Để Hiểu Rõ Thảm Họa Của Dân Tộc Xuất Phát Từ Đâu?
(Phần I)
Lê Quế Lâm
Ông Huỳnh Văn Lang là một nhà văn, nhà báo và cũng là nhà nghiên
cứu sử học lão thành. Năm 2000 ông đã xuất bản bộ “Nhân chứng một chế độ” gồm ba tập gần 1500 trang. Và mới đây, ông
cho xuất bản “Ký Ức Huỳnh Văn Lang”
cũng ba tập gần 2000 trang. Tập 1 Thời kỳ Pháp thuộc, viết từ khi tác giả bắt đầu
đi học năm 1928 đến năm 1955, đã được phát hành năm 2011. Tập 2 Thời kỳ Việt
Nam độc lập từ 1955 đến 30/4/1975, gồm Đệ nhứt và Đệ nhị Cộng hòa, đã ra mắt độc
giả hồi đầu tháng Bảy vừa qua. Tập 3 Thời kỳ lưu vong, chạy giặc cộng sản từ
27/4/1975 đến năm 2010, chưa xuất bản. Nhưng qua nội dung cuốn “Đã hơn 30 năm rồi” (Việt Nam Du Ký
2006) ghi lại những quan sát và nhận định của tác giả các chặng đường của đất
nước dưới chế độ cộng sản, cho thấy Ký Ức Huỳnh Văn Lang Tập 3 có lẽ sẽ trình
bày những nổi đau thương của dân tộc trong hơn 30 năm qua, cũng như nổi xót xa
của những người ly hương, chạy giặc cộng sản.
Trong Việt Nam Du ký năm 2006, ông HVL diễn tả hoàn cảnh thực sự
đã và đang xảy ra ở VN từ 1975 đến giờ: Miền Bắc cai trị, đô hộ Miền
Nam. Hai tiếng Miền Bắc và Miền Nam ở đây, theo tác giả không mang ý nghĩa
miền địa lý mà mang ý nghĩa ý thức hệ, một bên là chủ nghĩa Mác-Lê và một bên
là chủ nghĩa tự do, dân chủ. Miền Bắc chỉ CS Bắc Việt theo chủ nghĩa Mác Lê.
Miền Nam là MN tự do trong tinh thần nhân bản, dân chủ. Theo ý nghĩa này, một
người sinh trưởng ở MN như Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải v.v...Nhưng nếu đã theo
CS Bắc Việt thì phải được kể như người MB, thấm nhuần văn hóa cộng sản. Ngược
lại, những người tuy sinh trưởng ở MB, nhưng theo chủ nghĩa tự do, chống chủ
nghĩa cộng sản, thì phải được xem như người MN, theo văn hóa tự do, đa văn hóa
của MN.
Miền Bắc cai trị-đô hộ Miền Nam, có nghĩa là Bắc Việt đang đô hộ
MN bằng ý thức hệ cộng sản. Hậu quả tạo ra: -Một xã hội bất công -kẻ giàu quá
sức, người nghèo kổ vô cùng, phân chia giai cấp rõ rệt, MB cai trị/đô hộ, MN bị
trị bị đô hộ, bị triệt để khai thác...-Một nền văn hóa đồi trụy không còn tinh
thần dân tộc. -Một nền giáo dục giảm sút thê thảm với cảnh ‘tiên học phí hậu
học thêm’ với những môn thầy không muốn dạy, học trò không muốn học. Một cô
sinh viên vừa tốt nghiệp đại học Tổng hợp sắp sửa nhận việc dạy học ở Trung học
Cầu Ngang được ông HVL hỏi về chuyện Hai Bà Trưng, Bà Triệu, đã trả lời ông như
sau: “Ông hỏi con về Hồ Chí Minh thì con nói cho ông nghe. Còn về Hai Bà
Trưng, Bà Triệu con có học đâu mà nói”. Một tệ nạn nạn khác là nghề làm đĩ
điếm của nhiều cô gái Miền Nam. Vì thiếu “quan hệ” nên không cách gì tìm được
việc làm. “Quan hệ” tức là quyền lực đỡ đầu. Theo tác giả thì quyền lực đã ở
trong tay người MB từ 1975. Ngay trong nghề buôn son bán phấn này cũng cho thấy
rõ sự khác biệt giữa cai trị-đô hộ và bị trị. Bán trôn nuôi miệng là con gái
Miền Nam, đứng ra tổ chức thị trường thịt người là người Miền Bắc, tức nhiên
cũng theo ý thức hệ.
Về tác phẩm “Ký ức Huỳnh Văn Lang”, nhà văn Nguyễn Mạnh Trinh đã
nhận xét: “Có thể với ông, viết là để giải tỏa ẩn ức, những chèn ép đã từ
lâu nhiều năm nhiều tháng chất chứa trong tâm tư. Tác giả cũng không muốn mình
là người chép sử dù với vai trò của một nhân chứng. Từ cuộc đời ông, đã trải
qua nhiều biến cố lịch sử và nhiều khi là một diễn viên trong những vai trò
khởi động. Ông kể lại, chủ quan với sự hiểu biết của người trong cuộc... Nếu
quan niệm rằng lịch sử không phải chỉ ghi chép lại bởi những sử gia mà còn ghi
dấu lại từ những chứng nhân và từ đó có những tư liệu xác thực. “Ký Ức Huỳnh
Văn Lang” là một trong những tư liệu hiếm quý ấy”. Ông Giao Chỉ (Vũ Văn
Lộc) cũng đề nghị nên tìm đọc tác phẩm của tác giả Huỳnh Văn Lang. Giá trị của
tác phẩm là hết sức chân thật, thẳng thắng, hết sức chủ quan, không vòng vo khách
sáo.
Đối với người viết bài này, những nhận định của tác giả HVL dù
chủ quan, cũng không quan trọng bằng những sự việc ông kể là sự thực
lịch sử. Vì lẽ ông là người Miền Nam, vốn thực thà, nghĩ sao nói vậy, ăn
ngay nói thẳng. Nay tuổi đã cao, là bậc trưởng thượng, ông càng bất chấp mọi
thị phi, miễn là trút được nổi lòng để tâm hồn thanh thản. Vì thế, tôi tìm đọc
tác phẩm của ông để chia xẻ tấm lòng của ông đối với cố TT Ngô Đình Diệm. Có lẽ
không riêng gì ông, mà những người quốc gia, kể cả một cán bộ cộng sản cao cấp
là Trần Bạch Đằng cũng đã nhận xét người sáng lập nền Đệ nhứt Việt Nam Cộng Hòa
“thuộc một gia đình tiếng tăm -cha là Phụ chính đại thần Ngô Đình Khả đã
không chịu ký tên vào văn bản đòi truất phế vua Thành Thái do Pháp chủ trương.
Trong hơn chục năm, Diệm như ẩn dật, được giới thượng lưu cả nước tôn là “chí
sĩ”. Về cá nhân, Diệm không vợ con, rượu chè, sống khắc khổ, có trình độ vừa
Tây học vừa Nho học”.
Tháng 6/1954, Quốc trưởng Bảo Đại mời ông Diệm “đứng ra thành
lập nội các để cứu vãn tình thế, vì tình hình đất nước hiện nay vô cùng đen
tối, tổ quốc có thể bị chia cắt”. Ông đã thối thác lời triệu thỉnh với lý
do “sau nhiều năm suy nghĩ, tôi đã quyết định đi tu”. Nhưng ông không
thể từ chối sứ mạng khi Bảo Đại đề cập đến sự tồn vong của đất nước: “Tôi
rất trọng quyết định của ông, nhưng ngày hôm nay tôi kêu gọi lòng yêu nước của
ông. Ông không có quyền trốn tránh trách nhiệm. Sự sống còn của đất nước đòi
hỏi ông phải đứng ra gánh vác việc nước”. Trước bàn thờ Chúa và thánh giá,
Bảo Đại long trọng bảo Diệm: “Ông hãy thề trước thánh giá là ông sẽ giữ toàn
vẹn lãnh thổ mà tôi trao cho ông. Ông sẽ bảo vệ lãnh thổ đó chống lại bọn cộng
sản vô thần và nếu cần chống lại cả người Pháp nữa”.
