Thomas Việt (VRNs) - Đây là cuộc phỏng vấn giữa Thomas Việt với những người vừa tham dự thánh lễ cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình tại đền thánh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, số 38 Kỳ Đồng, Quận 3, Sài Gòn, Việt Nam, lúc 9:30 tối ngày 28.10.2012.
Về Thánh lễ Công Lý Hòa Bình 28.10.2012
“Cảm động vì sự quan tâm của nhiều người. Thấy nhiều người bắt đầu có ý thức. Tôi cũng tham gia thường xuyên thì thấy số lượng đến ngày càng đông. Mọi người đã không vô cảm nữa thì tôi cảm động về điều đó”. Lời của một du lịch viên.
“Thánh lễ cầu nguyện cho hai nhạc sĩ Công Giáo hôm nay rất là xúc động. Không chỉ cầu nguyện cho người Công Giáo mà còn cầu nguyện cho những người đang bị áp bức, bóc lột, bất công”. Lời của một sinh viên.
“Thế giới này là Thiên Chúa dựng nên. Phải được tự do, phải theo sự thật. Nên cái gì thuộc về Chúa phải được bảo đảm. Con người không được đi trái với quy luật của Tạo Hóa, nếu như vậy là làm bậy, làm sai. Tác giả những bài hát nói lên việc bảo vệ đất nước, làm con Thiên Chúa phải nói, nếu không nói là đồng loã với sự sai trái”. Lời của một giáo dân.
“Cảm nhận là rất ý nghĩa và bổ ích. Mong cùng một màu da làm nên nghĩa lớn. Chung một nước Việt thì mong Công Lý Hòa Hòa Bình ngập tràn trên tất cả mọi người, giàu cũng như nghèo, mọi giai cấp.” Lời của một sinh viên.
“Thấy tâm huyết của cộng đoàn lên nhiều lắm.” Lời của một sinh viên công nghệ thông tin, đại học Khoa Học Tự Nhiên Sài Gòn.
“Thánh lễ này rất hữu ích cho tất cả mọi người, nhất là đối với lời chia sẻ của cha trong thánh lễ. Đối với bản thân tôi thì rút ra được nhiều bài học.” Lời của một sinh viên toán, đại học Khoa Học Tự Nhiên Sài Gòn.
“Tuyệt vời, đó là sự khao khát không chỉ Việt Nam mà tất cả mọi nơi trên thế giới này. Hòa Bình Công Lý là sống yêu thương, chân thật.” Lời của một giáo dân.
“Đó là điều tốt, cái gì tốt thì nên làm. Cầu xin cho Hòa Bình Công lý được tốt đẹp” Lời của một giáo viên.
“Đây là sự mong chờ, còn hơn là sự mong chờ nữa. Công Lý Hòa Bình là sự khát khao của con người. Có từ xưa, con người đấu tranh để có Hòa Bình và Công Lý. Nhân danh một nhà nước với tên là Cộng Hà Xã Hội Chủ Nghĩ Việt Nam nhưng thật sự có công lý và hòa bình chưa? Nên thánh lễ hôm nay là sự mong chờ của hàn vạng người.” Lời của một nhân viên kinh doanh.
“Là điều kiện để những người yêu Công Lý Hòa Bình qui tụ về. Cầu nguyện cho Công Lý được thể hiện, cho những người đang dấng thân được nhiệt thành hơn.” Lời của một thanh niên Công Giáo.
Việt kiều Mỹ, Đỗ Hoàng: “Tôi rất ngạc nhiên vì trước thánh lễ tôi nghe dòng nhạc của Việt Khang phát ra từ trong nhà thờ. Đây là khúc quanh lịch sử, biến cố trọng đại. Nếu việc phát những dòng nhạc này trước đây vài năm thì chính quyền đã đến đàn áp. Nhưng ngày hôm nay tôi chỉ thấy có một vài mật vụ đến quay phim và chụp hình thôi. Họ chưa dùng đến vũ lực và vũ khí, nên tôi nghĩ đây là điểm son, một dấu chỉ rất là tốt, đánh dấu cho sự thay đổi sắp tới. Hiện tại chính quyền đã biết được sức mạnh của truyền thông và lòng yêu nước đã nổi lên đúng lúc như thế này, trong lúc Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mất đất, mất biển.”
Về phiên tòa xử Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình vào ngày 30.10.2012
“Giống như cha giảng lễ, Matthew Vũ Khởi Phụng, nói tòa án đã bỏ túi rồi, chắc là không thay đổi. Việt Nam từ xưa tới giờ các kết quả của những phiên tòa điều biết trước và định đoạt trước. Tôi không tin vào tòa án nữa. Việc bỏ túi các kết quả xử án là dơ bẩn.” Lời của một du lịch viên.
