lên
nắm chính quyền ngay thì sau đó thì đã một sự đã rồi và Hà nội sẽ khó mà phản
đối.
* Đại Sứ Martin nói rằng Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn đã được TT Trần
Văn Hương yêu cầu ngồi lại xử lý thường vụ, tuy nhiên ông Cẩn thì muốn ra đi.
Đại Sứ Martin cho biết ông đã nói thẳng với những người muốn ra đi rằng Tòa Đại
Sứ Mỹ không có sẵn phi cơ, phải đến cuối tuần (26-27 tháng 4) mới có. Ngoài ra,
Đại Tướng Dương Văn Minh cũng có cho Tướng Timmes hay rằng một số sĩ quan người
Bắc thuộc phe Tướng Kỳ đang chuẩn bị chống lại Ông Minh, ông Đại sứ đã cử người
đến gặp ông Kỳ và nói với ông ta rằng người Mỹ muốn tình hình tại Sài Gòn phải
yên tĩnh cho đến cuối tuần tức là ngày Chủ Nhật 26 hay 27 tháng 4 năm 75.
* Đại Sứ Martin cũng phúc trình thêm rằng Đại Sứ Mérillon đã vào
Dinh Độc Lập hai lần trong ngày để gặp TT Trần Văn Hương vào lúc 4 giờ chiều
nhưng không đạt được kết quả nào. Ông Mérillon đã yêu cầu ông Đại sứ Mỹ nên
thúc đẩy để TT Hương từ chức. Sau đó, TT Hương đã mời ĐS Martin vào gặp ông vào
lúc 5 giờ chiều và đã nói chuyện với ông Martin với tư cách như là bạn bè. TT
Hương hỏi ý kiến ông Martin về Dương Văn Minh nhưng ông ĐS Mỹ nói rằng chưa hề
có dịp gặp ông Dương Văn Minh chỉ nghe nói nhiều về những tham vọng của ông nầy
mà thôi. ĐS Martin nói với TT Trần Văn Hương rằng nhóm “lực lương thứ ba” cũng
như là một vài tướng lãnh có thể ủng hộ ông Minh và ông Hương có vẻ đồng ý với
ông đại sứ. Vấn đề quan trọng là liệu cộng sản có chấp nhận nói chuyện với ông
Minh hay không và TT Trần Văn Hương đề nghị ĐS Martin nên thăm dò với ông Đại
Sứ Ba Lan trong Ủy ban Quốc tế Kiểm Soát Đình Chiến về vấn đề nầy.
ĐS Martin cho biết là trong cuộc hội kiến nầy, TT Hương cho thấy
ông ta rất bình tĩnh, có lúc ông ta quay sang nói chuyện thi ca với ông Brunson
McKinley, thông dịch viên tiếng Pháp của ĐS Martin. TT Trần Văn Hương cũng có
tâm sự với ông Martin rằng: “Nếu
tôi phải làm Pétain của Việt Nam thì ít ra tôi cũng sẽ phải đóng vai trò đó
trong danh dự và đúng với phẩm giá”. (si
je dois être le Pétain du Vietnam, je serai au moins dans l’honneur et la
dignité) (ghi chú: Oliver
Todd: sách đã dẫn, trang 324)
* ĐS Martin phúc trình với NT Kissinger rằng sau khi từ giã TT
Hương, ông đã mời ĐS Ba Lan đến nói chuyện vào lúc 8 giờ tối ngày 22 tháng
4-75. ông Martin nhận xét rằng ông ĐS Ba Lan là một đảng viên cộng sản cứng rắn
nhưng đồng thời cũng là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp. ĐS Martin nói với ông
ĐS Ba lan về mối ưu tư của TT Trần Văn Hương và nhờ ông ta thăm dò với Hà Nội
thử xem họ có chấp nhận vai trò của Dương Văn minh hay không. ĐS Ba Lan là người
thận trọng và ông ta trả lời rằng ông ta sẽ xin phép chính phủ Ba lan để xúc
tiến việc nầy. ĐS Martin nói rằng ông không tin ông ĐS Ba Lan sẽ trả lời cho
ông ngay trong ngày hôm sau.
