Sunday, December 2, 2012

Hộ chiếu “đường lưỡi bò” vì sao không có Senkaku/Điếu Ngư?


Nhật Bản tuyên bố “không phàn nàn hay phản đối Trung Quốc phát hành hộ chiếu này bởi không thấy Senkaku của họ trên đó”. Phải chăng Trung Quốc sợ Nhật Bản nổi giận?

Trên thế giới, ngoài các nước có chủ quyền bị Trung Quốc đưa vào hộ chiếu lưỡi bò đã lên tiếng phản đối, chỉ trích, thì không có ai lên tiếng. Họ không lên tiếng bởi không phải là công nhận chủ quyền của Trung Quốc mà vì cái bản đồ in trên đó không có một chút giá trị về pháp lý.

Việc Trung Quốc in bản đồ gồm “đường lưỡi bò” lên hộ chiếu công dân của mình là một tiền lệ chưa từng có trong lịch sử các cuộc tranh chấp trên thế giới.

Hành động của họ chẳng phải quang minh chính đại gi cả mà chỉ là lộ rõ sự nhỏ nhen, chỉ là trò gian xảo, ranh mãnh nhưng hệ lụy thì liên quan đến chủ quyền quốc gia, liên quan đến các mối bang giao quốc tế khiến cho các quốc gia rất khó xử, gây phiền hà rất lớn.

“Đường lưỡi bò” phi pháp ngông cuồng
trong hộ chiếu của công dân Trung Quốc
Mới hay, để bành trướng, Trung Quốc không từ một thủ đoạn nào, chủ nghĩa dân tộc Đại Hán thời nào cũng không thay đổi bản chất.

Nói về hệ lụy của nó tức cái lợi, cái hại ảnh hưởng đến Trung Quốc như thế nào thì dư luận thế giới đã phân tích nhiều. Trong bài viết này, chúng ta chỉ quan tâm đến một điều là: Tại sao bản đồ trong hộ chiếu có phần “đường lưỡi bò”, phần tranh chấp với Ấn Độ và một phần Đài Loan nhưng lại không có Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư?

Trung Quốc muốn Mỹ “ngậm miệng” và không phản đối, không gây khó dễ?

Nếu như xét về độ nóng và căng thẳng trong tranh chấp biển đảo giữa Trung Quốc với các nước láng giềng thì vụ Senkaku/Điếu Ngư là đỉnh cao nhất, Trung Quốc thể hiện sự hùng hổ nhất với tất cả sức mạnh của mình.

Điều đó có nghĩa là quần đảo này là quyền lợi sống còn, là lãnh thổ không thể tranh cãi đối với Trung Quốc. Lẽ ra Senkaku/Điếu Ngư phải được ưu tiên vào cái gọi là “hộ chiếu bản đồ”, nhưng, sao lại không?

Rõ ràng đối tượng mà Trung Quốc nhắm đến là 4 nước tranh chấp chủ quyền trên biển với Trung Quốc, trong đó chủ yếu là Việt Nam và Philipines.

Đối với Philipines thì qua vụ Scarborogh, Trung Quốc đã thu được kết quả về “độ bền vững” của Liên minh quân sự Phi-Mỹ rồi. Mỹ chẳng dại gì vì lợi ích nhỏ mà quên đi lợi ích lớn.

Nhưng với Nhật Bản thì lại khác, Trung Quốc đưa Senkaku vào hộ chiếu thì tình hình càng căng thẳng, Nhật Bản càng tăng cường tái vũ trang, liên minh với Nga, Ấn Độ…thì càng khó cho Trung Quốc.

Trong khi đó, liên minh Mỹ-Nhật không phải là liên minh lỏng lẻo. Mỹ sẽ chọn Nhật chứ không phải Trung Quốc nên sẽ làm căng chuyện này, kiên quyết cấm công dân Trung Quốc vào Mỹ với cái hộ chiếu gian xảo kia.

Khi Mỹ đã cấm cửa công dân Trung Quốc vào đất Mỹ thì sẽ có bao nhiêu nước khác theo Mỹ làm việc đó?

Có thể nói, hộ chiếu “đường lưỡi bò” là chiêu rất độc mà Trung Quốc thực hiện, nhưng chỉ có tác dụng với Việt Nam, Philipines. Nếu Trung Quốc sử dụng nó với Nhật Bản thì chính Trung Quốc sẽ hứng lấy toàn bộ “độc dược”.. Lúc đó Trung Quốc sẽ thiệt hại vô cùng lớn, đồng thời bị công dân họ phản đối quyết liệt khi tự thấy mình bị chính phủ biến thành con tin.

Nhật Bản “không phàn nàn, phản đối chuyện này vì không thấy Sen kaku trong đó”. Nhật không phàn nàn, phản đối thì Mỹ lại càng không vì Việt Nam và thậm chí Philipines để phản đối bằng lời nói và hành động.

Chỉ cần như vậy Trung Quốc cũng đã thu được kết quả của việc phân hóa lực lượng, rảnh tay tập trung vào hướng trọng tâm, tránh được “làn đạn ngược”.

Với Việt Nam, có lẽ đây là tâm điểm của hành động mà Trung Quốc nhắm tới. Tuy nhiên, điều đáng buồn cho Trung Quốc là Việt Nam phản công quá tuyệt vời, mềm dẻo mà quyết liệt khiến Trung Quốc bất ngờ, biến hành động đưa bản đồ có “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu công dân Trung Quốc trở thành trò hề, trò cười cho thiên hạ, đồng thời khiến Trung Quốc tự bộc lộ mình là kẻ bành trướng nước lớn mà không quang minh chính đại.

Giờ đây “nước lớn” hay “nước nhỏ” không phải căn cứ vào biên giới lãnh thổ mà đó là căn cứ biên giới chính trị, biên giới kinh tế.

Bành trường chiếm đoạt lãnh thổ, mở rộng biên giới, để chinh phục thế giới thì từ xưa tới nay chưa một quốc gia nào thành công.


Lê Ngọc Thống

Theo: phunutoday

No comments:

Post a Comment