Hiếu Lê HNSG 2015 - Đó là chị Lê thị Hên
cư ngụ tại xã Phước Hưng, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Suốt 37 năm qua, nhà cầm
quyền Việt Cộng đã không cấp cho chị một tờ giấy căn cước.
Saturday, November 30, 2013
TAM BẢO ĐIỀN, TAM BẢO NÔ
Trong các
bài gọi là “thuyết pháp trên Paltalk” của “pháp sư” Giác Đức chưa bao giờ ông
dám nhắc đến chuyện “tam bảo điền, Tam bảo nô” đã có từ thời nhà Lý và mấy trăm
năm sau đã bị dẹp tan bởi Tể tướng Lê Quý Ly.
Friday, November 29, 2013
KHỐI 8406: CHÀO MỪNG PHỤ NỮ NHÂN QUYỀN VIỆT NAM
Kính thưa Quý Chị Em thành viên Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam.
Kính thưa toàn thể Quý Chị Em Phụ nữ Việt Nam trong và ngoài nước.
Khối Tự do Dân chủ 8406 chúng tôi hân hoan chào mừng sự ra đời của tổ chức dân sự lấy tên Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam với tôn chỉ “nâng cao nhận thức của từng cá nhân trong xã hội về phẩm giá con người và những quyền con người cơ bản của chính mình cũng như của người khác, từ đó góp phần thúc đẩy một xã hội tôn trọng nhân quyền” (Tuyên cáo Thành lập)
LUẬT SƯ TRẦN THANH HIỆP: VIỆT NAM KHÔNG CÓ HIẾN PHÁP – CHỈ CÓ CƯƠNG LĨNH CỦA ĐẢNG
Phạm Trần - Trần Thanh Hiệp - Sáng ngày
28/11/2013, sau hai năm tiêu phí không biết bao nhiều tiền bạc của dân để thực
hiện các cuộc thảo luận và lấy ý kiến giả hiệu dân chủ, 486/488 Đại biểu Quốc
hội Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã thực hiện cuộc bỏ phiếu “ấn nút” để chấp
thuận Hiến pháp sửa đổi, hay còn được gọi là Hiến pháp 2013, đạt tỷ số gần
100%.
AI XÚI DẠI HÀ NỘI MANG HIẾN PHÁP RA SỬA, RỒI CHẲNG SỬA GÌ?
Nguyên Châu
(Danlambao) - Từ đầu năm nay, 2013, bộ chính trị lệnh cho quốc
hội Ba Đình đưa hiến pháp năm 1992 ra sửa lại. Lần này dân góp ý ‘thoải mái’.
VIỆT NAM ƠI, ĐỪNG TUYỆT VỌNG!
Jonathan London - Ở khắp Việt Nam và trên toàn thế giới những người quan tâm đến
Việt Nam hiện đang cố hiểu ý nghĩa (hay sự vô nghĩa) của các sự kiện diễn ra
hôm Thứ Năm, khi Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (và Đảng Cộng
sản cầm quyền) chính thức phê chuẩn hiến pháp được sửa đổi sau hơn một năm
tranh luận với mức độ công khai trước nay chưa từng thấy về các ưu điểm và khiếm
khuyết của một hiến pháp vẫn giữ nguyên hiện trạng. Ngay lúc này có thể có ba
nhận định rất thích hợp như sau.
HÀNH ĐỘNG CÔN ĐỒ CỦA CÔNG AN TỈNH ĐỒNG THÁP
HIẾN PHÁP SỬA ĐỔI: BẢN ÁN CÁO CHUNG CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN
David Thiên Ngọc - Nhìn vào cái tập đoàn gọi là
Quốc Hội qua kỳ họp thứ 6 khóa 13 lần này với kịch bản tồi tệ, trơ trẽn cùng bầy
diễn viên ô hợp, thiểu năng trí tuệ, bại não, ngờ nghệch như “thằng Bờm” đứng
trên sân khấu thấy thừa thãi tay chân không biết giấu vào đâu? 486 con cừu cố
chịu đấm ăn xôi không biết nhục. Bản thân chúng không có gì để bàn vì cốt khỉ
thoát khỏi rừng xanh về ngồi chởm chệ trên những chiếc ghế đêm, ghế xoay… thì kể
từ khi oe oe chào đời đến nay có lúc nào được vênh mặt bằng những lúc này cho
nên chữ “nhục” chúng không hề biết là đúng.
XIN CÔ ĐỪNG GÀO LÊN TRÊN BIỂN ĐÀI LOAN NHƯ THẾ
Đặng Huy Văn - Ngày 4/11/2013, ông Nguyễn Thanh Chấn, quê tại làng Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, người lĩnh án tù chung thân sau khi thi hành án 10 năm, đã được tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) cho ra tù và chở về tận nhà. Năm 2003, ông Chấn đã bị công an tỉnh Bắc Giang, bằng mọi hình thức tra tấn, nhục hình, bức cung, ép cung để lấy thành tích “phá án nhanh”, quy bằng được cho ông tội “giết bà Hoan một người cùng làng để cướp của, giết người và hãm hiếp”. Đầu năm 2004, ông Chấn đã bị TANDTC tại Hà Nội xử phúc thẩm y án sơ thẩm của tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang là tử hình, nhưng có bố là liệt sĩ nên giảm xuống chung thân, mặc dù tại hai phiên xử sơ thẩm và phúc thẩm, ông Chấn đều không nhận tội. Suốt 10 năm trong tù, ông Chấn và gia đình đã nhiều lần làm đơn kêu oan đến rất nhiều cơ quan địa phương và trung ương nhưng đều không được giải quyết. Mười năm oan khuất đó đã làm cho các con của ông Chấn phải bỏ học dở dang vì búa rìu dư luận, công việc làm ăn kinh tế của gia đình vắng ông đã hoàn toàn bị đình trệ. Vợ ông , bà Nguyễn Thị Chiến vừa lam lũ nuôi con, vừa làm đơn đi nhiều nơi kêu oan cho chồng đến kiệt sức. Nhưng suốt 10 năm ròng, mọi cánh cửa công lý của một nước “vạn lần dân chủ hơn tư bản” từ trung ương đến địa phương đều đã bị đóng sập trước mặt bà Chiến!
