Wednesday, April 25, 2012

THƯ CON TRAI GỬI BỐ LÀ PHÓNG VIÊN

 Mẹ Nấm




Bố thương yêu,
Con vừa được xem hai đoạn video clip trên Youtube quay lại cảnh công an Việt Nam đánh đập những người dân ở Văn Giang, Hưng Yên rất dã man và tàn nhẫn bố ạ.


Con biết Bố đang bận với núi công việc trước mặt, nhưng thực sự con muốn nhờ Bố hỏi các cô chú đồng nghiệp của Bố rằng ngày hôm qua, lúc cánh đồng Văn Giang ngập tràn khói lửa và những tiếng kêu khóc ai oán thì mọi người đang ở đâu? Tuyệt nhiên không có một dòng tin tức nào cho đến tận tối khuya hôm qua đâu Bố.

Con thấy báo của bạn Bố viết rằng “không có quân đội tham gia, cũng không có nổ súng”, công an dùng "hai quả đạn khói" để "giải tán" những người tụ tập…", dẫu biết đó là trích dẫn lời các quan chức tại Hưng Yên đi chăng nữa thì bài báo đó là một gáo nước lạnh dội thẳng vào sự mong mỏi của rất nhiều người.

Con biết, Bố và các bạn của Bố, đã rất vất vả để chọn cách nói lên "sự thật" đã được đổi trắng thay đen qua miệng của những người có chức có quyền, có tiền của và địa vị trong xã hội. Hay nói theo cách mà mẹ con vẫn thường bao biện cho Bố rằng đó là nỗ lực cuối cùng để đưa thông tin đến bạn đọc trong thế giới đa chiều.

Nhưng Bố ơi, có bao nhiêu người có điều kiện đọc báo lề dân và xem video clip như con hả Bố? 

Con nghĩ rằng, số lượng ấy chỉ chiếm một phần rất nhỏ, trong số bạn đọc khổng lồ của báo hôm nay.Vậy thì cuối cùng, chỉ có một số người nhỏ, hiểu được nỗ lực cuối cùng của Bố và đồng nghiệp, trong khi phần lớn người dân hiểu theo hướng mà ông trùm cuối cùng của bố đã định ra. Sự thật cuối cùng, phải trái đúng sai thế nào, cần phải có nhận thức, có thời gian và có điều kiện tiếp cận thông tin đa chiều mới biết được. 

Trong khi đó, với những cố gắng được coi là nỗ lực, thì đôi lúc chính Bố và các đồng nghiệp đã góp phần định hướng suy nghĩ của cả xã hội này bị lệch đường.

Hôm qua khi Văn Giang ngập tràn khói lửa và nước mắt thì các cô diễn viên, người mẫu, các bạn hot girl, hot boy vẫn chiếm chỗ đa phần trên mặt báo.

Hôm nay khi một phần sự thật của hôm qua bị phơi bày trên mạng thì Bố và các đồng nghiệp lại đi ngược đường với mọi người. 

Điều đó có nghĩa là gì Bố ơi?

Nỗ lực cuối cùng của các cô chú ở báo Sài Gòn Tiếp Thị là đưa thông tin"1000 công an tham gia và 20 người bị tạm giữ hành chính" đã bị tháo gỡ, nhưng đó là một nỗ lực chứ không phải một sự tiếp tay làm người đọc hiểu sai lệch bản chất vấn đề.

Bố ơi,
Con biết Bố và nhiều người nghĩ rằng, sứ mệnh của phóng viên là thông tin đến bạn đọc, cho dù phải chọn con đường lắt léo. Nhưng Bố Mẹ đã dạy con rằng, sự thật là những gì đang diễn ra trước mắt, chứ không phải là những lời người khác nhờ chúng ta chứng minh giùm.

Nếu hôm qua Bố và các đồng nghiệp không có mặt ở cánh đồng Văn Giang, thì hôm nay, con không mong chờ việc đón nhận một tin tức trái ngang như thế trên mặt báo. Bởi thông tin đến với tất cả mọi người, không phải chỉ bằng con đường lắt léo khó hiểu Bố ạ.

Con biết, Bố và rất nhiều người phải cố gắng giấu đi những "giọt nước mắt của lề phải" để được viết, được truyền tin.
Nhưng điều cuối cùng mọi người mong đợi, không phải là sự mặn chát của việc hiểu sai lệch thông tin về sự kiện đã diễn ra.

Sự thật là sức mạnh duy nhất mà mỗi người chúng ta cần phải theo đuổi và nắm giữ,

Con yêu Bố rất nhiều Bố ạ!

