1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 CUỐI
Cuộc di tản vẫn tiếp tục trong đêm cho đến rạng ngày 30 tháng 4, tuy nhiên con số người Mỹ còn lại ở Sài Gòn vẫn còn nhiều. Vào lúc 1 giờ 30 sáng, Ngoại Trưởng Kissinger ra lệnh cho Tòa Đại Sứ Mỹ phải kết thúc việc di tản vào lúc 3 giờ 45 sáng, giờ Sài Gòn, và Đại Sứ Martin phải ra đi trên chuyến trực thăng trước chuyến bay cuối cùng. Tuy nhiên đến 3 giờ 45 sáng, vẫn còn có trên 400 người tại Tòa Đại Sứ Mỹ trong đó có cả Đại Sứ Martin. Vào lúc 4 giờ 20 sáng, Đô Đốc Gayler đã quyết định kết thúc cuộc di tản và tất cả các Phi Công đều nhận được lệnh như sau: “Đây là lệnh của Tổng Thống Hoa Kỳ và lệnh này phải được chuyển lại bởi bất cứ Phi Công trực thăng nào liên lạc được với Đại Sứ Graham Martin. Chỉ có người Mỹ mới được phép di tản và Đại Sứ Martin phải đáp chuyến trực thăng đầu tiên. Phi cơ chở Đại Sứ Martin phát đi ám hiệu “Tiger, Tiger, Tiger” để báo cho biết rằng ông Martin đã được di tản”.
Vào lúc 4 giờ 58 sáng ngày 30
tháng 4, Đại Sứ Martin “bị hộ tống” lên trực thăng mang tên là Lady Ace 09,
trên chiếc trưc thăng này. Một Phân Đội Thủy Quân Lục Chiến đã được lệnh bắt
giữ ông Đại Sứ để áp tải lên phi cơ nếu ông ta còn chống lại lệnh di tản. Đại
Sứ Hoa Kỳ Graham Martin đã cố tình cưỡng lại lệnh của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
nhưng ông lại là ân nhân của một số người Việt Nam vì nếu không có ông thì họ
không có may mắn được di tản ra khỏi Sài Gòn trong những ngày cuối cùng của
tháng 4 năm 1975. Theo Ngoại Trưởng Kissinger thì Đại Sứ Martin đã phối hợp di
tản được 6.000 người Mỹ và trên 50.000 người Việt Nam ra khỏi Sài Gòn.Cuộc di tản vẫn tiếp tục trong đêm cho đến rạng ngày 30 tháng 4, tuy nhiên con số người Mỹ còn lại ở Sài Gòn vẫn còn nhiều. Vào lúc 1 giờ 30 sáng, Ngoại Trưởng Kissinger ra lệnh cho Tòa Đại Sứ Mỹ phải kết thúc việc di tản vào lúc 3 giờ 45 sáng, giờ Sài Gòn, và Đại Sứ Martin phải ra đi trên chuyến trực thăng trước chuyến bay cuối cùng. Tuy nhiên đến 3 giờ 45 sáng, vẫn còn có trên 400 người tại Tòa Đại Sứ Mỹ trong đó có cả Đại Sứ Martin. Vào lúc 4 giờ 20 sáng, Đô Đốc Gayler đã quyết định kết thúc cuộc di tản và tất cả các Phi Công đều nhận được lệnh như sau: “Đây là lệnh của Tổng Thống Hoa Kỳ và lệnh này phải được chuyển lại bởi bất cứ Phi Công trực thăng nào liên lạc được với Đại Sứ Graham Martin. Chỉ có người Mỹ mới được phép di tản và Đại Sứ Martin phải đáp chuyến trực thăng đầu tiên. Phi cơ chở Đại Sứ Martin phát đi ám hiệu “Tiger, Tiger, Tiger” để báo cho biết rằng ông Martin đã được di tản”.
Sau khi Đại Sứ Martin bị hộ
tống lên trực thăng, trong Tòa Đại Sứ lúc đó vẫn còn gần 200 người Mỹ mà trong
số đó có 170 người là lính Thủy Quân Lục Chiến có nhiệm vụ bảo vệ cho chiến
dịch di tản. Cuộc di tản vẫn tiếp tục cho đến đúng 7 giờ 53 phút sáng ngày 30
tháng 4 năm 1975 thì chiếc trực thăng CH-46 cuối cùng mới rời khỏi sân thượng
của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn mang theo Trung Sĩ Juan Valdez, người lính Mỹ
và cũng là người Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam.
