Monday, April 2, 2012

CÂU CHUYỆN NGƯỜI TÙ BẤT KHUẤT TRƯƠNG MINH NGUYỆT


Quỳnh TrâmSau cơn bão số 1 đổ bộ vào Miền Nam ngày 31 tháng 3 và 01 tháng 4 năm 2012 với hàng ngàn ngôi nhà ở Sài gòn, Vũng Tàu bị tốc mái, bị sụp đổ, chúng tôi ghé lại Tân Trạch, huyện Cần Đước, Long An, thăm gia đình cựu tù nhân bất khuất Trương Minh Nguyệt với 3 lần tù, tổng cộng với hơn 20 năm qua nhiều lao tù của cộng sản.

Lần ra tù thứ 3 vào ngày 30 tháng 8 năm 2010, Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam đã tương trợ giúp dựng lại ngôi nhà cho người tù bất khuất này, đến nay chưa tròn hai năm, nhưng khi chúng tôi đến nơi, thì ngôi nhà không còn nữa, trên nền nhà cũ, ngỗ ngan những đồ gia dụng và một ít sách vở giấy tờ ướt sũng nước mưa, xa xa, nhưng tấm tole lợp nhà bị gió xoáy cuốn đi, làm biến dạng, nằm rải rác khắp nơi. Biết nói gì hơn khi với ngần ấy năm tù đày lao lý, nay trong tuổi già bạc xế chiều rồi mà người cựu tù ấy vẫn chưa được yên. Trời sao vẫn chưa chiều lòng người. Và hơn lúc nào hết, giờ đây, đứng trước sự hoang tàn của ngôi nhà người cựu tù này, chúng tôi thấm thía hơn bao giờ hết một kinh nghiệm sống của tiền nhân" Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí".





Xin xem thông tin cũ

Kính thưa quý vị,

Trong những ngày qua, công luận trong và ngoài nước sục sôi với với sự kiện nhà cầm quyền cộng sản Việt nam tại Hải Phòng cướp đất ruộng, phá nhà cửa và bắt giam tra tấn, nhục hình người nông dân nghèo, lương thiện theo kiểu đấu tố địa chủ trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc từ năm 1949 đến 1957, đối với người anh hùng nông dân chinh phục lời nguyền của biển cả Đoàn Văn Vươn, dẫn đến cảnh tan cửa nát nhà, gia tài sản nghiệp phút chốc trở thành của riêng tây của bọn cường hào đỏ ở Tiên Lãng, Hải Phòng. Người nông dân trí thức Đoàn Văn Vươn cùng nhiều người thân trong họ tộc thì lụy vào vòng lao lý. Người dân trong và ngoài nước nghe thấy sự việc, ai cũng vô cùng căm phẫn bè lủ cường hào đỏ trước hành vi lấy thịt đè người, và tất nhiên cũng vô cùng thương cảm cho những người nông dân họ Đoàn, ở Tiên Lãng, Hải Phòng này, một câu chuyện tương tự, cũng từng xãy ra ở miền Nam sau ngày Vong Quốc Hận 30 tháng 4 năm 1975, cũng với một người nông dân trí thức, ở Sài gòn, cũng bất khuất chống lại bạo quyền, cũng bị cướp đất ruộng và cũng bị lụy vòng lao lý của bọn cường quyền đỏ 3 lần với hơn 20 năm tù ngục mà ít  được người đời biết đến. Nhân ngày đón tết cổ truyền Nhâm Thìn 2012, cái tết tủi nhục lần thứ 37 của nhân dân Miền Nam, Phóng viên Quỳnh Trâm đã gặp gỡ người nông dân trí thức, người cựu tù chính trị TRƯƠNG MINH NGUYỆT và thực hiện cuộc phỏng vấn sau đây, chúng tôi xin gởi đến quý vị, quý thân hữu quý chiến hữu, cùng quý chiến hữu toàn bộ cuộc phỏng vấn này, để xin tỏ lòng kính ngưỡng đối với người tù bất khuất này, và cũng xin ghi thêm một tội ác của Hồ Chí Minh và Cộng Sản Việt Nam đối với toàn dân tộc Việt.

Phóng Viên QUỲNH TRÂM: Kính chào chú Trương Minh Nguyệt, thưa chú, nhân dịp ghé thăm và chúc tết chú
Kỷ Yếu Khóa 4/1970 SVSQ Thủ Đức
lần này, cháu xin thực hiện một cuộc phỏng vấn bỏ túi, về cuộc đời, về công cuộc đấu tranh chống bạo quyền cộng sản cũng như về những năm tháng tù đày mà chú phải trải qua, để người Việt trong và ngoài nước sẽ không quên được tội ác của cộng sản bao giờ. Trước hết, xin chú sơ lược về nhân thân.

