Ngày 28/12/2012 - Phóng viên Không Biên giới lên án phán quyết mà quan tòa đã tuyên hôm nay đối với ba blogger – Nguyễn Văn Hải (còn được gọi là Điếu Cày), Tạ Phong Tần và ông Phan Thanh Hải (còn được gọi là Anhbasaigon) – và ngày hôm qua trong trường hợp của Nguyễn Văn Khương, phóng viên điều tra, được biết với tên Hoàng Khương.
Tổ chức này cũng lên án vụ bắt giữ ngày hôm qua blogger, nhà hoạt động Lê Quốc Quân và kêu gọi thả anh ra ngay lập tức.
“Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Anhbasaigon đã không làm gì để xứng với những bản án này,” Phóng viên Không biên giới cho biết. “Bằng cách xác quyết các án tù dài hạn cho các blogger, nhà chức trách Việt Nam đang thể hiện sự khinh miệt của họ đối với quyền tự do căn bản và đặc biệt là quyền tự do ngôn luận”.
“Chúng tôi rất lo lắng về kết quả khả quan của phiên tòa vào ngày 8/1/2013 của 9 blogger Công giáo trẻ, bao gồm Paulus Lê Sơn và sự bắt giữ ngày hôm qua blogger, nhà hoạt động quyền con người Lê Quốc Quân”.
“Chúng tôi kêu gọi Liên minh châu Âu, người thắng của giải Nobel Hòa bình năm nay, gây áp lực lên chính phủ Việt Nam nhằm chấm dứt đàn áp không ngừng đối với những người bất đồng chính kiến nói chung và người cung cấp tin tức nói riêng”.
Án tù nặng nề bị giữ nguyên trong phiên xử phúc thẩm hôm nay dành cho hai trong ba blogger mà họ bị tuyên án vào ngày 24 tháng 9. Nhà hoạt động Điếu Cày và cựu sĩ quan cảnh sát Tạ Phong Tần vẫn bị giữ y án lần lượt 12 và 10 năm tù giam, cộng thêm 5 năm quản thúc tại gia.
Blogger Anhbasaigon, người duy nhất nhận tội, đã được giảm án từ 4 năm tù giam xuống còn 3, kèm theo 3 quản thúc tại gia.
Trong thời gian bị giam cầm, các blogger gặp phải nhiều gian truân. Điếu Cày được cho phép gặp con trai của ông, Nguyễn Trí Dũng, dưới sự theo dõi chặc chẽ, cuộc gặp chỉ trong vài phút hôm 07 tháng 11, ông than phiền bị giam giữ trong khu AB của nhà tù Chí Hòa, nơi thường dành cho những người bị kết án tử hình.
Tạ Phong Tần, tác giả của blog “Công Lý và Sự Thật”, đã phải trả một giá đặc biệt cao vì sự kiên định của cô. Mẹ cô đã tự hủy mạng sống của chính mình vào cuối tháng bảy bằng cách đốt lửa tự thiêu bên ngoài trụ sở của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu.
Vợ Anhbasaigon, bà Nguyễn Thị Liên, nói với Phóng viên Không biên giới trong một cuộc gọi điện thoại rằng chồng bà bị nhức đầu thường xuyên, mất ngủ, cao huyết áp, và rằng ông đã hoàn toàn bị suy sụp bởi bản án nặng nề.
Một phiên tòa phúc thẩm ngày hôm qua đã giữ nguyên án tù bốn năm đối với Hoàng Khương, phóng viên nhật báo Tuổi Trẻ, anh đã sắp xếp để một sĩ quan cảnh sát nhận hối lộ trong quá trình điều tra làm phóng sự tham nhũng. Bị bắt giam từ tháng một, Hoàng Khương chuyên làm phóng sự các trường hợp tham nhũng.
“Những gì Khương đã làm là để có được bằng chứng không thể chối cãi về tham nhũng của cảnh sát Việt Nam, anh đã báo cáo trong bài viết, và không thể bị coi là cố tình tham nhũng”, Phóng viên Không Biên giới cho biết. “Chúng tôi kêu gọi hệ thống tư pháp đảo ngược sự bác đơn kháng cáo của Hòang Khương và thả anh trên cơ sở rằng công việc mà anh ấy làm là vì lợi ích chung”.
Tội danh “tham nhũng” và “gian lận thuế” thường được mang ra để chống lại các nhà báo và các blogger Việt Nam. Đó là những cáo buộc về gian lận thuế đã được sử dụng để bắt giữ blogger Lê Quốc Quân, và trong năm 2008 là Điếu Cày.
Một số blogger đã bị bắt giữ trong phiên xử phúc thẩm hôm nay và em gái của cô Tần, Tạ Minh Tú, đã không được phép vào tòa án.
Việt Nam từ lâu đã bị Phóng viên Không Biên giới liệt vào danh sách “Kẻ thù của Internet” và hiện tại là nhà tù lớn thứ ba trên thế giới dành cho các blogger và những người bất đồng chính kiến online, chỉ sau khi Trung Quốc và Iran.
No comments:
Post a Comment