Wednesday, December 5, 2012

CS dùng dân tộc VN, đổi vũ khí cướp chính quyền


Huỳnh Tâm (Danlambao) - “Choang là dân tộc có dân số đông nhất trong các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, vốn sinh cư chủ yếu dọc theo biên giới Việt Nam và Trung Quốc, gồm có Châu tự trị Miêu Văn Sơn, Vân Nam. Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, và Huyện tự trị Dao Liên Sơn, Quảng Đông. Chính cục tình báo Hoa Nam tạo mọi điều kiện cho tên tuổi của Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương) được người ta biết đến như một nhà cách mạng của dân tộc Việt Nam... Hy vọng toàn dân Việt Nam hãy tỉnh giấc ngủ say, đừng để giặc lừa gạt gọi tên gián điệp Hồ Tập Chương của Trung Quốc, bằng cha già dân tộc Việt Nam!...”

Trên đường về lại Lồng chim Trung Quốc (Tây Hàng làng), tôi có những khúc mắc khó hiểu về con số tình báo của Việt Nam, cho đến nay đã có bao nhiêu người được đào tạo chuyên nghiệp tình báo tại Trung Quốc, nếu tính từ năm 1941-1987 đảng CSVN chọn ít nhất mỗi năm 2 người, như vậy tạm lấy con số 100 người, chưa kể một số lớn đào tạo tình báo tại Liên Xô.

Trong đầu tôi đã có ý định tìm hiểu về tình báo Việt Nam, qua sự hiểu biết của Nhất Biến, liền hỏi:

- Thưa anh Nhất Biến, theo anh mỗi năm đảng CS Việt Nam gửi bao nhiêu người qua Trung Quốc, và chọn theo tiêu chuẩn nào để đào tạo thành một tình báo chuyên nghiệp?

Nhất Biến suy nghĩ một hồi lâu rồi đáp:

- Viên Dung hỏi đôi câu này có ý tìm hiểu cánh cửa tình báo Việt Nam, đúng thế không?

- Vâng, vì rất thú vị.

Những tình báo, tuyên thệ trung thành với CS Quốc Tế 
tại Hội đồng Quân ủy trung ương Trung Quốc. Nguồn: Nhất Biến

Nhất Biến nói tiếp:

- Theo tôi biết, trung tâm đào tại tình báo nằm tại thủ phủ Côn Minh, Thành Đô và Bắc Kinh Trung Quốc. Ngoài ra còn có nhiều chi nhánh đào tạo về chuyên môn tại những trường quân sự như Hoàng Phố, Nam Ninh, Thành Đô và Bắc Kinh v.v... đảng CSVN chọn thành phần đảng viên ưu tú từ Công an và Quân đội, cứ mỗi Tam cá nguyệt đưa qua Trung Quốc trung bình 5 người, sau khi đến Trung Quốc lọc lại một lần nữa, tuy 5 người vào trung tâm đào tạo tình báo, nhưng có người đào tạo 6 tháng, 1 năm và 2 năm. Từ 5 người chọn ra 1 hay 2 người có cá tính đặc biệt, phải qua hội đồng công nhận tiếp tục đào tạo thên 3 năm nữa, mỗi tình báo chuyên nghiệp đào tạo 5 năm.

Tôi được biết An ninh Bộ Quốc phòng Trung Quốc chọn người đào tạo rất khác thường, và sau 5 năm trở thành tình báo chuyên nghiệp, phải có một lý lịch Tam Vô. Vô sản (bần cố nông hay nghèo khó), Vô học (học lực tầm thường), Vô tổ quốc (chưa đào tạo qua chương trình công dân). Sau khi tốt nghiệp tình báo phải tuyên thệ trung thành với CS Quốc tế và được cấp mã số tình báo. Sau khi tuyên thệ họ được đào tạo thêm 5 tháng về bí quyết cướp chính quyền, lãnh đạo quốc gia đồng thời giải phẫu tâm lý, nếu cần giải phẫu luôn phần mặt. An ninh của Bộ quốc phòng Trung Quốc chuẩn bị rất chu đáo để người học trò tình báo xuống núi một cách bí mật và an toàn, một khi tình báo viên chuyển công tác đều làm lại hồ sơ mới (thay đổi họ tên, nơi sinh và cả tên tuổi của cha mẹ) thậm chí lập gia đình mới bỏ vợ cũ, đương nhiên người vợ mới trong tổ chức tình báo, đặc điểm của giới nam thấy chuột là vồ, bởi thế dù tài ba mấy cũng khó phân biệt vợ mình là ai? Mỗi tình báo có mật mã riêng do An ninh Bộ Quốc phòng cấp, tự nói trở thành người dưới sự chỉ đạo của đảng CS Trung Quốc, chính Hồ Chí Minh cũng không ngoại lệ này.
Thẻ công an nội bộ văn phòng, Mã K10. Nguồn: Nhất Biến

