Saturday, December 8, 2012

CSVN TIÊU TỐN 190 TỶ ĐỒNG TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG ĐỂ XÂY DỰNG TƯỢNG ĐÁI MỘT TÊN ĐẠI ÁC

CTV DLB - Đó là tượng nam thần mất tự do sẽ được khánh thành vào ngày mai (09/12/2012) ở Pleiku, Cao nguyên của Việt Nam.
Bức tượng trị giá cỡ… ngàn tỷ đồng, được đúc bằng đồng nguyên chất nhập khẩu về từ các nước tư bản dãy chết.




Dàn đại cồng chiêng hai bên tượng đài cũng tiêu tốn một lượng đồng không kém lượng đồng dùng để đúc tượng nam thần mất tự do.



Dàn đèn đồ sộ được lắp đặt trên cao chuẩn bị cho đêm khánh thành, một lễ hội cũng… quành tráng!


Bức họa phía sau tượng đài cao như núi cũng…quành tráng.








Nơi đặt tượng đài là quảng trường Đại đoàn kết. Quảng trường Đại Đoàn Kết là kết quả đập phá xây lại từ quảng trường 17/03 vừa mới xây dựng xong. Quảng trường chồng lên quảng trường; lãng phí đã chồng lên lãng phí…





Hòn đá bị nhốt trong lồng sắt ở Chư Sê nay được vinh danh đứng trên tượng đài thay vào vị trí tượng đài anh hùng Núp đã đứng nơi đây.


Đã không còn anh hùng Núp của Đất Nước Đứng Lên , nay toàn là anh hèn “núp” của đất nước vì xuống… đít Tàu. Anh hùng Núp năm xưa đã bị phá bỏ tượng đài, còn chăng chỉ là một tấm ảnh triển lãm ở một góc của quãng trường.


Công ty môi trường đô thị dùng xe ben kéo đến nhiều ngôi nhà xanh trước lễ khánh thành, chắc là để cho bọn “thế lực thù địch” nó vào đây khi đang dự buổi lễ.

Ảnh: Mông Cổ hạ tượng Lê Nin cuối cùng. Nguồn: Internet

Với bức tượng quành tráng này, dân Gia lai có lắm người rất vui và mừng, đó là giới kinh doanh ve chai đồng nát, có ngày rồi họ sẽ trúng được mối hời đồng nát, như dân Mông Cổ trúng đồng nát từ bức tượng Lê Nin vừa rồi!

CTV DLB



Tượng đái Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên được làm bằng công nghệ mới đầu tiên của Việt Nam

Chiều 10-11, UBND tỉnh Gia Lai đã tổ chức họp báo về nội dung chuẩn bị cho lễ khánh thành công trình Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên vào ngày 9-12-2012.


Công trình Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên được khởi công vào ngày 3-10-2010, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai với mức vốn đầu tư trên 190 tỷ đồng từ ngân sách của Trung ương và địa phương.

Tượng đài Bác Hồ được làm bằng chất liệu đồng, cao 10,8m, bệ tượng cao 4,5m. Phía sau và hai bên tượng Bác là phù điêu bằng đá tự nhiên có chiều dài 58m, cao 11m, chạy theo hình vòng cung với nhiều cánh sen, trên đó thể hiện sinh động quá trình chiến đấu, xây dựng và phát triển cũng như những nét đẹp văn hóa truyền thống (nhà rông, rượu cần, cồng chiêng được cách điệu) của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Sau hơn 2 năm thi công, đến nay công trình cơ bản hoàn thành, UBND tỉnh sẽ tổ chức lễ khánh thành vào ngày 9-12-2012. 

Ông Phạm Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho biết: Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên tại Gia Lai được làm theo công nghệ mới đầu tiên của Việt Nam. Các nhà khoa học không sử dụng phương pháp đúc thủ công như trước đây mà dùng máy ép từng miếng đồng theo từng bộ phận rồi hàn lại bằng máy hàn ở nhiệt độ 1.800 0 C. Công nghệ này hàn nóng chảy tức thì từ trong ra ngoài không làm nóng chảy hoặc ảnh hưởng đến phần đồng xung quanh nhưng mức giá không chênh lệch so với phương pháp đúc. Tượng được làm 100% bằng chất liệu đồng, có sức chịu nhiệt ngoài trời trên 90 0 C, gió bão giật cấp 15, động đất cấp 8...

Đây là công trình văn hóa của tỉnh có ý nghĩa to lớn, là món quà của Đảng, Nhà nước tặng cho Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai và các tỉnh Tây Nguyên. Công trình này thể hiện tình cảm của Đảng, của Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên và cũng là tấm lòng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đối với Đảng, đối với Bác Hồ, làm tăng thêm ý nghĩa sâu sắc về tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam.

Xuân Hoàng

No comments:

Post a Comment