CHỈ HAI NGƯỜI
Phạm Đình Trọng - Đang chạy xe máy trên đường Nguyễn Hữu Thọ, quận 7, tôi nhận được cuộc gọi của anh Lê Phú Khải: “Chúng nó nhấn nút thông qua Hiến pháp rồi”. Về nhà bật máy tính, vào mạng VNXPRESS: “Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi. 10 h sáng nay, với 97% đại biểu tán thành, toàn văn dự thảo Hiến pháp sửa đổi đã được thông qua...” Mặc dù đã biết trước kết quả này nhưng tôi vẫn buồn rũ. Buồn như có người thân bị bệnh hiểm nghèo biết rằng không thể cứu chữa nhưng khi điều xấu nhất đến vẫn bàng hoàng, buồn rũ! Bữa trưa muộn, đói mà không muốn ăn.
ĐINH NGUYÊN KHA: SỰ THẬT ĐÃ CHỨNG MINH TÔI VÔ TỘI!
“Tôi không phải khủng bố, sự thật đã chứng minh tôi vô tội” - Đinh Nguyên Kha
Đinh Nhật Uy - Chiều hôm trước, mẹ Liên lại phải làm công việc quen thuộc là xin giấy thăm nuôi tại CA Tỉnh Long An. Nhưng lần này, phía An Ninh nói rằng không cần phải xin giấy tờ gì nữa. Gia đình cứ đến trại giam và làm thủ tục gặp mặt, gửi quà. Mẹ thắc mắc thì được giải thích rằng: “Án khủng bố của Kha đã đình chỉ điều tra. Bây giờ Kha chỉ thụ án theo điều 88 BLHS. Khi thăm nuôi, không cần phải xin giấy ở đây nữa”. Mẹ mừng thầm.
GỬI GIÁO SƯ JONATHAN LONDON: XIN LỖI ÔNG, CHÚNG TÔI KHÔNG TUYỆT VỌNG!
Trần An Lộc (Danlambao) - Kính thưa ông Jonathan
Bài viết này thoạt đầu chỉ là một góp ý nhỏ sau khi tôi đọc bài “Việt Nam ơi, đừng tuyệt vọng!”của ông, đăng ngày 29/11 trên trang Blog “Xin lỗi ông”. Nhưng vì cái góp ý hơi dài, lại thêm vấn đề không còn gói gọn giữa cá nhân ông và tôi, nên tôi chuyển thành bài viết này, nhờ “Dân Làm Báo” gửi đến ông và quí bạn đọc xa gần, để chúng ta cùng bàn luận, chia sẻ về vấn đề ông đã đề cập trong bài viết nêu trên, đặc biệt về tấm lòng của ông với đất nước và dân tộc chúng tôi.
KIẾN NGHỊ TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG THÚC ĐẨY NHÂN QUYỀN
Bốn mươi ( 40 )
trí thức, cựu cán bộ , đảng viên CSVN tại Sài gòn vừa công bố một
kiến nghị thành lập một “ Hôi Đồng Nhân Quyền “ ở mọi cấp , mọi ngành , mọi tổ
chức chính trị, XÃ HỘI . . . cũng như TỔ CHỨC MEETING, XUỐNG ĐƯỜNG …chào
mừng ngày Nhân Quyền 10 tháng 12 – 2013 sắp tới . . . (xin đọc văn
bản đính kèm)
Thursday, November 28, 2013
TÙ CHÍNH TRỊ: CHẾT VẪN CÒN BỊ "GIAM"
Số phận của những tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm ở VN hiện
nay gây nhiều quan ngại trong công luận, nhất là họ bị phân biệt đối xử với tù
thường phạm, gặp khó khăn trong vấn đề chữa bệnh khiến “chỉ có thể chờ chết” để
rồi khi qua đời, thân nhân không được đem xác về an táng ở quê nhà, như trường
hợp mới đây nhất của tù nhân Bùi Đăng Thủy.
Sau khi tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Trại qua đời tại trại tù
Xuân Lộc, Đồng Nai hồi tháng Bảy năm 2011 và bị chôn tại đó dù trước khi mất,
ông mong mỏi được về nhà chết bên cạnh người thân và dù gia đình xin đưa thi
hài ông về an táng ở quê nhà nhưng trại giam bảo rằng “ông Nguyễn Văn Trại là
một tù nhân chính trị chứ không phải là người”;
THIÊN HỒI KÝ TRẠI KIÊN GIAM CỦA NGUYỄN CHÍ THIỆP
Để giúp quý vị nắm được một cách hệ thống về
những tội ác của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam, chúng tôi xin chuyển
đến quý vị 10 video clip về THIÊN HỒI KÝ TRẠI KIÊN GIAM của tác giả Nguyễn Chí
Thiệp, do Trần Nam diễn đọc, đây là một tập hợp của tất cả 74 audio clip ghi
lại trọn bộ những điều mà tác giả Nguyễn Chí Thiệp đã ghi lại trong THIÊN HỒI
KÝ TRẠI KIÊN GIAM,
THỨC = ĐỘT PHÁ + MẠO HIỂM
Nhắc đến Trần Huỳnh Duy Thức bạn sẽ nghĩ gì về Con Người
này? Yêu hay ghét, ngưỡng mộ hay coi thường?! Phải chăng lúc này có người sẽ
nói anh là “nhà yêu nước”, là “nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền” xuất chúng,
có người đã từng coi anh là “kẻ thù không đội trời chung”, tên “phản động cực
kỳ nguy hiểm” …! Mọi người đang nghĩ về anh nhiều chiều khác nhau, kể cả rất
trái ngược nhau. Hết sức cảm xúc! Suy nghĩ về anh đang không đồng nhất. Người
yêu tối đa, kẻ đã từng ghét hết mực, người khác thì vẫn còn nghi ngờ … thật
muôn màu muôn vẻ. Và có lẽ theo tôi họ đều có lý theo góc nhìn của mỗi người!
CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ NHỮNG ÂM MƯU HÁN HÓA VIỆT NAM
Nguyễn Chính
Nghĩa - Ngày 23/11/2013 Báo điện tử QĐND đăng
bài: 3000 Thanh Niên Việt Nam (TNVN) tập trung ở các cửa khẩu: Lạng Sơn, Cao
Bằng, Quảng Ninh và lên đường sang Trung Quốc dự liên hoan giao lưu Thanh Niên
Việt Nam và Thanh niên Trung Quốc, tổ chức lần 2 bắt đầu từ ngày 24 đến 27
tháng 11 tại các thành phố: Liễu Châu, Bắc Hải, Khâm Châu, Quý Cảng, Ngọc Lâm,
Phòng Thành, Sùng Tả và Nam Kinh.