Viên Dung muốn khám phá lĩnh vực tình báo, trước nhất phải có ít nhiều khái niệm, và chọn một chân dung phức tạp nhất để tham khảo, chẳng hạn như Hồ Tập Chương được người ta ướp xác lập lăng tẩm tại Hà Nội, trước đây y được đảng CS Trung Quốc đào tạo tình báo tại Võ bị Hoàng Phố và Bắc Kinh mãi đến đầu năm 1939. Y được Cục 2 Tình Báo Trung Quốc chọn thay đổi lý lịch tên mới là Hồ Chí Minh, sau đó y nhận lệnh công tác tại khu tự trị người Choang. Theo báo cáo, chỉ 1 tháng sau, Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương) đã hội nhập vào cộng đồng người Choang tiếp cận từng tộc một như Bố Choang, Bố Nùng, Bố Liêu, Bố Thổ, Bố Việt, Bố Mạn, Bố Tày, Dao, Mèo, và Thái v.v....

Khu tự trị dân tộc Choang tại Miêu Văn Sơn, Vân Nam. Ảnh: Nhất Biến.

Chúng ta cũng nên biết nguồn gốc Choang có từ lịch sử cộng đồng dân cư Bách Việt.

Choang là dân tộc có dân số đông nhất trong các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, vốn sinh cư chủ yếu dọc theo biên giới Việt Nam và Trung Quốc, gồm có Châu tự trị Miêu Văn Sơn, Vân Nam. Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, và Huyện tự trị Dao Liên Sơn, Quảng Đông. Chính cục tình báo Hoa Nam (MSS) tạo mọi điều kiện cho tên tuổi của Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương) được người ta biết đến như một nhà cách mạng của dân tộc Việt Nam.

Đồng thời MSS chọn địa thế lập chiến khu, cuối cùng Pác Bó là địa danh thích hợp nhất, bởi nơi này trong lãnh thổ Việt Nam đối diện những khu tự trị Choang, nằm trên tam điểm cùng biên giới Việt Nam với Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc, thuận tiện tiếp viện, thế là Hồ Tập Chương trở thành Hồ Chí Minh, đúng vào mùa Xuân, ngày 28/1/1941 Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương) chính thức tuyên bố chiến khu Pác Bó.

Để thành hình một chiến khu Pác Bó có tầm cở chiến lược cách mạng Việt Nam, Cục 2 tình báo hải ngoại và phản gián Trung Quốc qua Tân Hoa Xã loan tải tin Hồ Chí Minh có mặt tại biên giới Việt Nam. Cùng thời điểm Hồ Chí Minh và phản gián Trung Quốc ra sức thanh trừng những tình báo do KGB đào tạo, từ đó hầu như không còn địch thủ tình báo nào tham gia vào cuộc chơi cướp chính quyền. Chúng ta cũng nên biết, người thật Hồ Chi Minh trước đó cũng do KGB huấn luyện tại Mạc Tư Khoa.

Tôi không ngờ kiến thức tổng quát của Nhất Biến đến cảnh giới thượng thừa và am tường cả lãnh vực tình báo Việt Nam, liền hỏi:

- Thưa anh Nhất Biến, lúc nãy anh nói về "Hồ Chí Minh cũng không ngoại lệ". Tôi chưa hình dung được ý của anh, và nhân đây xin anh xổ ra hết kiến thức của anh về tình báo Việt Nam nhất là qui luật hoạt động độc lập hay trực hệ bởi tổ chức tình báo Trung Quốc và Nga.