Cựu Tù Chính Trị, Kỹ Sư Trương Minh Nguyệt: Dạ, cảm ơn cô Quỳnh Trâm đã đến thăm hỏi và chúc tết. Thưa quý vị, tôi là Trương Minh Nguyệt, nguyên là kỹ sư canh nông, sinh năm 1946 tại Phú Lâm, Sàigòn, năm 1970 theo lệnh tổng động viên, tôi nhập ngũ và tham gia khóa huấn luyện sỹ quan trừ bị tại Trường Sỹ Quan Trừ Bị Thủ Đức, khóa 4/70, ra trường với cấp bậc Chuẩn Úy, số quân 66/155267. Sau 2 năm tùng sự trong quân ngũ, tôi được thăng cấp Thiếu úy vào tháng 9 năm 1972. Cùng năm đó tôi được biệt phái về làm Hiệu Trưởng Trường Trung Học Nông Lâm Súc Tân Hiệp, Hóc Môn cho đến ngày Miền Nam bị rơi vào tay cộng sản 30 tháng 4 năm 1975.

Phóng Viên QUỲNH TRÂM: Dạ, thưa chú vậy chú bị bắt giam trong trường hợp nào và tổng cộng, chú đã phải trải qua bao nhiêu năm trong các nhà tù của cộng sản ạ?


Cựu Tù Chính Trị, Kỹ Sư Trương Minh Nguyệt: Dạ, vâng thưa cô, thưa quý vị, do bọn năm vùng đã biết
rằng tôi là sỹ quan biệt phái, nên không lâu sau khi cưỡng chiếm được thủ đô Sàigòn, chính quyền thành phố lúc đó đã gọi tôi ra trình diện và đưa đi cải tạo tại trại Cải tạo Trảng Lớn, Tây Ninh, sau 6 tháng, tôi cùng nhiều anh em sỹ quân QLVNCH tiếp tục bị đưa ra lao cải tại Phú Quốc, thời gian đó nhiều anh em sỹ quan chúng tôi đã chết rất oan nghiệt do đói khát, bệnh tật và một số khác chết do bị rắn độc cắn, cuối cùng chúng tôi bị giải về trại cải tạo Long Giao Long Khánh, trước khi được phóng thích sau thời gian 30 tháng lao cải.

Ngôi nhà của Cựu Tù chính trị, Kỹ Sư Trương Minh Nguyệt sau khi ông Nguyệt đi tù lần thứ 3

Phóng Viên QUỲNH TRÂM: Dạ, thưa chú sau khi được phóng thích, chú có được trở lại làm việc ở Trường Nông Lâm Súc hay không, và lý do nào mà chú bị bắt đi cải tạo lần thứ hai và bị bắt vào năm nào, thưa chú?

