KHẨN BÁO: NGƯỜI TÙ THẾ KỶ TRƯƠNG VĂN SƯƠNG ĐÃ BỊ VIỆT CỘNG ĐƯA TRỞ LẠI NHÀ TÙ NHỎ
http://www.daisaigon.com/phong-van-dac-biet
KHẨN BÁO: NGƯỜI TÙ THẾ KỶ TRƯƠNG VĂN SƯƠNG ĐÃ BỊ VIỆT CỘNG ĐƯA TRỞ LẠI NHÀ TÙ NHỎ
Kính thưa quý Vi Hữu, quý Thân Hữu, quý Chiến Hữu và quý Niên Trưởng,
Tù nhân chính trị Trương Văn Sương đã chịu án tù chung thân tại Trại giam Nam Hà (tỉnh Hà Nam) trong cùng vụ án với ông Trần Văn Bá năm 1984. Tháng 7/2010, tù nhân Trương Văn Sương được tạm đình chỉ thi hành án về nhà chữa bệnh tim.
Hôm nay, ngày 19/8/2011, cảnh sát Trại giam Nam Hà đã đến địa phương nơi ông Sương cư ngụ, thuộc thành phố Sóc Trăng làm thủ tục đưa ông Sương về Trại giam để tiếp tục thi hành án cho đến mãn đời.
Chúng tôi xin phép được nhắc lại cùng quý Vi Hữu, quý Thân Hữu, quý Chiến Hữu và quý Niên Trưởng rằng tù nhân lương tâm Trương Văn Sương là sỹ quan QLVNCH, bị bắt tù bình năm 1975 và "tập trung cải tạo" đến năm 1982. Tính đến nay, thời gian ông ngồi tù sau năm 1975 là 33 năm và trong những năm tới sẽ còn không biết đến bao nhiêu chục năm nữa. Ông Trương Văn Sương đã mất người vợ và con gái khi ông đang thi hành án tù, cho đến ngày về đến nhà ông mới được biết tin.
Theo lời người con, ông Sương cũng đã chuẩn bị tinh thần để trở về Trại giam với tâm trạng bình thản. Sức khỏe của ông Sương cũng tương đối tốt so với khi rời Trại giam một năm trước đây, nhưng cũng không phải là khỏe hẳn và có hiện tượng ông bị thêm bệnh gan. Sau khi ông rời trại giam Ba Sao, Nam Hà vào tháng 7/2010, ông đến tá túc tại nhà nguyện của Hội thánh Tin Lành Menonite (quận 2 - Sài Gòn) do Mục Sư Nguyễn Hồng Quang quản nhiệm để chữa bệnh và an dưỡng dưới sự chăm sóc thuộc linh của vị Mục tử này, cùng với sự chăm sóc thuộc thể của cô Nguyễn Thu Trâm, một thành viên của khối 8406. Trong thời gian điều dưỡng tại đây, Ông Trương Văn Sương đã được Mục Sư Nguyễn Hồng Quang truyền dạy Tín Lý Căn Bản và đã nhận phép Baptem để trở thành một Cơ Đốc Nhân.
Chúng ta, những người Việt Quốc Gia yêu chuộng tự do dân chủ và công lý, tiễn ông Trương Văn Sương trở lại nhà tù và cầu nguyện xin Chúa ban thêm ơn thêm sức thêm sự khôn ngoan thông sáng để tiếp tục chiến đấu không khoan nhượng với bạo quyền cộng sản và với các quyền lực tối tăm ngay trong ngục tù của cộng sản.
Kính xin quý vị cùng hiệp ý cầu nguyện cho Ông Trương Văn Sương đang tiếp tục làm tròn trách nhiệm của một người con của Đất Mẹ Việt Nam với lý tưởng mà ông theo đuổi là TỰ DO cho toàn dân Việt.
