Tuesday, August 21, 2012

BÁO CHÍ NƯỚC NGOÀI RẦM RỘ ĐƯA TIN TÊN TƯ BẢN ĐỎ NGUYỄN ĐỨC KIÊN BỊ BẮT

  Sự kiện Bố già tư bản đỏ Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) bị bắt và tư dinh bị cảnh sát tiến hành khám xét không chỉ gây rúng động cho dư luận Việt Nam mà còn thu hút sự quan tâm của quốc tế.
Vào ngày hôm nay (21/8), không lâu sau khi doanh nhân Nguyễn Đức Kiên bị bắt vì những “sai phạm trong lĩnh vực kinh tế”, báo chí nước ngoài cũng đã đồng loạt đưa thông tin này kèm theo những phân tích về sự giảm điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam.

“Nguyễn Đức Kiên, một trong những doanh nhân giàu nhất Việt Nam đã bị bắt vì tình nghi liên quan đến những hoạt động sai phạm trong lĩnh vực kinh tế. Ông Kiên là một trong những người nằm trong Hội đồng sáng lập ra Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). Giá trị cổ phiếu của ACB trên sàn chứng khoán TP Hồ Chí Minh đã giảm xuống 7% sau khi thông tin ông Kiên bị bắt được đăng tải. Tuy nhiên, lãnh đạo của ACB khẳng định rằng ông Kiên hiện không còn liên quan đến các hoạt động của ngân hàng và vị thế việc ông bị bắt không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của nhà băng này”, BBC đưa tin.
Ảnh doanh nhân Nguyễn Đức Kiên do phóng viên AFP chụp
Trên Financial Times, sự quan tâm được dành cho tình hình chứng khoán tại Việt Nam. “Thị trường chứng khoán Việt Nam đã giảm gần 5% vào hôm nay, ngày mà triệu phú ngân hàng Nguyễn Đức Kiên- một trong những doanh nhân nổi tiếng của nước này bị bắt. Cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu, nơi ông Kiên đóng vai trò là người sáng lập giảm 7% khi nhà đầu tư dồn dập bán tống bán tháo cổ phiếu sau thông tin gây sốc.” Financial Times còn đưa ra dự đoán rằng ngành ngân hàng của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng sau sự việc này.

Hãng Reuters cũng đã sớm đưa thông tin về vụ bắt giữ bầu Kiên. “Cảnh sát Việt Nam đã bắt giữ một đại gia ngành ngân hàng và hiện đang tạm giữ để tiến hành điều tra về những sai phạm kinh tế. Nguyễn Đức Kiên là một triệu phú nổi tiếng, là người đã sáng lập ra Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) bị bắt vì có hoạt động sai trái về kinh tế ở 3 công ty tư nhân. Mặc dù cáo buộc về tội danh của ông Kiên không liên quan đến ACB nhưng giá trị cổ phiếu của ngân hàng này ngay sau đó đã giảm 7% và đẩy thị trường chứng khoán của Việt Nam giảm xuống gần 5%. Thông tin ông Kiên bị bắt làm dấy lên những lo ngại về tình hình tài chính ngân hàng vốn đã rơi vào lạm phát trong 4 năm qua”, dẫn lời bài báo của Reuters.

Trang Asiaone của Singapore nêu khá chi tiết thông tin về vụ bắt giữ doanh nhân nổi tiếng của Việt Nam. “Ông Kiên đã bị bắt tại nhà riêng ở số 27, đường Xuân Diệu, quận Tây Hồ, Hà Nội vì những sai phạm kinh tế. Cảnh sát cho biết 1 giờ sau khi khám xét tư dinh, họ đã tìm ra nhiều tại liệu liên quan đến những cáo buộc dành cho ông Kiên. Chỉ ít giờ trước khi bị bắt, ông Kiên còn có buổi phỏng vấn với tờ Tuổi Trẻ về những vấn đề của bóng đá Việt Nam tại khách sạn Hilton. Doanh nhân 48 tuổi này là phó Chủ tịch của Công ty cổ phần bóng đá Việt Nam (VPF) và là Chủ tịch của CLB bóng đá Hà Nội. Ngoài ra ông Kiên còn là cổ đông lớn của nhiều ngân hàng tư nhân khác như Kiên Long hay Eximbank.”
Trao đổi với báo chí, lãnh đạo của ACB khẳng định, việc ông Kiên bị bắt không ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng này.
Ông Nguyễn Đức Kiên, tức "bầu Kiên" đang bị bắt để điều tra hoạt động kinh tế
Sau thông tin ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) bị bắt giữ, ông Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng giám đốc ngân hàng này cho biết, hoạt động của ACB hiện tại vẫn diễn ra bình thường và việc ông Kiên bị bắt giữ không có ảnh hưởng gì.