TT
Trần Văn Hương Cho Phép Thả Bom CBU ở Xuân Lộc.
Ngay sau khi Cụ Trần Văn Hương nhận chức Tổng Thống Việt Nam Cộng
Hòa, trong ngày 22 tháng 4, Trung Tướng Nguyễn văn Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn III
đã yêu cầu Đại Tướng Cao Văn Viên xin với Hoa Kỳ yểm trợ cho Vùng 3 một phi vụ
B52 dội bom xuống khu vực chung quanh Xuân Lộc, nhưng Đại Tướng Viên biết rõ
người Mỹ không thể nào đáp ứng được điều đó cho nên ông từ chối. Tuy nhiên
trước đó mấy tuần, Đại Tướng Federick Weyand và phụ tá Bộ Trưởng quốc Phòng Hoa
Kỳ Von Marbod đã xoay xở đưa sang Việt Nam mấy trái bom CBU-55. Loại bom nầy
còn được gọi là “bom dầu” (fuel bomb), loại bom có sức công phá và sát hại mạnh
nhất trong các loại vũ khí của Mỹ. Sau khi được thả xuống, bom sẽ nổ tung ra
thành hàng trăm trái bom nhỏ khác, mỗi trái nhỏ nầy sẽ tạo thành một bức màn như
dầu hỏa có chiều rộng khoảng 17 mét và bề dày chừng 3 mét là đà trên mặt dất
rồi sau đó sẽ nổ tung gây ra một áp suất khoảng 300 cân Anh trên một inch vuông
(300 pounds per square inch) và hút hết khối lượng oxygen ở dưới đất, ở trong
buồng phổi của tất cả mọi sinh vật, dù là ở dưới hầm sau cũng không thở được.
13 ngày sau khi đã anh dũng chống lại nhiều đợt tấn công của Cộng
Sản Bắc Việt, các đơn vị cuối cùng của Sư đoàn 18 đã rút khỏi Xuân Lộc ngày 22
tháng 4. Các nhà báo ngoại quốc đã khen ngợi cuộc rút quân nầy là đã “được
hoạch định và thi hành rất hay” và các đơn vị nầy về đến Biên Hòa thì chỉ bị
thiệt hại chừng 30% quân số sau hai lần giao tranh với một lực lượng địch đông
gấp bốn, năm lần. Bộ Tổng Tham Mưu đề nghị lên TT Trần Văn Hương xin xử dụng
loại bom nầy ở Xuân Lộc để ngăn chận sức tiến quân của CS Bắc Việt và chính TT
Trần Văn Hương đã chấp thuận cho phép Không quân VNCH thả những trái bom nầy.
Với sự trợ giúp về kỷ thuật của các chuyên viên thuộc DAO (Văn
Phòng Tùy Viên quân Sự Hoa Kỳ), Không Quân VNCH đã gằn loại bom nầy lên một
chiếc phi cơ C-130 xuất phát từ căn cứ Không Quân Tân Sơn Nhất bay lên thả
xuống vùng Xuân Lộc, nói mà các đơn vị cuối cùng của Sư Đoàn 18 vừa mới triệt
thoái tối hôm trước. Trái bom CBU-55 nầy được thả xuống ngay trên đầu bộ tư
lệnh Sư Đoàn 341 của CSBV lúc đó đang trú đóng ở 6 cây số về phía Tây Bắc thành
phố xuân Lộc khiến cho cả ba bốn trăm bộ đội BV bị tử thương. Đài phát thanh Hà
Nội ngay sau đó đã la lối tố cáo rằng Hoa Kỳ và VNCH đã xử dụng loại vũ khí hóa
vi quang (Chemical-Biological-Radiological weapons) một cách bất hợp pháp.
Trung Hoa Cộng Sản cũng tiếp tay Hà Nội lên án Hoa Kỳ vô cùng mạnh mẽ về việc
đã xử dụng loại vũ khí giết người ghê gớm nầy.
