Sau khi ra tuyên bố:
“TUYÊN BỐ CỦA PHONG TRÀO CON ĐƯỜNG VIỆT NAM VỀ VIỆC CHÍNH QUYỀN TRIỂN KHAI LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN VỀ DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992”
Rất
nhiều bạn đọc quan tâm đã hỏi là “một người dân nhỏ bé, có nhiều nỗi sợ
hãi thì nên làm gì trong trường hợp chính quyền đưa bản dự thảo và
phiếu lấy ý kiến đến tận nhà. Nên hành động như thế nào để tránh gặp rắc
rối trong cuộc sống mà vẫn giữ được chính kiến của mình?”.
Trước hết, chúng tôi khẳng định với các bạn điều sau “là một con người, chúng ta nghiễm nhiên được hưởng các quyền sau”:
-
Mọi người đều có quyền tham gia quản lý đất nước mình, một cách trực
tiếp hoặc thông qua các đại diện mà họ được tự do lựa chọn. (Khoản 1,
điều 21, Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế).
-
Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến; kể cả tự do
bảo lưu quan điểm mà không bị can thiệp; cũng như tự do tìm kiếm, tiếp
nhận và truyền bá các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện
truyền thông nào,và không có giới hạn về biên giới. (Điều 19 Tuyên ngôn
nhân quyền quốc tế)
-
Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tuỳ tiện vào cuộc sống riêng
tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy
tín cá nhân. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự
can thiệp và xâm phạm như vậy. (Điều 12. Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế)
- Không ai bị bắt, giam giữ hay lưu đày một cách tuỳ tiện (Điều 9 Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế).
Tất cả những điều khoản trên được tái khẳng định trong công ước quốc
tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Việt Nam đã ký tham gia
năm 1982, bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện. Tất cả công dân ở Việt
Nam đều hưởng các quyền trên mà không bị luật pháp trong nước loại trừ.
Ngoài ra trong hiến pháp và luật pháp Việt Nam cũng có nhiều điều khoản qui định cụ thể các quyền đó:
- Công
dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận
các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan Nhà
nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. (Điều 53 Hiến
pháp VN 1992)
- Công dân có quyền tự do ngôn luận (Điều 69 Hiến pháp VN 1992)
Căn
cứ trên những văn bản pháp lý trên, cùng với tôn chỉ mục đích của phong
trào CĐVN là “Quyền Con Người được tôn trọng và bảo vệ trên hết, bình
đẳng tại Việt Nam để người dân có thể tự tin sử dụng đầy đủ mọi quyền
pháp định của bản thân để làm chủ đất nước và làm chủ cuộc sống của
mình”, chúng tôi kêu gọi người dân hãy tự tin sử dụng quyền con người
của mình để góp ý sửa đổi hiến pháp. Cụ thể:
- Các
bạn không phải sợ hãi để ghi vào phiếu góp ý chữ đồng ý được soạn sẵn
khi bạn chưa hiểu hết nội dung bản dự thảo hiến pháp. Bạn hoàn toàn có
quyền thể hiện chính kiến của mình là đồng ý điều gì, không đồng ý điều
gì. Bạn có quyền ghi không có ý kiến khi bạn không hiểu được vấn đề đó.
Bạn có quyền yêu cầu về thời gian để nghiên cứu các điều khoản của văn
bản và quyền trao đổi, tham khảo ý kiến với người khác. Chúng tôi kêu
gọi người dân thể hiện quyền và trách nhiệm công dân trong việc xây dựng
đất nước là không ký bừa vào bản góp ý dự thảo sửa đổi hiến pháp khi
mình không hiểu rõ các điều khoản, vì làm như vậy là tạo điều kiện cho
thế lực cường quyền lũng đoạn nền chính trị của đất nước. Sự lũng đoạn
chính trị cuối cùng đưa đến sự khổ đau cho tất cả người dân.
-
- Bạn
hãy cùng phong trào CĐVN đấu tranh cho mục tiêu quyền con người được
bảo vệ trên hết ở Việt Nam. Hiện thực điều này trong bản hiến pháp bằng
cách yêu cầu đưa điều khoản này làm mục tiêu tối thượng của bản hiến
pháp mới. Chúng tôi khẳng định rằng tinh thần nhà nước pháp quyền là
chính quyền được lập ra với mục đích là để bảo vệ quyền con người.
-
- Khi
có sự đe dọa, sách nhiễu, ép buộc bạn ký vào bản góp ý trái với ý chí
nguyện vọng của các bạn, các bạn có thể thông báo đến chúng tôi (email: lienhe@conduongvietnam.org)
để chúng tôi trợ giúp bạn trong việc sử dụng quyền con người của mình
và thông tin cho cộng đồng biết để lên tiếng bảo vệ bạn. Chúng tôi cam
kết sẽ làm hết sức mình để bảo vệ các bạn trong sứ mệnh tranh đấu vì
quyền con người.
TP. HCM, ngày 17 tháng 3 năm 2013,
TM. Phong trào Con đường Việt Nam
Lê Thăng Long
No comments:
Post a Comment