Chris Brummitt, Associated Press
Thanh Ngân chuyển ngữ
Trong một bài viết
trên trang Facebook sau khi bị sa thải, ông Kiên viết: “Bất cứ điều gì xảy ra
thì tôi chỉ muốn các bạn hiểu rằng tôi không muốn trở thành anh hùng, tôi không
muốn trở thành thần tượng. Tôi chỉ nghĩ rằng một khi đất nước có tự do và dân chủ,
bạn sẽ tìm thấy bài viết của tôi rất bình thường, thực sự bình thường, và không
có gì to lớn”.
HÀ
NỘI – Chính phủ Việt Nam đã đề nghị các công dân tại nước này tranh luận kế
hoạch sửa đổi Hiến pháp (1992). Nhưng khi nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bắt đầu đăng
ý kiến của ông trên trang blog cá nhân thì ông đã nhanh chóng phát
hiện ra những giới hạn trong việc thảo luận. Tọa soạn báo nơi ông cộng tác đã
sa thải ông vào ngày hôm sau.
Ông
Kiên đã đưa vấn đề này ra sau khi nghe một tuyên bố của người đứng đầu Đảng
Cộng sản, trong đó ông cho biết các cuộc thảo luận không nên bao gồm các câu
hỏi về vai trò lãnh đạo của đảng.
Một bài viết hôm thứ Hai đã nhanh chóng lan truyền khắp nơi, ông
Kiên đã viết rằng tổng bí thư không có tư cách nói chuyện với người dân Việt
Nam như thế, và rằng tham nhũng là vấn đề hệ trọng.
Ông
Kiên cho biết ông không ngạc nhiên với hệ quả đã xảy ra mà đã được công bố hôm
thứ Tư trong một bài viết trên trang 2 của báo Gia đình và Xã hội, tờ báo nơi
ông làm việc.
“Tôi
biết rằng sẽ có hậu quả”, ông Kiên nói qua điện thoại. “Tôi đã luôn đoán trước
được những điều xấu sẽ xảy ra với tôi. Cuộc đấu tranh cho tự do và dân chủ là
con đường rất dài và tôi muốn đi đến cuối con đường đó, và tôi hy vọng tôi có
thể”.
Việt
Nam mở cửa nền kinh tế vào những năm 1990 sau khi Liên Xô sự sụp đổ, làm mất đi
một đối tác kinh tế quan trọng và đồng minh của nước này. Nhưng dưới một chế độ
độc đoán, chỉ trích chính phủ và các nhà hoạt động tự do ngôn luận cũng như
những người trong đảng khác thường được coi là bất đồng chính kiến, có thể bị
tù đày nhiều năm. Sự xuất hiện của Internet như là một đấu trường tự do để mọi
người có thể phát biểu ý kiến mà nhà nước không thể kiểm soát được, cùng với
nền kinh tế đang bị trì trệ đã dẫn đến những áp lực mới đối với chế độ, nhưng
ít người nghĩ rằng quyền lực [của Đảng Cộng sản Việt Nam] đang nghiêm trọng suy
yếu.
Chính
phủ đang sửa đổi hiến pháp lần đầu tiên kể từ năm 1992, đặt lý do rằng việc này
cần thiết để tăng tốc độ phát triển của đất nước.
Có
lẽ sự thay đổi đáng kể nhất trong dự thảo trên trang web của chính phủ là việc
loại bỏ các ngôn ngữ quy định rằng khu vực kinh tế nhà nước “đóng vai trò chủ
lực” trong nền kinh tế quốc gia. Điều đó có thể giúp chính phủ cam kết lời hứa
của họ trong việc cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động ì ạch,
tham nhũng và không hiệu quả, phần nhiều trong số họ đã ngốn rất nhiều ngân
sách quốc gia và đã bị đổ lỗi gây ra những khó khăn kinh tế hiện nay.
Chính
phủ đã đề nghị toàn dân cùng thảo luận ý kiến công khai dựa trên bản dự thảo mà
Ủy ban đưa ra, thậm chí mở cả trang web để lấy ý kiến – một động thái mang
nhiều rủi ro. Để đáp lại, một nhóm vài trăm trí thức nổi tiếng, bao gồm cả cựu
Bộ trưởng Bộ Tư pháp, đã phổ biến một bản
kiến nghị trực tuyến kêu gọi bầu cử đa đảng, quyền sở
hữu đất đai tư nhân, tôn trọng nhân quyền và phân quyền đối với các nhánh của
chính phủ. Hơn 5.000 người đã ký tên vào bản kiến nghị đó.
Đài
truyền hình nhà nước Việt Nam trích lời Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, Nguyễn Phú
Trọng, nói rằng có nhiều ý kiến đòi việc bãi bỏ Điều 4 Hiến pháp – điều đang
đảm bảo sự thống trị chính trị của đảng. Ông nói đó là “suy thoái tư tưởng,
chính trị, và đạo đức” và cần phải phản đối.
Ông
Kiên ngay lập tức đã vào trang blog của mình, viết rằng “ông là Tổng Bí thư Đảng Cộng
sản Việt Nam, nếu muốn dùng hai chữ ‘suy thoái’ thì cùng lắm là ông chỉ có thể
nói với những người đang là đảng viên cộng sản, ông không đủ tư cách để nói lời
đó với nhân dân cả nước”.Ông Kiên nói rằng không có điều gì là sai trái với
mong muốn đa nguyên chính trị, và rằng “tham ô tham nhũng” bởi các đảng viên
hiện đang là một vấn đề lớn hơn.
Tờ
báo Gia đình và Xã hội, thuộc sở hữu của Bộ Y tế, cho biết trong bài viết rằng
họ quyết định sa thải ông Kiên vì “vi phạm các quy tắc hoạt động báo chí và hợp
đồng lao động”, thêm rằng cá nhân ông phải chịu “trách nhiệm trước pháp luật về
hành vi của mình”.
Trong
một bài viết trên trang Facebook sau khi bị sa thải, ông Kiên viết: “Bất cứ
điều gì xảy ra thì tôi chỉ muốn các bạn hiểu rằng tôi không muốn trở thành anh
hùng, tôi không muốn trở thành thần tượng. Tôi chỉ nghĩ rằng một khi đất nước
có tự do và dân chủ, bạn sẽ tìm thấy bài viết của tôi rất bình thường, thực sự
bình thường, và không có gì to lớn”.
Ông
cũng nói rằng ông hiểu quyết định của biên tập viên tờ báo, và nói rằng “nếu
tôi ở vị trí của họ, tôi có thể đã hành động tương tự”.
No comments:
Post a Comment