Monday, October 15, 2012

HẬU ĐẠI HỘI 6: LỜI KINH ĐÊM CỦA BÁO CHÍ LỀ ĐẢNG


“Qua việc này, tôi thấy rằng, Bộ Chính trị, Ban chấp hành TW là một tập thể mạnh, một tập thể có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trung thành đối với lợi ích của nhân dân Việt Nam. Một Đảng dám đối mặt với những tồn tại, yếu kém của chính mình thì sẽ quyết tâm sửa chữa khuyết điểm của mình. Muốn vậy, phải tăng cường phát huy dân chủ, tăng cường tự phê và phê bình trong Đảng và thường xuyên lắng nghe ý kiến nhân dân, dựa vào nhân dân để làm trong sạch Đảng, xây dựng Đảng tốt hơn” - Ksor Phước, Ủy viên Trung ương Đảng.

Hội nghị BCH TW Đảng: Tạo khí thế mới, niềm tin mới

TTXVN - Chiều 15/10, ngay sau khi Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI bế mạc, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Lương Ngọc Bính, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình, đã trao đổi với phóng viên về những cảm nhận sâu sắc, những điều tâm đắc nhất về Hội nghị.

Lớp học đặc biệt về xây dựng Đảng

Đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội chia sẻ: Kết thúc Hội nghị Trung ương 6, khóa XI, mỗi đại biểu đều cảm nhận như vừa trải qua một lớp học chính trị đặc biệt về công tác xây dựng Đảng, về công tác tự phê bình và phê bình. 

Thông qua việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình lần này của tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư và quán triệt kết quả cũng như tinh thần đợt kiểm điểm đối với toàn thể Ban Chấp hành Trung ương, mỗi cán bộ, đảng viên đều cảm nhận được trách nhiệm lớn đối với toàn Đảng, toàn dân. Cần phải làm tất cả những việc có thể để sớm khắc phục, sửa chữa những thiếu sót, khuyết điểm, kể cả những thiếu sót, khuyết điểm kéo dài. Trước kia cũng đã nhiều lần kiểm điểm, nhiều lần phê bình, nhưng khắc phục chưa được triệt để.

Lần này, việc kiểm điểm được tiến hành với tinh thần kiên quyết hơn, tập trung hơn, sâu sắc và có trọng tâm trọng điểm hơn. Đây chính là thời điểm mà những yêu cầu của công tác xây dựng Đảng, đòi hỏi của cán bộ, đảng viên và nhân dân là phải tạo được những chuyển biến rõ nét. Những tiêu cực, khuyết điểm như vừa qua phải được ngăn chặn, đẩy lùi và không để tái diễn.

Việc tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình hết sức nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm, cầu thị của Bộ Chính trị và Ban Bí thư, cơ quan lãnh đạo thường xuyên và cao nhất của Đảng ta, đồng thời cũng là cơ quan chịu trách nhiệm toàn bộ những hoạt động của đất nước, của nhân dân, chính là một tấm gương. Trước tình hình trong Đảng tồn tại những yếu kém, khuyết điểm, Bộ Chính trị đã tự nhận về mình trách nhiệm cao nhất, tự phê bình sâu sắc nhất, đồng thời đề nghị Ban Chấp hành Trung ương quyết định hình thức kỷ luật trước việc không ngăn chặn được những yếu kém, khuyết điểm như vừa qua. Thảo luận rất kỹ lưỡng, thấu đáo và sâu sắc về mọi mặt, mặc dù Ban Chấp hành Trung ương quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, nhưng đồng thời Ban Chấp hành Trung ương cũng mong muốn tập thể và mỗi cá nhân, phải bằng công việc cụ thể sớm khắc phục, sửa chữa những yếu kém không phải của riêng Bộ Chính trị, Ban Bí thư, mà của Đảng.

Hội nghị lần này giải quyết nhiều vấn đề quan trọng, vừa có ý nghĩa cấp bách trước mắt, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài, trong đó có vấn đề xây dựng Đảng. Những kết quả bước đầu của công tác kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp… thực sự đang tạo được những chuyển biến tích cực. Từng tập thể, cán bộ, đảng viên đều tự soi, tự sửa, tiếp thu những ý kiến phê bình từ các đồng chí, đồng đội để tự sửa chữa, khắc phục những yếu kém.