Tôi còn tìm đọc Ký Ức HVL để chia xẻ với ông về nổi cay đắng “Cám
ơn đời đãi ngộ tôi quá nhiều. Nhưng bây giờ tôi lại thiếu quá lớn, thiếu cả vòm
trời của quê hương”. Cá nhân tôi cũng như nhiều người khác, không được đời
đãi ngộ nhiều như ông, bây giờ cũng cảm thấy mất mác quá lớn y như ông. Mất cả
một quê hương được thiên nhiên ưu đãi, đất đai phì nhiêu, tài nguyên phong phú
về lúa gạo, cây trái, cá tôm. Từ một thế kỷ trước -Sàigòn, thủ đô Miền Nam đã
được thế giới gắn cho mỹ danh “Hòn ngọc Viễn Đông”. Quê hương xinh đẹp, con
người Miền Nam cũng dễ dãi, thực thà, hào phóng...
Năm 1954, để chấm dứt chiến tranh Đông Dương, các cường quốc đã
gặp nhau tại Hội nghị Genève 1954 để phân chia ảnh hưởng ở đây. Miền Nam VN
chịu ảnh hưởng của Mỹ. Trong bức thư gởi Thủ tướng Ngô Đình Diệm, đề ngày
23/10/1954, Tổng thống Eisenhower xác định mục tiêu của HK là “giúp miền Nam
Việt Nam bằng viện trợ để duy trì và phát triển một nhà nước tự do có sức sống
mạnh, có khả năng chống trả lại những mưu toan khởi loạn hoặc xâm lược bằng vũ
lực. HK mong muốn chính phủ Nam VN đáp ứng lại bằng cách thực hiện những cải
cách cần thiết, mở rộng chính phủ có sự tham gia cuả các đảng phái chính trị và
thiết lập các cơ cấu dân chủ hơn”. Khi CS Miền Bắc phát động chiến tranh
giải phóng MN, HK đã gởi trên 3 triệu quân đến giúp VNCH chiến đấu bảo vệ tự
do, gần 60 vạn binh sĩ tử trận với chiến phí trên 200 tỷ đôla. Nhưng kết cuộc
MN sụp đổ tan hoang. Lý do tại sao? Tôi kỳ vọng tác phẩm của ông HVL cung cấp
những sự thật lịch sử mà ông là chứng nhân, để giúp tôi tái thẩm định lại cuộc
chiến VN.
Lên mạng Google, bấm ba chữ Huỳnh Văn Lang, tôi tìm thấy khá
nhiều thông tin. Các bài điểm sách của Gs Nguyễn Thanh Liêm, Nhà văn Nguyễn
Mạnh Trinh, các ông Giao Chỉ, Phạm Hồng Diễm... Bài của cố Gs Hứa Hoành viết
năm 2001: Ông Huỳnh Văn Lang tiết lộ nhiều bí mật lịch sử thời Đệ nhất Cộng hoà
qua 3 tập hồi ký “Nhân chứng một chế độ”. Bài nói chuyện của ông Huỳnh Văn Lang
ở Hội Tác giả Việt Nam hải ngoại Westminster ngày 08-11-2009, tựa đề Sự Thật
Lịch sử: Đệ nhất Cộng Hoà của Miền Nam (1955-1963) -ông Ngô Đình Diệm có “soán
ngôi” vua Bảo Đại? Thư của ông HVL viết ngày Memorial Day, 05-30-2011 gởi Gs Vũ
Quốc Thúc v.v...
Trước hết, tôi xin đề cập đến thư gởi Gs Thúc. Cuối tháng Tư năm
2011, ông Lang xuất bảnKý Ức Huỳnh Văn Lang Tập 1, Gs Thúc xuất bản hồi
ký Thời Đại Của Tôi Cuốn II. Nhiều năm trước, ông Nguyễn Hữu Hanh
xuất bản quyển Làm Việc Với Các Nhân Vật Danh Tiếng Thế Giới. Cả ba
ông đều giữ những chức vụ cao cấp về Tài chánh, Ngân hàng trong buổi giao thời
khi Pháp bàn giao cho VN hồi đầu năm 1955. Gs VQT, sinh năm 1920,
quê quán Nam Định, Thạc sĩ kinh tế Paris giữ chức vụ Phó Thống đốc Ngân hàng
Quốc gia kiêm Giám đốc Viện Hối Đoái, sau đó là Thống đốc NHQG. Ông NHH,
sinh năm 1923, quê quán Quảng Trị, tốt nghiệp H.E.C (Hautes Etudes
Commerciales) là trường Thương mại Ngân hàng danh tiếng của Pháp, giữ chức vụ
Tổng Giám đốc NHQG kiêm TGĐ Việt Nam Thương tín. Ông HVL, sinh năm
1922, quê quán Trà Vinh, tốt nghiệp Cao học kinh tế (HK) giữ chức vụ Phó Giám
đốc, rồi Giám đốc Viện Hối Đoái. Cơ quan này về quyền hành trực thuộc thủ tướng
sau là tổng thống, về hành chánh trực thuộc NHQG.
Cả ba ông đều viết hồi ký và có những nhận định khác nhau, nên
ông HVL viết thư gởi Gs Thúc “để đính chánh những sai lầm vô tình cũng
như những xuyên tạc hữu ý rất tai hại cho những thế hệ mai sau. Người viết như
anh em và tôi đều có trách nhiệm phải để lại cho hậu duệ của mình một di sản
(legacy) mà không có di sản nào hơn sự thật lịch sử, thuộc văn hóa tinh thần.
Vốn chúng ta sanh ra có tên có tuổi (ID) có ngày tháng (thời gian), có nơi có
chỗ (không gian), tự nhiên (per se) là con người lịch sử. Cho nên nói đến con
người là nói đến lịch sử, nhứt là khi họ đã đóng một vai trò lớn nhỏ nào đó
trong lịch sử dân tộc của mình”.
Ông HVL trách Gs VQT “trong hồi ký, không rõ vô tình hay hữu ý
đã bỏ qua vụ chuyển ngân bất hợp pháp qua Pháp cho trên dưới 10,000
sinh viên ma và ma cà bong (vaguabond), thất thoát trên 1,5 tỷ quan Pháp”.
Vụ chuyển ngân bất hợp pháp này đã xảy ra trước ngày ông VQT và HVL nhận bàn
giao chức vụ Giám đốc và Phó Giám đốc Viện Hối đoái từ Pháp (02-01-1955). Ông
Lang tự nhận đã khám phá sự việc này hồi tháng 7/1955 và đích thân giải quyết.
Ông còn đề cập đến việc Gs Thúc từ chức Thống đốc NHQG hồi tháng 10/1956, vì dù
ông không trực tiếp lỗi lầm, nhưng cấp dưới đã lỗi lầm quá nặng (giấy bạc phải
đốt bỏ đi, lại đem ra lưu hành). Theo ông “đây là tội đại hình như tội làm
giấy bạc giả, nhưng tại sao Gs lại coi nhẹ, để rồi lại qui tội cho âm
mưu chánh trị muốn loại Gs ra, để đưa người đảng phái (đảng phái nào, Gs
ám chỉ đảng nào?) lên thay để kinh tài. Nếu Gs có biết đảng nào đã dùng
NHQG hay Việt Nam Thương Tín, một sản phẩm của Gs, để kinh tài hay làm tiền,
xin Gs trưng ra để làm bằng chứng? Bằng chăng thì chỉ là những hoài nghi vô lý
của một lý thuyết gia”.