Sài gòn 10 giờ 30 sáng Thứ Sáu, 19 tháng 8 năm 2011
Kính báo,
Nguyễn Bắc Truyển
Tù Nhân Lương Tâm đang bị quản chế
Trương Văn Sương, 33 năm tuổi tù
Mặc Lâm, phóng viên RFA
Tải xuống âm thanh |
Sáng hôm nay, 12 tháng 7 năm 2010 lúc 4 giờ sáng công an trại giam Nam Hà đã làm thủ tục trả tự do cho ông Trương Văn Sương người tù cải tạo được xem là có thời gian bị giam giữ lâu nhất trong lịch sử Việt Nam kể từ sau 1975.
Courtesy LLĐBiệt
Toán biệt kich QLVNCH xâm nhập vào vùng biên giới. ảnh minh họa. Courtesy LLĐBiệt
Toán biệt kich QLVNCH xâm nhập vào vùng biên giới. ảnh minh họa. Courtesy LLĐBiệt
Bị kết tội gián điệp
Ông Trương văn Sương sinh năm 1943, quê ở Mỹ Tú tỉnh Ba Xuyên tức là Sóc Trăng ngày nay. Ông có cha là người Hoa và mẹ người Khmer nhưng được sinh ra trên đất Việt. Trước năm 1975 là trung úy phân chi khu trưởng chi khu Mỹ Tú Ba Xuyên.Sau năm 1975 ông bị đưa đi cải tạo tổng cộng 6 năm từ 1975 đến 1981 tại Quảng Bình. Sau khi ra trại ông vượt biên sang Thái và ngay sau đó tham gia tổ chức kháng chiến của Trần Văn Bá, Lê Quốc Túy để xâm nhập vào Việt Nam nhằm tìm cách gây dựng những cơ sở đấu tranh ở trong nước vũ trang chống lại Hà Nội.
Sau khi ra trại ông vượt biên sang Thái và ngay sau đó tham gia tổ chức kháng chiến của Trần Văn Bá, Lê Quốc Túy để xâm nhập vào Việt Nam nhằm tìm cách gây dựng những cơ sở đấu tranh ở trong nước vũ trang chống lại Hà Nội.Tổ chức này đã bị tình báo Hà Nội gài người vào từ Thái Lan do đó khi họ chưa về tới Việt Nam thì một mạng lưới tinh vi đã giăng ra chờ họ. Tất cả mọi người tham gia đều bị bắt khi vừa đạt chân vào Việt Nam trong đó có ông Trương Văn Sương. Nhiều người trong nhóm đã bị kết án tử hình như Trần Văn Bá, Trần Thái Bạch, Lê Quốc Quân...riêng ông Trương Văn Sương bị kết án chung thân vì tội gián điệp.
Từ khi bản án được tuyên, ông Sương bị đưa đi qua rất nhiều nhà tù, từ miền Trung như Suối Máu thuộc tỉnh Đồng Nai, sau đó ra trại giam Quy Nhơn và lần lượt những năm sau anh bị giải đi thụ án ở nhiều trại miền Bắc và cuối cùng là trại giam Ba Sao, Nam Hà. Trại giam này là nơi anh ở lâu nhất.
Tất cả mọi người tham gia đều bị bắt khi vừa đạt chân vào Việt Nam trong đó có ông Trương Văn Sương. Nhiều người trong nhóm đã bị kết án tử hình như Trần Văn Bá, Trần Thái Bạch, Lê Quốc Quân...
33 năm cải tạo
Trương Văn Sương bị giam tổng cộng 33 năm kể cả 6 năm bị tập trung cải tạo vì tham gia quân đội của QLVNCH.Cách đây một tháng ban giám thị trại giam Ba Sao đã gửi công văn về cho gia đình ông tại Sóc trăng thông báo ông bị suy tim cấp 3 cộng với huyết áp cao và trại giam Nam Hà quyết định đưa ông ra khu chữa trị đặc biệt, nơi mà linh mục Nguyễn Văn Lý đựơc chữa trị trước đây.
