Monday, August 20, 2012

VỤ BẦU KIÊN BỊ TÓM: "BẮT GÀ SỐNG", "BẮT GÀ CHẾT" (CẬP NHẬT)

*CA tiếp tục bắt thêm Tổng giám đốc Ngân hàng ACB Lý Xuân Hải. Thị trường hỗn loạn, vàng tăng đột biến, người dân tấp nập rút tiền.
* Kế hoạch bắt Nguyễn Đức Kiên được giữ tuyệt mật?
 
Võ Văn Tạo - “Quanlambao - Chúng tôi là người đầu tiên đã đưa tin đến bạn đọc lưc 0 giờ 21/8/2012 về việc bố già Nguyễn Đức Kiên đã bị bắt vì hàng loạt những tội phạm mà Quan làm báo đã phanh phui, đó chính là cơ sở để hình thành chuyên án đặc biệt do trực tiếp Bộ Trưởng Trần Đại Quang chỉ đạo với sự kết hợp giữa Bộ Công An và Tổng cục 2 (an ninh quân đội – VVT) thực hiện trong suốt 01 tháng qua.

Bầu Kiên chính là mắt xích quan trọng - người trực tiếp mua ĐƯỢC 02 phiếu để đưa Nguyễn Văn Bình lên vị trí Thống đốc (Chính Kiên là người trực tiếp khoe khoang về điều này) và cũng chính Kiên là tác giả của Kịch bản Tái cấu trúc ngân hàng và xiết chặt tín dụng phục vụ cho mưu đồ thâu tóm ngân hàng. Xa hơn nữa: Chính Kiên đã cùng Nguyễn Thanh Phượng làm nên vụ thôn tính lịch sử Samcombank mà Trầm Bê là kẻ thừa hành. Việc bầu Kiên bị bắt sẽ như nút gỡ của cái kén tằm rút ra các đầu mối quan trọng của hệ thống Mafia kinh tế và Chính trị cấu kết với nhau để lũng đoạn đất nước.

Giờ đây, Trầm Bê, Nguyễn Đăng Quang, Hồ Hùng Anh và Nguyễn Văn Hưởng sẽ chỉ còn tính bằng ngày xem khi nào chúng sẽ phải đi theo 'hầu hạ' bầu Kiên!” (Nguồn: Quan Làm Báo)

Trên đây là mấy dòng mở đầu của bài “Bao giờ đến lượt những kẻ khác “theo hầu” bầu Kiên” trên trang “quanlambao.blogspot.com” sáng 21-8-2012. 9 tiếng đồng hồ sau bản tin đầu tiên của quanlambao, hàng loạt báo “lề đảng” mới lục tục đưa tin Bầu Kiên (Nguyễn Đức Kiên) bị bắt lúc tối 20-8, mà cũng chỉ vắn tắt “chưa rõ nguyên nhân”, hoặc “sai phạm về kinh tế”.

Khác với bạn đọc các báo “lề đảng” – hầu hết lâu nay chỉ nghe danh Bầu Kiên ở trò bóng đá, hoặc loáng thoáng là kẻ phất nhanh trong lĩnh vực ngân hàng, từ nhiều tháng nay, bạn đọc các báo “không lề” không lạ gì Bầu Kiên – một bố già mafia, một phù thủy trong giới ngân hàng, nhờ bàn tay nhám nhúa của một vài kẻ có thế lực trong chính giới mà bòn rút không biết bao nhiêu nghìn tỷ đồng ngân sách, lũng đoạn nền tài chính quốc gia.

Rõ ràng, trong vụ Bầu Kiên, báo “lề đảng” đã không làm nổi chức năng phát hiện, dự báo của mình như lâu nay đảng vẫn yêu cầu, răn dạy; bạn đọc vẫn đòi hỏi. Trong nghề báo, người ta gọi hiện tượng chỉ làm được cái việc mô tả lại sự kiện đã rõ như ban ngày (công an đã bắt đương sự, tòa án đã kết án, đảng đã ra quyết định kỷ luật, thanh tra đã có kết luận…) là “bắt gà chết”. Con gà chết, đã nằm ngay đơ, thằng con nít mới biết đi nào chẳng bắt được? Lúc nó còn sống, chạy nhảy lanh lẹ, chẳng phải ai cũng bắt được!