Nhất Biến cười thong thả đáp:

- Viên Dung cần phải hiểu con người tình báo, họ sống giả hơn là sống thật, mặt nổi của họ sinh hoạt bình thường, và đơn giản để đối thủ không chú ý, nhất là che dấu thật kín đáo thân phận thực của một tình báo có tầm cở quốc tế, chính yếu họ phải hội nhập vào cộng đồng mới, bằng mọi cách tiến thân theo qui luật giai cấp xã hội, mọi sinh hoạt của tình báo tùy theo môi trường ứng biến để chiến thắng (sống) không thể thua (chết), mặt nổi xem ra không có liên lạc hay ràng buộc nào, tuy nhiên nó đã cam kết theo văn tự tình báo trong mỗi người đối với tổ chức.
Khẩu súng AKS-74U của Hồ Tập Chương. Nguồn: Nhất Biến.

Và chúng ta muốn khám phá một nhân vật tình báo như Hồ Chí Minh không khó, chỉ cần kiên nhẫn soi rọi từng vấn đề qua khoa học, tâm lý và cần có phương tiện tham khảo. Theo hồ sơ của Quân ủy trung ương Trung Quốc lưu trữ tại trung tâm tình báo Hoa Nam (MSS), Hồ Tập Chương bí số T24Q531, vốn người thuộc sắc tộc Hyakka tức Khách Gia, thuộc huyện Miên Lật, thị trấn Đồng La, Đài Loan. Y đã lập gia đình với Tăng Tuyết Minh, sinh hạ được một mặt con. Tăng Tuyết Minh nguyên nữ điệp báo cấp thừa lệnh, công tác y tá, nhiệm vụ gây mê (đánh thuốc độc), nay Hồ Tập Chương chính thức trở thành nhân vật mới có tên Hồ Chí Minh, trên thực tế Hồ Chí Minh thật đã chết trong tù vào năm 1932, tại Hương Cảng, chính quyền bảo hộ Anh còn lưu trữ giấy khai tử của Hồ Chí Minh.

Ngoài ra MSS còn lưu trữ hồ sơ bí số T24Q531 ghi chú nhiều điểm rất thú vị, ngày 18/01/1939, Hồ Tập Chương tiếp nhận công tác mới, phải trải qua một cuộc giải phẫu toàn diện rất khó khăn, như Dung Dịch Thuật (giải phẫu mặt), tướng đi, cách sống, tâm lý và liên hệ gia đình tại quê hương Hồ Chí Minh.

Cuộc giải phẫu này thành công, tuy nhiên MSS và Hồ Tập Chương không thể thay đổi được bốn yếu tố căn bản, như chỉ tay, vành tai, tiếng nói và ADN. Xem ra chân dung Hồ Chí Minh mới chưa được hoàn chỉnh.
Compass của Hồ Tập Chương. Nguồn: Nhất Biến.

Có một hồ sơ khác ghi chú: Trước khi Hồ Chí Minh chết chính quyền Hương Cảng lập một Bộ sưu tập ADN có 16 đến 18 dấu đặc biệt xem được nguồn gốc, địa lý của đương sự. Hơn nữa mẫu 18 đánh dấu cung cấp thông tin về cha mẹ và con của người có liên quan.

Ví dụ, trường hợp Hồ Chí Minh thật, nếu là kẻ tấn công đã được xác định bằng cách kiểm tra chéo với các tập tin tự động có chứa ADN của người cha, bởi thế tìm ra kẻ tấn công không khó.

Để phát hiện một nhân vật, dù biệt tích năm mươi năm (50) chỉ cần nhìn vành tai và xác định âm thanh (tiếng nói), bởi hai điểm này không thay đổi một đời người. Cho nên người tình báo sau khi Dung Dịch Thật tuyệt đối không tiếp cận người thân, trừ phi vợ cùng là tình báo, vấn đề của ADN không mã hóa, bởi hệ di truyền.