Chuyến phi cơ trực thăng cất
cánh khỏi sân thượng của Tòa Đại Sứ Mỹ vào hồi 7 giờ 53 phút sáng ngày 30 tháng
4 năm 1975 này đánh dấu sự kết thúc của chính sách “ủng hộ miền Nam Việt Nam
chiến đấu chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản trong vùng Đông Nam Á
của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ qua 5 đời Tổng Thống: Eisenhower, Kennedy, Johnson,
Nixon và Ford trong hơn 20 năm. Đối với người Mỹ, cuộc chiến tranh
đã chấm dứt nhưng đối với một số người Việt Nam thì cuộc chiến vẫn chưa tàn.
Vào ngày 30 tháng 4, có một số Chiến Sĩ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn
còn tiếp tục chiến đấu dù rằng trong vô vọng”.
Dương Văn Minh Ra Lệnh Đầu Hàng
Vào lúc 10 giờ 24 sáng ngày 30
tháng 4 năm 1975, “Tổng Thống” Dương Văn Minh đã đọc nhật lệnh trên Đài Phát
Thanh Sài Gòn ra lệnh cho tất cả mọi Quân Nhân thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
phải buông súng đầu hàng. Ông Dương Văn Minh đã tuyên bố như sau:
“Đường lối, chủ trương của
chúng tôi là hòa giải và hòa hợp dân tộc để cứu sinh mạng đồng bào. Tôi tin
tưởng sâu xa vào sự hòa hợp hòa giải giữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương
máu của người Việt Nam. Vì lẽ đó, tôi yêu cầu tất cả các anh em Chiến Sĩ Việt
Nam Cộng Hòa hãy bình tĩnh ngưng nổ súng và ở đâu thì ở đó.
Chúng tôi cũng yêu cầu anh em
chiến sĩ chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam ngưng nổ súng, vì chúng
tôi ở đây đang chờ gặp chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam
để cùng nhau thảo luận lễ bàn giao chính quyền trong vòng trật tự, tránh sự đổ
máu vô ích cho đồng bào…”
Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu cũng đọc
lời kêu gọi mọi tầng lớp dân chúng hãy chào mừng “ngày Hòa bình cho Dân
Tộc Việt Nam” và ra lệnh cho mọi công chức phải trở về nhiệm
sở.
Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh,
Tổng Tham Mưu Phó Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nhân danh Trung Tướng Vĩnh Lộc,
Tổng Tham Mưu Trưởng (vắng mặt), ra lệnh cho tất cả mọi Quân Nhân các cấp phải
nghiêm chỉnh thi hành lệnh của “Tổng Thống” Dương Văn Minh về vấn đề hưu chiến.
Dương Văn Minh cũng đưa ra lời
kêu gọi những “người anh em bên kia” hãy ngưng mọi hoạt động gây hấn và ông ta
nói rằng chính quyền của ông đang chờ đợi được gặp gỡ chính phủ Cách Mạng Lâm
Thời Miền Nam Việt Nam để cùng thảo luận về “buổi lễ bàn giao quyền hành và để
tránh đổ máu cho nhân dân”. Dương Văn Minh không hề đề cập đến cũng như không
đưa ra lời kêu gọi nào với cộng sản Bắc Việt, lúc đó dường như ông cố tình làm
như không biết việc chính cộng sản Bắc Việt mới là những người lãnh đạo hàng
ngũ những “người anh em bên kia” của ông.
Ông Dương Văn Minh chỉ kêu gọi
những “người anh em bên kia” trong cái gọi là chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền
Nam Việt Nam, chắc là ông ta đã nghĩ đến những người lãnh đạo trong cái chính
phủ này như Nguyễn hữu Thọ, Huỳnh tấn Phát, Nguyễn thị Bình v.v…nhưng ông ta
không biết rằng những người mà ông ta kêu gọi đó không hề có một quyền hành
nào, còn những kẻ có quyền hành lúc đó như Lê Đức Thọ, Văn Tiến Dũng, Phạm
Hùng, ba Ủy Viên Bộ Chính Trị đại diện cho Hà Nội đang thực sự nắm toàn quyền
trong Chiến Dịch Hồ Chí Minh thì ông ta không có đả động tới.
Thượng Tướng Bắc Việt Văn Tiến
Dũng, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Nhân Dân Bắc Việt và đồng thời cũng là Tư
Lệnh Chiến Trường Miền Nam Việt Nam lúc đó đang nghe lời kêu gọi của Dương Văn
Minh trên Đài Phát Thanh Sài Gòn. Ngay sau đó, thay vì tiến về Sài Gòn để “bàn
giao” như lời kêu gọi của Dương Văn Minh, Văn Tiến Dũng đã ra lệnh cho“tất
cả các quân đoàn, các vùng quân sự và mọi đơn vị các cấp phải tiến càng nhanh
càng tốt đến các mục tiêu đã được chỉ định ở sâu trong các Đô Thị cũng như các
Tỉnh, kêu gọi địch quân đầu hàng, giao nạp vũ khí và bắt giữ tất cả các Sĩ Quan
từ cấp Thiếu Tá trở lên, đập tan ngay tức khắc mọi mưu toan kháng cự”.