Thời gian qua, Đảng bộ thành phố Hà Nội cũng như các đảng bộ trực thuộc Trung ương trong cả nước, đã triển khai nghiêm túc theo tinh thần hướng dẫn và chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Trung ương về cách thức và các nội dung cần kiểm điểm trong cấp ủy. Đến nay, Đảng bộ Hà Nội đã triển khai về cơ bản hầu khắp các đảng bộ trực thuộc, các đảng bộ khối, quận, huyện… một cách nghiêm túc. Đảng bộ Hà Nội có qui mô lớn, với hơn 340.000 đảng viên, chiếm gần 10% tổng số đảng viên trong cả nước. Vì vậy, yêu cầu của Trung ương và cả nước đối với Hà Nội cũng rất cao, thật sự nghiêm túc, chặt chẽ. Công tác chuẩn bị, tổ chức kiểm điểm tự phê bình và phê bình đều thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, không những đóng góp vào sự vững mạnh, trong sạch chung của từng tổ chức đảng và của toàn Đảng, mà từng cán bộ, đảng viên cũng nhận thấy điều đó cần thiết cho chính mình. Có như vậy, hoạt động tự phê bình và phê bình mới thực sự tạo được chuyển biến sâu sắc.

Thời gian tới, Đảng bộ Hà Nội một mặt thực hiện đầy đủ, nghiêm túc những quy định của Trung ương, đồng thời tập trung làm rõ 2 vấn đề: Thứ nhất, chuyển tải rõ hơn kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trên tinh thần nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm, xây dựng. Thứ hai, trên cơ sở kiểm điểm, phải tạo được chuyển biến trong thực tiễn, bởi đó chính là thước đo đánh dấu hiệu quả của công tác tự phê bình và phê bình trong Đảng… Quan trọng hơn là sự sâu sắc trong việc làm, trong hoạt động thực tiễn, trong sửa chữa khuyết điểm của mọi đảng viên.

Phải nghiêm khắc, làm gương

Theo đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, những ý kiến góp ý rất sâu sắc, trách nhiệm và trí tuệ của Ban Chấp hành Trung ương đối với Báo cáo kiểm điểm của tập thể, cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư, giúp bản thân đồng chí hết sức thấm thía những mặt làm được cũng như mặt hạn chế, khuyết điểm, không chỉ là trách nhiệm của Thành phố Hồ Chí Minh mà còn là trách nhiệm của một Ủy viên Bộ Chính trị; từ đó đề ra những biện pháp khắc phục trong thời gian sắp tới, không chỉ cho bản thân mà còn cho cả gia đình. Đồng chí cho rằng, là người cán bộ, đảng viên, trách nhiệm càng cao, thì bên cạnh việc thực hiện đúng những quy định của pháp luật, quy định của Đảng, đòi hỏi có sự nghiêm khắc, làm gương, nói cách khác là phải có sự hy sinh, không chỉ bản thân mình mà cả gia đình, để thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng phân công.

Đề cập những vấn đề tâm đắc tại Hội nghị Trung ương lần này, đồng chí Lê Thanh Hải nhấn mạnh: Qua kiểm điểm cho thấy, việc lấy ý kiến tổ chức, cá nhân, trước khi tiến hành kiểm điểm tự phê bình là cách làm có ý nghĩa rất tích cực. Đây cũng là điểm mới so với tất cả những lần trước đây. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nhận được các ý kiến góp ý của các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đồng chí đã nghỉ hưu với một tinh thần trách nhiệm rất cao, rất tâm huyết, với mong muốn Đảng ta vững mạnh, từng thành viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong sáng, hoàn thành tốt nhiệm vụ, nâng cao được uy tín. Đồng chí Lê Thanh Hải cho rằng, đây là một kênh thông tin quan trọng, cho thấy nếu có sự lắng nghe tốt, cầu thị tốt, bản thân mỗi cá nhân sẽ tốt hơn trong thực hiện nhiệm vụ.