Sau đó, ông HVL đề cao Gs VQT để bêu xấu ông Nguyễn Hữu Hanh
(NHH): “Tôi không bao giờ quên Gs, vẫn tôn trọng Gs như là một nhân vật tài
ba lỗi lạc, khi tranh thủ giành lại chủ quyền tài chánh tiền tệ cho VN, cũng
như có công xây dựng từ những ngày đầu, một nền tài chánh tiền tệ quốc gia cho
lớn mạnh mà tác giả NHH, chẳng những là phủ nhận mà lại cho là của mỗi
một mình mình, không phải của Gs và ông Dương Tấn Tài, vì cho
Gs và ông DTT không biết chút gì về ngân hàng tài chánh cả”.Ông HVL kết
luận...”trong cái rừng già (rain forest) văn học hải ngoại nầy lại lắm trộm
đạo, cái may là trong đó không có tên VQT và HVL”.
Đề cập đến đảng Cần lao, ông HVL chê trách Gs Thúc và ông NHH
đều có “thành kiến đến sai lầm ngu ngơ về đảng Cần lao, nếu không nói là
hoàn toàn vu khống! Là bí thư Liên kỳ bộ Nam Bắc Việt Cần lao Nhân vị Cách mạng
đảng, tôi phải phản đối và lên án tội vu khống nầy! Cần lao của tôi có tiền, mà
không bao giờ nhờ NHQG của Gs hay VNTT của Gs thành lập và bổ nhiệm anh NHH làm
TGĐ. Vốn lương bổng của tôi đã khá cao (35,000 mỗi tháng) mà Hội đồng
Tối cao Tiền tệ và Tín dụng còn cho tôi, trước khi nộp cho ngân khố quốc gia,
lấy ra hay đúng hơn là giữ lại 20% trên tổng số tiền phạt vạ, mà có vụ VHĐ phạt
lên đến 100 triệu bạc. Số tiền này mỗi 3 tháng được lấy ra chia cho nhân viên
trong đó có tôi, số tiền tôi nhận được nhiều lần trên 300 ngàn đồng, nghĩa là
gần bằng 10 lần tiền lương. Tôi đã trích ra một phần 3 để tổ chức Liên kỳ bộ của
tôi và thành lập những cơ sở kinh tài rất nhỏ ở các địa phương. Tuy nhỏ nhưng
mỗi cơ sở đủ sức nuôi dưỡng một tiểu tổ 5,7 đảng viên và tài trợ những hoạt
động chánh trị của họ ở địa phương”.
“Tuy nhiên, tôi cũng phải nhìn nhận là có một vụ kinh
tài đảng phái do bộ kinh tế của Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ cho phép và VHĐ
chấp thuận, khi tôi vắng mặt từ tháng 11/1958 đến tháng 6,/1959. Đó
là vụ khai thác Guano (phân chim) ở quần đảo Tây sa, do Luật sư Trần Văn Trai,
bí thư Đô thành bộ Cần lao trách nhiệm. Cơ quan VHĐ của tôi trực thuộc tổng
thống, tức nhiên gần như hoàn toàn biệt lập và Giám đốc VHĐ
thành ra có người đề cao ‘dưới một người trên muôn người’, chỉ
trong mỗi một lãnh vực hối đoái mà thôi, không phải như là một tể
tướng”.
Qua sự tiết lộ của ông HVL, đảng Cần lao được VHĐ tài trợ một
cách gián tiếp để làm kinh tài và hoạt động chính trị. Về ngân quỹ, chỉ tính
một vụ mà VHĐ phạt lên đến 100 triệu đồng, ông HVL được lấy ra 20% tức 20 triệu
đồng để chia cho nhân viên, phần ông HVL được hưởng có thể lên đến cả triệu
đồng. Lúc bấy giờ 1 lượng vàng giá 4000 đồng, lương một người lính Quốc gia là
1200, lương một đốc sự hành chánh mới ra trường là 6000 đồng.
Trong ngày ra mắt sách, ông HVL tâm sự: “Tôi không phụ anh em
tổng thống. Người anh phụ tôi, cất chức viện Hối đoái mà không cho tôi biết.
Người em giải tán kỳ bộ Cần lao của tôi mà không có lý do chính đáng. Người ta
phụ tôi nhưng tôi không phụ người. Tôi thương cho người anh mà tiếc cho người
em”. Theo tôi, tổng thống và ông Ngô Đình Nhu đã hành xử đúng. Chả lẽ nói
thẳng với người đệ tử thân tín: anh đã lợi dụng đặc quyền đặc lợi mà chính phủ
dành để nuôi đảng, anh lại trục lợi riêng. Chỉ dành cho đảng một phần, còn anh
hưởng hai phần, có khi lên đến 200,000 đồng một tháng chưa kể tiền lương 35,000
đồng. Nếu phục vụ đất nước, với công lớn như vậy, đáng lẽ ông HVL phải được
tưởng thưởng, nhưng tại sao lại bị cách chức? Có lẽ chỉ vì tội lạm dụng quyền
hành và làm bậy mà thôi. Không bị trừng phạt, không nói lời biết ơn thì thôi,
trái lại ông còn hãnh diện “người phụ mình, chớ mình không phụ người”, ông muốn
chứng tỏ mình xử sự “quân tử” hơn vị lãnh đạo quốc gia hay sao? Ông không phụ
người ban phát bổng lộc cho mình, nhưng ông quên rằng bổng lộc đó là tài sản
của đất nước, ông đã lấy cắp của nhân dân (1955-1962), vô tình ông đã phụ đồng
bào, phụ đất nước, hậu quả là ngày nay ông “thiếu cả vòm trời của quê hương”.
Cá nhân tôi cũng thương và tiếc anh em TT Ngô Đình Diệm, phải
chi hai ông cách chức thêm một số “nịnh thần”, thì có lẽ thảm họa không đến với
gia đình ông và dân tộc cũng tránh được thảm họa lớn. Nhìn lại chuyện cũ, nghĩ
đến việc hôm nay cũng tương tự như vậy, cán bộ cộng sản cũng được ban phát đặc
quyền đặc lợi, làm kinh tài, vừa làm giàu cho đảng, vừa để trục lợi cho cá nhân
và gia đình.
Xin trở lại lá thư của ông HVL gởi Gs VQT, trong đoạn chót ông
viết: “dù sao Gs cũng được ông Diệm trọng dụng ít nhiều
trong 1 thời gian nào đó và xưng hô với Gs là Ngài. Chỉ có Gs và Thạc sĩ Vũ Văn
Mẫu là 2 người được ông Diệm xưng hô một Ngài hai Ngài trong khi đối thoại. Thế
mà trong sách khi viết về Tổng thống NĐD, Gs lại gọi một Ông ta, hai
Ông ta. Gs có thấy cái chỗ khác biệt đó không? Tôi nghĩ Gs là con
nhà nho, như Gs kể một cách hãnh diện (đúng) phải biết thế nào là
chữ lễ, nhứt là đối với người quá cố, khi sinh tiền Gs gọi là bằng
Cụ! Thiết nghĩ hai giáo sư thạc sĩ VN có cái gì giông giống nhau, Gs
có nhắc đến Thạc sĩ Vũ Văn Mẫu cạo trọc đầu để ủng hộ ông thầy đầu trọc Thích
Trí Quang. Sau khi đọc hồi ký của Gs VQT, sự tôn trọng của tôi từ trước
có phần sứt mẽ đi! Đáng tiếc thay”.
Sẳn có quyển Thời Đại Của Tôi Cuốn II, tôi đọc lại xem Gs Thúc
đã viết những gì về ông HVL khiến ông ta có vẻ bực tức, nên nặng lời với người
đồng liêu cũ, nay đều ở tuổi thượng thọ. Tôi xin ghi lại nguyên văn để độc giả
nhận xét.
Gs VQT đã viết ở trang 344 “những chuyên gia đã được Thủ
Tướng Ngô Đình Diệm bổ nhiệm để cùng đi với tôi đến nhận lãnh Viện Hối Đoái.