Theo Frank Snepp thì dù có sự phản đối mạnh mẽ nói trên, Không
quân Hoa Kỳ cũng có trợ giúp bằng cách dùng phi cơ thả xuống vùng do Cộng sản
kiểm soát quanh thị trấn Xuân Lộc hằng chục trái bom “daisy cutters”, tên thông
dụng của loại bom BLU-82 tức là loại bom dùng để khai quang bãi đáp cho trực
thăng nặng khoảng 15,ooo cân Anh tức khoảng 7 tấn rưởi cùng với hàng loạt bom
500 cân anh gây ra nhiều thiệt hại nặng nề cho cộng quân. (Sau 1975, cộng sản
tìm được 3 trái bom BLU-82 chưa xử dụng và cho triển lãm tại Sài Gòn). Chính
tân Tổng Thống Trần Văn Hương là người cho phép Không quân VNCH thả những trái
bom hạng nặng nầy xuống đầu quân CSBV tại vùng xuân Lộc.
Frank Snepp nói rằng có một số phi cơ của Hoa Kỳ thuộc loại Wild
Weasel (Con Chồn Hoang) đã được xử dụng trong việc tấn công các đơn vị hỏa tiễn
phòng không lưu động của CSBV đang hoạt động trong vùng đông bắc Vùng 3 Chiến
Thuật. Wild Weasel là biệt danh dành cho các loại chiến đấu cơ F-105 hoặ F-4
được trang bị với những dụng cụ điện tử đặc biệt ECM (electronic
counter-measures) nhằm vào khám phá các địa điểm đặt hỏa tiển phòng không SAM
của Việt Cộng và dùng phi đạn không địa tiêu diệt các giàn rada điều khiển các
hỏa tiển nầy. Văn phòng CIA Sài gòn không hề được thông báo về việc nầy và Tòa
Bạch Ốc cũng không muốn cho ai hay biết gì về việc phi cơ của Không Lực Hoa Kỳ
lại đã được sử dụng tại chiến trường Miền Nam Việt Nam trong mấy ngày cuối
tháng 4 năm 1975 nầy. (ghi chú: Frank
Snepp: sách đã dẫn, trang 416)
Theo Đại Tướng Cao Văn Viên thì:
“Cuối tháng 2 năm 1975, qua những lần viếng thăm Sài Gòn của Phụ
Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng Eric Von Narbod và Đại Tướng Frederick weyand, Bộ Tham
Mưu QLVNCH có xin Hoa Kỳ cung cấp cho Việt Nam Cộng Hòa những loại bom chiến
lược mà không quân có thể sử dụng được. Loại bom Hoa Kỳ cung cấp cho Việt Nam
là loại bom có biệt danh là “Daisy Cutter”, nặng 15,000 pounds tức khoảng trên
7 tấn. Không Quân Hoa Kỳ dùng bom nầy để phá rừng, làm bãi đáp cho trực thăng
trong cuộc chiến. Hoa Kỳ hứa gởi cho 27 quả bom và chuyên viên để huấn luyện sử
dụng bom trong vòng một tuần.
“Giữa tháng Tư, 3 trái được chở đến và cuối tháng Tư thêm 3 trái
nữa. Một chuyên viên Hoa Kỳ đi theo để hướng dẫn Không quân Việt Nam gắn ngòi
nổ và cách chuyển vận bom trên phi cơ, tuy nhiên người phi công Hoa Kỳ có trách
nhiệm lái phi cơ lại không đến. Trong tình trạng khẩn trương của chiến trường
và sự nguy hiểm khi phải tồn trử loại bom nầy ở phi trường Tân Sơn Nhất hay
Long Bình, Bộ Tổng Tham Mưu và Bộ Tư Lệnh Không Quân quyết định tuyển chọn một phi
công Việt Nam có kinh nghiệm để đảm nhiệm việc thả bom. Chiếc C-130 và quả bom
Daisy Cutter” cất cánh vào lúc nửa đêm nhưng sau 20 phút lại phải hạ cánh vì
một lý do kỷ thuật không quan trọng, nhưng phi cơ lại cất cánh 30 phút sau đó.