Theo cáo bạch 2010 của Ngân hàng ACB, ông Nguyễn Đức Kiên không còn tên trong Hội đồng quản trị. Và đến nay, theo nguồn tin từ ACB, ông đã rút gần hết cổ phiếu khỏi ngân hàng này.

Ông Kiên chỉ là cổ đông bình thường của ACB, nắm giữ dưới 5% cổ phần và cũng không giữ các chức vụ trong HĐQT và ban TGĐ, do đó việc liên quan đến ông Kiên không thuộc diện phải công bố thông tin.

Ngoài ra, việc bắt giữ ông Kiên không liên quan tới hoạt động tại ngân hàng ACB mà vì lý do kinh tế của cá nhân ông Kiên.

Vào thời điểm tháng 10/2006, ông Kiên sở hữu hơn 4 triệu cổ phiếu ACB nhưng 4 năm gần đây bắt đầu giảm dần sở hữu và tới cuối 2011 chỉ còn gần 800.000 cổ phiếu.

Thực sự thì cũng không nhiều người biết “bầu Kiên” nắm bao nhiêu ngân hàng cho đến khi chính ông bầu này tiết lộ bí mật là “cổ đông chính” của Ngân hàng Eximbank- đối tác đã tài trợ hàng năm cho V.League 30 tỷ đồng. Và cũng chính bầu Kiên tiết lộ là có cổ phần của Kienlong Bank- nhà tài trợ của đội Kienlong Bank- Kiên Giang mới lên V.League.

Tối 20/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khám xét nơi ở của ông Nguyễn Đức Kiên tại ngõ 27 đường Xuân Diệu (tổ 45, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội) và bắt tạm giam nhân vật này.

Theo xác nhận của Trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm (Bộ Công an), ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt để điều tra về các hành vi trái pháp luật liên quan tới các hoạt động kinh tế.

Một lãnh đạo Công an phường Quảng An cho biết, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an đã khám xét nơi ở của ông Kiên trên địa bàn phường từ 19h đến 20h. Việc khám xét có sự chứng kiến của cán bộ Công an phường và tổ trưởng tổ dân phố 25, nơi ông Kiên cư trú. Công an đã thu giữ một số tài liệu, USB phục vụ quá trình điều tra.

Sáng 21/8, khi PV có mặt, ngôi nhà số 27 Xuân Diệu của ông Kiên đã đóng kín cửa im lìm, không thấy có người ở trong ngôi nhà. Bên ngoài, một số người tự xưng là bảo vệ ngôi nhà đứng ngoài canh gác và theo dõi mọi hành vi của người lạ khi đến đây.

Năm 2010, ông Kiên có mặt trong bản danh sách 100 người giàu nhất Việt Nam. Với số cổ phiếu ACB có trong tay, ông Kiên được đánh giá là đang sở hữu 805 tỷ đồng. Tổng số cổ phiếu ACB mà gia đình ông Kiên nắm giữ tính tới cuối 2010 đạt giá trị khoảng 2.000 tỷ đồng.

SỐ PHẬN NÀO CHO CÁC "XẾ KHỦNG" CỦA BỐ GIÀ "BẦU KIÊN"
Không phải là đại gia say mê siêu xe nhưng bầu Kiên cũng thuộc dạng khá chịu chơi khi sở hữu mẫu xe siêu sang Bentley Continental Flying Spur và được cho là mới mua thêm hàng khủng Rolls-Royce Phantom rồng trị giá hơn 33 tỷ đồng.