Thứ hai, kiểm điểm của tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư và từng cá nhân, cũng đạt được một yêu cầu mà Nghị quyết Trung ương 4 đã đề ra là phải khắc phục cho được tình trạng chỉ thấy khuyết điểm chỗ khác và người khác, chứ không phải của chính bản thân mình. Điều này thể hiện qua tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm cao, cầu thị, tính tự phê cao của tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cũng như từng thành viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Đây cũng là một biểu hiện nêu gương cụ thể để cấp dưới học tập và noi theo.

Tạo khí thế mới, niềm tin mới trong Đảng

Đồng chí Ksor Phước, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho rằng, Hội nghị Trung ương 6 bàn thảo về 7 vấn đề lớn, trong đó có vấn đề cấp bách trước mắt, có vấn đề mang tính lâu dài cho Đảng và đất nước. Đây là những vấn đề cơ bản và rất khó, đòi hỏi Trung ương phải có quyết sách, định hướng để tiếp tục chỉ đạo cả nước tổ chức thực hiện.

Vấn đề mà nhân dân và đảng viên quan tâm là tại Hội nghị lần này, Trung ương nghe và cho ý kiến về báo cáo kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chuẩn bị và tiến hành kiểm điểm hết sức nghiêm túc, trách nhiệm và gương mẫu. Việc kiểm điểm rất cụ thể chi tiết, qua đó chúng tôi hiểu sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn hơn, có thêm niềm tin về các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, đồng chí Ksor Phước chia sẻ.

Đồng chí cho rằng việc kiểm điểm rất nghiêm túc, chân thành, thể hiện tình thương yêu và tinh thần đoàn kết cao trong Bộ Chính trị, có nguyên tắc và giữ vững được tinh thần tự phê bình và phê bình trong Đảng. Đây là tấm gương tốt về tự phê bình và phê bình, về đoàn kết trong tập thể Bộ Chính trị, không phải là đoàn kết một chiều mà có tự phê bình và phê bình, nói thật, nói thẳng.

Cách tổ chức góp ý, lấy thông tin của Bộ Chính trị rất tốt, thu thập rất nhiều ý kiến của nhân dân, các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ, cán bộ tổ chức trong và ngoài Đảng đóng góp hàng trăm ý kiến cho Bộ Chính trị và cá nhân các đồng chí trong Bộ Chính trị. Các ý kiến đóng góp đã được nghiên cứu một cách nghiêm túc, sàng lọc và nêu vấn đề cho các đồng chí liên quan để kiểm điểm làm rõ.

Sự nghiêm túc còn thể hiện ở chỗ, trên cơ sở đánh giá kết quả và đánh giá tình hình thực tiễn của đất nước, Bộ Chính trị thấy được trách nhiệm của mình trước đất nước, trước nhân dân và đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xem xét hình thức kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và cá nhân một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị. Ban Chấp hành Trung ương đã đóng góp trên 230 ý kiến cho Bộ Chính trị trên tất cả các lĩnh vực, tập trung vào trách nhiệm của tổ chức và cá nhân của từng đồng chí trong Bộ Chính trị, rất thẳng thắn, chân tình. Thái độ tiếp thu của Bộ Chính trị và các đồng chí trong Bộ Chính trị trước Ban Chấp hành Trung ương nghiêm túc. 

Ban Chấp hành Trung ương đã bỏ phiếu kín, thống nhất rất cao là không xem xét kỷ luật tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị. Điều đó cho thấy Hội nghị Trung ương tiến hành dân chủ, trung thực, thẳng thắn. Đây mới là kết quả bước đầu, từ đây chúng ta sẽ tiếp tục làm triệt để, đến nơi đến chốn, duy trì hàng năm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân. Kết quả này sẽ tạo khí thế mới, niềm tin mới trong Đảng, trong nhân dân đối với Đảng ta nói chung và đối với Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Qua đây cho thấy, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị là tập thể mạnh, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Chủ nghĩa Mác-Lênin, trung thành với lợi ích của nhân dân Việt Nam; một Đảng dám đối mặt với tồn tại yếu kém của chính mình, một Đảng quyết tâm sửa chữa khuyết điểm của mình. Để sửa chữa yếu kém khuyết điểm, Đảng phải tăng cường phát huy dân chủ, tăng cường tự phê bình và phê bình trong Đảng và đặc biệt phải luôn gắn bó với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân và dựa vào nhân dân để Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh hơn.