“Vào một giờ sáng, phi cơ thả trái bom “Daisy Cutter” thả trái bom
đầu tiên xuống một địa điểm cách Xuân Lộc 6 cây số về hướng tây bắc. Thành phố
xuân Lộc bị rúng động như bị động đất, tất cả đèn điện bị tắt và truyền tin của
địch ngưng hoạt động: bộ tư lịnh sư đoàn 341 của CSBV bị tiêu diệt. Tinh thần
binh sĩ VNCH phấn khởi. Tướng Lê Minh Đảo, Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh ở mặt
trận Xuân Lộc hỏi “Bộ Tổng Tham Mưu có còn nhiều loại bom đó không?”. Tin đồn
loan truyền nhanh chóng ngoài quần chúng là chúng ta đang được trang bị bom
“nguyên tử”. CSBV lên tiếng chửi rũa VNCH và Hoa Kỳ đã sử dụng vũ khí tàn phá
chiến lược” (ghi chú: Cao Văn Viên: sách đã dẫn,
trang 201-202)
Dường như ngày hôm đó Hà Nội vẫn không nhận được báo cáo nào của
Bộ Tư Lệnh Chiến Dịch Hồ Chí Minh về những tổn thất do bom CBU gây ra và Hà Nội
chỉ biết được tin nầy qua một hãng thông tấn của Pháp. Ngay hôm đó, Võ Nguyên
Giáp đã nhân danh Bộ Chính Trị gởi cho “anh Sáu” (Lê Đức Thọ), “anh Bảy” (Phạm
Hùng) “anh Tuấn (Văn Tiến Dũng), “anh Tấn” (Lê Trọng Tấn) và “anh Tư Nguyễn”
(Trần Văn Trà) bức điện văn mang số 94B ngày 23 tháng 4 năm 1975:
“1-
Tin AFP chiều 23-4 cho biết địch dùng loại bom ngạt đầu tiên thả ở khu vực giữa
Biên Hòa và Xuân Lộc bằng 5 máy bay C-130 và có hàng trăm xác chết nằm ngổn
ngang trên trận địa. Có thể chúng đã dùng loại bom ngạt CBU-55 mà tên Uâyen
(Tướng Weyand) đã đề nghị; cũng có thể chúng tung tin để uy hiếp ta, thúc ép ta
đi vào thương lượng. Trong trường hợp nào ta cũng phải thực sự đề phòng.
2-
Các anh cho kiểm tra nắm được tin gì cụ thể thì điện ngay cho biết. Cần nhắc
lại và phổ biến rộng rãi những chỉ thị phòng độc phòng hóa cho bộ đội. Cần
chuẩn bị thêm những phương tiện gì thì điện ngay cho biết.
3-
Anh ba (Lê Duẩn) và Thường Vụ quân Ủy Trung Ương có ý kiến cách đối phó hiệu
quả nhất là:
a/
Thực hiện chủ trương của Bộ chính Trị, phát động sớm cuộc tiến công làm cho
hình thái bộ đội ta và địch ở vào thế tiếp cận xen kẽ.
Đối
với các đơn vị tập kết ở xa địch thì cần ngụy trang tốt nơi trú quân và có biện
pháp phòng độc phòng hóa nghiêm ngặt.
b/
Để bảo đảm hành động nhanh chóng và chắc thắng thì biện pháp tốt nhất là cho
triễn khai ngay các trận địa pháo 1130 và D.74 (nếu cần thì dùng một lực lượng
bao vây các vị trí của địch để mở đường cho pháo), đánh mạnh vào Tân Sơn Nhất
và các mục tiêu nội đô từ phía bắc và tây bắc cũng như từ phía nam Nuận Trạch
(Nhơn Trạch). Như vậy vừa gây tổn thương nặng cho không quân địch hiện là chỗ
dựa chủ yếu của chúng, vừa gây rối loạn trong hàng ngũ địch ở nội đô và làm suy
sụp hơn nữa tinh thần chiến đấu của chúng, tạo điều kiện thuận lợi để ta tấn
công vào nội đô, tiêu diệt và làm tan rã địch.
c/
Đối với các sân bay quan trọng khác như Cần Thơ, Vũng Tàu v.v… cần chỉ thị cho
các bộ đội dùng các loại hỏa lực (pháo, cối) và đặc công đánh phá mạnh.