Cuối cùng MSS đưa ra một kết quả phân tích: Con số ADN duy nhất cho mỗi người, giống như con số xổ số không phá hủy được. Hiện nay mẫu ADN của Hồ Chí Minh thật đã chết trong tù năm 1932 tại Hương Cảng được lưu giữ tại cơ sở dữ liệu ADN của MSS thuộc bộ Quốc Phòng Trung Quốc, họ bảo quản bí mật thông tin này, sở dĩ tôi biết được là nhờ có giấy giới thiệu của CPC mới được vào cơ sở dữ liệu ADN, mục đích vào đó không phải để tham khảo hồ sơ Hồ Chí Minh. Tình cờ tôi nghe được chuyên viên dữ liệu ADN thông ngôn về bộ ADN của Hồ Chí Minh bằng tiếng Việt cho một viên chức CPC.

Hôm nay tôi cũng tình cờ, hiểu được bí mật về Hồ Chí Minh người thật việc giả, tôi cũng muốn biết thêm về tổ chức tình báo của Việt Nam, hỏi:

- Thưa anh Nhất Biến còn tình báo của đảng CSVN có rập khuôn như Trung Quốc không?

Nhất Biến liền đáp:

- Sư phụ Trung Quốc dạy bao nhiêu chiêu thức cho Hồ Tập Chương, cứ thế mà sử dụng, tuy nhiên có pha vài chiêu thức theo kiểu KGB của Nga, mục đích để lừa KGB tin tưởng Hồ Chí Minh còn sống. Về nội bộ tổ chức tình báo của CSVN thì tôi có đọc khá nhiều tư liệu tại CPC (Quân ủy Trung Quốc).

Nhất Biến nói tiếp:

- Viên Dung nên nhớ khi có dịp đọc hồ sơ Hồ Chí Minh không được sao y bản chánh tại chỗ,và tổ chức tình báo Việt Nam thường gọi là Cơ quan tình báo quân đội nhân dân Việt Nam có tiếng lóng "thông minh". Được phối trí như sau:

1 (a) Thông minh văn phòng tình báo Việt Nam.

2 (b) Bộ Nội vụ.

3 (c) Hệ thống tình báo quân đội.
Súng viết của Hồ Tập Chương. Nguồn: Nhất Biến.

Văn phòng tình báo Việt Nam, trực thuộc quân đội nhân dân Việt Nam.

A. Văn phòng tình báo đặt tại Hà Nội, là cơ quan duy nhất phối trí tình báo của Việt Nam, còn được gọi là Hội đồng An ninh có tên Mã K49. Trên danh nghĩa cơ quan trực thuộc Bộ Nội vụ, nhưng trong thực tế lãnh đạo trực tiếp của Bộ Chính trị Đảng Uỷ Trung ương. Chức năng chính của nó là chịu trách nhiệm về hoạt động gián điệp nước ngoài, và các hoạt động tình báo cùng phối hợp giữa các cơ quan tình báo. Sử dụng thương mại, ngoại giao nước ngoài, giao thông vận tải, Bưu chính. Điện lực và các cơ quan chính phủ khác, tình báo thu thập mọi tin tức, như chính trị, kinh tế, ngoại giao, phân tích, sau đó báo cáo lên Bộ Chính trị Đảng ủy trung ương, đồng thời phối hợp hệ thống gián điệp trong nước, đưa ra những mệnh lệnh để giải quyết mọi vấn đề.

Về tổ chức Mã K49 chia thành 12 phòng và khu vực như:

Phòng Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Châu Âu, Châu Mỹ, và Châu Phi. Phòng đào tạo, Phòng kỹ thuật.

Khu vực thì có:

Thông tin liên lạc bí số.

Đặc quyền gián điệp.

Và 26 Ban nghành thi hành theo hướng dẫn lệnh của Bộ Nội Vụ, hoạt động tình báo ở nước ngoài lấy Bộ Ngoại giao làm cơ sở chính, từ đó tổ chức những công cụ ngoại vi. Phái đoàn thường trực Việt Nam ở nước ngoài dưới sự thanh tra đặc nhiệm của "Ji Yide" tiếng lóng hiện nay "hoạt động Hoa".