Tôi thừa hiểu họ là “tai mắt” của anh em Ông Diệm. Những chuyên gia này còn
trẻ, đã học ở HK. Đứng đầu là một chuyên viên trẻ tuổi, trước kia học ở chủng
viện nhưng không tiếp tục sống đạo nữa mà đã hoàn tục, đó là ông Huỳnh Văn
Lang. Ông Huỳnh Văn Lang được sự tín nhiệm của Anh em Ông Diệm và chắc đã đóng
một vai tuồng rất quan trọng trong chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa. Tại sao tôi có
quyền nghĩ như vậy? Tại vì ông ta đã trở nên một lãnh đạo cao cấp trong Đảng
Cần Lao. Lúc đó tôi chỉ biết ông ta là một người trẻ tuổi đối với tôi cũng có
nhiều thiện cảm vì ông là con rể của một nhân sĩ danh tiếng đất Bắc: cụ Trương
Đức Âm. Hơn thế nữa người ông của bà Huỳnh Văn Lang là cụ Trương Hoàng Đính
cũng từng quen thân phụ tôi. Vì thế ngay từ đầu, sự cộng tác giữa ông Huỳnh Văn
Lang với tôi đã rất thân hữu”.
Về việc từ chức Thống đốc Ngân hàng QGVN, Gs Thúc đã viết chi
tiết trong hồi ký, trang 359-367, “...Vũ Đình Đa là một nhân viên cũ của
Viện Phát Hành Đông Dương, được lưu dụng vì có kinh nghiệm nhiều năm ở cơ quan
cất giữ giấy bạc cũ rồi thiêu hủy với phương tiện thô sơ là đục lỗ rồi mang di
thiêu hủy. VĐĐ cùng bọn đồng lõa đã nảy gian ý, không đục lỗ và thiêu hủy một
số giấy bạc khoảng 1 triệu đồng. Nội vụ chỉ có thế, nhưng sau khi vụ này xảy ra
người ta đã trình bày nó như một vụ biển thủ rất lớn có thể là hàng chục triệu,
mấy trăm triệu đồng VN. Hơn thế nữa, một số nhật báo đã làm “rùm beng” loan tin
đó là một “âm mưu kinh tài” của phe thân Pháp do tướng Nguyễn Văn Hinh, con
trai Cựu Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm cầm đầu -dĩ nhiên với mục đích lật đổ nền Đệ
Nhất Cộng Hòa mới được Ông Ngô Đình Diệm thiết lập và phục hồi chế độ Quốc
Trưởng của Cựu Hoàng Bảo Đại. Người ta đã cố ý khai thác tư cách cựu Bộ Trưởng
của tôi trong Nội Các Bửu Lộc để gán cho vụ “đánh cấp” này một tầm quan trọng
hoàn toàn tưởng tượng. Ông Bộ Trưởng Tư Pháp Nguyễn Văn Sĩ và ông Tổng Thanh
Tra Hà Văn Vượng đã hỏi đi hỏi lại VĐĐ “Có phải ông Thống Đốc đã ra lệnh cho
anh làm vụ này không? Mặc dù bị thẩm vấn gắt gao bị đe dọa hay được “dỗ dành”.
VĐĐ vẫn giữ nguyên lời khai: “Tôi đã có tội với ông Thống Đốc. Tôi không thể vu
cáo cho ông ấy đã chủ mưu trong vụ này để chạy tội. Tôi hoàn toàn chịu trách
nhiệm”.
Sau đó, TT Ngô Đình Diệm gọi điện thoại và yêu cầu tôi phải vào
trình diện ngay (để chất vấn vụ VĐĐ, sau đó) Ông Diệm nói “Tôi thấy vụ
này rất hại cho chính quyền ta”. Tôi trả lời: “Thưa Tổng thống, tôi không chối
bỏ trách nhiệm. Nếu âm mưu lật đổ chính phủ là có thật, tôi sẳn sàng chịu tội.
Nếu chỉ là một vụ ngụy tạo, bé xé ra to, nhằm vu oan cho tôi, tôi cũng xin từ
chức. Trong vụ này đáng lẽ tôi phải là người đứng ra truy tố Vũ Đình Đa, Tổng
Thống đã cử Ông Bộ Trưởng Tư Pháp đến điều tra, coi tôi như là thủ phạm. Tôi
còn mặt mũi nào để tiếp tục công việc Thống Đốc Ngân Hàng. Tôi có nhiệm vụ kiểm
soát tất cả những ngân hàng thương mại đang hoạt động trên đất nước ta. Một khi
tôi bị mất tín nhiệm như thế làm sao có thể hoàn tất công việc Thống Đốc Ngân
Hàng được nữa. Dù muốn dù không, tôi xin Tổng Thống cho phép tôi từ chức ngay
từ giờ phút này”. Ông Diệm vội vàng trả lời: “Ngài cũng phải đợi cho tôi tìm
người thay thế ngài chứ”. Đang tranh luận như thế, hai ông Nguyễn Văn Sĩ và Hà
Văn Vượng xin vào trình diện ông Diệm kết quả cuộc điều tra Vũ Đình Đa. Lúc đó
tôi chợt hiểu rằng ông Diệm gọi tôi vào ngồi ở đấy để chờ kết quả của vụ điều
tra như thế nào. nếu quả thực tôi có tội chắc chắn tôi đã bị bắt giam ngay tại
chỗ chớ không thể trốn đi đâu được nữa, kế hoạch của người ta là như vậy! Ông
Diệm hất hàm hỏi ông Nguyễn Văn Sĩ, ông Nguyễn Văn Sĩ lắc đầu rồi trình ông Diệm
là “không có gì hết”. Ông Diệm vội vàng đổi thái độ đối với tôi, ông ta niềm nở
trở lại và nói rằng: “Thôi ngài chịu khó ngồi lại, giữ chức Thống Đốc cho hết
tháng này vì chúng ta sắp sửa phải gửi phái đoàn sang dự Đại Hội Đồng Thường
Niên của Ngân Hàng Quốc Tế và Quỹ Tiền Tệ Quốc tế họp ở Washington. Ngài sẽ đi
dự Đại hội đó. Sau khóa họp Ngài bang giao cho ông Trần Hữu Phương và về làm Cố
Vấn cho tôi trong các vấn đế đầu tư”.
“...Nhìn lại sự việc cũ tôi hiểu tại sao người ta đã cố xé to
vụ Vũ Đình Đa. Tất nhiên mục đích chỉ là loại trừ tôi khỏi chức vụ Thống Đốc
Ngân Hàng...Lúc đó đã có một vài đoàn thể yểm trợ ông Diệm mới ra đời nhưng
không có phương tiện tài chánh. Rất có thể người ta cần có một cơ quan cấp phát
tín dụng đứng đằng sau hậu thuẫn. Chuyện kinh tài này tất nhiên người ta không
thể giao cho cho tôi được”.
Tôi cũng tìm đọc Thời Đại Của Tôi Cuốn II, tôi thấy việc
Gs VQT gọi TT Diệm là ông tahay ông ấy là bình
thường trong lối văn kể chuyện, không có gì gọi là bất kính, không biết lễ độ.
Thí dụ: “Tôi đành nói thực với T.S. Staley là ông Tổng Thống yêu cầu tôi gặp ông
ta gấp. Tôi thỉnh cầu ông Staley và các vị trong phái đoàn Hoa Kỳ
thông cảm cho tôi. Tôi hứa sẽ cố gắng thuyết phục Tổng Thống Diệm rồi trở lại
gặp họ; cùng ký tên vào bàn phúc trình để họ kịp lên máy bay” (trang 382).
Còn câu “Thiết nghĩ hai giáo sư thạc sĩ VN có cái gì giông giống nhau, Gs
có nhắc đến Thạc sĩ Vũ Văn Mẫu cạo trọc đầu để ủng hộ ông thầy đầu trọc Thích
trí Quang”. Tôi cố tìm, nhưng không thấy trong hồi ký của Gs Thúc. Tôi chỉ
thấy câu “một trong những đồng sự của tôi là giáo sư Vũ Văn Mẫu đã
không ngần ngại cạo trọc đầu để phản đối chính sách của Tổng Thống Ngô Đình
Diệm. Sau đó, một số khá đông sinh viên Trường Luật cho rằng phải công khai
bênh vực Phật Giáo. Tôi là Khoa Trưởng, giữ thái độ hoàn toàn trung lập, không
công khai bênh vực Phật Giáo nhưng cũng khôngi công khai phản đối Phật Giáo”.