Ông Sương đã được chữa bệnh tại Phủ Lý và theo anh Dũng con trai ông cho biết thì ông Sương được bác sĩ theo dõi và chăm sóc hàng ngày khá chu đáo.
Nhiều lần anh đã bị đưa xuống những khu biệt giam tại trại Ba Sao, anh đã phanh ngực thách thức công an và hô vang những khẩu hiệu tranh đầu cho tự do dân chủ.Ông Nguyễn Khắc Tòan, một bạn tù của ông Sương trong một thời gian kể lại:
Ông Nguyễn Khắc Tòan
-Nhiều lần anh đã bị đưa xuống những khu biệt giam tại trại Ba Sao, anh đã phanh ngực thách thức công an và hô vang những khẩu hiệu tranh đầu cho tự do dân chủ.
Chúng tôi đã liên lạc được với Ông Trương Văn Sương khi ông còn ngồi chung xe với con do công an chở từ Nam Hà về lại Sóc Trăng ông Sương cho biết như sau:
Việc hộ tống hai cha con Ông Sương cho thấy cuối cùng thì nhà cầm quyền Hà Nội cũng lo ngại dư luận thế giới về sự ngược đãi tù nhân chính trị của họ và đã tránh tối đa việc này bằng cách áp tải tù nhân về đến tận nhà như từng làm đối với linh mục Nguễyn Văn Lý trước đây.
Ông Trương Văn Sương thực sự được phóng thích?
Thanh Quang, phóng viên RFA
Tải xuống âm thanh |
Sau khi bị giam cầm tổng cộng 33 năm, ông Trương Văn Sương, cựu sĩ quan quân lực VNCH, hiện được Hà Nội tạm tha và đang đòan tụ với gia đình tại Thành phố Sóc Trăng.
Hình ảnh do gia đình cung cấp
Sau hơn 33 năm tù đầy trở về ngôi nhà nghèo nàn người vợ đã không còn. Anh Trương văn Sương chụp bên di ảnh vợ
Sau hơn 33 năm tù đầy trở về ngôi nhà nghèo nàn người vợ đã không còn. Anh Trương văn Sương chụp bên di ảnh vợ
Không phóng thích chỉ tạm đình chỉ 12 tháng?
Thanh Quang tiếp chuyện qua điện thọai với người tù đặc biệt nầy. Trước hết ông cho biết về sức khỏe của ông như sau:
Ô. Trương Văn Sương: Dạ tôi bây giờ cũng còn yếu lắm, bị suy tim cấp 4, rồi áp huyết cao nữa. Thuốc men tôi uống hàng ngày. Ngày nào có thuốc thì đỡ, còn không có thuốc thì tôi mệt lắm, thở không kịp. Nay mai tôi cũng định tìm chỗ nào đó chữa trị bệnh tim cho ổn định. Còn không chữa, để lâu ngày thì nguy hiểm lắm.
Thanh Quang: Thưa ông, từ lúc về nhà đến giờ, ông có gặp trở ngại gì từ phía cầm quyền địa phương không ?
Ô. Trương Văn Sương: Không có. Khi tôi về tới thì họ cũng cho làm thủ tục, bắt con tôi đứng ra bảo lãnh cha. Rồi con cũng phải cam kết động viên cha chấp hành luật pháp nhà nước. Đồng thời họ cũng gọi tôi lên UBND phường để giáo dục là phải chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ nhà nước. Và khi có chuyện gì thì phải trình báo rõ ràng, không được tự ý đi ngang đi dọc, chẳng hạn như vậy.
Thanh Quang: Xin ông cho biết lý do được phóng thích khỏi cảnh lao tù sau hơn 3 thập niên bị giam giữ ?
Ô. Trương Văn Sương: Lý do mà phóng thích...Ở đây không phải là phóng thích, mà họ tạm đình chỉ thi hành án 12 tháng. Lý do là vì tôi bị chứng suy tim và áp huyết cao, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nên họ cho con tôi bảo lãnh về nhà để tìm thầy thuốc chữa trị.