B. Bộ Nội Vụ

Bộ Nội vụ Việt Nam nơi điều phối tình báo và các cơ quan an ninh chống phản gián, nó thuộc về Chính phủ Việt Nam.

Nhiệm vụ chính là:

(1) Chịu trách nhiệm thu thập tình báo chính trị, kinh tế, và quan trọng nhất quân sự nước ngoài, cũng như việc truy cập hoạt động gián điệp nước ngoài và các hoạt động tình báo trong nước.

(2) Kiểm soát chính trị trong nước, duy trì trật tự công cộng theo đường hướng của đảng. Tình báo viên không bỏ qua mọi chiến đấu, để ý tất cả lời nói và theo xác năng động trong nước, đề phòng việc làm của dân gây nguy hiểm cho an ninh của đảng.

(3) Phụ trách bảo vệ các lãnh đạo của đảng, chịu trách nhiệm về sự an toàn của các phòng ban chiến lược.

(4) Thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt của Bộ Chính trị Trung ương Đảng. Các tổ chức của Bộ thành lập tổng cộng 8 Phòng ban Hội đồng quản trị:

A. Cục An ninh chính trị, Mã k48, gián điệp chống và an ninh, đặc biệt, có trách nhiệm thu thập tình báo an ninh quốc gia và các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, cài tình báo theo dõi, rình rập, giám sát chặt chẽ và kiểm soát bất động sản người nước ngoài.
Miniature máy ảnh của điệp viên. Nguồn: Nhất Biến.

Ngoài ra còn có cụm sáu (6) Phòng đặc nhiệm:

Phòng 1: Chịu trách nhiệm chống gián điệp và các hoạt động tình báo, như Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản, Pháp và Đài Loan của Quốc Dân Đảng.

Phòng 2: Cụm tình báo Fannie và Freddie của Trung Quốc chống gián điệp và các hoạt động tình báo.

Phòng 3: Phụ trách công tác tôn giáo.

Phòng 4: Kiểm soát các hoạt động của các phe phái bên địch.

Phòng 5: Giám sát Đại sứ quán nước ngoài và nhân viên ngoại giao thường trú tại Việt Nam.

Phòng 6: Phụ trách ở nước ngoài chống gián điệp và công việc tình báo ngoại vi.

1 ‒ Trí thông minh văn phòng, còn được gọi là công văn của Hội đồng quản trị Mã k49. Chủ yếu chịu trách nhiệm cho các hoạt động gián điệp công văn bên ngoài.

2 ‒ An ninh nội bộ văn phòng. Mã K10, chủ yếu là chịu trách nhiệm về an ninh và nhiệm vụ đặc biệt.

3 ‒ Bên ngoài Hội đồng quản trị Mã k99 là một trong những cơ quan an ninh chống điện tử gián điệp (phần mềm). Nó chủ yếu tham gia vào các hoạt động giám sát, theo dõi, rình rập, cả trinh sát từng đối tượng trong và ngoài nước Việt Nam.

4 ‒ Cục điều tra hình sự có trách nhiệm điều tra hình sự mọi trường hợp.

5 ‒ Cục Văn hóa Xã hội, Mã k88.

6 ‒ Cơ quan bảo vệ kinh tế, Mã k78.

7 ‒ Cảnh sát giao thông trạm.

Cụm tình báo hội trường gồm:

Cơ quan Công nghệ, Văn phòng đào tạo, Văn phòng các tập tin bí mật, Tổ chức ngoại vi, Văn phòng nhân sự, Tổng cục, Phòng cải cách hình sự. Văn phòng chịu trách nhiệm cho các hoạt động giám sát kỹ thuật của cơ quan chuyên môn, Mã ct.... Nó có trách nhiệm kiểm tra thư tín trong nước và ngoài nước, khai thác điện thoại, ngăn chặn tín hiệu viễn thông ngoại giao, tạo ra những tài liệu giả mạo đánh lừa đối thủ và hướng dẫn dư luận, đánh giá kỹ thuật trinh sát.