(trang 415) Tôi không dám nghĩ, ông HVL đã đặt điều để vu khống Gs Thúc và
khinh khi một tu sĩ Phật giáo... Nhưng chỉ vì bực tức hai ông thạc sĩ được TT
Diệm luôn xưng hô là ngài, lại phản bội: một ông cạo đầu để phản đối tổng
thống, một ông giữ thái độ trung lập, không công khai phản đối Phật Giáo. Phải
chăng đó là cái gì giông giống nhau của hai ông thạc sĩ VN mà ông HVL muốn ám
chỉ?
Tóm lại, vì quá ngưỡng mộ cố TT Ngô Đình Diệm, nên ông HVL có
những lời lẽ khá gay gắt đối với những ai không cùng chung ý nghĩ như ông. Điều
này có thể tạo ra phản ứng ngược, làm sứt mẽ thanh danh của ông... Nhưng có lẽ
ông cũng bất cần, vì ông “có trách nhiệm phải để lại cho hậu duệ của mình
một di sản, mà không có di sản nào hơn sự thật lịch sử”. Ông còn khẳng định
ông là “con người lịch sử. Nói đến con người là nói đến lịch sử,
nhứt là khi họ đã đóng một vai trò lớn nhỏ nào đó trong lịch sử dân tộc của
mình”. Tôi xin phép được bổ túc thêm “Và lịch sử cũng do con người tạo
ra, mà lịch sử dân tộc trong hơn nửa thế kỷ qua quá đổi tang thương”. Đó là
do lỗi lầm của những người đã từng đóng một vai trò lớn nhỏ nào đó trong lịch
sử dân tộc. Vì thế nếu tôi có nhận xét gì khiến ông HVL hoặc những ai khác
không hài lòng, chỉ vì tôi tôn trọng tác giả đã thể hiện được trách nhiệm: để
lại sự thật lịch sử. Sự thật này báo hiệu một triển vọng mới cho dân tộc.
Các đảng viên CS cao cấp hiện nay cũng được hưởng đặc quyền để làm kinh tài cho
đảng CSVN và đặc lợi làm giàu cho cá nhân và gia đình. Họ đã theo vết xe cũ của
MN, nhưng tệ hại hơn là các cơ sở quốc doanh lớn lần lượt bị phá sản, còn đảng
viên thì giàu to. Theo vết xe cũ MN cuối cùng Đảng CSVN cũng sẽ chịu một số
phận như MN.
Lê Quế Lâm
Lê Quế Lâm
Đọc Ký Ức Huỳnh Văn Lang
để hiểu rõ thảm họa của dân tộc xuất phát từ
đâu? (Phần II)
Với tư cách một người nghiên cứu sử học, ông Huỳnh Văn Lang (HVL)
xác định: “Thời điểm Việt Nam hoàn toàn độc lập, chấm dứt thời kỳ thuộc địa
Pháp, là cuối năm 1954, hay đúng hơn là đầu năm 1955”. Nhận định của ông có
thể không phải là nhận định của nhiều sử gia về thời điểm Quốc gia VN được hoàn
toàn độc lập. Ở cương vị một chứng nhân trực tiếp, ông HVL đã trình bày giai
đoạn lịch sử chuyển tiếp này trong Ký Ức Huỳnh Văn Lang-Tập 1 (trang 511-539).
“Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Ngô Đình
Diệm (NĐD) về giúp nước, từ Chicago, Illinois, tôi về đến Sàigòn ngày
24-8-1954. Khi
về đến VN, tôi cảm thấy rõ ràng tình trạng quá yếu kém của chánh phủ NĐD cũng
như uy tín của tân Thủ Tướng quá thấp. Thủ tướng kiêm bộ Quốc phòng, mà không có quân đội, bộ Nội vụ
không có Công an Cảnh sát, trong lúc đô thành Sài gòn-Chợ lớn là Bình xuyên,
miền Tây Nam kỳ lục tỉnh là Hòa Hảo, miền Đông là Cao đài, quần chúng người Nam
nghe nói đến NĐD, nhưng không biết NĐD là ai. Tắt một lời, xã hội miền Nam đang
ở trong một tình trạng vô cùng hỗn mang gần như tuyệt vọng, vô phương cứu vãn.
Ưu tư số 1 của Thủ tướng NĐD là phải nắm lấy quyền hành, là thủ tướng kiêm Quốc
phòng, cho nên đầu tiên ông phải nắm quân đội. Tham mưu trưởng Nguyễn văn Hinh
(vợ đầm tức nhiên là dân Pháp), cần phải thay thế.Tháng 10, 1954 thủ tướng Ngô Đình Diệm cất
chức tướng Hinh và bổ nhiệm tướng Lê văn Tỵ lên thay.
Ngày 08-12-1954, hai
tướng Collins [Đặc sứ của TT Eisenhower] và Ely [Cao Ủy Pháp ở Đông Dương] vào
dinh Độc lập chính thức đề nghị với Thủ tướng NĐD nên bổ nhiệm Phan huy Quát
làm bộ trưởng Quốc phòng và Bảy Viễn làm bộ trưởng Nội vụ. Tất nhiên Thủ tướng
NĐD từ chối. Collins còn đề nghị với Washington: Nên đưa Bảo Đại về, đem Phan
Huy Quát lên làm Thủ tướng thay thế Ngô Đình Diệm. Nếu không, thì tốt hơn Mỹ
nên rút ra khỏi VN. Nhận được đề nghị của đặc sứ Collins, TT Eisenhower, Hội
đồng An ninh Quôc gia và Foster Dulles, bộ ngoại giao, hội nhau lại, kêu gọi
đến ý kiến của bên Dân Chủ đối lập, mà người có thớ nhứt là Thượng nghị sĩ
Mansfield. TNS Mansfield đến tòa Bạch ốc góp ý: «Ông Diệm là một tích
sản mình vừa thu nhận, dù có nhỏ bé cách mấy đi nữa, thì cũng là một tích sản,
tại sao mình phải phiêu lưu đi đổi với những giá trị khác, mà mình mù tịt không
hiểu biết hay chưa hiểu biết mảy may gì hết». Thế là Thủ tướng NĐD lại
thắng, tất cả chánh phủ Mỹ đều chấp nhận ý kiến của TNS Mansfield vì là khôn
ngoan nhứt và ngày 14-12-54 chánh phủ Hoa Kỳ chỉ thị cho tướng Collins: «Trong
tình thế hiện nay, không có một chọn lựa nào khác hơn là tiếp tục viện trợ cho
VN và ủng hộ Thủ tướng Diệm».
Bảo Đại và Pháp thúc đẩy Mặt trận Thống nhứt Toàn lực
Quốc gia ra đời ngày 03-03-1955: ngoài Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên còn có Bs
Nguyễn Tôn Hoàn, Đại Việt miền Nam, Phan Quang Đán, đảng Dân Chủ, Hồ hữu Tường…
Hộ pháp Phạm Công Tắc được Bảo Đại mời lãnh đạo Mặt trận. Ngày 21-03-55, Mặt
trận gửi tối hậu thơ cho Thủ tướng NĐD phải cải tổ nội các theo mô hình nhân sự
của Mặt trận. Thủ tướng NĐD dứt khoát từ chối. Sáu ngày sau (27-03-55) ông còn
cho lệnh Đại tá Đỗ Cao Trí đánh chiếm bộ chỉ huy Công an Cảnh sát do Bình Xuyên
nắm giữ. Thế là chiến tranh giữa Thủ tướng NĐD có Quân Lực Quốc Gia ủng hộ và
Bình Xuyên của Bảy Viễn có Pháp hậu thuẫn đã khởi sự.