Ô. Trương Văn Sương: Dạ tôi bây giờ cũng còn yếu lắm, bị suy tim cấp 4, rồi áp huyết cao nữa. Thuốc men tôi uống hàng ngày. Ngày nào có thuốc thì đỡ, còn không có thuốc thì tôi mệt lắm, thở không kịp. Nay mai tôi cũng định tìm chỗ nào đó chữa trị bệnh tim cho ổn định. Còn không chữa, để lâu ngày thì nguy hiểm lắm.
Thanh Quang: Thưa ông, từ lúc về nhà đến giờ, ông có gặp trở ngại gì từ phía cầm quyền địa phương không ?
Ô. Trương Văn Sương: Không có. Khi tôi về tới thì họ cũng cho làm thủ tục, bắt con tôi đứng ra bảo lãnh cha. Rồi con cũng phải cam kết động viên cha chấp hành luật pháp nhà nước. Đồng thời họ cũng gọi tôi lên UBND phường để giáo dục là phải chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ nhà nước. Và khi có chuyện gì thì phải trình báo rõ ràng, không được tự ý đi ngang đi dọc, chẳng hạn như vậy.
Thanh Quang: Xin ông cho biết lý do được phóng thích khỏi cảnh lao tù sau hơn 3 thập niên bị giam giữ ?
Ô. Trương Văn Sương: Lý do mà phóng thích...Ở đây không phải là phóng thích, mà họ tạm đình chỉ thi hành án 12 tháng. Lý do là vì tôi bị chứng suy tim và áp huyết cao, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nên họ cho con tôi bảo lãnh về nhà để tìm thầy thuốc chữa trị.
Tổng cộng từ 1975 tới giờ, tôi đã ở tù 33 năm 4 tháng rưởi. Những nỗi khó khăn, cực khổ đó thì không thể nào tả nỗi, không thể nào lường được. Nhưng đối với tôi bây giờ thì tôi cho đó là chuyện quá khứ.
Thanh Quang: Thưa ông, trong hơn 3 thập niên trong vòng lao lý khắc nghiệt của cộng sản, những khó khăn nổi bật nào mà ông cần trình bày với công luận hôm nay ?
Ô. Trương Văn Sương: Dạ khó khăn thì cũng đã khó khăn rồi. Tôi đã từng ở tù từ ngày 30 tháng Tư năm 1975 với tư cách sĩ quan tập trung trong 6 năm cho tới năm 1981.
Ô. Trương Văn Sương: Dạ khó khăn thì cũng đã khó khăn rồi. Tôi đã từng ở tù từ ngày 30 tháng Tư năm 1975 với tư cách sĩ quan tập trung trong 6 năm cho tới năm 1981.
Hình ảnh người Tù Trương Văn Sương đang trả lời phỏng vấn của Biên Tập Viên Thanh Quang đài RFA. RFA
Tổng cộng từ 1975 tới giờ, tôi đã ở tù 33 năm 4 tháng rưởi. Những nỗi khó khăn, cực khổ đó thì không thể nào tả nỗi, không thể nào lường được. Nhưng đối với tôi bây giờ thì tôi cho đó là chuyện quá khứ. Thôi, ai cũng có cái sai và ai cũng có sơ suất. Chuyện đó mình cũng nên thông cảm. Và theo ý của tôi thì bây giờ tôi muốn hướng về tương lai, nghĩa là muốn con người đối xử với nhau cho có lòng nhân đạo.
Ở đây không phải là phóng thích, mà họ tạm đình chỉ thi hành án 12 tháng. Lý do là vì tôi bị chứng suy tim và áp huyết cao, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Dân tộc VN phải biết thương dân tộc VN. Và chúng ta là người VN thì phải có bổn phận và trách nhiệm đòan kết với nhau, góp công, góp sức vào công cuộc xây dựng tổ quốc VN cho giàu mạnh. Theo ý của tôi là như thế. Còn quá khứ cứ để cho nó về quá khứ.
