CÔNG AN ĐÃ ĐỊNH MỨC ÁN NẶNG NỀ ĐỐI VỚI CÁC THÀNH VIÊN CÂU LẠC BỘ NHÀ BÁO TỰ DO NHẰM KHỦNG BỐ TINH THẦN CÁC NHÀ DÂN CHỦ
Phạm Viết Bằng
Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý thân hữu, quý chiến hữu cùng quý Niên trưởng,
Cho đến ngày 19.4.2012 vẫn chưa có lịch xử phiên tòa này. An ninh đề nghị từ 14 đến 16 năm tù đối với anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, 12 đến 14 năm tù đối với chị Tạ Phong Tần và 7 đến 9 năm tù cho anh BaSaigon Phan Thanh Hải. Cuộc họp "3 bên" giữa An Ninh, Viện Kiểm sát và Tòa án vẫn chưa ngã ngũ vì mức án quá cao.
Kính thưa quý thân hữu, quý chiến hữu cùng quý Niên trưởng,
Cho đến ngày 19.4.2012 vẫn chưa có lịch xử phiên tòa này. An ninh đề nghị từ 14 đến 16 năm tù đối với anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, 12 đến 14 năm tù đối với chị Tạ Phong Tần và 7 đến 9 năm tù cho anh BaSaigon Phan Thanh Hải. Cuộc họp "3 bên" giữa An Ninh, Viện Kiểm sát và Tòa án vẫn chưa ngã ngũ vì mức án quá cao.
Phiên tòa xét xử các thành viên Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do (CLBNBTD) do Hội đồng xét xử gồm 3 người. Giới am hiểu luật pháp trong nước thường gọi là "Hội đồng 3" để phân biệt với "Hội đồng 5" tức hội đồng xét xử gồm 5 người. "Hội đồng 5" thường xét xử những vụ án có khung hình phạt cao nhất là tử hình. "Hội đồng 3" thì có 1 thẩm phán và "Hội đồng 5" thì bắt buộc có ít nhất 2 thẩm phán. Trước đây ở những tỉnh mới thành lập thường chỉ có 1 thẩm phán ngồi trong "Hội đồng 5" còn 4 người còn lại là Hội thẩm nhân dân. Nghĩa là trước đây nhiều tỉnh thường vi phạm tố tụng ở điểm này.
Trở lại phiên xét xử các thành viên CLBNBTD thì trong "Hội đồng 3" thẩm phán chủ tọa là ông Vũ Phi Long, hiện đang là Phó chánh tòa hình sự Tòa án thành phố. Ông Vũ Phi Long là người có uy tín về chuyên môn và chuyên xét xử các vụ án chính trị. Chánh tòa hình sự hiện nay là ông Nguyễn Đức Sáu. Ông Long và ông Sáu cùng với 2 thẩm phán Vương Văn Nghĩa và thẩm phán Huỳnh Anh Kiệt hình thành "bộ tứ quyền lực" nhất ở Tòa hình sự thuộc Tòa án thành phố hiện nay theo thứ tự: Thẩm Phán Nguyễn Đức Sáu, thẩm phán Vũ Phi Long, thẩm phán Huỳnh Anh Kiệt, thẩm phán Vương Văn Nghĩa.
Theo thẩm phán H. (xin được dấu tên) thuộc tòa hình sự tòa án thành phố thì ông Vũ Phi Long luôn để lại "dấu ấn cá nhân" trong các phiên xử các phiên tòa chính trị. Ông Vũ Phi Long không là người dễ bị cơ quan an ninh điều tra áp đặt các mức án vô lý. Nhiều án tù chính trị do ông Vũ Phi Long tuyên thấp hơn nhiều so với yêu cầu của cơ quan an ninh điều tra và Viện kiểm sát truy tố.
