Phương Uyên và Nguyên Kha tại phiên phúc thẩm |
Nguyễn Thu Trâm
Sau bao tháng ngày chờ đợi và đồn đoán về kết quả phiên
tòa phúc thẩm xét xử hai sinh viên yêu nước Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương
Uyên, hai bạn trẻ đã “Vì danh dự dân tộc,
chống giặc Tàu. Vì tương lai đất nước, chống tham nhũng” mà lụy vòng lao lý
từ ngày 12 tháng 10 năm 2012. Trước khi phiên phúc thẩm được khởi diễn tại
thành phố Tân An, tỉnh Long An để xét xử hai bạn trẻ Kha và Uyên về tội yêu nước,
nhiều người cho rằng với điều kiện tiên quyết để Việt Nam được
gia nhập Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương TPP - Trans-Pacific
Strategic Economic Partnership Agreement – cũng như hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ,
là cải cách dân chủ và cải thiện thành tích nhân quyền ở Việt Nam.
Vì vậy mà
phiên tòa phúc thẩm Phương Uyên – Nguyên Kha vào ngày 16 tháng 8 là một minh
chứng cho cộng đồng quốc tế thấy được sự tiến bộ về nhân quyền của CSVN thể hiện
qua việc giảm án, thậm chí xử trắng án cho hai bạn trẻ Uyên-Kha. Đặc biệt là những
sự kiện liên quan đến phiên phúc thẩm, xãy ra không lâu trước khi phiên tòa được
khai diễn đó là việc chánh án tòa phúc thẩm Trương Thị Minh Thơ gởi thông báo đến
Luật Sư Nguyễn Thanh Lương, người sẽ bào chữa cho Đinh Nguyên Kha tại phiên
phúc thẩm, thông báo rằng Luật Sư Nguyễn Thanh Lương đã không còn giá trị pháp
lý để bào chữa cho Nguyên Kha, vì Kha đã từ chối sự bào chữa của luật sư… càng
làm cho nhiều người tin rằng cơ quan
tố tụng đã sắp xếp để cơ quan an ninh khống chế, buộc Kha phải ký đơn từ chối
luật sư biện hộ, với hứa hẹn là tòa sẽ giảm án, nhằm mục đích thể hiện cho công
luận thấy rằng việc giảm án là do chính sách nhân đạo của đảng và nhà nước
trong từng bước cải thiện dân chủ và nhân quyền, chứ không phải do bất cứ sự
can thiệp hay biện hộ nào của các luật sư.
Tưởng cũng cần nhắc lại rằng trong phiên xử sơ thẩm vào
ngày 16 tháng 5 tức là vừa tròn 3 tháng trước đó, Đinh Nguyên Kha đã bị kết án
8 năm tù giam và 5 năm quản chế, Nguyễn Phương Uyên đã bị kết án 6 năm tù giam và
3 năm quản chế.
Thế nhưng những diễn biến xãy ra vào sáng 16 tháng 8 tại
thành phố Long An nơi tòa phúc thẩm sẽ tiến hành xét xử hai "bị cáo" lại khiến
cho nhiều người tỏ ra quan ngại bởi có nhiều chỉ dấu cho thấy không có bất kỳ một
động thái tích cực nào của nhà cầm quyền CSVN thể hiện thiện chí cải cách dân chủ
và nhân quyền cho Việt Nam mặc dù trong chuyến công du đến Hoa Kỳ từ 24 đến 26
tháng 7 năm 2013 chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có những hứa hẹn về tiếp tục cải
thiện tình trạng nhân quyền cho Việt Nam, và mới gần đây vào hôm 31 tháng 7 vừa
qua, Hạ Viện Hoa Kỳ vừa thông qua với tỷ lệ áp đảo Luật Nhân Quyền Việt Nam
2013 do dân biểu Chris Smith, Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền thuộc Ủy ban Đối ngoại
Hạ viện Mỹ, là tác giả, với Luật HR 1897 đề ra các biện pháp thúc đẩy nhân quyền
ở Việt Nam bằng cách ngăn chính phủ Mỹ viện trợ không vì mục đích nhân đạo cho
Việt Nam trừ phi Hà Nội có những tiến bộ nghiêm túc và đáng kể trong lĩnh vực
nhân quyền, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế. Mà theo đó, “Mục đích của luật mà cả lưỡng đảng đều ủng hộ này rất đơn giản là nhằm
gửi một thông điệp rõ ràng, mạnh mẽ, hữu lý tới nhà cầm quyền cộng sản đang gia
tăng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam rằng Hoa Kỳ hết sức nghiêm túc trong công
cuộc đấu tranh chống lại những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.”