4-
Chính phù Cách Mạng Lâm Thời đã lên tiếng tố cáo dư luận quốc tế. Ta cũng đã đề
nghị các tổ chức quốc tế lên tiếng tố cáo mạnh mẽ.
5-
Nhận được điện anh trả lời ngay.”
Văn (ghi chú: Văn Kiện đảng, trang 305-306)
Tuy nhiên dù có bom CBU nhưng một Sư Đoàn 18 không thể nào chống
cự được với một lực lượng địch đông gấp bội, sau 13 ngày anh dũng chống lại
nhiều đợt tấn công của quân CSBV, các đơn vị cuối cùng của Sư Đoàn 18 đã rút
khỏi Xuân Lộc ngày 22 tháng 4. Các nhà báo ngoại quốc đã khen ngợi cuộc rút
quân nầy là đã “được hoạch định và thi hành rất hay” và khi các đơn vị nầy về
đến Biên Hòa thì chỉ bị thiệt hại chừng 30 phần trăm quân số sau hai lần giao
tranh với một lực lượng đông gấp bốn năm lần.
Kế
Hoạch Mérillon.
Tại Paris, Tổng Thống Pháp Giscard d’Estaing tin rằng chính Phủ
Cách Mạng Lâm Thời Nam Việt Nam của Việt Cộng có thể có hy vọng đóng một vai
trò nào đó trong tình hình chính trị tại Việt Nam và do đó cần phải duy trì sự
hiện diện của ngưới Pháp Tại Miền Nam. TT Giscard d’estaing cho mời Nghị sĩ
Paul d’Ormano, đại diện Pháp quốc tại hải ngoại đến phủ tổng thống. Nghị sĩ
Paul d’Ormano vốn trước kia là chủ đồn điền tại Đông Dương và ông ta dự định
sang viếng thăm Việt Nam, do đó TT Pháp đã yêu cầu ông nghị sĩ d’Ormano kêu gọi
Pháp kiều nên ở lại Việt Nam, đừng có bỏ chạy và TT d’Estaing cũng sẽ ra lệnh
cho các viên chức người Pháp cũng phải ở lại. TT Giscard d’Estaing cũng liên
lạc trực tiếp nhiều lần bằng điện thoại với ĐS Mérillon tại Sài Gòn để chỉ thị cho
tòa đại sứ Pháp xúc tiến kế hoạch thành lập một chính phủ liên hiệp giữa phe
Mặt Trận Giải Phóng với những thành phần không cộng sản tại Sài Gòn càng sớm
càng tốt để thương thuyết với CSBV.
Về phía ĐS Pháp tại Sài Gòn, ông Mérillon chủ trương thành lập một
Miền Nam Việt Nam trung lập với đại diện của phe Mặt trận Giải Phóng Miền Nam,
phe quốc gia và “phe hòa hợp hòa giải” của Dương Văn Minh.
Trong cuốn hồi ký sau nầy, ông tiết lộ rằng Trung Cộng đã ủng hộ
giải pháp nầy của người Pháp. Ông cho biết Thủ Tướng Trung Cộng Chu Ân Lai đã
đánh điện cho Bộ Ngoại Giao Pháp là Trung Cộng sẵn sàng hợp tác với Pháp để
“xây dựng một chính thể trung lập tại miền nam nếu có thành phần MTGPMN tham
dự”. Đại Sứ Mériloon cũng cho biết hầu hết các quốc gia Á Châu, ngoại trừ Nam
Dương, đều ủng hộ việc thành lập một nước Việt Nam đình chiến trong trung lập
hơn là một nước Việt Nam thống nhất dưới quyền cai trị của Hà Nội. ĐS Mérillon
cho biết sở dĩ Nam Dương chống lại giải pháp trung lập nầy vì Nam Dương hận
Trung Cộng đã đạo diễn vụ đảo chánh hụt tại quốc gia nầy năm 1965 nhưng ông
tiết lộ rằng năm 1978, TT Nam Dương Suharto có gởi cho ông một bức thư tỏ sự
hối tiếc là vào năm 1975 chính phủ Nam Dương đã có nhận xét sai lầm về tình
hình chính trị tại Đông Dương và đã không ủng hộ kế hoạch của ĐS Pháp tại Sài
Gòn.