Ông “Tổng Thống” Dương Văn Minh
không thể nào biết được rằng trưa ngày hôm đó, Bộ Chính Trị và Quân Ủy Trung
Ương đã gửi điện văn số 516/TV ra lệnh cho các cấp lãnh đạo Chiến Dịch Hồ Chí
Minh phải “bắt địch đầu hàng vô điều kiện”:
Vấn đề hiện nay là bắt địch đầu
hàng không điều điện chứ không phải cử người thương lương với địch
để ngưng bắn tại chỗ như có nơi đã làm.
Những nơi địch chịu đầu hàng:
Ta kéo quân vào bắt địch, hạ vũ khí và tước vũ khí của chúng, giải tán Quân Đội
và bộ máy chính quyền của địch, phát động quân chúng truy kích, tiêu diệt bọn
gian ác và phản động còn ẩn nấp chống lại ta.
Những nơi địch không chịu đầu
hàng: Ta cần phát động quần chúng nổi dậy, kêu gọi binh sĩ khởi nghĩa kết hợp
với mũi tấn công đánh vào các điểm then chốt của địch, tiêu diệt những đơn vị
ngoan cố chống lại ta, buộc chúng phải đầu hàng không điều kiện.
Phải đặc biệt chú ý chiếm lĩnh,
khống chế các sân bay không để chúng sử dụng các máy bay để chống lại ta và tẩu
thoát”. [*198: Đại Thắng Mùa Xuân, trang 329-331].
Ngoài bức điện văn nói trên,
chính Võ nguyên Giáp thay mặt cho Bộ Chính Trị và Quân Ủy Trung Ương cũng đã
gửi bức điện văn số 151 ngày 30 tháng 4 năm 1975 gửi cho “anh Sáu” tức là Lê
Đức Thọ, “anh Bảy” tức là Phạm Hùng, “anh Tuấn” tức là Văn Tiến Dũng, “anh Tư”
tức là Trần văn Trà và “anh Tấn” tức là Lê Trọng Tấn nội dung như sau:
Theo ý kiến của Bộ Chính Trị và Quân Ủy Trung Ương.
1.
Việc chỉ đạo Ủy Ban Quân Quản Sài Gòn-Gia định (kể cả những mệnh
lệnh, tuyên bố) giao cho Trung Ương Cục và Quân và Quân Ủy Miền phụ trách.
2.
Hôm nay sẽ ra một lời kêu gọi của Bộ Chỉ Huy Quân Giải Phóng.
Chúng tôi đang dự thảo và cho phát.
3.
Có thể dùng Dương Văn Minh để kêu gọi các đơn vị của địch hạ vũ
khí, nhưng không phải với tư cách Tổng Thống mà chỉ với tư cách một ngươi đã
sang hàng ngũ nhân dân.
4.
Sẽ tuyên truyền lớn về thắng lơi giải pbóng Sài Gòn-Gia Định,
nhưng nhấn mạnh cuộc chiến đấu đang tiếp tục nhằm hoàn toàn giải phóng miền
Nam. Đã chỉ thị chuẩn bị ngày mừng chiến thắng, sau khi hoàn thành việc giải
phóng miền Nam sẽ tổ chức thống nhất cả nước. Anh Tố Hữu sẽ có điện cho các
Anh.
5.
Mười một giờ đã nhận được tin ta cắm cờ trên Dinh Độc Lập.
Gửi các anh lời chúc đại thắng lợi.
Các anh Bộ Chính Trị rất vui, rất vui…
VĂN. [*199: Văn Kiện Đảng: Trang 332-333.]
Như vậy thì trước khi xe tăng
của cộng sản Bắc Việt ủi cổng sắt (đã được mở rộng) để vào chiếm Dinh Độc Lập,
nơi mà ông “Tổng Thống” Dương Văn Minh cùng với các ông “Phó Tổng Thống” Nguyễn
Văn Huyền, “Thủ Tướng” Vũ Văn Mẫu cùng với một số nhân viên trong “Nội Các” của
họ để chờ “bàn giao” cho cộng sản thì các giới lãnh đạo ở Hà Nội đã quyết định
không coi ông như là “Tổng Thống” mà chỉ là “một người đã sang hàng ngũ nhân
dân”, tức là một kẻ đầu hàng, “đầu hàng không điều kiện” như đã nói trong văn
thư số 505 cùng ngày. Các sĩ quan cộng sản cấp dưới cũng đã nhận được lệnh này
cho nên đối với họ thì những người tự nhận là Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Thủ
Tướng v.v…đang ngồi trong Dinh Độc Lập chỉ là những kẻ đầu hàng mà thôi…
Bởi vậy, vào lúc 12 giờ 15 trưa
ngày 30 tháng 4, khi chiến xa mang số 879 của lữ đoàn thiết giáp 203 của quân
đội cộng sản Bắc Việt ủi sập hàng rào sắt tiến thẳng vào Dinh Độc Lập, “Tổng
Thống” Dương Văn Minh thấy vị sĩ quan cộng sản đeo đầy sao vàng trên cầu vai
nền đỏ, vì không biết cấp bậc của quân đội nhân dân miền Bắc nên ông Minh tưởng
rằng đang đứng trước một Tướng lãnh cao cấp:
- Thưa Quan Sáu, tôi đã chờ ông
từ ban sáng để trao quyền cho ông.