Cũng theo thẩm phán H., hiện chưa ngã ngũ cuộc họp "3 bên" giữa An Ninh, Viện Kiểm sát và Tòa án) về phiên xử các thành viên CLBNBTD. Nguyên do là phía an ninh đưa ra mức án quá cao. Anh Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày) bị khép tội chủ mưu với mức án do an ninh đề nghị từ 14 đến 16 năm tù. Chị Tạ Phong Tần (blogger Công lý & Sự Thật) bị an ninh đề nghị mức án từ 12 đến 14 năm tù và anh Phan Thanh Hải (blogger AnhBaSG) bị an ninh đề nghị mức án từ 7 đến 9 năm tù.
Quan điểm của một vị thẩm phán
Quan điểm của một vị thẩm phán
Thẩm phán H. cho rằng các luật sư bào chữa cho các bị cáo theo hướng vô tội là "bất khả thi và chắc chắn thất bại", vì dù sao hiện nay điều 88 của Bộ Luật Hình Sự vẫn tồn tại nên không thể viện dẫn các công ước quốc tế hay áp dụng án lệ nước ngoài cho luật Việt Nam hiện nay. Do vậy các bị cáo sẽ bất lợi "nếu cứ khăng khăng mình vô tội". Nhìn án phạt cho ông Trần Huỳnh Duy Thức trong vụ Lê Công Định để thấy rõ về minh chứng theo hướng bào chữa cho các bị cáo vô tội.
Theo thẩm phán H. thì cách tốt nhất là bào chữa theo hướng giảm nhẹ tội danh như trường hợp của Lê Thăng Long là một ví dụ. Thẩm phán đề nghị dấu tên này chua chát khuyên nhủ: "đấu tranh mà không còn sống hay hạn chế năng lực thì ích gì. Nhìn nhận một cách khách quan là đi đấu tranh phải tính chuyện đường dài". Ông cũng thừa nhận có sự khắc nghiệt dành cho tù chính trị hiện nay trong các trại giam và nhà tù. "Đương nhiên, chế độ độc tài nào cũng vậy!" - ông kết luận
Thẩm phán H. nhận định các kiến nghị của luật sư về triệu tập một số nhân chứng là cá nhân và các cơ quan truyền thông nước ngoài tham gia tố tụng là không khả thi với pháp luật Việt Nam hiện hành.
Thư ký cho phiên xét xử các thành viên CLBNBTD là ông Nguyễn Đình Lăn. Các phóng viên nội chính hiện nay đánh giá thư ký Lăn là "một người cầu thị và biết lắng nghe" không có hách dịch hay làm tiền như nhiều thư ký khác hiện nay ở tòa án thành phố.
Phân biệt đối xử với các Blogger
Phân biệt đối xử với các Blogger
Một thông tin khác về 3 thành viên của CLBNBTD là hiện nay họ bị phân biệt trong chế độ thăm nuôi. Bất cứ các bị can bị cáo nào chưa ra xét xử thì mỗi lần thăm nuôi gia đình được gởi ít nhất là 2 triệu đồng, nếu biết "ngoại giao" với các công an quản chế trại giam thì có thể gởi trên 10 triệu mỗi tháng cũng không sao. Riêng các thành viên CLBNBTD thì mỗi lần thăm nuôi tối đa chỉ nhận được 500 ngàn đồng. Cần nói thêm về giá cả sinh hoạt trong các căng tin do cán bộ công an làm chủ trong các nhà tù hiện nay. Đường 400 ngàn/1kg. Sữa ông thọ 250 ngàn/ 1 hộp. Chả lụa 300 ngàn/ nữa kg. Thuốc 555 có giá là 400 ngàn một bao. Báo công an 100 ngàn/ 1 tờ.
Trong một thay đổi khác là ngoài việc bào chữa cho anh Điếu Cày, Ls Nguyễn Quốc Đạt sẽ bào chữa thêm cho chị Tạ Phong Tần. Như vậy thì bào chữa cho anh Điếu Cày là Ls Hà Huy Sơn và Ls Nguyễn Quốc Đạt; cho chị Tạ Phong Tần có Ls Nguyễn Thanh Lương và Ls Nguyễn Quốc Đạt; anh Phan Thanh Hải thì vẫn do Ls Đoàn Thái Duyên Hải bào chữa như Dân Làm Báo đã đưa tin trước đây.
No comments:
Post a Comment