“Theo thông tin tôi biết và những bài hát mà hai nhạc sĩ này sáng tác thì lời bài hát rất là hay. Không thấy trong lời bài hát không có những cái gì liên quan đến cáo trạng đưa ra. Tôi ủng hộ hai nhạc sĩ và mong là họ tiếp tục vững tin với con đường họ đang đi và Chúa một cách đặt biệt sẽ nâng đỡ họ. Tôi cũng mong là với những lời cầu nguyện của giáo dân, nhà cầm quyền sẽ có những thay đổi. Mong hai nhạc sĩ trắng án và không phải chịu những bản án nặng nề mà nhà cầm quyền đưa ra.” Lời của một sinh viên.
“Có lẽ trắng án, vì họ nói điều đúng mà. Không lẽ yêu nước mà bị bắt hà?” Lời của một giáo dân.
“Chúa và Mẹ Maria sẽ che chở cho hai nhạc sĩ này. Họ sẽ vượt qua tất cả dù có đến đâu.” Lời của một sinh viên.
“Chưa biết hai nhạc sĩ này từ trước, sau khi nghe lời của các bản nhạc biết được hai nhạc sĩ này đặt niềm tin vào đất nước Việt Nam này nhiều nên hy vọng là có diễn biến tốt đẹp cho phiên tòa”. Lời của một sinh viên công nghệ thông tin, đại học Khoa Học Tự Nhiên Sài Gòn.
“Theo tôi thì hai nhạc sĩ này đang bị hàm oan (oan sai). Luôn tin rằng họ sẽ được bình an. Việc họ dám đứng lên nói về công lý và sự thật là mẫu gương cho tất cả mọi người noi theo.”Lời của một sinh viên toán, đại học Khoa Học Tự Nhiên Sài Gòn.
“Mong cho hai nhạc sĩ được sống trong sự thật và tự do của họ.” Lời của một giáo dân.
“Mình thấy những bài hát đó vừa hay nhạc vui vẻ, có nói về ai đâu, nói cho đất nước tốt thôi. Nhưng tại lo lắng, lo xa nên mới vậy. Nếu không có gì nên thả họ về với gia đình. Hy vọng họ được trắng án. Rất là buồn nếu họ không được trắng án. Một người bị oan thì gia đình họ buồn và tôi cũng buồn lây với họ.” Lời của một giáo viên.
“Thật sự tôi chưa biết Việt Khang là ai? và Trần Vũ Anh Bình là ai? Nhưng những lời kêu gọi, sự thức tỉnh lòng yêu nước, đấu tranh vì Hòa Bình Công Lý là hoàn toàn chính xác. Việt Nam đã trải qua 1000 năm đô hộ của giặc Tàu, 100 năm đô hộ của giặc Tây, và chúng ta đấu tranh để có Hòa Binh Công Lý thôi. Hôm nay lời các bài hát của hai nhạc sĩ này kêu gọi dòng máu Việt Nam anh hùng là phải dành được tự do.” Lời của một nhân viên kinh doanh.
“Họ ra tòa vì sự yêu nước của họ. Lời của các bài hát họ sáng tác thể hiện sự chính nghĩa. Xử họ là xử chính nghĩa chứ không phải xử về tội gì xấu cả. Kết quả phiên tòa đã bỏ túi rồi nên họ có bị bỏ tù thì cũng không ngạc nhiên nhưng tin rằng công lý và chính nghĩa sẽ được mọi người công nhận. Với nền chính trị độc đảng như hiện nay thì bất cứ ai đụng đến sự nhạy cảm của nhà cầm quyền điều bị cầm tù. Điều ấy nói lên thể chế độc quyền và áp bức thì rất là hèn vì không tạo ra được sân chơi lành mạnh cho nhiều người. Tôi mong có tiếng nói chính nghĩa từ nhà cầm quyền.” Lời của một thanh niên Công Giáo.
Việt kiều Mỹ, Đỗ Hoàng: “Sự cổ động tinh thần từ Tôn giáo, đặc biệt là từ Công Giáo, nhất là tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế này, tôi quan sát xem coi phiên tòa như thế nào. Nếu tòa phán quyết nặng thì chính quyền Việt Nam còn chủ trương thẳng tay, còn nếu qua loa và nhè nhè thì có nghĩa là áp lực từ quần chúng và quốc tế đã có hiệu quả. Tôi hy vọng và mơ ước tòa sẽ xử qua loa.”
Chúc bình an
29.10.2012 - Sài Gòn
No comments:
Post a Comment