Viên sĩ quan Bắc Việt chỉ huy
đoàn chiến xa này là Thượng Tá Bùi Tùng đã dùng danh từ “mày tao” xằng giọng
hách dịch và đanh đá lên tiếng:
- Mày dám nói trao quyền hả ?
Mày chỉ là một kẻ cướp quyền và một bù nhìn. Mày làm gì có quyền nào để trao
cho tao ? Chúng tao lấy được quyền đó bằng khẩu súng này đây.
Ngoài ra tao xác nhận với mày
là tao không phải là Tướng mà chỉ là một Trung Tá Ủy Viên Chính Trị của một đơn
vị chiến xa. Kể từ bây giờ tao cấm mày không được ngồi xuống! [*200 Dương Hiếu nghĩa :
"Hồi Ký Dang Dở," kể lại theo lời của Trung Tá Nguyễn Văn Binh, cựu
Quận Trưởng Gò Vấp, cựu dân biểu, có mặt tại Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30
tháng 4 năm 1975 khi quân Bắc Việt chiếm Sài Gòn. Xuân Thời Luận, Califonia
2004, trang 141.]
Người thuật lại những lời đối
thoại trên là cựu Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa, một người rất thân cận với ông Dương
Văn Minh. Vào năm 1963 ông là Thiếu Tá Ngành Thiết Giáp, đã theo Tướng Dương
Văn Minh đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm và đã được Dương Văn Minh tin cậy
cử vào phái đoàn đi vào Chợ Lớn “đón” ông Diệm. Trên đường về Bộ Tổng Tham Mưu,
Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu đã bị giết trên xe thiết
vận xa M-113 và từ đó cho đến nay, có nhiều người vẫn còn có nghi vấn là ông
Dương Hiếu Nghĩa có thể là một trong những người có trách nhiệm trong cái chết
của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Chắc chắn rằng ông Dương Hiếu Nghĩa không phải là
kẻ thù hay có hiềm khích với ông Dương Văn Minh mà đặt điều viết lại sự đối
thoại trên đây nếu chuyện đó không có thật.
Chiều hôm đó, cộng sản không
cho phép Dương Văn Minh đọc lời đầu hàng tại Dinh Độc Lập tức là Phủ Tổng Thống
của Việt Nam Cộng Hòa, họ đã áp giải ông đến Đài Phát Thanh Sài Gòn để đọc lời
kêu gọi như sau:
“Tổng Thống chính quyền Sài Gòn kêu gọi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa
hạ vũ khí, đầu hàng vô điều kiện quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên
bố chính quyền Sài Gòn, từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn.
Từ trung ương đến địa phương trao lại cho chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa
Miền Nam Việt Nam.”
Ngay buổi chiều ngày 30 tháng 4, Đài Phát
Thanh Giải Phóng loan báo kể từ nay, Thành Phố Sài Gòn được cải danh là “thành
Phố Hồ Chí Minh”.
Kể từ ngày hôm đó, ngày 30 tháng
4 năm 1975, Sài Gòn đã mất tên, Sài Gòn không còn nữa.
Kể từ ngày hôm đó, Quốc Gia
Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa. Và cũng kể từ ngày hôm đó, tại Miền Nam Việt
Nam, Tự Do cũng không còn nữa.
bài học Việt sử không hề quên ! Thục Phán An Dương Vương cưỡi ngựa chở theo cô con gái chạy trốn Triệu Đà đang truy sát đằng sau , có cầu thần Kim Quy hiện ra phán rằng : kìa , giặc sau lưng nhà ngươi đó ! Tổng thống N.Đ.Diệm + tổng thống N.V.Thiệu mất nước cũng bởi GIẶC ở trong nhà , Giặc ở cạnh mình mà không biết .:kẻ đội lốt đt nguyễn thành luân , vũ ngọc nhạ , phạm xuân ẩn,....
ReplyDelete