Cựu Tù Chính Trị, Kỹ Sư Trương Minh Nguyệt: Dạ, vâng thưa cô, thực ra sau khi mất nước cũng có một
số anh em sỹ quan biệt phái chúng tôi được lưu dung, nhưng số đó ít lắm, chỉ có những người có thân nhân đi làm “cách mạng” mới được lưu dung thôi. Tôi bị quy vào thành phần địa chủ, và thời gian cải tạo thì tôi bị liệt vào nhóm “không bao giờ thuộc bài” thì đời nào mà chúng nó lưu dụng chúng tôi, vã lại, là một cựu sỹ quan của QLVNCH, dù với chút tư cách ít ỏi thôi, cũng chẵng ai chịu khom lưng, cúi đầu làm khuyễn mã cho cộng sản. Vì vậy, sau khi được phóng thích, tôi lại tham gia một tổ chức Phục quốc, với hoài bão lấy lại Miền nam từ tay những tên cướp nước. Lúc đó tinh thần thì ai cũng cao lắm, kể cả những thanh niên trước đó từng trốn quân dịch hay những người từng chạy chọt để được hoãn dịch vì lý do gia cảnh, cũng tham gia rất hăng say, có lẽ lúc đó ai cũng thấy rõ được họa cộng sản, nhưng rất tiếc là lực bất tòng tâm, đành ngậm ngùi cho đến nay. Cùng nhiều anh em trong tổ chức, tôi bị bắt vào cuối năm 1978, ấy là năm Mậu Ngọ mà các chú nón cối gọi là năm “QUÝ NGỌ” tức là trong Nam, ngoài trung gì cũng “CÓ NGỤY”. Tôi cùng các chiến hữu bị kết tội “âm mưu lật đổ chánh quyền” và bị kêu án 15 năm và bị giam giữ nhiều tháng ở số 4 Phan Đăng Lưu, rồi sang Chí Hòa và sau khi ra tòa xong thì bị đưa ra Trại Trừng Giới A20 Xuân Phước. Mà theo tôi nghĩ rằng những ai đã từng bị tù đày lao lý, bị đọa đày qua những nơi này mới thấu hiểu hết tội ác của cộng sản, chứ bình thường ai cũng nói “ác như cộng sản” những nếu như chưa bị nếm trải tù đày của chúng thì cũng chưa cảm nhận được cái độc ác cái bạo tàn của cộng sản thực tế ra nó như thế nào đâu. Trong thời gian ở trại tù A20 Xuân Phước, tôi được chung sống với nhiều Tôn Trưởng là sỹ quan cao cấp của QLVNCH, cùng nhiều chức sắc tôn giáo cũng đang chịu án tù tại đây, mà nhiều người đã vĩnh viễn nằm lại trên mãnh đất nghèo khó đó trong cảnh tù đày đói khát nghiệt ngã lắm. Lúc đó trong biệt giam, nhiều anh em sỹ quan, nhiều linh mục, nhiều sư sãi bị đánh đập, bị tra tấn đến chết diễn ra từng ngày, nên cùng với thượng tọa Thích Thiện Minh, chúng tôi thành lập Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo nhằm có thể tương tế cho anh anh em sau khi ra tù, và tôi được Thầy Thiên Minh, lúc đó là Hội Trưởng, bổ nhiệm cho tôi chức Hội Phó. Tôi mãn hạn tù vào đầu năm 1993, trở về địa phương với hai “bàn tay rất trắng”: nhà cửa bị tịch biên, 10 hecta đất bị “cách mạng trưng thu” để thành lập nông trường Phạm Văn Hai, vợ tôi bị một “cán bộ cách mạng trưng dụng” trên tinh thần “nhà nó ta ở, vợ nó lấy, con nó ta sai”. Trong cảnh không nhà không cửa, không vợ con, tôi dành thời gian để chia sẻ với những bạn tù đồng cảnh ngộ khác. Trên cùng chuyến xe đi hành hương về Chùa Bà ở núi Sam, Châu Đốc, tôi đươc gặp nhà tôi bây giờ đây là bà Nguyên Thị Dễ, cảm thương hoàn cảnh tù đày lao lý rồi vô gia cư của tôi cô ấy đã cùng tôi gá nghĩa vợ chồng, và từ đó đến nay tôi có được một chốn để đi về, và nhờ vậy mà hoạt động của tôi trong Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị Và Tôn Giáo Việt Nam cũng được hiệu quả hơn.

Phóng Viên QUỲNH TRÂM: Dạ, thưa chú, vậy lần thứ 3 chú bị bắt đi tù là vào ngày tháng năm nào, và chú bị kết tội gì, thưa chú?

Cựu Tù Chính Trị, Kỹ Sư Trương Minh Nguyệt: Dạ, thưa cô Quỳnh Trâm, Vì hoạt động trong hội Ái Hữu vì thường xuyên liên lạc thăm hỏi các anh em cựu tù mà tôi bị bắt lại vào ngày 04 tháng 6 năm 2007,
 với tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ để tuyên truyền chống lại “nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam” tôi bị đưa ra tòa và kết án 4 năm tù Z30 Xuân Lộc Đồng Nai, do tuổi cao sức yếu lại phải lao cải nhọc nhằn, tôi lâm bệnh thập tử nhất sinh, nên tôi được đưa về quê nhà để chờ chết vào ngày 30 tháng 8 năm 2010. Cũng may mắn được ơn trên thương xót, được bà vợ già hết lòng thương yêu chăm sóc, tôi dần dần được hồi phục cho đến nay. Cuộc sống hiện như cô thấy đó, rất đơn sơ và đạm bạc, nhưng cũng có cơ hội đi lại thăm viếng các anh em bạn cựu tù thì trong tuổi xế chiều già bạc này tôi cũng chẵng dám mong gì hơn.
Ngôi nhà của Cựu Tù chính trị, Kỹ Sư Trương Minh Nguyệt đã được trùng tu sau ngày ông Nguyệt ra tù lần 3 năm 2010

Phóng Viên QUỲNH TRÂM: Dạ, thưa chú, cháu xin hỏi một câu hỏi hơi tế nhị là trong thời gian vừa qua, có một số các chú các anh chị cựu tù chính trị và tôn giáo đã đào thoát khỏi nhà tù lớn Việt nam sang tỵ nạn chính trị tại Cambodge và Thái lan, một số không ít trong đó đã được tái định cư ở một đệ tam quốc gia nào đó rồi. Sau ngần ấy năm tù đày lao lý, chú có dự định đi tìm tự do không, thưa chú?