Ấn tượng sâu sắc

Đồng chí Lương Ngọc Bính, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình chia sẻ, Hội nghị lần này đã để lại một ấn tượng hết sức sâu sắc đối với mỗi đại biểu tham dự. Đây là một hội nghị diễn ra dài ngày nhất; bàn bạc nhiều nội dung, ban hành nhiều Nghị quyết, Kết luận nhất của Ban Chấp hành Trung ương. Trong số đó, nhiều nội dung liên quan đến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển con người, đảm bảo an ninh quốc phòng và những vấn đề liên quan đến quy hoạch cán bộ của Ban Chấp hành Trung ương. Những vấn đề được Hội nghị Trung ương 6 bàn thảo lần này có tầm quan trọng đặc biệt, ảnh hưởng rất lớn, lâu dài đến tiến trình phát triển của Cách mạng.

Trong số các nội dung của Hội nghị, đồng chí Lương Ngọc Bính đặc biệt tâm đắc với phần thảo luận về Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đồng chí Lương Ngọc Bính cho biết, đây là đề án được Trung ương thảo luận rất sôi nổi, bàn bạc rất kỹ. Đây cũng là một trong số những đề án nhằm thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011-2015; xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, hướng tới mục tiêu đưa đất nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Đề cập đến việc tiếp thu tinh thần, nội dung Hội nghị Trung ương 6 để triển khai tại địa phương, đồng chí Lương Ngọc Bính cho biết, Đảng bộ Quảng Bình sẽ tổ chức quán triệt và tiếp thu một cách nghiêm túc những nội dung mà Hội nghị Trung ương 6 đã thảo luận, thông qua lần này, nhằm nâng cao nhận thức trong mỗi cán bộ, đảng viên; góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đảng bộ tỉnh sẽ tiếp tục xây dựng các kế hoạch, chương trình hành động để tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả các Kết luận, Nghị quyết của Hội nghị; đồng thời lựa chọn những vấn đề then chốt, bức xúc để ưu tiên triển khai thực hiện và coi đây là những biện pháp mang tính chất đột phá, nhằm đưa những nội dung của Hội nghị Trung ương 6 vào cuộc sống đạt hiệu quả cao nhất.

Cũng theo Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Lương Ngọc Bính, Đảng bộ tỉnh sẽ tiếp tục triển khai một cách nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 của Đảng về việc kiểm điểm tự phê bình, phê bình, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng và mỗi đảng viên trong tỉnh; thông qua đó khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; hay những yếu kém trong công tác tổ chức, cán bộ; những vấn đề xung quanh mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ; từ đó phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp./.


*

Dựa vào nhân dân để làm trong sạch Đảng 

VOV - Các đại biểu nêu lên những cảm nhận sâu sắc về việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư báo cáo kết quả kiểm điểm trước Hội nghị TW.

Bên lề Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6, khóa 6, các ủy viên Trung ương Đảng: Phạm Quang Nghị - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Lê Thanh Hải- Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh; Ksor Phước- Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Quốc Hội; Lương Ngọc Bính, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình đã trả lời phỏng vấn báo chí về một số nội dung liên quan đến Hội nghị. Trong đó, nêu lên những cảm nhận sâu sắc về việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư báo cáo kết quả kiểm điểm trước Hội nghị TW, coi đây là vấn đề trọng tâm trong số 7 vấn đề được đưa ra thảo luận tại Hội nghị TW6. 

Kéo dài trong 15 ngày với rất nhiều nội dung, vừa có ý nghĩa cấp bách trước mắt, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự phát triển của đất nước, song vấn đề nổi bật nhất của Hội nghị TW 6 là việc Trung ương nghe và cho ý kiến vào báo cáo kiểm điểm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. 