“Bắt được gà sống”. Hoan hô báo “không lề”! Vụ này, lẽ ra Ban Tuyên giáo, thực hiện chức trách của mình, phải kịp thời biểu dương, khen thưởng, đề nghị các báo “lề đảng” học tập các báo “không lề”, ít nhất cũng về nghiệp vụ chuyên môn (!).
Qua đây, báo giới “lề đảng” và giới chức quản lý có tự vấn: thua xa báo “không lề” - vì sao? Rộng hơn, không chỉ lĩnh vực kinh tế, vấn đề an nguy của vận mệnh đất nước hiện nay, nếu các báo “lề đảng” vẫn trong “vòng kim cô” “bắt gà chết”, một một buổi sáng không đẹp trời nào đó, mở tờ báo ra đọc, thấy dòng tin sững sờ: Quân xâm lược... (không viết nổi nữa).

Võ Văn Tạo

Thị trường lao dốc sau tin ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt


Danlambao - Theo tin từ báo Tuổi Trẻ, người được mệnh danh "ông trùm" của các ngân hàng Việt Nam, ông Nguyễn Đức Kiên (tức Bầu Kiên) đã bị cơ quan cảnh sát điều tra Bộ CA bắt giữ tối ngày 20/08/2012. Bầu Kiên bị bắt tạm giam 3 tháng, mục đích để điều tra về một số sai phạm liên quan đến hành vi "cố ý làm trái" trong các hoạt động kinh tế.

Cũng trong tối 20/08, nhà riêng của bầu Kiên tại ngõ 27 đường Xuân Diệu, Q.Tây Hồ, Hà Nội cũng đã bị công an khám xét. Quá trình khám nhà kéo dài khoảng hơn 1 tiếng, cơ quan công an thu giữ một số tài liệu liên quan đến hoạt động kinh tế của ông.

Vụ bắt giữ bầu Kiên là một thông tin cực kỳ chấn động trong thời điểm các cuộc đấu đá chính trị ngày càng khốc liệt trong Trung ương Đảng CS. Ông Nguyễn Đức Kiên là một nhân vật thân cận 'đặc biệt ' của gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các vị trí chóp bu trong trong Đảng.

Trang Blog Cầu Nhật Tân cho biết, vụ bắt giữ này được giữ tuyệt mật đến phút chót."Trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm mà Thủ tướng chỉ được 3/14 phiếu, chức danh Trưởng ban phòng chống tham nhũng Trung ương được chuyển từ tay Thủ tướng sang Tổng bí thư với Ban Nội chính được tái lập do đích thân Tổng bí thư đứng đầu". Có thể thấy, vụ bắt giữ ông Kiên cho thấy phe nhóm lợi ích của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang hứng chịu những đòn thê thảm.


Bầu Kiên luôn là một nhân vật nổi tiếng đồng thời luôn là tâm điểm được chú ý đối với các hoạt động liên quan đến bóng đá. (Ảnh: CĐV Hải Phòng "ám" bầu Kiên)
Ngay từ tối hôm qua, 20/08, trên các mạng xã hội đã lan truyền thông tin về việc bắt giữ bầu Kiên. Tuy nhiên phải đến sáng nay, 21/08, báo chí tại Việt Nam mới bắt đầu đưa tin về vụ bắt giữ này. Hiện nay, ông Kiên giữ vị trí Phó chủ tịch Hội đồng quản trị ACB - ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Gia đình ông cũng đang nắm giữ phần lớn cổ phiếu trong ngân hàng này. Sau vụ bắt giữ, có tin người dân đang bắt đầu kéo đến ngân hàng rút tiền.

Ông Nguyễn Đức Kiên sinh năm 1964 tại Hà Nội, từng học Đại học Kỹ thuật Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng, sau đó sang Hungary học Trường Kỹ thuật Quân sự Zalkamate. Năm 1994, ông Kiên tham gia sáng lập ngân hàng ACB, sau đó từng bước nắm giữ cổ phần trong nhiều ngân hàng tại Việt Nam.

Bằng mối quan hệ thân cận với các nhân vật chóp bu trong Đảng, bầu Kiên trở thành một nhân vật có thế lực mà các hoạt động kinh doanh của ông luôn được bao quanh bởi một bức màn bí mật.

Ngoài ra, bầu Kiên còn được biết đến với chức danh Chủ tịch CLB Bóng đá Hà Nội, Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF). Sự xuất hiện của ông trong các hoạt động liên quan đến bóng đá luôn là tâm điểm được dư luận chú ý.

Theo Tuổi Trẻ

Hàng loạt ngân hàng chối bỏ 'ảnh hưởng' của bầu Kiên
Lãnh đạo ACB, Eximbank, Sacombank, Kiên Long, Phương Nam đồng loạt khẳng định ông Nguyễn Đức Kiên không nắm cổ phần hoặc không ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng mình như thông tin thị trường đồn thổi.