Cựu Tù Chính Trị, Kỹ Sư Trương Minh Nguyệt: Dạ, thưa cô, tôi xin nói KHÔNG với việc bỏ cuộc chơi
này. Thứ nhất là lão lai, tài tận rồi, tôi biết dẫu có được đi đến Pháp đến Mỹ rồi tôi cũng sẽ không còn sống được bao lâu nữa, chưa nói đến chuyện là với tuổi của tôi đi qua đó để làm gì. Liệu có tự làm việc được để đủ nuôi sống bản thân không chứ nói chi đến việc lo cho đại cuộc. Thứ hai nữa là, như cô thấy đó, ở Việt nam hiện nay cũng còn khá nhiều anh chị em cựu tù cũng đang sống âm thầm trong khó nghèo trong cơ lại, không tuổi không tên như tôi, chứ có phải riêng mình tôi đâu, chắc cô có biết những cựu tù không tên tuổi khác như anh Phạm Văn Quyết, anh tử tù Trần Nam Phương, Giáo Sư Nguyễn Mạnh Bảo (Cao Đài), Cựu Tù, Cựu Trung Úy Thiết Giáp Huỳnh Bửu Châu, Trần Văn Đức… và còn nhiều, nhiều nữa những người cựu tù chưa ai từng nhắc đến tên tuổi, nhưng họ vẫn âm thầm sống, âm thầm đấu tranh cho một nước Việt nam tự do, dẫu biết rằng chúng tôi sức đã tàn lực đã cạn, nhưng trong chiều hướng này thà cứ cùng nhau thắp lên những ngọn nến leo lét, còn hơn là để vậy mà nguyền rủa bóng tối, phải không thưa cô?
Phóng Viên QUỲNH TRÂM: Dạ, vâng thưa chú, nhân ngày cuối năm Tân Mão, đồng bào cả nước đang chuẩn bị đón năm mới Nhâm Thìn 2012, cũng là cái tết thứ 37 đồng bào miền Nam phải chịu ách thống trị bạo tàn của CSVN, với tinh thần “ôn cố tri tân” chú cảm nhận thế nào về sự sụp đổ hoàn toàn và nhanh chóng của Việt Nam Cộng Hòa, cũng như sự cưỡng chiếm miền Nam một cách quá dễ dàng của cộng quân Bắc Việt. Có phải lúc đó cộng sản quá mạnh còn Việt Nam Cộng Hòa thì quá suy yếu do thiếu sự viện trợ của Đồng Minh không, Thưa chú?

Cựu Tù Chính Trị, Kỹ Sư Trương Minh Nguyệt: Dạ, thưa cô, đây là một vấn đề lớn, mang tính chiến lược toàn cầu, nên không thể trả lời cô trong phạm vị một buổi gặp gỡ ngắn ngũi như thế này, hơn nữa cổ nhân há chẵng đã nói rằng “Thắng làm vua, thua làm giặc” đó sao? Vã lại đây không phải là lúc để ngồi luận anh hùng. Tôi chỉ xin nói với cô ngắn gọn như thế này, nếu không hiểu được ngay, cô cứ tiếp tục mà suy gẫm rồi sẽ có ngày cô hiểu ra, đó là:
“Thời lai Đồ điếu thành công dị
Vận khứ, anh hùng ẩm hận đa”
Và nếu có thời gian xin cô tìm đọc bài thơ CẢM HOÀI của Đặng Dung, ắt cô sẽ dễ chiêm nghiệm về thế cuộc hơn:
Cảm hoài

Thế sự du du nại lão hà
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca
Thời lai đồ điếu thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa
Trí chúa hữu hoài phù địa trục
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà
Quốc thù vị báo, đầu tiên bạch
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma

Dịch thơ:


1.

Việc đời bối rối tuổi già vay, 
Trời đất vô cùng một cuộc say.
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ, 
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay. 
Vai khiêng trái đất mong phò chúa, 
Giáp gột sông trời khó vạch mây.
Thù trả chưa xong đầu đã bạc, 
Gươm mài bóng Nguyệt biết bao rày.
 2.