Tổng cộng có hơn 230 ý kiến góp ý, tập trung vào trách nhiệm của Tổ chức và cá nhân từng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Theo ông Phạm Quang Nghị, Ban chấp hành TW đã làm tất cả những việc có thể để sớm khắc phục sửa chữa những thiếu sót, khuyết điểm, kể cả những thiếu sót khuyết điểm đã tồn tại kéo dài. Lần này Trung ương làm việc với tinh thần kiên quyết hơn, tập trung hơn, có trọng tâm, trọng điểm hơn trước những yêu cầu đòi hỏi về công tác xây dựng Đảng. 

Ông Phạm Quang Nghị nói: “Tôi thấy rất sâu sắc là tấm gương tự phê bình và phê bình hết sức nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm cầu thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư (cơ quan lãnh đạo thường xuyên và cao nhất của Đảng ta và đồng thời cũng là cơ quan chịu trách nhiệm toàn bộ trách nhiệm cao nhất của đất nước, của nhân dân). Đứng trước tình hình trong Đảng tồn tại những yếu kém, khuyết điểm như vậy thì Bộ Chính trị tự nhận về mình trách nhiệm cao nhất, tự phê bình sâu sắc nhất, tự xin BCH Trung ương có một hình thức kỷ luật nào đó vì không ngăn chặn được những khuyết điểm yếu kém như vừa qua. Trước những thảo luận rất sâu sắc, thấu đáo, mặc dù Trung ương quyết định không xử lý kỷ luật đối với Bộ Chính trị nhưng đồng thời Trung ương rất mong muốn, đòi hỏi Bộ Chính trị (cả tập thể cũng như cá nhân) phải bằng những công việc cụ thể để sớm sửa chữa những khuyết điểm, yếu kém không chỉ của riêng Bộ Chính trị, Ban Bí thư mà của Đảng”. 

Trước khi báo cáo kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình trước Hội nghị TW6, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã lấy ý kiến của các đồng chí nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đồng chí nghỉ hưu với tinh thần trách nhiệm cao và tâm huyết. Ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ sự cảm nhận sâu sắc, thấm thía về những mặt làm được cũng như những mặt hạn chế, khuyết điểm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư thông qua những góp ý này.

“Đây là một kênh thông tin quan trọng. Điều đó cho thấy, nếu có sự lắng nghe tốt, cầu thị tốt sẽ giúp cho bản thân tốt hơn trong thực hiện nhiệm vụ. Điều tâm đắc thứ hai là qua kiểm điểm của tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư đạt được 1 yêu cầu mà Nghị quyết Trung ương 4 đã đề ra là khắc phục cho được tình trạng: chỉ thấy khuyết điểm chỗ khác, của người khác chứ không phải của bản thân mình. Lần này, với trách nhiệm cao và tinh thần cầu thị, tính tự phê cao của tập thể; Bộ Chính trị, Ban Bí thư và từng thành viên đã làm tốt được điều này. Đây cũng là biểu hiện nêu gương cụ thể để cấp dưới noi gương và làm theo”, ông Lê Thanh Hải cho biết. 

Ông Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cho rằng, với việc kiểm điểm rất cụ thể, chi tiết của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cá nhân ông đã nắm bắt được nhiều thông tin quan trọng. Qua đó, rõ hơn trách nhiệm của mình, nhất là trong việc tuân thủ tổ chức, phát huy trách nhiệm của từng người mà tổ chức đã phân công, không ai được đứng ngoài kỷ luật của đảng, các quy định của tổ chức Đảng. 

Ông Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trả lời phỏng vấn báo chí 

“Qua việc này, tôi thấy rằng, Bộ Chính trị, Ban chấp hành TW là một tập thể mạnh, một tập thể có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trung thành đối với lợi ích của nhân dân Việt Nam. Một Đảng dám đối mặt với những tồn tại, yếu kém của chính mình thì sẽ quyết tâm sửa chữa khuyết điểm của mình. Muốn vậy, phải tăng cường phát huy dân chủ, tăng cường tự phê và phê bình trong Đảng và thường xuyên lắng nghe ý kiến nhân dân, dựa vào nhân dân để làm trong sạch Đảng, xây dựng Đảng tốt hơn”, ông Ksor Phước bày tỏ. 