Theo ĐS Mérillon thì Chu Ân Lai đã đưa ra một danh sách gồm có
Trương Như Tảng, Nguyễn Thị Bình, Đinh Bá Thi, Thiếu Tướng Lê Quang Ba và Trung
Tướng Trần Văn Trà làm nòng cốt cho thành phần thân Trung Cộng trong chính phủ
trung lập tại Miền Nam để chống lại phe thân Nga do Lê Duẩn cầm đầu tại Hà Nội.
ĐS Mérillon nói rằng Trung cộng “tha thiết muốn cứu sống Mặt Trận Giải Phóng
Miền Nam để xây dựng ảnh hưởng của họ tại Đông Dương” và phe quốc gia thì cũng
muốn cứu Miền Nam không để cho rơi vào tay Cộng Sản Hà Nội, như vậy thì cả hai
quan niệm nầy đều cùng có một mục đích và còn có thể dàn xếp được.
Sáng ngày 22 tháng 4, ĐS Mérillon mời Dương Văn Minh đến tòa đại
sứ Pháp ở đường Hồng Thập Tự để thảo luận về giải pháp trung lập. Đại Tướng
Minh đến gặp ĐS Pháp cùng một phái đoàn đông đảo gồm có Nghị Sĩ Vũ Văn Mẫu và,
theo lời Mérillon, “nhiều
nhân vật đang tập sự làm chính trị, những kẻ chuyên sống nhờ xác chết của đồng
bào họ” như Huỳnh Tấn Mẫm, bà
Ngô Bá Thành, Ni sư huỳnh Liên, Lý Quý Chung, Hồ Ngọc Cứ v.v…
ĐS Mérillon nhận xét rằng “tôi
thấy ông Minh đã liên lạc quá vội với một thành phần vô ích. Những khuôn mặt nầy,
Bắc Việt chưa biết đến họ, còn công lao của họ đối với Bắc Việt thì cũng chỉ có
việc chửi tầm bậy chế độ Việt Nam Cộng Hòa mà thôi”. ĐS Mérillon nói rằng: “Huỳnh tấn Mẫm và Ni sư Huỳnh Liên ai cũng
thao thao bất tuyệt ca tụng hòa bình, ca tụng Cộng sản vì đánh hơi kẻ thắng là
ai rồi. Riêng Nghị sĩ Vũ Văn Mẫu thì
có vẽ già dặn hơn, ông đặt chữ “nếu” ở mỗi mệnh đề, chẳng hạn như ông nói “nếu
chính phủ tương lai mà do ông làm thủ tướ`ng thì viễn ảnh hòa bình sẽ nằm trong
tầm tay của dân tộc Việt Nam”. Tôi nói với họ rằng “không ai có thể chối cải
được công lao của quý vị trong thiện chí nổ lực thành lập tân chính phủ, tuy
nhiên thẩm quyền tối hậu giờ phút nầy nằm trong tay Hà Nội, nước Pháp chỉ làm
một việc có tính cách trung gian chứ không đóng vai trò chủ động”.
ĐS Mérillon nói rằng sau đó ông đã lễ phép mời mọi người ra về chỉ
giữ Tướng Minh ở lại. Trước khi ra về, ông Mẫu nói nhỏ riêng với ĐS Pháp bằng
tiếng La Tinh, (có lẽ ông không muốn người khác nghe), rằng ông ta muốn được đi
Pháp nếu chính phủ của ông không được Hà Nội công nhận.
ĐS Mérillon nói khi ông trở vào thì Đại Tướng Dương Văn Minh ngồi
chờ với “nét mặt sung mãn, tự hào
như kẻ đang nắm vững thời cuộc” và
ông đã mời ông Minh dùng cơm trưa để cùng bàn luận.
