Wednesday, August 22, 2012

BÀ CON AN GIANG KHIẾU KIỆN TẬP THỂ TRÊN ĐƯỜNG VÕ THỊ SÁU



Thanh Trúc (RFA) - Sáng nay hơn năm chục hộ dân từ tỉnh An Giang kéo nhau lên Phòng Thanh Tra Chính Phủ số 210 đường Võ Thị Sáu thành phố Hồ Chí Minh, để khiếu kiện tập thể về vụ đất canh tác của họ bị trưng thu từ năm 2008 mà không được giải quyết
Huyện thì bỏ lơ, tỉnh thì không tiếp

Đó là một số hộ dân tại ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ An huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, có đất bị trưng thu đã bốn năm nay.

Vì thế sáng nay các hộ dân này kéo nhau lên Phòng Thanh Tra Chính Phủ trên đường Võ Thị Sáu, thành phố Hồ Chí Minh, gọi là để tiếp tục khiếu nại lên cấp cao hơn.

Tuy nhiên không một ai ở phòng tiếp dân ra nhận đơn hay nói chuyện với bà con. Ông Điền, đại diện nhóm khiếu kiện đất đai mấy chục người này, cho biết:

Dân bức xúc quá mới đem đơn đến ủy ban tỉnh thì ủy ban tỉnh cũng ngó lơ, rồi hôm nay dân kéo lên văn phòng chính phủ tại Võ Thị Sáu nhưng mà văn phòng chính phủ đuổi xô và không cho dân vào, biểu về tỉnh để tỉnh giải quyết. Mà về tỉnh thì tỉnh không giải quyết. Chỉ biết đứng đây chứ đâu biết làm sao nữa giờ, đi vô trong đó thì gác cổng đuổi, đưa lực lượng công an tới để trán áp là không cho vô.

Vụ khiếu kiện kéo dài bốn năm mà không được giải quyết thỏa đáng vì nhiều lý do mà dân nói là không công minh về phía chính quyền địa phương.

Thay mặt bà con đứng trước đường Võ Thị Sáu, ông Điền trình bày chi tiết sự việc là bốn năm trước, ngày 20 tháng Mười Một năm 2008, Ủy Ban huyện Chợ Mới ra quyết định thu hồi đất của một số hộ dân ở ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Thế nhưng đến giữa năm 2009 người dân mới nhận được quyết định thu hồi và hỗ trợ đền bù. Điều này có nghĩa là từ ngày ra quyết định cho đến sáu tháng sau dân mới nhận được, trong lúc huyện đã áp dụng chế độ đến bù sai trái:

Quá bức xúc trước mức đền bù và hỗ trợ quá thấp rồi dân mới khiếu nại. Đơn khiếu nại thì huyện bỏ lơ không giải quyết và tỉnh cũng bỏ lơ không giải quyết.Ngày 1 tháng Một năm 2009 là quyết định số 45 của ủy ban nhân dân tỉnh có hiệu lực thi hành nhưng mà huyện vẫn sử dụng quyết định số 3500 mà tính đến ngày 1 tháng Một 2009 là đã hết hiệu lực thi hành.

Đến năm 2010, khi nghị định 69 của chính phủ có hiệu lực thi hành thì chính quyền địa phương huyện Chợ Mới lại mời các hộ dân lên để báo là sẽ đến bù và hỗ trợ dân có đất bị trưng thu theo quyết định số 45 của tỉnh:

Mà trong khi đó nếu dân nhận tiền thì tiền đền bù hỗ trợ đó không mua được đất mới để tái định cư và tái sản xuất. Từ năm 2008 đến nay là dân chúng tôi khốn đốn vì không được sản xuất tại vì một hai ngày là ủy ban huyện đưa ra thông báo là bà con không nên xuống giống không nên canh tác trên những mảnh đất đó.

Khốn khổ vì 4 năm vườn tược bỏ không

Vì không còn đất canh tác nên nhiều hộ nông dân ở ấp Mỹ Lợi xã Mỹ An huyện Chợ Mới bị mất kế sinh nhai, nhiều người phải đi tìm việc ở những nơi khác. Gần đây nhất, vẫn lời ông Điền thuật lại, ủy ban huyện Chợ Mới lại loan báo là không thu hồi đất nữa. Ngay khi đó, nông dân đề nghị là nếu không thu hồi thì phải ra một quyết định hủy bỏ việc trưng thu đất để dân có thể canh tác trở lại:

Những người dân An Giang đi khiếu kiện tập thể trên đường Võ Thị Sáu hôm nay nói rằng việc làm của họ là chính đáng và ôn hòa, thì cớ sao lại không được đáp ứng:Nhưng mà đến nay thì dân cũng không nhận được quyết định và cũng không biết hướng cái giải quyết của chính quyền ở huyện tỉnh ra làm sao. Vườn tược thu nhập của dân mỗi một người như vậy là vào khoảng một ngàn mét vuông đất thì thu nhập theo chuyên canh là sáu bảy mươi triệu một năm lận. Nhưng mà bốn năm nay là dân không được canh tác trên mảnh đất của mình thành vườn tược nó hư hết rồi. Bây giờ dân nằm trong tình trạng khốn đốn, không biết làm sao mới đến nhờ cơ quan chính phủ mà cơ quan chính phủ đuổi xô thì cũng không biết sao nữa.

Tại vì dân đâu biết chạy đi đâu, chỉ thấy là những vị lãnh đạo của chính phủ là lên truyền hình, TV, những phương tiện thông tin đại chúng, rồi nói sẽ giải quyết thỏa đáng cho dân. Thành ra dân thấy như vậy, tin tưởng nơi chính phủ là đi lên chính phủ mà chính phủ vẫn xô đuổi. Thiết nghĩ không biết là có cái thế lực gì đó để bao che cho cấp dưới để làm vậy không.

Trên đường dây viễn liên nối về xã Mỹ An, chủ tịch xã Mỹ An Nguyễn Thị Kim Trúc, trả lời vắn tắt là muốn gì thì về xã Mỹ An gặp bà rồi lập tức cúp máy.

Thanh Trúc

No comments:

Post a Comment