Ông Lương Ngọc Bính, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình thì nhấn mạnh về những đột phá trong cải cách toàn diện nền giáo dục và đào tạo nước nhà. Theo ông Lương Ngọc Bính, Hội nghị Trung ương 6 lần này đã để lại trong cá nhân ông cũng như tất cả các đồng chí tham dự Hội nghị ấn tượng sâu sắc, và khẳng định đây là hội nghị quan trọng; bàn, ban hành nhiều nội dung lớn như chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển con người, vấn đề an ninh quốc phòng cũng như công tác quy hoạch của Ban chấp hành Trung ương trong thời gian tới. 

Ông Lương Ngọc Bính nói: "Trong các nội dung mà Hội nghị Trung ương 6 đã bàn, thảo luận và quyết định, ấn tượng sâu sắc nhất của tôi là nội dung thảo luận về đề án đổi mới một cách căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa trong bối cảnh đẩy mạnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Có thể nói đây là đề án đã được bàn bạc rất kỹ và một trong những đề án thực hiện 3 đột phá chiến lược của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội"./. 



*

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị: 
Kiểm điểm phê bình với tinh thần cương quyết hơn, tập trung hơn, sâu sắc hơn và có trọng tâm trọng điểm 

KTĐT - Ngay sau phiên bế mạc Hội nghị T.Ư 6 (khóa XI), đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã có cuộc trao đổi với báo giới về cảm nhận tinh thần của Hội nghị.

Đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội. 

Theo đồng chí Phạm Quang Nghị, cảm nhận chung sau khi kết thúc Hội nghị T.Ư 6 (khóa XI), mỗi người đều cảm thấy như vừa trải qua một lớp học chính trị đặc biệt, ngắn ngày. Một lớp học về công tác xây dựng Đảng, tự phê bình và phê bình. Đặc biệt thông qua kiểm điểm, tự phê bình và phê bình lần này của tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cũng như việc quán triệt kết quả, tinh thần đó đối với tập thể BCH T.Ư thì mỗi cán bộ, đảng viên đều cảm nhận trách nhiệm rất lớn trước toàn Đảng, trước nhân dân để làm tất cả những việc có thể nhằm sớm khắc phục, sửa chữa những thiếu sót khuyết điểm, kể cả thiếu sót, khuyết điểm đã tồn tại kéo dài trước kia đã nhiều lần kiểm điểm, phê bình, nhưng khắc phục chưa được triệt để. Lần này, chúng ta cũng làm những việc đó, nhưng làm với tinh thần cương quyết hơn, tập trung hơn, sâu sắc hơn, có trọng tâm trọng điểm hơn. Đứng trước yêu cầu đòi hỏi bản thân công tác xây dựng Đảng, đòi hỏi của cán bộ, đảng viên và nhân dân mong muốn chúng ta trong thời gian ngắn phải tạo ra được những chuyển biến rõ nét. Có nghĩa là những khuyết điểm, tiêu cực như vừa qua chúng ta thấy làm sao phải được ngăn chặn, đẩy lùi, không để nó tái diễn. Đây là nhận thức bao trùm mà mỗi đồng chí Ủy viên T.Ư đều thấy hết sức lớn. 

Nhận thức thứ hai rất sâu sắc là tấm gương tự phê bình và phê bình hết sức nghiêm túc, dân chủ, cầu thị của Bộ Chính trị và Ban Bí thư, cơ quan lãnh đạo thường xuyên và cao nhất của Đảng ta, đồng thời cũng là cơ quan chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của đất nước, của nhân dân. Đứng trước tình trạng trong Đảng còn tồn tại những yếu kém, khuyết điểm như vậy, Bộ Chính trị tự nhận về mình trách nhiệm cao nhất, tự phê bình sâu sắc nhất, tự xin BCH T.Ư có hình thức kỷ luật vì đã không ngăn chặn được yếu kém vừa qua trên cơ sở thảo luận kỹ lưỡng, thấu đáo, sâu sắc. Mặc dù T.Ư đồng ý không xử lý kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị, nhưng đồng thời T.Ư lại mong muốn, đòi hỏi Bộ Chính trị và cá nhân từng đồng chí Ủy viên phải bằng công việc cụ thể, sớm khắc phục sửa chữa yếu kém, khuyết điểm không chỉ của riêng Bộ Chính trị, Ban Bí thư mà của Đảng. 