C. Hệ thống tình báo quân đội.

Quân đội Nhân dân Việt Nam, đầu não cơ quan tình báo.

Hội đồng cơ quan lãnh đạo cao nhất của hệ thống tình báo quân sự Việt Nam, thuộc Bộ Quốc phòng, trực tiếp dưới sự lãnh đạo Quân Ủy Trung Ương. Nó có trách nhiệm quản lý tổng thể quân sự dân sự qua hệ tình báo quân sự.

Nhiệm vụ chính của nó là:

(1) Hướng dẫn các thông tin tình báo quân đội, trinh sát công việc của bộ phận phát triển và xem xét trinh sát tình báo của quân đội, thường xuyên soạn thảo kế hoạch tình báo được đánh giá chiến lược.

(2) Chịu trách nhiệm cho bộ sưu tập tình báo chiến lược và nghiên cứu tổng hợp, báo cáo giao ban tình báo quan trọng và trách nhiệm quân sự, các dịch vụ vũ trang, và các phòng ban có liên quan.

(3) Gửi tùy viên ngoại giao ra nước ngoài, trên công văn là nhân viên, nhưng thực tế chuyên viên tình báo quân sự. Tình báo trong Bộ ngoại giao có nhiệm vụ hướng dẫn dư luận.

(4) Trách nhiệm cài người vào các cơ quan tình báo khác, thông tin liên lạc và phối hợp.

Văn phòng và các trụ sở chính nhân viên tình báo, gồm có các cụm tùy viên hoạt động tình báo quân sự tại Cục Điều tra kỹ thuật, Cục Kinh doanh, Cục Lưu trữ, Văn phòng Chính trị và Hành chính. Châm ngôn tình báo viên của Văn Phòng "hoàn thiện trí thông minh" (hoạt động bí mật).

Trường Công nghệ có một cơ sở đào tạo tình báo, các chi nhánh quân sự cũng là nơi đào tạo tình báo. Những quân khu của Việt Nam, thực hiện dịch vụ vũ trang, trang bị cho các dịch vụ tình báo, nhiệm vụ chịu trách nhiệm thu thập các hệ thống chiến thuật, chiến dịch thông tin, bao gồm cả thông tin quan trọng phải được báo cáo về Tổng tham mưu trực thuộc Trung ương cơ quan Tình báo. Lãnh đạo Cơ quan tình báo chịu trách nhiệm hướng dẫn hoạt động trên các ngành khác nhau của quân sự, phát triển và xác nhận bộ sưu tập của "trí thông minh" hoặc kế hoạch trinh sát.

Chi nhánh của các cơ quan tình báo quân sự: Lực lượng Không quân tình báo Dịch vụ, Văn phòng Tình báo Hải quân, Quân chủng Phòng không quân Intelligence Service, "trí thông minh" của các khu vực quân sự, các Sở, Tư lệnh các lực lượng bí mật. 

Ngoài ra còn có Trung tâm mệnh lệnh là một cơ thể tổng công ty con của Bộ Quốc Phòng, chịu trách nhiệm, và cho phép các lực lượng tình báo mở ra những đại lý để làm bình phong, các lực lượng vũ trang cũng mở ra những đại lý quân sự quan trọng, lực lượng Báo chí rất quan trong hoạt động trinh sát mặt bằng trong và ngoài nước VN.

Đến đây, Nhất Biến nói:

- Chúng ta đã về đến đầu làng Tây Hàng "Lồng chim Trung Quốc".

Làm tôi hối tiếc vì chuyện Hồ Chí Minh giả và tình báo Việt Nam chưa đến hồi kết thúc, đương nhiên trong lòng tôi cứ xao xuyến mãi về hình ảnh quê hương Việt Nam gần như đến hồi mạt vận bởi độc đảng CSVN. 

Hy vọng toàn dân Việt Nam hãy tỉnh giấc ngủ say, đừng để giặc lừa gạt gọi tên gián điệp Hồ Tập Chương của Trung Quốc, bằng cha già dân tộc Việt Nam!

No comments:

Post a Comment