"Ông Kiên rút khỏi Hội đồng Quản trị Ngân hàng cổ phần Á Châu (ACB) từ 2010 và cũng dần thoái vốn từ đó. Đến nay ông không còn liên quan gì tới ACB", Phó tổng giám đốc ACB Nguyễn Thanh Toại xác nhận vớiVnExpress.net.

ACB là ngân hàng đầu tiên lên tiếng chối bỏ ảnh hưởng của bầu Kiên với đơn vị mình, ngay sau khi có thông tin ông này bị bắt để làm rõ hành vi "cố ý làm trái" liên quan đến các hoạt động kinh tế.

Chân dung nguyên Phó chủ tịch Nguyễn Đức Kiên trong ấn phẩm kỷ niệm 15 năm thành lập ACB (tháng 6/2008).

Trong cáo bạch ACB, ông Kiên bắt đầu làm Phó chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng này từ năm 30 tuổi. Sinh năm 1964, quê quán Hà Bắc, ông Kiên từng học Đại học Kỹ thuật quân sự - Bộ Quốc phòng vào năm 1981, sau đó tu nghiệp Trường kỹ thuật quân sự Zalkamatê, Hunggary đến năm 1985 thì về nước.

Sau 8 năm làm việc trong ngành dệt may, ông bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng và trở thành Phó chủ tịch Hội đồng quản trị ACB - một trong những ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra, ông còn làm chủ tịch của hàng loạt công ty thời trang, nhựa đường, thể thao và cả liên doanh KFC. Vào thời điểm tháng 10/2006, ông sở hữu hơn 4 triệu cổ phiếu ACB nhưng 4 năm gần đây bắt đầu giảm dần sở hữu và tới cuối 2011 chỉ còn gần 800.000 cổ phiếu.

Năm 2010, trong bản danh sách 100 người giàu nhất Việt Nam, với số cổ phiếu ACB có trong tay, tài sản của “bầu Kiên” được đánh giá là 805,9 tỷ đồng, ít hơn năm 2008 gần 200 tỷ một phần do giá cổ phiếu, phần sang nhượng cho người thân đứng tên. Tổng số cổ phiếu ACB mà gia đình ông Kiên nắm giữ tính tới cuối 2010 đạt giá trị khoảng 2.000 tỷ đồng.

Điều thắc mắc là bầu Kiên gắn với ACB nhưng giờ đã rút khỏi bộ máy quản trị của Ngân hàng ACB. Từ 2010, ông Nguyễn Đức Kiên không còn tên trong Hội đồng quản trị. Và đến nay, theo nguồn tin từ ACB, ông đã rút hết cổ phiếu khỏi ngân hàng này.

Sau ACB, nhiều người cho rằng tài sản của ông Kiên bắt đầu len lỏi vào nhiều ngân hàng khác như Eximbank, Sacombank, Đại Á. Cũng chính bầu Kiên tiết lộ là có cổ phần của Kiên Long Bank.

Tuy nhiên, trao đổi với VnExpress trưa nay, Tổng giám đốc Ngân hàng cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - mã EIB) - ông Trương Văn Phước khẳng định, ông Kiên chỉ nắm trên dưới 1% cổ phần tại EIB và hoàn toàn không có ảnh hưởng hay giữ chức vụ gì tại nhà băng này.

"Ông Kiên chỉ là cổ đông thường mua cổ phiếu", Tổng giám đốc EIB phát biểu.

Đồng thời, ông Nguyễn Văn Nhân - Tổng giám đốc Ngân hàng cổ phần Phương Nam (Southern Bank) cũng phủ nhận mối liên quan của ông Kiên tại Southern Bank. Theo ông Nhân, ông Nguyễn Đức Kiên không nắm cổ phần cũng như không giữ chức vụ gì tại Phương Nam.

Tổng giám đốc Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) Phan Huy Khang cũng khẳng định ông Kiên và cả ngân hàng ACB không có mối quan hệ nào về cổ phần với Sacombank.

Một lãnh đạo cấp cao của Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đêm qua xác nhận với VnExpress thông tin ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên, ngõ 27 đường Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội) đã bị bắt giữ tại Hà Nội tối 20/8.

Đại diện Ngân hàng Kiên Long cũng cho biết trong danh sách cổ đông, không có tên ông Nguyễn Đức Kiên và ông cũng không liên quan gì tới hoạt động của ngân hàng này.

Lãnh đạo Tổng cục cảnh sát Phòng chống tội phạm (Bộ Công an) sáng nay cho biết thêm, ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt để điều tra về hành vi "cố ý làm trái" liên quan đến các hoạt động kinh tế. "Dù là ai, vi phạm pháp luật cũng đều phải bị xử nghiêm", nguồn tin nói.