Nhận thức sâu sắc thứ ba là cán bộ, đảng viên đang rất trông chờ kết quả Hội nghị T.Ư 6 lần này. Một Hội nghị vừa giải quyết những việc cấp bách trước mắt vừa có ý nghĩa chiến lược rất lâu dài, trong đó có vấn đề xây dựng Đảng. Những kết quả bước đầu đạt được của việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của các cấp tỉnh, thành và có nơi đang triển khai xuống các cấp quận, huyện thực sự đang tạo được các chuyển biến tích cực từ tập thể đến từng cán bộ, đảng viên, tự soi, sửa lại mình, tiếp thu các ý kiến phê bình của đồng chí mình để sửa chữa, khắc phục. Đây là những cảm nhận rất sâu sắc, rõ nét. 

Trong thời gian vừa qua, Đảng bộ TP Hà Nội cũng giống như các Đảng bộ trực thuộc T.Ư trong cả nước đã triển khai rất nghiêm túc theo hướng dẫn của T.Ư về các bước, cách làm, các nội dung cần kiểm điểm, tự phê bình và phê bình trong cấp ủy của mình. Cho đến thời điểm hiện nay, Đảng bộ TP đang triển khai về cơ bản gần như là khắp các đảng bộ trực thuộc (khối, các quận, huyện, sở, ngành). Không khí nói chung là hết sức nghiêm túc. Đảng bộ Hà Nội là đảng bộ có quy mô, đảng viên rất lớn trên 34 vạn đảng viên, chiếm gần 1/10 số đảng viên cả nước. Yêu cầu của T.Ư đối với cả nước là rất cao, đặc biệt đối với Đảng bộ TP Hà Nội yêu cầu đó càng được đặt ra hết sức nghiêm túc. Chúng tôi nhận thức được yêu cầu ấy nên công tác chuẩn bị, tổ chức tự phê bình và phê bình trong Ban Thường vụ vừa rồi và hiện nay đang triển khai tới các Đảng bộ trực thuộc đều toát lên tinh thần trách nhiệm rất cao. Hầu như cán bộ, đảng viên nào cũng nhận thức được hoạt động tự phê bình, phê bình lần này không chỉ đóng góp vào sự vững mạnh trong sạch chung của từng tổ chức Đảng mà còn là của toàn Đảng. Trước hết là nó cần thiết đối với bản thân từng cán bộ, đảng viên, vì phải cảm nhận cần thiết đối với bản thân thì hoạt động tự phê bình và phê bình mới tạo được những chuyển biến sâu sắc. Còn nếu ai đó coi làm cái này là làm cho đồng chí mình, làm cho người khác thì nhận thức đó chưa đầy đủ. 

Đồng chí Phạm Quang Nghị cho biết: "Sắp tới đây, Đảng bộ Hà Nội một mặt thực hiện nghiêm túc, đúng các quy định của T.Ư, nhưng đồng thời cũng sẽ tập trung làm thật tốt hai vấn đề. Một là phải quán triệt đến tất cả cán bộ, đảng viên Thủ đô kết quả kiểm điểm, tự phê bình và phê bình của Bộ Chính trị và Ban Bí thư về tính nghiêm túc, dân chủ, trách nhiệm, xây dựng. Thứ hai là cố gắng làm sao để kiểm điểm rồi, nhưng phải tạo được chuyển biến trên thực tế. Đây là điều cốt yếu nhất, như là thước đo đánh dấu việc kiểm điểm này có kết quả hay không, kết quả nhiều hay ít. Bản kiểm điểm của mỗi người, của tập thể sâu sắc là quan trọng, nhưng sau bản kiểm điểm ấy phải là sâu sắc trên việc làm, sâu sắc trong hoạt động thực tiễn, sâu sắc trong sửa chữa yếu kém, khuyết điểm. Tôi nghĩ có rất nhiều việc có thể làm được để sửa chữa khắc phục, thúc đẩy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực". 


No comments:

Post a Comment