Cũng giống như tất cả các phiên tòa “công khai” xét xử
các nhà dân chủ và bất đồng chính kiến khác: Các quan xá lân cận tòa án đều buộc
phải đóng cửa, mọi ngã đường dẫn đến tòa án đều bị phong tỏa, hàng trăm nhân
viên an ninh mặc thường phục cùng hàng trăm cảnh sát chống bạo động được triển
khai khắp thành phố với cả xe cứu hỏa, vòi rồng và Camera được cài đặt khắp nơi
để theo dõi nhất cử nhất động của những người yêu chuộng công lý và ủng hộ mạnh
mẽ những người vì lòng yêu nước mà phải ra trước pháp đình để chịu sự xét xử của
phường buôn dân bán nước.
Những người đến ủng hộ Uyên Kha từ khắp mọi miền đất nước |
Cũng
như những phiên tòa kẻ bán nước xét xử những người
yêu nước trước đây, tại phiên phúc thẩm hai sinh viên yêu nước Uyên-Kha
sáng
nay, dù là phiên tòa xét xử “công khai” nhưng bên trong tòa án cũng chỉ
có hội
đồng xét xử, hai bị cáo và các nhân viên an ninh và một vài phóng viên
báo chí
lề đảng, còn những người ủng hộ “bị cáo”, kể cả cha mẹ của các "bị cáo"
đều bị ngăn chặn từ bên ngoài, tuyệt nhiên không ai được phép vào theo
dõi,
xem, nghe các “bị cáo” và hội đồng xét xử đã làm gì, nói gì, phiên xét
xử diễn
biến ra sao, bởi đây cũng là phiên tòa xét xử “Công khai” mang đặc sệt
tính chất
XHCN. Một điều lạ lùng hơn những phiên tòa trước đây, đó là ngoài Luật
sư biện
hộ cho Đinh Nguyên Kha là Nguyễn Thanh Lương đã nhận thông báo bị truất
quyền
bào chữa do thân chủ nhận lệnh “từ chối” từ cơ quan an ninh điều tra,
còn lại
thì Luật sư bào chữa cho Phương Uyên cũng bị buộc phải rời tòa chỉ sau
10 phút
khai mạc, do thân chủ cũng bị áp lực phải “từ chối” luật sư bào chữa cho
mình
ngay tại phiên tòa. Tất nhiên chẳng khó khăn chút nào để hiểu ra rằng cơ
quan tố
tụng của CSVN đã vừa áp lực vừa mặc cả với “hai bị cáo” về kết quả phiên
phúc
thẩm với một trog những điều kiện quan trọng là từ chối sự bào chữa của
các luật
sư tại Tòa. Nhưng vẫn chưa ai hiểu ra tại sao đến cả cha mẹ ruột của các
“bị
cáo” cũng không được dự khán phiên xét xử này. Phải chăng đảng và nhà
nước
không muốn những thông tin về phiên tòa chưa từng có tiền lệ này bị phơi
bày ra
trước công luận?
Phương Uyên với gia đình, chiến hữu và bè bạn |
"Đối với Đinh
Nguyên Kha, nhà cầm quyền phải trả tự do cho thanh niên này ngay lập tức và vô
điều kiện."
"Điều này cho
thấy việc liên tục gây sức ép với Việt Nam về nhân quyền có thể mang lại những
kết quả tích cực."
Và, để nhận xét về mặt trái của quyết định này, ông Phil
Robertson cho rằng: "Việc tòa án xét
xử như vậy cũng chỉ ra một thực tế: Tòa án và các cơ quan 'công lý' của Việt
Nam hoàn toàn làm việc một cách mờ ám và bị kiểm soát chặt chẽ bởi chính phủ và
đảng cầm quyền. Dẫu vậy, đây cũng là
một tín hiệu "tích cực" và cũng là bài học kinh nghiệm cho cộng đồng
quốc tế.”
"Rất có thể áp
lực của cộng đồng quốc tế đã giúp dẫn đến kết quả này, và điều này cho thấy việc
liên tục gây sức ép với Việt Nam về nhân quyền có thể mang lại những kết quả
tích cực. Cộng đồng quốc tế nên rút kinh nghiệm từ việc này và gia tăng nỗ lực
trong việc thúc giục Việt Nam tôn trọng các quyền dân sự và chính trị của người
dân nước mình."