Theo kế hoạch của ĐS Mérillon thì ông Minh sẽ đứng ra lập chính
phủ với hai thành phần đồng đều: phe hòa hợp hòa giải của ông cùng với phe MTGP
và trong vòng 24 tiếng đồng hồ, nước Pháp sẽ vận động các nước Âu châu cùng các
nước phi liên kết thừa nhận tân chính phủ Việt Nam và như vậy thì có thể làm
chậm lại đà tiến quân của CSBV. Sau đó, ông Minh sẽ cố gắng chỉnh đốn lại hàng
ngũ quân đội để mặc cả thế đứng cho phe quốc gia. Tân chính phủ của ông Minh và
MTGP sẽ tuyên bố sẵn sàng thiết lập bang giao với Trung cộng và các nước XHCN
kể cả Liên Xô. Trung quốc đã liên lạc với Pháp sẽ cử ngay đại sứ đến Sài Gòn
trong vòng 24 tiếng đồng hồ và sẽ viện trợ cho chính phủ Sài Gòn 420 triệu mỹ
kim là số tiền mà họ hứa hẹn sẽ viện trợ cho Hà Nội. Sau đó, với sự sắp xếp của
Pháp và áp lực của Trung Cộng, tân chính phủ sẽ đòi Hà Nội phải thi hành Hiệp
Định Paris 1973.
ĐS Mérillon cho ông Minh biết nước Pháp sẽ viện trợ cho tân chính
phủ 300 triệu đồng Francs và đồng thời cũng sẽ vận động các quốc gia Âu châu
khác môt ngân khoản độ 290 triệu mỹ kim nữa qua các chương trình viện trợ kinh
tế, văn hóa, phát triển kinh tế và nhân đạo. Như vậy thì tổng số tiền viện trợ
quốc trế cho Miền Nam Việt Nam cũng không kém viện trợ của Hoa Kỳ trước đây là
bao nhiêu và chính phủ trung lập có thể tồn tại được. ĐS Pháp cũng cho biết
rằng Nguyễn Thị Bình từ đầu đến cuối đã hợp tác chặt chẻ với người Pháp, bằng
chứng là sau nầy, 17 ngày sau khi CSBV cưỡng chiếm Miền Nam, bà ta đã tuyên bố
tại Liên Hiệp Quốc là Miền Nam “sẽ
ở trong tình trạng trung lập trong vòng 5 năm trước khi tiến tới việc thống
nhất với Miền Bắc” và có
lẽ đây là một trong những lý do khiến bà ta bị thất sủng sau nầy.
Đại Tướng Dương Văn Minh ngồi yên nghe ĐS Mérillon trình bày kế
hoạch của Pháp và nói với ĐS Mérillon rằng ông ta sẵn sàng thực hiện mọi điều
trong kế hoạch nầy, ông chỉ nêu lên một câu hỏi duy nhất sau đây” “Thưa ông ĐS, dưới hình
thức nào tôi sẽ thay thế ông Trần Văn Hương để thành lập nội càc mới thương
thuyết với phía bên kia?”. Ông Mérillon trả lời rằng: “thưa Đại Tướng, hôm qua
tôi có thảo luận với Cụ Trần văn Hương và Cụ đã đồng ý rằng sẽ trao quyền cho
Đại Tướng nếu Đại Tướng có kế hoạch không để mất Sài Gòn”
Những người thân cận với Cụ Trần Văn Hương cho biết rằng sự thật
thì tân TT Trần Văn hương sau khi nhận chức đã không hề nghĩ đến việc trao lại
cho cựu Đại Tướng Dương Văn minh chức vụ tổng thống nầy. Quan niệm của vị tân
tổng thống 71 tuổi nầy là phải tiếp tục chiến đấu bảo vệ phần còn lại của Miền
Nam và nếu thương thuyết thì ít ra cũng phải ở trong tư thế mà đối phương có
thể chấp nhận. Cụ cũng có ý kiến nếu cần thì sẽ mời ông Dương Văn minh giữ chức
vụ thủ tướng với nhiều quyền hạn để thương thuyết với phe Cộng sản.