Đầu tháng 04, 1955, ông Ngô đình Nhu, Tổng Bí thư Cần Lao
Nhân Vị Cách Mạng Đảng đã giao hay là nhờ tôi đứng ra phát triển đảng Cần Lao
trong Nam và thành lập Liên Kỳ Bộ Nam Bắc Việt. Cuộc khủng hoảng Bình Xuyên là
cơ hội thử lửa (Baptême du Feu) cho Liên Kỳ Bộ Nam Bắc Việt vừa mới thành lập,
với một tiểu tổ gồm 8 thành viên. Nhưng Liên Kỳ Bộ đã tích cực ủng hộ chiến
dịch đánh Bình Xuyên, bất chấp thiết quân luật Liên Kỳ Bộ đã đi rải khắp các
nẻo đường Sàigòn/Chợlớn và Gia định cả ngàn tờ ‘’hịch’’ tố cáo tội ác của Bình
Xuyên trong 8 năm qua. Và biến cố Bình Xuyên lại kéo theo sau sự
kiện Truất phế Quốc truởng Bảo Đại. Lại thêm một cơ hội nữa cho Liên Kỳ tập sự
nhúng tay vào chánh trị, là giúp củng cố chánh quyền Ngô Đình Diệm và giúp công
xây dựng nền móng cho tòa nhà Đệ Nhứt Cộng Hòa của Miền Nam Việt Nam.
Tiếp tục chủ trương triệt hạ quyền lực Bình xuyên, sau
khi cải tổ Nội các (24-4-1955) có sự tham gia của Hòa hảo (Trung tướng Trần văn
Soái và ông Lương trọng Tường) và Cao đài (Thiếu tướng Nguyễn thành Phương),
ngày 25 tháng 4, 1955 Thủ tướng NĐD ra sắc lệnh cách chức Lai văn Sang, Tổng
giám đốc CS Quốc gia. Như thế tức là tấn Bình xuyên vào vách tường. Ba ngày sau
là ngày 28-04-55, Bình Xuyên khai chiến, pháo kích vào dinh Độc Lập. Cùng một
lúc, Bảo Đại gửi điện tín triệu ông Diệm và tướng Tỵ qua Pháp để tường trình về
tình hình trong nuớc và bổ nhiệm Thiếu tướng Nguyễn văn Vỹ, tư lệnh Ngự Lâm
Quân Đalat làm Tổng tư lệnh quân đội Quốc Gia VN thay thế tướng Nguyễn văn
Hinh.
Được lệnh của Quốc trưởng BĐ, Thủ tướng NĐD đã khôn
ngoan, tìm được một lực lượng vô song để đương đầu với Quốc trưởng, không còn
là Quốc trưởng của một nước, của Quốc dân nữa mà là đại diện cho một tâp đoàn
Thực dân rất hùng hậu. Lực lượng vô song nói ở đây là Quốc-Dân. Vì
đó mà Thủ tướng NĐD cấp tốc triệu tập các Chánh đảng và Nhân sĩ Quốc gia, ngày
hôm sau là ngày 29-04-1955, để xin ý kiến: Nên tuân lệnh Quốc trưởng
Bảo Đại triệu qua Pháp hay không? Như thế tức là muốn đặt Hội nghị
trước một sự chọn lựa dứt khoát: Bảo Đại hay là Ngô Đình Diệm?
Ngày 29-4-1955, hội nghị gồm 52 đại diện cho 18 đảng phái
và 34 nhân sĩ khai mạc tại phòng khánh tiết dinh Độc Lập. Chủ tọa đoàn : Ông
Nguyễn bảo Toàn, bí thư Dân Xã đảng, Hòa hảo. Hội nghị bầu ra một Ủy ban Cách
mạng Quốc gia, gồm ba nhân vật đầu não là Nguyễn bảo Toàn, Chủ tịch, Hồ hán
Sơn, Phó chủ tịch, Nhị Lang làm Tổng thư ký. Ủy ban thảo một bản kiến nghị 3
điểm, được tất cả 52 người chấp nhận và ký tên : 1- Truất phế Quốc trưởng Bảo
Đại, 2- Giải tán Chánh phủ Ngô Đình Diệm. 3- Ủy nhiệm Chí sĩ Ngô Đình Diệm
thành lập chánh phủ mới để trừng trị bọn phiến loạn Bình Xuyên, thu hồi chủ
quyển Quốc gia, yêu cầu triệt thoái quân đội viễn chinh Pháp và bầu cử quốc dân
đại hội. Cuộc cách mạng nầy là biến cố lịch sử quan trọng nhứt từ ngày Việt
Minh cướp chánh quyền trên tay Chánh phủ Bảo Đại/Trần Trọng Kim tại Sài Gòn
ngày 23-08-45 (ở Hà nội là ngày 19 tháng 8, 1945) 10 năm trước, vì nó có tính
cách quyết định, dù chỉ là đập đổ, san bằng. Nhưng muốn xây dựng cái gì thì
phải đập đổ và san bằng cái đã. Đó là một lẽ tự nhiên.
Ở đây tôi muốn nói đến tính cách đại diện bao quát của
Hội nghị, chưa bao giờ miền Nam có một Hội nghị gồm đại diện của những 18 đoàn
thể nếu không nói là chính đảng và có những 34 nhân sĩ tên tuổi. Như thế có thể
khẳng định tính cách đại diện bao quát của dân miền Nam, được cả năm bảy đoàn
thể chánh trị có thực lực, nghĩa là có cả ngàn nếu không nói là mấy chục ngàn
đảng viên và có năm bảy ngàn cây súng. Đó là VN Dân xã đảng Hòa hảo do bí thư
Nguyễn bảo Toàn (Nguyễn giác Ngộ) đại diện, VN Phục quốc hội Cao đài do đại tá
Hồ hán Sơn (Nguyễn thành Phưong) đại diện và Mặt trận Quốc gia Kháng chiến VN
do Nhị Lang (Trình Minh Thế) đại diện và Tịnh độ cư sĩ do Đoàn Trung Còn đại
diện. Đặc biệt là có những đoàn thể thanh niên, phụ nữ và trí thức, gần như
toàn dân miền Nam có đại diện chánh thức đến phó hội. Cũng có vài gương mặt Bắc
kỳ di cư, nhưng thiết nghĩ không có đại diện cho di cư Bắc kỳ vì khi đó Bắc kỳ
di cư chưa định cư.
Với chức vụ Bí thư Liên Kỳ Bộ Nam Bắc Việt, tôi đã trở
thành một cố vấn đa dạng (tiền tệ, văn hoá và an ninh) của Thủ tướng Ngô Đình
Diệm và cũng là chứng nhân cho những biến cố lịch sử kể ra sau đây. Thật ra, từ
đây vai trò của Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng càng ngày càng trở nên quan
trọng và rõ ràng hơn. Cũng lạ là trong những cuộc khủng hoảng vừa kể
trên những người cận kề bên ông Diệm nhứt toàn là người Trung hay người Bắc,
chỉ có một mình tôi là người Nam, mà cuộc Cách mạng Truất phế Bảo Đại lại hoàn toàn là do tác
động của người miền Nam.
Thành tích cụ thể và rực rỡ nhứt của Cần
Lao, là cuộc Trưng Cầu Dân Ý, kéo theo là Quốc Hội Lập Hiến với Hiến Pháp 1956
của nó, cũng là cái ID (lai lịch) của Đệ Nhứt Cộng Hòa của miền Nam
(1956-1963). Và ngày 23/10/1954 quốc dân miền Nam đã nhiệt liệt huởng ứng lời
kêu gọi của Thủ tướng Ngô Đình Diệm, náo nức kéo nhau đi đầu phiếu và kết quả
hết sức tốt đẹp cho thủ tướng Ngô Đình Diệm : 5.721.735 lá phiếu Truất phế Quốc
trưởng Bảo Đại và bầu Ngô Đình Diệm lên thay thế, như là Quốc Trưởng Việt Nam.
Như thế Thủ tướng Ngô Đình Diệm thu về cho mình gần 98% số phiếu đi bầu.