Nguồn tin từ Ngân hàng Nhà nước cho hay nhiều khả năng cơ quan này chiều nay sẽ có tuyên bố về vụ việc, sau khi nhận được văn bản chính thức từ Bộ Công An. Nội dung được chờ đợi trong tuyên bố này là nghi vấn bầu Kiên sở hữu chéo (mua cổ phần với tỷ lệ lớn ở nhiều ngân hàng khác nhau) và các hành vi có liên quan.

Ngân hàng Nhà nước cũng cân nhắc khả năng đưa ra tuyên bố chính thức ngay tại phiên Thống đốc Nguyễn Văn Bình trả lời chất vấn Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều nay, nếu đã có thông tin đầy đủ từ cơ quan công an.


Hàn Phi - Tường Vi -   Lệ Chi
KẾ HOẠCH BẮT "BẦU KIÊN" ĐƯỢC GIỮ TUYỆT MẬT


Blog Cầu Nhật Tân - Rút kinh nghiệm từ vụ Dương Chí Dũng, việc bắt ông Kiên được Ban chuyên án tiến hành hết sức bí mật. Ngay cả bên Viện Kiểm sát tối cao cũng chỉ có 2 người được biết trước. Bắt và khám nhà do đích thân Bộ trưởng Công an chỉ đạo. Các Thứ trưởng Bộ Công an, đặc biệt là Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phụ trách cảnh sát đều không được biết trước. Đây là điều cực kỳ bất thường từ năm 1994.

Vừa qua, Đảng CSVN hô hào làm trong sạch nội bộ. Trong một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm mà Thủ tướng chỉ được 3/14 phiếu, chức danh Trưởng ban phòng chống tham nhũng Trung ương được chuyển từ tay Thủ tướng sang Tổng bí thư với Ban Nội chính được tái lập do đích thân Tổng bí thư đứng đầu.

Đợt Bộ chính trị và Ban bí thư kiểm điểm nội bộ cuối tháng 7, đầu tháng 8/2012 tuy chưa làm được nhiều việc lớn nhưng đã tạo được một số bước đi làm tiền đề chống tham nhũng có hiệu quả hơn. Thứ nhất, khẳng định cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác này (thực chất là loại bớt ảnh hưởng của Thủ tướng). Thứ hai, kiện toàn bộ máy chống tham nhũng mà trọng tâm là Bộ Công an (thực chất là loại bớt ảnh hưởng của tướng an ninh Nguyễn Văn Hưởng cùng tay chân ở các đơn vị nghiệp vụ trong Bộ và tại nhiều địa phương), thực hiện một số điều chỉnh nội bộ để hoạt động điều tra chống tham nhũng đạt hiệu quả cao

Việc bắt giam và điều tra Kiên “bạc” được giao cho Tổng cục Cảnh sát của tướng Vĩnh “chột” chứ không do An ninh điều tra làm. Như vậy, có lẽ sẽ tránh được ảnh hưởng của bên an ninh mà tướng Hưởng còn nhiều quyền uy. Rút kinh nghiệm từ vụ Dương Chí Dũng, việc bắt ông Kiên được Ban chuyên án tiến hành hết sức bí mật. Ngay cả bên Viện Kiểm sát tối cao cũng chỉ có 2 người được biết trước. Bắt và khám nhà do đích thân Bộ trưởng Công an chỉ đạo. Các Thứ trưởng Bộ Công an, đặc biệt là Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ phụ trách cảnh sát đều không được biết trước. Đây là điều cực kỳ bất thường từ năm 1994.

Việc Bộ Công an bắt người kiểu này lần cuối xảy ra năm 1994. Lúc đó đích thân Bộ trưởng Bùi Thiện Ngộ chỉ đạo Phó Tổng cục trưởng CSND là Thiếu tướng Trịnh Thanh Thiệp (người có tư thù với Trung tướng Phạm Tâm Long) bắt con trai của Thứ trưởng Phạm Tâm Long là đại úy công an Phạm Xuân Liên. Các Thứ trưởng, hồi ấy, đều không được biết trước vụ việc. Ngay trước đó, thứ trưởng Phạm Tâm Long được Bộ trưởng “cho” đi họp ở Đông Âu.

Tướng Vĩnh từ giám đốc Công an Nam Định đi lên, gần đây liên tục được đánh bóng tên tuổi trên báo, đài. Tướng Vĩnh có mối quan hệ thân thuộc với Bộ trưởng Trần Đại Quang bởi cùng trong hội “Nam Cường”.

Blog Cầu Nhật Tân
http://caunhattan.wordpress.com/2012/08/21/bat-nguyen-duc-kien-duoc-bo-truong-ca-giu-tuyet-mat/#more-2750

No comments:

Post a Comment