ĐS Mérillon cho biết rằng: “Khi chúng tôi giới thiệu Tướng Dương
Văn Minh sẽ là nhân vật cho ván bài trung lập của Pháp tại Việt Nam, Cụ Trần
Văn Hương sửng sốt và tỏ lời phiền trách: “Nước
Pháp luôn luôn bẻ nho trái mùa! Nó là học trò tôi, tôi biết biết nó quá mà! Nó
không phải là hạng người dùng được trong lúc dầu sôi lửa bỏng. Tôi sẽ trao
quyền lãnh đạo cho nó nhưng nó phải hứa với tôi là đừng để Sài Gòn thua Cộng
Sản”.
Theo hồi ký của ĐS Mérillon thì :
“Chúng tôi giải thích với Cụ Hương là Bắc Việt rất sợ MTGP Miền
Nam đoạt chiến thắng, công khai ra mặt nắm chính quyền. Chúng ta nên nắm ngay
nhược điểm của họ để mà xoay chuyển tình thế. Nếu để một nhân vật diều hâu lãnh
đạo, Bắc Việt sẽ viện cái cớ Việt Nam Cộng Hòa không muốn hòa bình rồi thúc
quân đánh mạnh trong lúc quân đội VNCH chưa kịp vãn hồi tư thế phản công. Tạm
thời dùng công thức hòa hoản mà thôi.
“Cụ Trần Văn Hương thông cảm, nhưng thở dài và kèm theo những lời
tỏ ra mất tin tưởng. Kế hoạch của chúng tôi vô tình đè bẹp tinh thần chống Cộng
sắt đá của Cụ. Cụ Trần Văn Hương chủ trương nếu cần thì cứ bỏ ngỏ thành phố Sài
Gòn, rút lực lượng về Miền Tây rồi tổng động viên nhân lực, vật lực còn lại để
tiếp tục chiến đấu chống lại Cộng Sản. Giải pháp nầy thì sẽ tiếp tục đổ máu
nhưng ít ra thì Việt Nam Cộng Hòa cũng không thua một cách quá mất mặt”
Mười năm sau, ĐS Mérillon đã viết trong hồi ký của ông rằng:
“Bây giờ tôi mới thấy kế hoạch của Cụ Hương là đúng, nếu lúc đó
các nhà lãnh đạo quân sự Miền Nam đừng bỏ chạy quá sớm, ở lại yểm trợ cho Cụ
thì có thể gở gạc được phần nào thể diện cho người quốc gia Miền Nam”
“Chúng tôi vẫn nhớ lời cụ nói vào năm 1975: “Ông ĐS à. Tôi đâu có ngán Việt Cộng. Nó muốn đánh, tôi đánh tới
cùng. Tôi chỉ sợ mất nước, sống lưu đày ở xứ người ta. Nếu trời hại, nước tôi
mất, tôi xin thề ở lại đây và mất theo nước mình” (ghi chú: Jean Marie Mérillon: Saigon Et Moi, Paris,
1985)
Trong ngày 22 tháng 4, Lê Duẩn đã gởi điện văn cho Văn tiến Dũng,
Lê Đức Thọ, Phạm Hùng và Lê Trọng Tấn cho biết ý kiến của Bộp chính Trị nói
rằng sau khi TT Thiệu từ chức thì dường như quân đội Miền Nam đang: “điều chỉnh
sự bố trí lực lượng để lộ ý định giữ cho được hành lang đường số 4 từ Sài gòn
đến Cần Thơ” và ra lệnh phải đối phó kịp thời.
Gieo nhân ắt gặt quả ! chư hầu tay sai cho bọn + phỉ bắc việt phá hoại miền nam V N C H ,. cỏng rắn cắn gà nhà , dơ lên ngọn cờ 3 mù :( màu xanh , đỏ , sao vàng -) ,tưởng bở rằng việt cộng nó bố thí chút quyền . Ôh hô , chỉ là lừa bịp thôi ! bị bọn + phỉ nó lừa rồi lá cờ 3 mù đâu rồi hỡi giặc cộng ?
ReplyDelete