Ngày 26/10/1955, Thủ tướng NĐD tuyên bố Hiến Chương tạm
thời, theo đó từ rày Việt Nam là một nước Cộng Hòa, người lãnh đạo là Quốc
trưởng kiêm luôn chức Thủ tướng, tức là Tổng thống nước Việt Nam Cộng Hòa. Đến
đây thì uy tín của Thủ tướng lên đến tuyệt đỉnh, trong nước cũng như trên thế
giới, vì tuyệt đại đa số Quốc dân ủng hộ ông. Nhờ đó mà ông giải quyết tất cả
các vấn đề tồn kho với Pháp để hoàn thành độc lập Quốc gia trọn vẹn: a) Pháp
phải giao trả lại cho VN hoàn toàn chủ quyền tiền tệ tài chánh. b) chủ quyền
Ngoại giao (Cao ủy Pháp được giải tán ; từ rày tướng Ely chi là một đại sứ, bộ
Ngoại giao Việt Nam giao thiệp thẳng với bộ Ngoại giao Pháp) và c)chủ quyền
Quốc phòng, quân đội Pháp lục tục rút quân cho hết trong vòng 6 tháng ».
Qua nguyên văn các
đoạn trích dẫn trên, thì VN hoàn toàn độc lập sau cuộc Cách mạng truất phế Quốc
trưởng Bảo Đại. Dù không nói ra, nhưng qua cách trình bày luôn tự đề cao, ông
HVL muốn chứng tỏ mình là “khai quốc công thần” và Liên Kỳ Bộ (Cần Lao) của ông
đã dựng lên chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa. Cuộc cách mạng này có tính quyết định là
đập đổ, san bằng chế độ quân chủ, mà Cách mạng Tháng Tám của VM chưa hoàn
thành. Ông HVL đã nhận định, với cuộc Cách mạng truất phế BĐ “thì trên thực
tế chế độ quân chủ của nhà Nguyễn với 13 triều đại (1802-1954) đã thật sự cáo
chung, sau một thời gian 9 năm (1945-1954) hấp hối. Vốn độc lập của VN do quân
đội Nhựt ban cho ngày 09-3-1945 không do tranh đấu, do hy sinh mà được, tất
nhiên không giá trị bao nhiêu...”
Tóm lại, từ 1955 nước
nhà đã hoàn toàn độc lập, chế độ Cộng Hòa được lãnh đạo bởi một chí sĩ quốc gia
yêu nước tiếng tăm, lại được HK viện trợ và ủng hộ. Một năm trước, người dân MN
“không biết Ngô Đình Diệm là ai? nay được 98% người dân MN bầu cho ông
thay thế Quốc trưởng Bảo Đại lãnh đạo quốc gia. Theo tôi, đó là đại phước cho
dân tộc...Nhưng sau đó, như ông HVL đã ghi trong quyển Ký Ức: “Cuộc Cách mạng Truất phế Quốc trưởng Bảo Đại
nầy là tác động của dân miền Nam nói chung, trong đó quần chúng Nam kỳ lục tỉnh
qua các đại diện của họ đã đóng một vai trò chủ động, không ai có thể chối cãi
điều đó. Nó đã dọn đường cho sự hình thành ra Đệ nhứt Cộng hòa. Nhưng chỉ 5 năm
sau cũng chính quần chúng Nam kỳ lục tỉnh (không quơ đũa cả nắm) qua « Mặt trận
Giải phóng Miền Nam » đã đóng một vai trò quá ư quan trọng, dù không phải là
chủ động đã khởi sự tàn phá, không phải chỉ Đệ Nhứt Cộng Hòa mà cả Đệ Nhị Cộng
Hòa nữa. Sau 15 năm dọn đường, đúng hơn là làm cổ sẵn cho CS Miền Bắc thôn tính
hoàn toàn, đúng hơn là thuộc địa hóa miền Nam ».
Vấn nạn MTGPMN do ông HVL nêu ra, sẽ được tôi giải bày
trong phần cuối bài viết. Trước tiên, tôi có đôi dòng nhận xét quan điểm của
ông HVL về chế độ quân chủ nhà Nguyễn đã thực sự cáo chung sau 9 năm hấp hối từ
1945 đến 1954. Có lẽ ông muốn kết nối Cách mạng Tháng Tám với cuộc CM truất phế Bảo Đại. Năm 1945 Nhật đã đầu
hàng Đồng minh sau khi trao trả độc lập cho VN, Thủ tướng Trần Trọng Kim đã từ
chức. Đồng bào Hànội và các tỉnh phụ cận đã ủng hộ ông Hồ Chí Minh, thành lập
nước VN Dân Chủ Cộng Hòa. Đất nước chuyển đổi từ chế độ quân chủ sang dân chủ
cộng hòa. Trong chiếu thoái vị Hoàng đế Bảo Đại tuyên bố “Vì hạnh phúc của
dân tộc Việt Nam. Vì nền độc lập của Việt Nam. Để đạt hai mục đích ấy, trẩm sẳn
sàng hy sinh tất cả và ước mong rằng sự hy sinh của trẩm đem lại lợi ích cho tổ
quốc”. Tuy hoàng đế BĐ đã thoái vị, nhưng theo ông HVL, từ 1945 chế độ quân
chủ nhà Nguyễn vẫn còn tồn tại “trong tình trạng hấp hối”, cho đến cuộc
CM truất phế BĐ, nó mới thực sự chấm dứt.
Ông giải thích các
diễn biến lịch sử của đất nước quá ư đơn giản, hết sức chủ quan: Cách mạng
truất phế Quốc trưởng Bảo Đại xong, thời kỳ Pháp thuộc kể như đã chấm dứt, Thủ
tướng Ngô Đình Diệm thành lập chế độ Cộng Hoà và Việt Nam độc lập hoàn toàn.
Độc lập không phải tự nhiên mà có, và có một cách quá dễ dàng. Tuy nhiên, ông
HVL có nhắc đến “độc lập của VN do quân đội Nhựt ban cho ngày 09-3-1945 không
do tranh đấu, do hy sinh mà được, tất nhiên không giá trị bao nhiêu...”.
Nhưng ông lại quên, không nhắc đến Hiệp ước Élysée ký kết giữa
TT Vincent Auriol và Cựu Hoàng Bảo Đại ngày 08-3-1949: Pháp nhìn nhận VN là một
quốc gia độc lập thống nhất thuộc khối Liên Hiệp Pháp, có chủ quyền ngoại giao
và nội trị, có quân đội và tư pháp riêng. Phải thừa nhận chủ quyền quốc gia vẫn
còn nhiều hạn chế, vì Pháp cần phải tiếp tục hiện diện ở VN để bảo vệ nền độc
lập của quốc gia còn non trẻ này đang bị CS uy hiếp nặng nề.
Đầu năm 1950, ông HCM
đến Bắc Kinh cầu viện Trung Cộng. Đây là cơ hội giúp Mao Trạch Đông thu hồi lại
phần đất An Nam, mà Mao cho là một phần lãnh thổ của TQ, đã bị bọn thực dân đế
quốc phương Tây cưỡng đoạt. Mao sẽ dùng VN làm bàn đạp để tiến xuống Đông Nam
Á. Để bảo vệ VN, tính đến cuối năm 1952, số quân viễn chinh Pháp bị thương vong
và mất tích lên đến 90 ngàn, và đã chi cho cuộc chiến này gấp hai lần số tiền
mà Pháp đã nhận của Hoa Kỳ qua kế hoạch Marshall (Stanley Karnow, Vietnam: A
History, Penguin Books, Victoria, 1985, P. 188) Số tiền trên dùng để tái
thiết nước Pháp sau Thế chiến II, nhưng Pháp dùng để bảo vệ VN.