Việc đời man mác, tuổi già thôi! 
Đất rộng trời cao chén ngậm ngùi 
Gặp gỡ thời cơ may những kẻ, 
Tan tành sự thế luống cay ai! 
Phò vua bụng những mong xoay đất, 
Gột giáp sông kia khó vạch trời. 
Đầu bạc giang san thù chửa trả, 
Long tuyền mấy độ bóng trăng soi.
3.

Tuổi về già, phải thời bối rối, 
Cả đất trời một hội mê say, 
Gặp thời kẻ dở nên hay, 
Anh hùng lỡ vận, đắng cay trăm phần. 
Lòng cứu chúa muốn vần trái đất, 
Gột giáp binh khôn dắt sông trời. 
Thù còn đầu đã bạc rồi, 
Mấy phen dưới Nguyệt chuốt mài lưỡi gươm.
4.

Thế sự ngổn ngang tuổi luống rồi, 
Đất trời thu lại hát say thôi, 
Anh hùng nuốt đắng khi tàn vận, 
Đồ điếu nên công lúc gặp thời. 
Giúp chúa rắp tâm nâng trái đất, 
Rửa binh khôn lối kéo sông trời. 
Quốc thù chưa báo đầu mau bạc, 
Bao độ gươm mài bóng nguyệt soi.  
5.

Việc thế lôi thôi tuổi tác này, 
Mênh mông trời đất hát và say, 
Gặp thời đồ điếu thừa nên việc, 
Lỡ vận anh hùng luống nuốt caỵ 
Giúp chúa những lăm giằng cốt đất, 
Rửa dòng không thể vén sông mây.
Quốc thù chưa trả già sao vội, 
Dưới Nguyệt mài gươm đã bấy chầy. 
6.

Tuổi già lận đận nỗi tình đời, 
Vô tận vần xoay khoảng đất trời, 
Ti tiện gặp thời lên chẳng khó, 
Anh hùng lỡ bước hận nhiều thôi. 
Vác non phò chúa trên vai nặng, 
Gột giáp qua mây mặt nước trôi 
Thù nước chưa xong đầu sớm bạc, 
Dưới trăng mài kiếm mấy thu rồi. 
7.

Thế cuộc mênh mang tuổi sớm già, 
Đất trời thu lại chỉ say ca, 
Gặp thời đồ điếu thành công dễ 
Lỡ vận anh hùng nuốt hận đa. 
Giúp chúa những mong nâng địa trục, 
Rửa binh không lối kéo thiên hà. 
Quốc thù chưa trả đầu mau bạc, 
Bao độ mài gươm dưới nguyệt tà.  
8.

Việc lớn chưa xong tuổi đã già. 
Đất trời thu gọn, tiệc ngâm nga 
Gặp thời, bần tiện thành công dễ 
Lỡ vận, anh hùng dạ xót xa 
Giúp chúa những mong xoay trục đất 
Rửa dòng không lối kéo thiên hà 
Quốc thù chưa trả đầu đã bạc 
Mấy độ mài gươm bóng nguyệt tà.   
9.

Việc dở dang, há vội già!
Mênh mang trời đất ta bà khúc say.
Ðược thời, hèn mọn có ngày,
Vận thua, hào kiệt đắng cay nỗi lòng.
Những toan giúp chúa trùng hưng,
Hận sao chẳng sức níu sông Ngân Hà .
Hai vai nợ nước thù nhà,
Tóc sương mấy độ trăng tà mài gươm!
Phóng Viên QUỲNH TRÂM: Dạ, thưa chú, xin thay mặt nhóm phóng viên PHONG TRÀO PHỤ NỮ VIỆT NAM HÀNH ĐỘNG CỨU NƯỚC ở Quốc Nội, cháu xin chân thành cảm ơn chú đã dành thời giờ cho cuộc phỏng vấn này. Xin kính chúc chú một năm mới Nhâm Thìn 2012 luôn mạnh khỏe và may mắn trong mọi công việc.
Kính thưa quý vị, trước khi chia tay với người nông dân trí thức, cựu tù chính trị Trương Minh Nguyệt, chúng tôi đã kịp ghi lại hình ảnh ngôi nhà của ông, một “mái ấm gia đình” của một nông dân trí thức trong thiên đường XHCN Việt Nam.
Mọi liên hệ thăm hỏi xin quý vị liên hệ về bà NGUYỄN THỊ DỄ, số 311 - Ấp 4 A
Xã Tân Trạch, Huyện Cần Đước, Tỉnh Long An –
Điện Thoại Chú Trương Minh Nguyệt: (+84) 937098365
Tân Trụ Long An, Việt nam ngày 21 tháng 01 năm 2012 và ngày 2 tháng Tư năm 2012

No comments:

Post a Comment