Cả hai xế khủng này đều được gắn các biển số đẹp dù không phải là biển tứ quý. Chiếc Bentley Continental Flying Spur sở hữu biển số 56P-5888, còn chiếc Phantom đang bị nghi là của bầu Kiên, cũng có biển số không dễ tìm 51A-33688.

Nếu tính nhanh giá trị của cặp đôi này cũng lên tới hơn 43 tỷ đồng. Vì thế, ngay sau khi đại gia ngành ngân hàng này bị bắt vì những sai phạm liên quan tới hoạt động kinh tế, không ít người tự hỏi về số phận của cặp đôi xe tiền tỷ này, liệu chúng có nhanh chóng bị bán để giúp đại gia này “giải vận đen”.

Hãy cùng VTC News tìm hiểu đôi chút về hai chiếc xe nổi tiếng này:




“Nằm vùng” thường xuyên ở sân Hàng Đẫy, chiếc Bentley Continental Flying Spur màu đen trở nên rất quen thuộc với các cầu thủ cũng như CĐV của CLB Hà Nội.




“Nằm vùng” thường xuyên ở sân Hàng Đẫy, chiếc Bentley Continental Flying Spur màu đen trở nên rất quen thuộc với các cầu thủ cũng như CĐV của CLB Hà Nội.

Là dòng xe phục vụ cho các đại gia doanh nhân, Bentley sở hữu ngoại thất mượt mà sang trọng và tinh tế. Nội thất xe là nơi tập trung đủ các tiện nghi sang trọng và mang lại cho hành khách cảm giác êm ái và tĩnh lặng tuyệt đối.




Để bọc da cho ghế của chiếc Bentley này, các công nhân lành nghề của Bentley đã sử dụng da nguyên tấm của khoảng 11 chú bò và chế tác thủ công 125 tiếng đồng hồ. Chất liệu gỗ ốp trên xe là loại gỗ óc chó lâu năm được nhập về từ California (Mỹ) và trải qua những công đoạn xử lý cầu kỳ như nẹp, phơi ủ, đánh bóng, phủ sơn mài…




Chiếc xe siêu sang này được trang bị động cơ W12 tăng áp kép, dung tích 6.0 lít cho công suất 552 mã lực tại 6.100 vòng/ phút và mô men xoắn cực đại là 650 Nm, cho tốc độ tối đa lên đến 312 km/h và khả năng tăng tốc từ 0-100 km/h trong đúng 5,2 giây.

Tại Mỹ, xe có giá khoảng 200.000 USD và về Việt Nam giá trị xe sau khi đã tính thuế được xác định vào khoảng 500.000 USD (khoảng hơn 10 tỉ). Tuy nhiên, nếu tính cả phí trước bạ và chi phí để có chiếc biển toàn phát, giá trị xe chắc chắn phải cao hơn.



Khác với chiếc Bentley, chiếc Rolls-Royce Phantom Rồng mới chỉ được nghi là của bầu Kiên sau vài lần xuất hiện ở sân Hàng Đẫy, ở đúng vị trí quen thuộc của chiếc Bentley và có lái xe của bầu Kiên đứng cạnh.



Bầu Kiên chưa chính thức xác nhận về quyền sở hữu của mình với chiếc xe thuộc dạng khủng nhất Việt Nam này. Tuy nhiên, nhắc tới đại gia này người ta vẫn ít nhiều nói tới chiếc Rolls-Royce này.

So với chiếc Bentley, chiếc Phantom Rồng đẳng cấp hơn hẳn, không chỉ về giá tiền mà còn về độ hiếm. Trên cả thế giới, chỉ có đúng 33 chiếc Phantom rồng được sản xuất và giá xe sau khi tính đủ các loại thuế ở Việt Nam có thể lên tới ngót nghét 40 tỷ đồng.

Ngoài những trang bị thuộc dạng xa xỉ nhất của dòng xe siêu sang Rolls-Royce, Phantom bản rồng còn tạo dấu ấn đặc biệt với các chi tiết như tựa đầu được thêu hình Rồng, tap lô, bậc cửa cũng được khảm hình Rồng cùng dùng chữ Phantom màu vàng hay đường kẻ hoa văn rồng dọc hai bên thân xe. Nội thất da bên trong xe được thêu tay hình rồng với 4 màu: nâu sạm, cát vàng, đen và trắng.