Vâng, mọi người dân Việt Nam trong và ngoài nước đều hết
sức đống tình với nhân định của ông Phil Robertson rằng “Đối với Đinh Nguyên Kha, nhà cầm quyền phải trả tự do cho thanh niên
này ngay lập tức và vô điều kiện”. Do vậy, niềm vui của những người yêu tự
do và công lý vẫn chưa được trọn vẹn sau phiên toàn này, bởi một một thanh niên
là một sinh viên yêu nước vẫn còn phải chịu án phạt 4 năm tù vì tội yêu nước,
mà đáng lẽ ra cùng với bao nhiêu người yêu nước đang dân thân vì tương lai của
đất nước, vì tiền đồ của dân tộc, thanh niên ấy phải được tôn vinh chứ không phải
bị tù đày lao lý. Điều này cho thấy rằng dẫu cộng sản đã biết cúi đầu khuất phục
nhưng rõ ràng là vẫn chỉ mới nửa vời nên công lý vẫn chưa được thực thi trọn vẹn
và như vậy là cuộc đấu tranh cho công lý và sự thật của các nhà dân chủ, của
các tổ chức đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam vẫn sẽ còn phải tiếp
tục, tất nhiên là trong cuộc đấu tranh đó, từ sau phiên tòa này, niềm tin của
những người dấn thân sẽ mạnh liệt hơn, bởi hơn bao giờ hết, trong xu thế toàn cầu
hóa hiện nay với khát vọng được hội nhập với cộng đồng quốc tế, thì nhà cầm quyền
CSVN sẽ không thể “một mình một chợ” muốn vùng vẫy thế nào cũng được như khi thế
giới còn lưỡng cực và cái gọi là hệ thống XHCN vẫn chưa đến thời tự diệt vong
vào những năm cuối thế kỷ trước, đó là cái thời mà dẫu cái thiện nhiều hơn,
nhưng cái ác cũng mạnh hơn. Còn ngày nay khi cái hệ thống XHCN đã không còn nữa,
khi người “láng giềng môi hở răng lạnh”, người đồng chí tốt đã không còn che giấu
mưu đồ bá quyền bằng những hành động gặm nhấm dần đất đai, biển đảo và biến người
đồng chí “tiểu quốc” thành một phần lãnh thổ của mình như chúng đã thực hiện được
với Tân Cương, Tây Tạng… thì điều kiện
duy nhất để Việt Nam tránh được hiểm họa đó, là hội nhập với cộng đồng quốc tế,
là bang giao và hợp tác toàn diện với các quốc gia phương Tây, đặc biệt là với
Hoa Kỳ mà muốn thực hiện được điều này thì nhất định cộng sản Việt Nam phải đoạn
tuyệt với chế độ độc tài đảng trị, phải xây dựng một chính phủ đa nguyên, một nhà
nước pháp quyền thực sự của dân, do dân và vì dân, phải thực sự tôn trọng các
tiếng nói đối lập và tôn trọng một cách tuyệt đối quyền làm người của tất cả mọi
công dân. Và, vừa qua kết quả của phiên phúc thẩm Uyên-Kha với một người được
chuyển thành án treo, một người được giảm còn một nửa mức án của tòa sơ thẩm đã
tuyên phạt là hoàn toàn không do “chính sách nhân đạo hay khoan hồng của đảng
và nhà nước đối với những phạm nhân đã biết nhìn nhận tội và hứa sẽ không tái
phạm” như là một cách tuyên truyền gian mạnh của cộng sản, bởi dẫu buộc phải “từ
chối” sự bào chữa của luật sư theo “định hướng” của cơ quan tố tụng, nhưng ngay
tại tòa, cả Phương Uyên và Nguyên Kha đều tuyên bố là kêu oan chứ không yêu cầu
giảm tội. Đặc biệt Phương Uyên đã đưa Hội đồng Xét xử vào thế bí là "yêu
cầu xử đúng người đúng tội". Những hành động chống đảng cộng sản của cả
hai sinh viên yêu nước cần được xét xử theo điều 258 Bộ luật hình sự chứ không
phải điều 88 như đã áp dụng. Khi Phương Uyên chỉ ra điều này thì Hội đồng Xét xử
và cả Kiểm sát viên đều lúng túng. Cả hai sinh viên yêu nước đều đòi được xét xử theo Bộ luật hình sự chứ không theo Điều 4
Hiến pháp. Quá hiển nhiên, đây chính là sự cúi đầu nhượng bộ của chế
độ CSVN đối trước áp lực của quốc tế và lương tri loài người cũng như trước sự
đấu tranh kiên cường cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho mọi người dân Việt
Nam của những con dân Đất Việt.
Dù nhà đương quyền vẫn xảo trá, gian manh như bản chất cố
hữu của cộng sản, nhưng kết quả của phiên tòa phúc thẩm Uyên Kha ngày 16 tháng
8 vừa qua đã giúp cho mọi người dân Việt vượt qua mọi sự sợ hãi trước bạo quyền
khi dấn thân vào công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho quê
hương, dân tộc, bởi hơn bao giờ hết, họ đã thấy được thế tất thắng của công lý
và sự thật trước bạo quyền, nhất là yếu tố can thiệp ngoại giao
không thể không buộc chế độ độc tài đảng trị phải cúi đầu, khuất phục trong xu thế hội nhập quốc
tế hiện nay.
We shall overcome! We shall overcome! We shall overcome
someday! Tiếng hát của những người đến ủng hộ hai bạn trẻ yêu nước tại phiên
phúc thẩm như vẫn còn vang vọng mãi. Vâng, chúng ta sẽ chiến thắng, nhất định
chúng ta chúng ta sẽ hoàn toàn chiến thắng vào một ngày không xa nữa bởi cái
thiện sẽ chiến thắng cái ác là quy luật của muôn đời.
Nguyễn Thu Trâm
No comments:
Post a Comment