Con trai của Bố. 


Xin Quý Vị click vào đây để xem:
 

VIDEO 1: Đây TỘI ÁC Của HCM và CSVN Tại Văn Giang

Audio: Tội Ác Của HCM và CSVN qua lời Nhân Chứng Lê Hiền Đức
Bà Lê Hiền Đức, 80 tuổi, một nhân vật đấu tranh chống tham nhũng, đã có mặt tại chỗ, cho AFP biết: "Hàng trăm công an vũ trang mặc sắc phục đang hiện diện tại đây. Người dân ném đá vào công an...Lực lượng an ninh đã bắt đi 10 người dân".

Hàng trăm nông dân đã tập hợp lại tại địa điểm giải tỏa từ tối qua, thứ Hai. Tất cả những con đường dẫn đến vùng này của tỉnh Hưng Yên đều bị chính quyền phong tỏa, với quyết tâm tịch thu 72 hecta đất của 166 gia đình.

Một nông dân 51 tuổi, xin giấu tên, nói với AFP: "Có những loạt đạn bắn chỉ thiên (...). Công an sử dụng hơi cay, đánh đập một số người và bắt họ đi". Còn bà Lê Hiền Đức tâm sự: "Tôi chưa bao giờ phẫn nộ như thế. Cả đời tôi, tôi đấu tranh chống những bất công đối với người dân, nhưng bây giờ thì tôi thật sự đau khổ".

Các vụ tranh chấp đất đai đã lan rộng tại Việt Nam trong những năm gần đây, tại một đất nước mà đất đai thuộc về Nhà nước. Chính quyền khẳng định có đền bù cho những người dân bị di dời, nhưng theo AFP, thì số tiền này thường bị "bốc hơi" qua những đường ngang ngõ tắt của bộ máy hành chính tham nhũng.

Dự án đô thị mới "Ecopark" với vốn đầu tư ước tính 250 triệu đô la, do công ty tư nhân Việt Hưng thực hiện. Chính quyền địa phương đã đồng ý giao cho công ty này 500 hecta đất tại Văn Giang, ở phía nam Hà Nội, mà không thực sự thương thảo với những người dân mất đất. Công ty Việt Hưng, từ năm 2004, đã cố đẩy nhanh việc xây dựng, vốn đã bị tạm ngưng sau một loạt các cuộc biểu tình vào năm 2006, nhưng sau đó đã được tiếp tục.

Sau đây mời quý thính giả nghe lời tường thuật của một nông dân xã Phụng Công, huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên, và bà Lê Hiền Đức, hiện đang có mặt tại khu vực bị cưỡng chế.

Bà Lê Hiền Đức:

"Gần hai nghìn cảnh sát cơ động, và nói chung là công an, cả xã hội đen nữa, đã bốc hết tất cả hoa mầu của bà con và cây cối đi rồi, và bây giờ cũng đang tiếp tục. Ngoài việc san bằng đất đai của dân ra, nó còn bắt mười người dân.

Cả đêm hôm qua tôi cũng thức cùng với bà con Văn Giang, và sáng hôm nay tôi cũng trực tiếp đứng bên cạnh bà con khi lực lượng công an đến cưỡng chế, đàn áp bà con nông dân, và giờ này đây, tôi vẫn đang ngồi ở Văn Giang.

Tôi ở đây, thứ nhất là để chia sẻ nỗi bức xúc với bà con, và cũng muốn động viên bà con là phải đoàn kết, phải chiến đấu đến cùng. Bởi vì họ mất hết quyền lợi chính đáng của mình là đồng ruộng, cái để mà người nông dân sinh sống từ bao nhiêu đời nay. Họ đổ mồ hôi sôi nước mắt để có được sản vật cung cấp cho xã hội, nhưng bây giờ chúng nó "tàn sát", cưỡng chế rất là láo! Và gọi là đòi dân bàn giao, thì tôi rất bức xúc với cái từ bàn giao. Tại vì người ta đã nhận tiền đâu?

Nó nói loa oang oang lên cả một buổi sáng. Tôi nghe tôi vừa chói tai -- chói đây không phải vì là nó nói to, mà tôi nghe những từ nó nói, tôi tức lắm! Tôi không phải là nông dân ở đây nhưng tôi chia sẻ nỗi bức xúc của bà con. Nó gọi là bàn giao. Bán cho người ta đâu, đã cầm tiền đâu mà gọi là bàn giao! Mà dùng cái từ cưỡng chế, thì tôi thấy là dã man quá.



No comments:

Post a Comment