Những màu sắc này được thiết kế để phù hợp với từng loại da và đường viền ghế do khách hàng lựa chọn. Gỗ ốp bên trong quanh khu vực ghế ngồi cũng có hình rồng kết hợp khéo léo với tên của phiên bản Phantom. Trong khi, tấm bảng mang dòng chữ "Year of the Dragon 2012" phát sáng dưới ánh đèn LED.

Lâm Anh (tổng hợp)

TÊN TRÙM TƯ BẢN ĐỎ NGUYỄN ĐỨC KIÊN BỊ BẮT: MỌI THỨ ĐANG ĐẢO LỘN THẾ NÀO

18 tiếng sau khi bầu Kiên bị bắt, mọi thứ liên quan tới ông bầu tóc bạc này đang đảo lộn chóng mặt và sức nóng của vụ việc đang lan toả rất mạnh trong đời sống xã hội.

Từ khóa “bầu Kiên” là từ được tìm nhiều nhất trên Google sáng nay sau khi giới truyền thông đồng loạt đưa tin doanh nhân Nguyễn Đức Kiên (thường gọi là bầu Kiên) bị bắt.

Trên lĩnh vực kinh tế, dù đã lên tiếng phủ nhận tầm ảnh hưởng của bầu Kiên ở Ngân hàng ACB song cổ phiếu EIB, ACB, STB sáng nay bị bán mạnh và giảm sàn. Hai sàn phủ đầy sắc đỏ từ khi mở cửa. Đợt 1 Vn-Index rớt 6,4 điểm, xuống 430,79 điểm, giao dịch 6,7 triệu chứng khoán, tương đương 116 tỷ đồng.


Thị trường chứng khoán biến động rất nhanh sau khi có thông tin bầu Kiên bị bắt (Ảnh: VNE)
EIB là cổ phiếu hiếm hoi trên sàn TP HCM giảm hết biên độ từ đầu phiên và trong tình trạng xả hàng mạnh. Lúc 9h30, dư bán giá sàn của mã này trên 2 triệu cổ phiếu, chưa tính tới các mức giá thấp khác và không hề có dư mua. Tuy nhiên, tại mã này vẫn có lực mua của khối ngoại, với 50.000 cổ phiếu, trong số 231.300 cổ phiếu EIB đã được chuyển nhượng, tính tới 9h45.

Tương tự EIB, cổ phiếu ACB trên sàn Hà Nội đột ngột bị bán mạnh từ đầu ngày, với dư bán giá sàn luôn hiện hữu trên 1 triệu. Mặc dù chịu áp lực bán lớn nhưng mã này vẫn giao dịch tới 802.300 cổ phiếu, lúc 9h45.

STB ban đầu chỉ mất điểm nhẹ nhưng cũng đã nhanh chóng giảm xuống mức sàn và bị bán mạnh. Trong khi đó, MBB, VCB, SHB tuy chưa giảm hết biên độ nhưng cũng mất điểm 0,4-1,1 điểm.


Bầu Kiên trên sân bóng (Ảnh: Quang Minh)

Trong lĩnh vực thể thao, mọi con đường liên lạc tới giới cầu thủ, BHL hay các thành viên của Công ty cổ phần bóng đá Việt Nam VPF đều gặp khó khăn. Chúng tôi đã cố gắng liên lạc với cầu thủ Thành Lương – Đội trưởng CLB BĐ Hà Nội nhưng không nhân được sự trả lời. Trong khi đó, nối máy với ông Phạm Ngọc Viễn – Tổng giám đốc VPF thì liên tục báo bận.

Người ta chưa thể lường hết được sự việc bầu Kiên bị bắt sẽ ảnh hưởng thế nào tới nền bóng đá Việt Nam trong thời gian tới. Mùa bóng 2012 vừa kết thúc song những gì mà bầu Kiên và VPF làm được còn rất hạn hữu. Hơn lúc nào hết, người ta đang chờ đợi những mổ xẻ, phần tích, rút kinh nghiệm từ lãnh đạo VPF. Thế nhưng mọi thứ đang trở nên mông lung hơn bao giờ hết.

No comments:

Post a Comment