LÀM THẾ NÀO NGUYỄN TẤT THÀNH VÀO ĐƯỢC HỘI NGHỊ VERSAILLES ĐỂ ĐỌC BẢN KIẾN NGHỊ NHÂN QUYỀN CHO NƯỚC VIỆT NAM
Nhất Hướng Nguyễn Kim Anh- Sau khi cuốn sách Hồ
Chí Minh Bình Sinh Khảo của Giáo Sư Hồ Tuấn Hùng, người Đài Loan, và những tài
liệu của Cục Tình Báo Hoa Nam liên quan đến Hồ Tập Chương được dịch ra Việt Ngữ
và được lan truyền trên mạng điện toán toàn cầu có rất nhiều bài viết của nhiều
người thuộc cả hai phía (quốc gia và cộng sản) trình bày thêm nhiều tài liệu
chứng cớ để chứng minh thêm cái xác Hồ Chí Minh đang nằm trong lăng Ba Đình
chính là tên Chệt tình báo Hồ Tập Chương được Cộng sản Quốc Tế dựng lên từ năm
1938 thay thế cho Nguyễn Tất Thành đã chết vì bệnh lao vào năm 1932 lãnh đạo
đảng cộng sản Việt Nam xô đẩy dân tộc Việt Nam vào trận chiến này sang trận
chiến khác làm diệt chủng trên 4 triệu người làm cho nước Việt Nam nghèo đói
yếu đi để Tàu Cộng dễ bề cai trị và chiếm lấy.
SỰ THẬT DINH THỰ KHỦNG VÀ 100ha CAO SU CỦA CHỦ TỊCH BÌNH DƯƠNG
Kinh doanh & Pháp luật - Mới đây trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ QH bàn về thực trạng lãng phí, có ĐB đã nói: “Trụ sở một số tỉnh thì mênh mông, trụ sở của đảng ủy nhiều tỉnh thì phản cảm, xây dựng lộng lẫy, xa hoa. Đây là nơi phục vụ dân chứ không phải là cung điện”. Đấy là chuyện tài sản công, nay quay lại ở tỉnh Bình Dương mới biết, “dinh thự” của Chủ tịch UBND Bình Dương Lê Thanh Cung xem ra cũng nguy nga, lộng lẫy và sang trọng như một cung điện…
NỬA HỒN THƯƠNG ĐAU
Trình bày: Lệ Thu
Sáng tác: Phạm Đình Chương
Thơ: Thanh Tâm Tuyền
Tiểu sử cố nhạc sỹ Phạm Đình Chương
Wednesday, November 27, 2013
VŨ THƯ HIÊN - ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 1
Để thấy
rõ thêm về bộ mặt thật của Hồ Chí Minh và Tập Đoàn Cộng Sản Việt Nam cũng như để
hiểu rõ hơn về sự bịp bợm, mị dân qua cái gọi là GÓP Ý DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN
PHÁP 1992 của Bên Thắng Cuộc, kính mời quý vị đọc lại ĐÊM GIỮA BAN NGÀY của VŨ
THƯ HIÊN
Tôi tặng cuốn sách này cho:
Những người con của nước Việt đã cống
hiến đời mình cho một nước Việt Nam độc lập, tự do và dân chủ.
Hương hồn cha tôi,
và những người cộng sản đã chết bởi tay
các đồng chí của họ.
Mẹ tôi, người dạy tôi sống không cúi đầu.
Vợ tôi, người cùng tôi chia sẻ vô vàn
khốn khó trong những năm tháng đen tối của đời tôi. Các bạn tù của
tôi, cộng sản cũng như không cộng sản. Các thế hệ sau tôi, hi vọng họ
sẽ không bao giờ phải sống như tôi đã sống,
dưới bất cứ gông cùm chuyên chế nào.
Ba mươi năm đã trôi qua kể từ khi ở miền Bắc Việt Nam nổ ra một
vụ án lớn, cho đến nay vẫn còn là chuyện khó hiểu đối với nhiều người.
ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 2
CHƯƠNG II
Vừa lôi thốc tôi lên xe, tên ngồi bên phải lập tức bẻ quặt tay
tôi ra sau lưng. Bàn tay y cứng như sắt. Một nòng súng lục thúc mạnh vào sườn
tôi bên trái. Tôi nhăn mặt vì đau. Trong đợt này, cùng với tôi, còn có những ai
bị bắt? Ðó là ý nghĩ đầu tiên đến với tôi, không hiểu sao lúc ấy lại dửng dưng
với số phận mình đến thế. Người lái xe quặt mạnh vô-lăng. Chiếc xe lạng sang
một bên, xoay nửa vòng rồi lao về phía Tràng Thi. Tôi vẫn cầm bông hồng Nam
Dương, quà tặng của một người bạn vong niên, trong bàn tay trái còn được thả
lỏng. Nghe tin nhiếp ảnh gia Trần Văn Lưu ốm nặng, anh mắc chứng lao phổi đã
nhiều năm, sáng hôm ấy tôi đến thăm anh. Như vậy, Trần Văn Lưu là người cuối
cùng và duy nhất gặp tôi hôm đó. Không thấy tôi trở về vợ tôi sẽ lên hỏi anh
Lưu và gia đình sẽ đoán được tôi mất tích vào lúc nào. Nhưng tìm ở nhà anh
không thấy, mọi người có thể cho rằng sau khi ở nhà anh Lưu ra tôi còn đi chơi
nơi nào khác, sẽ nháo nhào đi tìm khắp nơi để rồi cuối cùng mới hiểu tôi mất
tích. Chao ôi, mẹ tôi, vợ tôi sẽ hốt hoảng lắm đây. Tại người ta không bắt tôi
ở nhà, như thế có đàng hoàng hơn không? Trong tay nhà cầm quyền có cả bộ máy
đàn áp khổng lồ, họ giở trò bắt cóc làm gì? Ðể thủ tiêu chăng?
ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 3
CHƯƠNG III
Cai ngục của tôi, chính là anh công an mang cho tôi bộ quần áo, dẫn tôi tới trước một cánh cửa lim sơn đen, nằm giữa loạt cánh cửa giống hệt nó trong một hành lang hoang vắng và mốc thếch. Tất cả hiện lên mờ mờ trong ánh sáng bủng beo đầu đông. Tôi đứng lặng, ngắm giang sơn mới của mình. Dội vào óc tôi tiếng mở khóa. tiếng then kim loại trượt trong hõng. Ngoài những tiếng động chát chúa, khu giam người này vắng lặng và ảm đạm như một hầm mộ. "Những nấm mồ chôn người sống", tôi nghĩ. - Anh vào trong này ! Tôi ngạc nhiên. Tôi không chờ được nghe một giọng nói hiền lành như thế. Tôi hình dung mọi cái ở đây phải tồi tệ hơn nhiều, phi nhân hơn nhiều, kể cả cách cai ngục nói với tù.
ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 4
CHƯƠNG IV
Tôi lặng lẽ quan sát người từ nay tôi phải sống cùng, không biết là bao lâu : vài tuần, dăm tháng hay cả năm ? Tôi nhớ đến chuyện cha tôi kể về những lần ông bị bắt. Ông nói quan trọng nhất là mấy ngày đầu. Mọi thủ đoạn của địch nhằm bẻ gẫy mình nằm trong mấy ngày đó. Tra tấn dữ nhất cũng trong mấy ngày đó. Sau thì không đáng kể. Vào thời gian này địch thường cài chỉ điểm vào xà lim, cho ở chung với mình. Những ngày mới bị bắt con người cảm thấy cô đơn vô cùng. Thế là những bí mật anh ta cắn răng không khai với địch thì lại khai thông thốc với tên chỉ điểm trong những câu chuyện tâm tình. Trời tối lúc nào không biết. Sau cái chạng vạng nhập nhòa, không rõ của trời hay của xà lim, ngọn đèn trong lưới sắt bừng sáng. Dưới ánh sáng điện trông anh tù cũng không đến nỗi gớm ghiếc cho lắm. Cửa lại mở, lần này không có tiếng động dữ dằn như lúc tôi mới vào.
ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 5
CHƯƠNG V
Năm 1956 được ghi lại trong trí nhớ của tôi như một năm đầy sự kiện. Tôi ở trong một căn phòng ba người trên tầng thứ tư của ký túc xá sinh viên Trường Ðại học Ðiện ảnh Liên Xô nằm ở phía Bắc Moskva. Ký túc xá của chúng tôi không lớn, nhưng lúc nào cũng nhộn nhịp tiếng chân người ngoài hành lang, những cuộc tranh luận nghệ thuật thâu đêm suốt sáng. Ðó là thời gian của những giọng ca vàng Imma Sumak, Yves Montand, Robertino Loretti(1), những bộ phim tân hiện thực Italia với những tên tuổi sáng chói một thời như Roberto Rossellini, Luchino Visconti, Vittorio De Sica, Giuseppe de Santis(2)...; thời gian Serguei Eiseinshtein(3) phục sinh với bộ phim Ivan Bạo nhiều năm nằm chết trong kho lưu trữ... Tôi thiếu quá nhiều để tiếp cận cái mới - cả trí thông minh lẫn kiến thức cần có. Theo truyền thống cha ông tôi tìm cứu cánh trong sự học gạo.
ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 6
CHƯƠNG VI
Hôm sau, tôi lại bị gọi ra. Thấy Huỳnh Ngự ngồi trong phòng hỏi cung, tôi quay ngoắt lại. Huỳnh Ngự nghiến răng ken két sai cai ngục đưa tôi sang phòng bên. Tôi ngồi đấy, một mình trong căn phòng trống rỗng, ngáp ngắn ngáp dài. Ðến gần trưa quản giáo mới đưa tôi về. Suất ăn lạnh ngắt đợi tôi ở xà lim. Trên phản, bên cái bát men đựng suất cơm tù là bộ quần áo tôi mặc trên người khi bị bắt. Trong khi tôi vắng mặt quản giáo đã đem thức ăn vào cho tôi, nhân tiện trả lại tôi quần áo. Về sau mới biết việc quản giáo đưa cơm vào tận xà lim cho tù là ngoại lệ. Có vẻ người trong vụ chúng tôi được đối đãi khác, được nể nang hơn so với tù thường. Tôi nghĩ không phải chúng tôi được Ðảng yêu mến, mà chắc Ðảng lo chúng tôi có thể gây chuyện om sòm, không có lợi. Chẳng có chuyện gì để nói, anh bạn tù nhẩn nha giới thiệu cho tôi biết về cảnh sống trong xà lim.
ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 7
- Cung, cung, cung!
Viên quản giáo nông dân đứng trong khung cửa, mặt dửng dưng
buông một câu trống không. Thành ngồi im, đầu gối quá tai, không tỏ ra phản ứng
nào.
Tôi ngơ ngác: anh ta gọi tôi? Hay gọi Thành?
- Cung, cung, cung!
Anh ta nhắc lại.
Ðến lúc ấy Thành mới nói:
- Ông quản giáo gọi ông kìa!
Ra thế! Vậy mà anh chàng quản giáo cù lần kia không nói rõ là đi
cung cho rồi, cứ lằng nhằng mãi cái từ ngữ thổ tả của nhà tù, bắt tội tôi phải
hiểu.
ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 8
CHƯƠNG VIII
- Nào, ta mần việc, hỉ ? Huỳnh Ngự nói, run rẩy xoa xoa hai bàn tay vào nhau cho đỡ cóng. Thái độ Huỳnh Ngự mềm mỏng hẳn. Cứ như thể nhờ cấp trên xuống giải quyết chúng tôi đã giảng hòa được với nhau, giờ đã có thể thân mật với nhau được rồi. Tôi thấy cũng nên quên đi cuộc cãi cọ bữa trước. Muốn hay không, tôi vẫn phải làm việc với một tên chấp pháp, mà làm việc với tên mình biết rồi tốt hơn nhiều so với tên mình chưa biết. Huỳnh Ngự bận rộn bầy ấm chén lên bàn, lấy nước sôi pha trà, ra dáng chủ nhà. Vừa chuyên trà từ chén nọ qua chén kia, y vừa ôn tồn nói với tôi : - Nè, tui nói anh đừng tự ái, chớ đám nhà văn các anh là chúa hay nghĩ ngợi lung tung. Việc bình thường rơi vào tay các anh là cứ rối tinh rối mù lên không còn biết đâu là đầu đâu là cuối nữa. Còn về lập trường thì ôi thôi, khỏi nói, khi tả khuynh khi hữu khuynh, nói tóm lại dao động lung tung.
ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 9
CHƯƠNG IX
Chiến thắng Cao-Bắc-Lạng (1950) không chỉ xóa sổ hai binh đoàn cơ động Le Page và Charton, giải phóng một vùng rừng núi rộng lớn, nó còn mở tung cửa biên giới phía Bắc, chấm dứt tình trạng cô lập của nước Việt Nam kháng chiến. Ngay lập tức sau khi biên giới hai nước được nối liền, người anh em cộng sản phương Bắc đã viện trợ cho nước Việt Nam kháng chiến đủ thứ - lương thực, vũ khí, quân dụng. Cùng với các thứ hàng hóa thiết yếu, đời sống tinh thần của chúng tôi phong phú hẳn lên với những điệu Ương ca tưng bừng, những buổi chiếu bóng lưu động ngoài trời với những bộ phim hấp dẫn: Bạch Mao Nữ, Nam Chinh Bắc Chiến, Chiến Sĩ Gang Thép... Chúng tôi được phát bát men, ca men thay cho cái gáo dừa khổ hạnh của nhà chùa.
ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 10
CHƯƠNG X
Con người có số mệnh hay không có số mệnh? Câu hỏi này luẩn quẩn suốt trong óc tôi vào những ngày tù đầu tiên. Tôi ghi lại ở đây câu chuyện về một hiện tượng thoạt nhìn có vẻ chẳng ăn nhập gì với cuốn sách nhưng là cái làm lung lay tận gốc thế giới quan tưởng chừng đã vững chắc trong tôi, ảnh hưởng tới tâm trạng tôi trong những năm sau này. Trước hết, cần phải nói ngay rằng hồi ấy tôi duy vật từ đầu đến chân. Tuy nhiên, chủ nghĩa duy vật trong tôi có nguồn gốc tầm thường. Cha mẹ tôi duy vật thì tôi duy vật, như lẽ đương nhiên phải thế. Nghe chuyện mẹ tôi kể thì vào thời con gái của bà chủ nghĩa duy vật đặt chân lên nước ta không phải với tư cách một triết thuyết mà như một cái mốt.
ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 11
CHƯƠNG XI
- Anh ngủ tốt chớ, anh Hiên ? Không ngẩng lên, Huỳnh Ngự vừa lúi húi soạn chồng hồ sơ trên bàn vừa hỏi tôi thay lời chào. Tôi biết thừa : y chẳng bận gì hết, y làm ra vẻ bận bịu để bắt tôi phải chờ, cho những gì sẽ xảy ra sau đó thêm quan trọng. - Cảm ơn, tôi ngủ được. - tôi nhạt nhẽo đáp. Ngồi vào vị trí thường ngày, tôi lơ đãng nhìn quanh. Công việc hỏi cung được Huỳnh Ngự tiến hành theo lối du mục, không cố định một nơi, nay phòng này mai phòng khác, không hiểu tại Hỏa Lò thiếu phòng làm việc hay do nguyên nhân nào khác. Căn phòng hôm nay hẹp nên có vẻ ấm hơn. Cách bài trí bên trong thì phòng nào cũng như phòng nào - bàn chấp pháp đặt sát tường hậu, sau lưng chấp pháp là chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh, với vài băng khẩu hiệu bên dưới.
ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 12
CHƯƠNG XII
Sáng chủ nhật, khác với thường lệ, tôi bỗng bị gọi đi cung. Khi Hách mở cửa, tôi còn ngái ngủ. Ngày thường tù xà lim phải dậy sớm để lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng đi cung, tuy chuyện đi cung đối với số đông tù xà lim chỉ năm thì mười họa. Cũng theo quy định, khi quản giáo mở cửa cho tù đi đổ bô, rửa ráy và ăn sáng thì tù phải ăn vận nếu không tề chỉnh thì cũng không được lôi thôi. Cái đó chứng tỏ sự tôn trọng chính quyền. Tiếng là ăn sáng, là điểm tâm cho oai, chứ cái suất ăn sáng ở đây chỉ điểm vào cái tâm mình một cái khe khẽ gọi là có. Một khúc sắn ôi, ba củ khoai hà - bữa lót dạ cho tù là thế. Chủ nhật tù không có tiêu chuẩn ăn sáng, quản giáo vào xà lim chậm, cho nên tha hồ dậy muộn.
ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 13
CHƯƠNG XIII
Một điều bất thường xảy ra phá tan dòng chảy đơn điệu của những ngày tù đáng ngán. Sáng hôm sau, thay vì mấy củ khoai hà lạnh ngắt, Sứ giả Hòa bình mang vào cho chúng tôi hai suất ăn sáng gói trong giấy báo. Vào giờ này xà lim còn tối. Ðể tiết kiệm điện, ngọn đèn chang chang suốt đêm hành hạ chúng tôi lại tắt ngóm vào đúng lúc chúng tôi cần đến nó hơn cả. Trong ánh sáng mờ mờ rỉ qua cửa thông hơi tôi phát hiện bên trong mảnh giấy báo là hai cái bánh tí hon chỉ nhỉnh hơn quả chuối mắn một ít. Ðành ăn mò vậy. Ăn mò có cái tốt của nó - mình không bị cảm giác gớm ghiếc khi nhìn thấy trong miếng ăn đang đưa vào miệng những vật đáng sợ - những mẩu rác hoặc những con mọt.
ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 14
CHƯƠNG XIV
Hách mở cửa, lấy tôi đi cung. Những tưởng sau câu chuyện tâm sự với tôi trong buổi cắt tóc, viên quản giáo sẽ hồ hởi gặp tôi, như những người lính cũ của một thời đã xa ngẫu nhiên gặp nhau, cho dù ở trong Hỏa Lò, nhưng không - y nhìn tôi hững hờ, xa lạ. Trong phòng hỏi cung, lại một phòng khác, Huỳnh Ngự ngồi nghiêm chỉnh sau bàn làm việc. Y lạnh lùng ngước mắt đón tôi, cái nhìn lướt trên cặp kính trắng trễ xuống sống mũi. - Anh khỏe chớ, anh Hiên ? - Cảm ơn. Tôi bình thường. Bác vẫn khỏe ? - Vẫn khỏe. Thời tiết mấy bữa rầy tốt, ấm lên rồi. Mở đầu buổi làm việc bao giờ cũng là câu hỏi thăm xã giao.
ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 15
CHƯƠNG XV
Trên nền cuộc đấu tranh giữa hai đường lối với rất nhiều vấn đề của phong trào cộng sản quốc tế trong hai thập niên 50 và 60 nổi bật lên sự lựa chọn, hoặc nói cho đúng hơn, cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng tổ chức xã hội : dân chủ và độc tài. Ðại hội XX Ðảng cộng sản Liên Xô đặt trước các đảng cộng sản sự lựa chọn không thể thoái thác : hoặc là chủ nghĩa xã hội kiểu Stalin, hoặc là chủ nghĩa xã hội cách tân đi về phía dân chủ ? Lê Duẩn, nhà lãnh đạo toàn quyền vào những năm đó, không cần suy nghĩ nhiều, chọn tư tưởng Mao và mô hình Trung Quốc làm nền tảng cho cách cai trị. Ðó là sự lựa chọn duy nhất có thể có đối với Lê Duẩn, sự lựa chọn bẩm sinh, thích hợp nhất.
ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 16
CHƯƠNG XVI
Theo dõi đường đi của một cuốn sách xem nó hình thành như thế nào từ những dòng đầu tiên đôi khi cũng thú vị chẳng kém gì đọc một cuốn sách. Tôi bắt đầu viết cuốn sách này từ mùa hè năm 1985, tại Sài Gòn. Sau khi được ra tù tôi háo hức muốn vào ngay thành phố mà địa danh của nó lôi cuốn tôi từ tuổi thơ bởi những câu chuyện của người lớn, bởi cuốn Cô Gái Bình Xuyên của Hồ Dzếnh, nhưng vào năm 1976, một năm sau khi đất nước thống nhất dân hai miền vẫn chưa được tự do đi lại. Nhiều người miền Bắc muốn vào Nam phải mua giấy phép, thường là giấy giả, để đi. Tôi không thể đi theo cách ấy được.
ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 17
CHƯƠNG XVII
Huỳnh Ngự không vội vã mở đầu công việc hàng ngày. - Nào, bây chừ anh viết cho tui một cái báo cáo, ngắn thôi, một hai trang là đủ. - y nói, giọng ngọt sớt. Tôi nhìn y, chờ đợi. - Về Nguyễn Lương Bằng. Tôi ngẩn người, tưởng mình nghe không rõ. - ??? - Phải. Về Sao Ðỏ. Trời hỡi, đây là Trại giam Hà Nội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hay Hỏa Lò của Chính phủ Bảo hộ ? Ðó là sự thật. Y nói với tôi bằng giọng nghiêm túc. Tôi không nghe nhầm. Ðúng là người ta đang ra lệnh cho tôi viết một bản khai về Nguyễn Lương Bằng, như về một tên đồng vụ. Chuyện gì đang xảy ra bên ngoài những bức tường đá Hỏa Lò?
ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 18
CHƯƠNG XVIII
Cái làm cho tôi suy nghĩ nhiều hơn cả trong những ngày tù đầu tiên là : lý do gì đã làm cho Lê Duẩn cấu kết với Lê Ðức Thọ trong việc làm bất minh, thậm chí không hợp với tính cách anh chị của Lê Duẩn là vu vạ để trấn áp những người chưa từng chống lại họ ? Không phải lúc nào khác, mà lúc này ? Tôi biết quá ít về tổng bí thư Lê Duẩn. Tôi không có dịp gần gụi nhà lãnh đạo nổi tiếng quyết đoán để có nhận định riêng. Những nhận xét của người khác về nhân vật lịch sử này không làm tôi hài lòng. Con người trong đời thường bao giờ cũng thật hơn, đúng hơn, giống họ hơn nhìn họ trong trạng thái trưng diễn. Tôi chỉ là nhà báo ở cấp bậc cuối cùng trong nấc thang đánh giá cán bộ theo mức độ tin tưởng của Ðảng.
ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 19
CHƯƠNG XIX
Cứ như sự giải thích của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Ðảng khóa VI (1986-1991) vào tháng 11.1991 thì từ đầu những năm 60 Ðảng đã phát hiện một nhóm chống Ðảng mà hạt nhân gồm ba người : Ðặng Kim Giang, Vũ Ðình Huỳnh, Hoàng Minh Chính; rằng nhóm này từ tháng 9 năm 1963 đã chủ trương phá hoại Hội nghị Trung ương lần thứ 9, âm mưu truất bỏ Trung ương nhằm lập ra một Trung ương mới... Ðể tăng thêm tính thuyết phục người ta dẫn đoạn trích lời khai của Hoàng Minh Chính : "Ngay từ khi mới thành lập, tổ này (tổ lãnh đạo 3 người) đã mang đầy đủ tính chất và nhiệm vụ của Ban chấp hành Trung ương tương lai" mà mục tiêu là "truất bỏ Trung ương đi, quyết định ra đường lối mới và bầu ra Trung ương mới để điều hành".
Cứ như sự giải thích của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Ðảng khóa VI (1986-1991) vào tháng 11.1991 thì từ đầu những năm 60 Ðảng đã phát hiện một nhóm chống Ðảng mà hạt nhân gồm ba người : Ðặng Kim Giang, Vũ Ðình Huỳnh, Hoàng Minh Chính; rằng nhóm này từ tháng 9 năm 1963 đã chủ trương phá hoại Hội nghị Trung ương lần thứ 9, âm mưu truất bỏ Trung ương nhằm lập ra một Trung ương mới... Ðể tăng thêm tính thuyết phục người ta dẫn đoạn trích lời khai của Hoàng Minh Chính : "Ngay từ khi mới thành lập, tổ này (tổ lãnh đạo 3 người) đã mang đầy đủ tính chất và nhiệm vụ của Ban chấp hành Trung ương tương lai" mà mục tiêu là "truất bỏ Trung ương đi, quyết định ra đường lối mới và bầu ra Trung ương mới để điều hành".
ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 20
CHƯƠNG XX
Thế là cuối cùng người ta đã đi tới câu hỏi không thể không đặt ra. Tôi nghĩ lẽ ra nó phải là câu hỏi đầu tiên khi người ta đưa tôi vào Hỏa Lò. Nó chính là cái trục, mọi việc đều phải xoay quanh nó, dính vào nó. Không có nó, không thể làm ra một vụ án lớn. Ðể bắt giam một loạt cán bộ có tiếng tăm, trong đó có cả những bậc lão thành cách mạng, bọn Lê Duẩn, Lê Dức Thọ không thể đưa ra một tội danh tầm phào như "nói xấu chế độ"(1) được, mặc dầu với tội danh này đã có không biết bao nhiêu công dân phải nằm trong các trại tập trung năm này qua năm khác. Xem xét tính hiện thực của một âm mưu đảo chính, tôi đặt hai vấn đề. Một là, những mâu thuẫn nội tại trong xã hội trong thời kỳ ấy có phát triển tới mức nổi lên nhu cầu thay thế chế độ hiện hữu hoặc thay thế ban lãnh đạo đương nhiệm bằng một cuộc đảo chính không ? Câu trả lời là không.
ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 21
CHƯƠNG XXI
Người Pháp có câu "Muốn giết con chó, hãy đổ cho nó có bệnh dại". Thoạt nhìn, có vẻ sự đổ vấy cho đối thủ tội âm mưu đảo chính là kế hay, nhưng xét kỹ thì thấy nó không vẹn toàn. Trong bối cảnh cuộc đấu tranh giữa hai đường lối, nếu như có một âm mưu đảo chính ắt người ta phải nghĩ tới bàn tay nước ngoài. Trung Quốc không đảo chính một chính quyền thân hữu. Nước ngoài đây chỉ có thể là Liên Xô. Một sự vu vạ có thể gây ra rắc rối to với nước đang là nguồn viện trợ lớn nhất cho cuộc kháng chiến chống Mỹ. Không ai biết trước được Liên Xô sẽ phản ứng thế nào. Cho nên khi đặt vấn đề có âm mưu đảo chính do Liên Xô xúi giục, Lê Duẩn và Lê Ðức Thọ, về thực chất, đã cả gan đặt vận mệnh đất nước lên chiếu bạc.
ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 22
Dù sao mặc lòng, kể từ hôm ấy coi như tôi bị mất việc ở cơ quan
tình báo xô-viết. Huỳnh Ngự cũng lờ tịt, không quay lại với đề tài bị thối lần
nào nữa.
Tôi hiểu mình đã tước của các nhà chuyên chính vô sản một con
bài quan trọng. Không phải đó là sự tước đi lý do buộc tội tôi, có lẽ là lý do
duy nhất, hoàn toàn không phải thế. Ðiều đó không làm họ suy nghĩ. Chẳng cần phải
vò đầu bứt tai nghĩ cách buộc tội tôi người ta vẫn có thể tống tôi vào xà lim
như thường. Cái chính là họ mất đi kỳ vọng dùng tôi làm tấm ván bắc cầu vào nhà
người khác - Võ Nguyên Giáp, Bùi Công Trừng, Ung Văn Khiêm, Lê Liêm và các nhà
cách mạng lão thành bị bắt trong vụ này.
ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 23
CHƯƠNG XXIII
Nửa đêm, tôi choàng tỉnh vì tiếng la hét của ai đó. Khu xà lim 3, theo tôi ước đoán, nằm ở quãng giữa Hỏa Lò, gần đường Hai Bà Trưng, nếu nhìn từ cổng trại giam. Nằm trong xà lim 3 không nghe thấy những tiếng động của thành phố vọng vào. Thành nói cửa xà lim chúng tôi ngoảnh mặt ra phố Quán Sứ. Tiếng kêu gào nghe gần lắm, nhưng trong mê lộ những tường và hành lang tiếng động bị quăng đi quật lại chán chê rồi mới tới tai mình cho nên không thể biết nó phát ra từ đâu, bên phải hay bên trái, đàng trước hay đàng sau. Thành bật dậy. Ðối với những tiếng động khác thường trong nhà tù anh thính hơn tôi nhiều.
ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 24
CHƯƠNG XIV
Hách mở cửa, lấy tôi đi cung. Những tưởng sau câu chuyện tâm sự với tôi trong buổi cắt tóc, viên quản giáo sẽ hồ hởi gặp tôi, như những người lính cũ của một thời đã xa ngẫu nhiên gặp nhau, cho dù ở trong Hỏa Lò, nhưng không - y nhìn tôi hững hờ, xa lạ. Trong phòng hỏi cung, lại một phòng khác, Huỳnh Ngự ngồi nghiêm chỉnh sau bàn làm việc. Y lạnh lùng ngước mắt đón tôi, cái nhìn lướt trên cặp kính trắng trễ xuống sống mũi. - Anh khỏe chớ, anh Hiên ? - Cảm ơn. Tôi bình thường. Bác vẫn khỏe ? - Vẫn khỏe. Thời tiết mấy bữa rầy tốt, ấm lên rồi. Mở đầu buổi làm việc bao giờ cũng là câu hỏi thăm xã giao.
ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 25
CHƯƠNG XXV
Tiếp theo là những đêm không ngủ. Cái loa công cộng, cách chúng tôi khá xa, mắc trong trại lính gác Hỏa Lò, theo gió đưa tới tai chúng tôi những tin tức đứt quãng, bập bõm, lúc được lúc mất, chen lẫn những khúc quân hành hùng tráng. Qua những con số không rõ, những địa danh lào phào, nhưng còn có thể đoán được, chúng tôi hiểu rằng ở miền Nam đang xảy ra những trận đánh lớn. - Choảng nhau to ở miền Nam rồi ! - Thành nói. - Chắc thế. - Ðang còn ngừng bắn mà ? - Ðiệu này mình vi phạm thỏa thuận ngừng bắn. - tôi nhận xét - Không phải Mỹ. Nếu là Mỹ, người ta chửi nhiều, chứ không hát nhiều. - Miền Nam thế là mất đứt cái Tết. - Còn phải nói ! Miền Bắc cũng mất một nửa. Cho mít-tinh chào mừng. Nằm cuộn tròn trong chăn, tôi vẫn thấy rét run.
ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 26
CHƯƠNG XXVI
Ðùng một cái, chúng tôi bị chuyển phòng. Buổi tối, chúng tôi còn đang chúi mũi vào ván cờ tướng thì bỗng giật mình nghe tiếng mở khóa. Ngẩng lên đã thấy Sứ giả hòa bình sừng sững đấy rồi. Không nhìn đến chúng tôi, cái mũi đỏ hất lên, anh ta nói : - Chuẩn bị đồ đoàn(1)! Chuyển phòng. Tù bị di chuyển từ phòng này qua phòng khác, từ khu này qua khu khác là chuyện thường ở đây. Mục đích của việc chuyển phòng, Thành giải thích, là để tránh tình trạng thông cung, làm cho người tù luôn bị động, không có thời gian chuẩn bị một cuộc trốn trại nếu như họ có ý định trốn. Ðôi khi đó là sự sắp xếp lại tù nhân trong một vụ.
ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 27
CHƯƠNG XXVII
Tôi choàng tỉnh, mồ hôi đầm đìa. Cơn ác mộng đã qua. Trong ánh điện chói chang, tôi nhìn thấy mặt Thành cúi sát tôi, bàn tay đặt lên vai tôi lạnh ngắt : - Cậu ú ớ mãi, mơ hoảng à ? - Cái gì thế ? Có chuyện gì thế ? - tôi ngồi nhỏm dậy. Anh đặt ngón trỏ lên môi suỵt khẽ, hất hàm chỉ ra cửa. Ðịnh thần, tôi nghe ngoài hành lang có tiếng nấc cụt liên hồi, tiếng người xì xào không rõ, tiếng chân rầm rập chạy vào khu xà lim. Trong tĩnh mịch, ầm lên tiếng một vật bằng gỗ rơi xuống sàn xi-măng, sau đó là tiếng bước chân nặng nề xa dần. Khu xà lim lại chìm vào yên lặng. Thành rời khỏi khung cửa, leo lên phản, lúi húi chuẩn bị điếu thuốc lào đầu tiên của buổi sáng. - Cấp cứu.- anh điềm tĩnh kết luận sự kiện vừa xảy ra.
ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 28
CHƯƠNG XXVIII
Mùa hè, Hỏa Lò nóng như thiêu như đốt. Huỳnh Ngự lấy Hỏa Lò ra dọa tôi không phải không có sở cứ. Từ sáng sớm, những khối bê tông dày và rắn như đá thu nhận lửa trời xích đạo vào lòng, tích tụ nhiệt ở đó, khoảng tầm trưa thì bão hòa. Ðến lúc đó chúng mới phả cái nóng âm ỉ được nhân lên nhiều lần vào xà lim cho tù. Xà lim, như tôi đã tả, kín như bưng. Mùa đông gió không lùa vào được còn đỡ, chứ mùa hè thì chịu không xiết. Mồ hôi tháo ra như tắm. Thành dùng riêng một khăn mặt để lau mồ hôi, chốc chốc lại phải vắt. Nước từ khăn mặt chảy ra tong tỏng. Cái khăn mặt trắng chẳng bao lâu có màu tím xẫm của quả sim, không hiểu trong mồ hôi người có chất gì mà lại làm khăn biến màu như thế ? Tôi không có khăn mặt, đành mặc cho mồ hôi túa ra đầm đìa, chảy dọc theo người, đọng thành vết dưới chân.
ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 29
CHƯƠNG XXIX
Tôi mơ hồ cảm thấy thời gian ở Hỏa Lò đã kết thúc. Có những dấu hiệu không rõ rệt của một sự thay đổi, không rõ là cái gì nhưng đúng là thay đổi, trong động thái của đám cán bộ chấp pháp, mà đám này thì bao giờ cũng vậy - kín như bưng. Chẳng hạn, trong những lần hỏi cung thưa thớt vào thời gian cuối tôi chỉ gặp toàn nhân viên cấp dưới của Huỳnh Ngự, thoạt trông cũng biết là mới vào nghề, hoặc được chuyển từ quân đội qua. Những người này nhìn tôi như những bác sĩ tập sự nhìn con thỏ trong phòng thí nghiệm, không tình cảm mà cũng chẳng hằn thù. Huỳnh Ngự và Hoàng biến đi đâu không biết. Khi đưa tôi đi cung, những biện pháp bảo mật không còn được tuân thủ nghiêm ngặt như trước, thậm chí chểnh mảng.
ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 30
CHƯƠNG 30
Tôi mơ hồ cảm thấy thời gian ở Hỏa Lò đã kết thúc. Có những dấu hiệu không rõ rệt của một sự thay đổi, không rõ là cái gì nhưng đúng là thay đổi, trong động thái của đám cán bộ chấp pháp, mà đám này thì bao giờ cũng vậy - kín như bưng. Chẳng hạn, trong những lần hỏi cung thưa thớt vào thời gian cuối tôi chỉ gặp toàn nhân viên cấp dưới của Huỳnh Ngự, thoạt trông cũng biết là mới vào nghề, hoặc được chuyển từ quân đội qua. Những người này nhìn tôi như những bác sĩ tập sự nhìn con thỏ trong phòng thí nghiệm, không tình cảm mà cũng chẳng hằn thù. Huỳnh Ngự và Hoàng biến đi đâu không biết. Khi đưa tôi đi cung, những biện pháp bảo mật không còn được tuân thủ nghiêm ngặt như trước, thậm chí chểnh mảng.
ĐÊM GIỮA BAN NGÀY - CHƯƠNG 31
CHƯƠNG 31
Tên tuổi Lê Ðức Thọ ngày nay không những được biết đến ở Việt Nam, mà cả trên thế giới. Hình ảnh Lê Ðức Thọ được in trong những cuốn từ điển bách khoa, với tiểu sử tóm tắt và sự nhấn mạnh về công trạng tìm kiếm hòa bình cho cuộc chiến tại Việt Nam trong cuộc hòa đàm Paris với Henry Alfred Kissinger(1) và được trao giải thưởng Nobel hòa bình cùng với ông ta trong năm đó. Ở Việt Nam tên Lê Ðức Thọ gắn liền với vụ nhóm xét lại chống Ðảng, và rất nhiều vụ oan khuất khác do Ban Tổ chức Trung ương tiến hành. Tôi tiếc không được biết Lê Ðức Thọ một cách gần gụi để có thể viết nhiều và viết kỹ về nhân vật một thời làm mưa làm gió trên chính trường Việt Nam.
Subscribe to:
Posts (Atom)