Bản tự kiểm điểm
Thanh Quang: Thưa, chúng tôi được biết ông đã nhiều lần tỏ ra bất khuất trước hành động đàn áp tù nhân chính trị trong tù, kể cả việc hô to những khẩu hiệu chống Hà Nội, tố cáo chế độ lao tù dã man, bản án bất công. Ông có thể cho biết về vấn đề nầy được không ?
Ô. Trương Văn Sương: Được. Trước đây thì tôi cũng là người chống đối cực kỳ tại trại giam Nam Hà. Tất cả anh em đó đều gọi tôi là người hùng. Cứ 6 tháng đầu năm là tôi bị đi cùm, biệt giam, kỷ luật. Mỗi năm thì tôi bị đi 2 lần như vậy. Không có gì khác hơn là họ bảo tôi viết một bản kiểm điểm. Tôi viết bản kiểm điểm với nội dung như sau:
Ô. Trương Văn Sương: Được. Trước đây thì tôi cũng là người chống đối cực kỳ tại trại giam Nam Hà. Tất cả anh em đó đều gọi tôi là người hùng. Cứ 6 tháng đầu năm là tôi bị đi cùm, biệt giam, kỷ luật. Mỗi năm thì tôi bị đi 2 lần như vậy. Không có gì khác hơn là họ bảo tôi viết một bản kiểm điểm. Tôi viết bản kiểm điểm với nội dung như sau:
Chúng tôi khẳng định rằng chúng tôi vô tội. Chúng tôi là những người có công với đất nước. Mặc dù chúng tôi không đắp được một con đường hay xây được cái nhà, nhưng chúng tôi là những người đã đem mồ hôi, nước mắt, xương máu để đấu tranh cho nhân quyền, tự do, dân chủ cho VN.
Còn nói những người có tội, thì chính đảng CSVN là những người có tội. Họ đã 2 lần gây thêm thù và bớt bạn. Bằng chứng là năm 1954, họ đã cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp, giết chết hàng triệu người Miền Bắc vô tội. Và lần thứ hai là vào năm 1975, khi chiếm được Miền Nam, họ bày ra tập đòan, tập thể, thu gom, làm cho người dân VN bất mãn, kể cả giới xe lôi, xe kéo, nông dân và những trung nông giàu có... đều bị đánh tư sản.
Dân VN không thể sống nỗi nên họ mới bế bồng nhau đi vượt biên, tức xuống thuyền ra ngòai biển để làm mồi cho cá – cũng gần cả triệu người.
Dân VN không thể sống nỗi nên họ mới bế bồng nhau đi vượt biên, tức xuống thuyền ra ngòai biển để làm mồi cho cá – cũng gần cả triệu người. Chính quyền hiện tại là một chính quyền thối nát, tham nhũng.
Những đảng viên, những người chức quyền, họ mới có cái quyền tham nhũng. Còn những người bán rau, dân xe lôi, xe kéo...thì làm gì có chuyện đó. Cho nên chúng tôi mới khẳng định rằng chính quyền nầy, chúng tôi không ủng hộ, không tán thành. Hơn nữa, họ còn bán đảo Hòang Sa, bán Trường Sa, rồi bán một phần đất liền dọc theo biên giới Việt-Trung gần 70 km2 – gần bằng diện tích của tỉnh Bắc Ninh. Điều đó chứng tỏ họ bán đất, bán đảo, họ hiến dâng như vậy để củng cố địa vị của họ trong Bộ Chính trị.
Hình ảnh tang thương với ngôi nhà rách nát của Trương Văn Sương bởi hơn 1/3 thế kỷ phải sống trong chốn lao tù. Hình ảnh thân nhân gởi
chúng tôi là những người tù chính trị VN phải chịu hàm oan suốt hơn 30 năm nay. Với nội dung tôi viết như vậy, lúc nào họ cũng kiềm kẹp, hành hạ, kỷ luật tôi một cách khổ sở
Thanh Quang: Thưa được biết có lúc Bộ Công an VN yêu cầu ông làm đơn xin ân xá, khoan hồng, nhưng ông khước từ. Lý do nào ông khước từ như vậy ?
Ô. Trương Văn Sương: Dạ họ bảo tôi làm đơn, nhưng tôi không có làm đơn. Bởi vì tôi xác định rằng tôi không có tội. Tôi là người có công mà bắt tôi làm đơn xin như vậy là tôi không đồng ý. Nhưng đến khi tôi ngã bệnh rồi, áp huyết cao, tim bị suy, thì họ có bắt tôi làm đơn xin ân xá, tôi có làm. Vì tôi nghĩ rằng nếu không làm thì tôi sẽ bỏ xác tại đây. Buộc lòng tôi phải làm đơn để ra ngòai. Rồi sau nầy thì lịch sử, xã hội, anh em, mọi người sẽ chứng minh cho lòng thành của tôi.
Thanh Quang: Chúng tôi được biết khi còn trong tù, ông sống rất gắn bó, hòa thuận và tương trợ với những anh em bạn tù. Xin ông mô tả về điểm nầy?
Ô. Trương Văn Sương: Dạ họ bảo tôi làm đơn, nhưng tôi không có làm đơn. Bởi vì tôi xác định rằng tôi không có tội. Tôi là người có công mà bắt tôi làm đơn xin như vậy là tôi không đồng ý. Nhưng đến khi tôi ngã bệnh rồi, áp huyết cao, tim bị suy, thì họ có bắt tôi làm đơn xin ân xá, tôi có làm. Vì tôi nghĩ rằng nếu không làm thì tôi sẽ bỏ xác tại đây. Buộc lòng tôi phải làm đơn để ra ngòai. Rồi sau nầy thì lịch sử, xã hội, anh em, mọi người sẽ chứng minh cho lòng thành của tôi.
Thanh Quang: Chúng tôi được biết khi còn trong tù, ông sống rất gắn bó, hòa thuận và tương trợ với những anh em bạn tù. Xin ông mô tả về điểm nầy?
Sau cảnh lao lý như thế này, tôi cho rằng sự chịu đựng của con người tôi, tôi không tưởng tượng được. Tôi không ngờ tôi chịu đựng nỗi đến mức nầy.
Ô. Trương Văn Sương: Dạ ở trong tù thì có thể nói tôi là người kém may mắn vì gia đình tôi rất nghèo túng. Nhưng sống trong tù tôi rất hòa đồng với anh em, vui vẻ. Anh em nào yếu đuối thì tôi cũng giúp đỡ. Anh em nào bận rộn thì tôi cũng nấu nướng nầy nọ cho anh em...
Từ chỗ đó anh em cũng quý tôi, có cảm tình với tôi và anh em cũng chấp nhận chia xớt cho nên tôi mới còn sống tới ngày hôm nay. Còn nếu không được ai chia xớt thì xin lỗi, ngày hôm nay tôi không nói chuyện với anh được.Thanh Quang: Sau cùng, thưa ông, sau hơn 3 thập niên bị cảnh lao lý khắc nghiệt, ông có nhận xét gì không về vấn đề nầy ?
Ô. Trương Văn Sương: Sau cảnh lao lý như thế này, tôi cho rằng sự chịu đựng của con người tôi, tôi không tưởng tượng được. Tôi không ngờ tôi chịu đựng nỗi đến mức nầy. Mà tôi chịu nỗi đến mức nầy, nó vượt ra ngòai ý tưởng của tôi.
Thanh Quang: Thưa, xin cảm ơn ông Trương Văn Sương rất nhiều.
Ô. Trương Văn Sương: Dạ, cảm ơn anh.
No comments:
Post a Comment