Cuối tháng 4-1954, các
cường quốc gặp nhau tại Hội nghị Genève để chấm dứt chiến tranh ở Triều Tiên và
Việt Nam bằng giải pháp chia cắt ảnh hưởng hai nước này. Một bên là Thế giới Tự
do do HK lãnh đạo, một bên là Quốc tế Cộng sản với Liên Xô và Trung Cộng. Vai
trò bảo vệ VN kể như chấm dứt, Pháp trao trả độc lập hoàn toàn cho VN với Hiệp
Ước về Độc Lập (Traité d’Independance) được Joseph Laniel -thủ tướng
Pháp và Hoàng thân Bửu Lộc -thủ tướng Quốc gia VN ký ngày 4-6-1954, gồm 4 điều
khoản:
- Điều 1:
Nước Pháp công nhận nước VN là một quốc gia hoàn toàn độc lập có đầy đủ chủ
quyền và thẩm quyền do quốc tế công pháp công nhận.
- Điều 2:
Nước VN thay thế nước Pháp trong các quyền lợi và trách nhiệm do những hiệp ước
mà Pháp đã ký thay cho VN.
- Điều 3:
Nước Pháp cam kết chuyển giao cho VN thẩm quyền các công sở do Pháp chi phối
trên lãnh thổ VN.
- Điều 4:
Hiệp ước sẽ bắt đầu thi hành ngay sau khi ký kết và bãi bỏ tất cả mọi án văn
trái ngược với hiệp ước trên đây. (Nam Đình-Kỳ Nam Nguyễn Thế Phương, Hồi ký
lịch sử: 1923-1964, Nhật báo Thần Chung, Sàigòn, 1965)
Ngày 16-6-1954, TT
Pháp René Coty bổ nhiệm Mendès-France thành lập chính phủ để chấm dứt chiến
tranh VN. Trước bước ngoặc lớn của lịch sử, Quốc trưởng Bảo Đại mời ông Ngô
Đình Diệm thay thế Hoàng thân Bửu Lộc làm thủ tướng. Trong hồi ký, cựu hoàng
nhắc lại rằng: “trong tình thế hiện tại, không có ai hơn ông Diệm được. Ông
ấy là một bảo đảm chắc chắn nhất để chống cộng sản, ông ta quả thật là người
của thời cuộc”. Quốc trưởng Bảo Đại đã giao toàn quyền quân sự lẫn dân sự
cho thủ tướng Diệm để điều khiển vận mạng đất nước để đối phó với tình hình
khẩn trương lúc bấy giờ. Khi giao trọng trách này, Bảo Đại yêu cầu ông Diệm “hãy
thề là sẽ bảo vệ đất nước chống lại bọn cộng sản vô thần và nếu cần chống lại
người Pháp nữa”. (Bao Dai SM, Dragon D’Annam, Blon, Paris, 1980, P. 329)
Ông HVL không nhắc đến
những sự kiện lịch sử quan trọng kể trên, trái lại ông lên án Thủ tướng Trần
Trọng Kim và Hoàng đế Bảo Đại đã góp phần “làm ung thúi chánh trường từ 1945
đến 1954” qua những lời nhận xét về giai đoạn này: “Vốn độc lập của VN
do quân đội Nhựt ban cho ngày 09-3-1945 không do tranh đấu, do hy sinh mà được,
tất nhiên không có giá trị bao nhiêu, nên Nguyên thủ quốc gia phung
phí một cách vô ý thức là phải”. Để chứng minh cho lập luận trên, ông
trình bày:
“Trong mấy tháng độc
lập quốc gia (09-3 đến 24-8-1945), chánh phủ Trần Trọng Kim cũng làm được một
việc cho quốc dân là Cải tổ hệ thống giáo dục quốc gia theo định hướng dân tộc.
Nhưng cùng một lúc làm một
việc vô cùng tai hại cho quốc dân, nhứt là ở miền Nam kỳ lục tỉnh. Vốn ngày
02-05-1945, Hoàng đế Bảo Đại đã ký sắc luật phóng thích tất cả tù nhân chánh
trị, mà trong đó 90% là cán bộ Cộng Sản, bị Pháp giam giữ ở Côn Đảo từ phong
trào Sô-Viết-Nghệ-Tĩnh (1929-30) và cuộc nổi dậy trong Nam (1939-1940) của Đệ
tam Quốc tế, mà tổng số lên đến trên 10,000. Nhờ đó mà ngày một ngày hai (tháng
6, tháng 7, 1945) cả mấy ngàn cán bộ Cộng Sản,trong đó có Lê Duẩn, Tôn Đức
Thắng, Phạm Hùng, Lê Văn Lương…toàn là cán bộ cao cấp, rồi
làm ung thúi chánh trường miền Nam, đưa Việt Minh nắm lấy thế thượng phong, đàn
áp các Giáo phái, giết hại các nhà ái quốc chân chính, cướp lấy chánh nghĩa
quốc gia, thầu công cuộc kháng Pháp cho đến Điện Biên Phủ, tháng 5, 1954».
Để kiểm chứng chi tiết trên, ông Phạm Hồng Diễm trong bài
«Đọc Ký Ức Huỳnh Văn Lang» đã trích dẫn nhiều sách, đều ghi nhận các ông Tôn
Đức Thắng, Phạm Hùng, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh…từ Côn Đảo trở về đất liền hồi
cuối tháng 8-1945, nghĩa là sau Cách mạng Tháng Tám. Vì thế ông Diễm đặt câu
hỏi : ‘không biết ông Lang lấy tài liệu ở đâu để mà chê trách như thế. Ông
Bảo Đại cũng như cụ Trần Trọng Kim đâu đến nỗi ngờ nghệch như ông Lang tưởng’.
(Còn
tiếp)
ĐỌC KÝ ỨC HUỲNH VĂN LANG
(Phần III)
Lê Quế Lâm
Với
tư cách một người nghiên cứu sử học, ông Huỳnh Văn Lang (HVL) xác định: “Thời
điểm Việt Nam hoàn toàn độc lập, chấm dứt thời kỳ thuộc địa Pháp, là cuối năm
1954, hay đúng hơn là đầu năm 1955”. Nhận định của ông có thể không phải
là nhận định của nhiều sử gia về thời điểm Quốc gia VN được hoàn toàn độc lập.
Ở cương vị một chứng nhân trực tiếp, ông HVL đã trình bày giai đoạn lịch sử
chuyển tiếp này trong Ký Ức Huỳnh Văn Lang-Tập 1 (trang 511-539).
“Hưởng
ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Ngô Đình Diệm (NĐD) về giúp nước, từ Chicago,
Illinois, tôi về đến Sàigòn ngày 24-8-1954. Khi
về đến VN, tôi cảm thấy rõ ràng tình trạng quá yếu kém của chánh
phủ NĐD cũng như uy tín của tân Thủ Tướng quá thấp. Thủ tướng
kiêm bộ Quốc phòng, mà không có quân đội, bộ Nội vụ không có Công an Cảnh sát,
trong lúc đô thành Sài gòn-Chợ lớn là Bình xuyên, miền Tây Nam kỳ lục tỉnh là
Hòa Hảo, miền Đông là Cao đài, quần chúng người Nam nghe nói đến NĐD, nhưng
không biết NĐD là ai. Tắt một lời, xã hội miền Nam đang ở trong một tình trạng
vô cùng hỗn mang gần như tuyệt vọng, vô phương cứu vãn. Ưu tư số 1 của Thủ tướng
NĐD là phải nắm lấy quyền hành, là thủ tướng kiêm Quốc phòng, cho nên đầu tiên
ông phải nắm quân đội. Tham mưu trưởng Nguyễn văn Hinh (vợ đầm tức nhiên là dân
Pháp), cần phải thay thế. Tháng
10, 1954 thủ tướng Ngô Đình Diệm cất chức tướng Hinh và bổ nhiệm
tướng Lê văn Tỵ lên thay.
Ngày
08-12-1954, hai tướng Collins [Đặc sứ của TT Eisenhower] và Ely [Cao Ủy Pháp ở
Đông Dương] vào dinh Độc lập chính thức đề nghị với Thủ tướng NĐD nên bổ nhiệm
Phan huy Quát làm bộ trưởng Quốc phòng và Bảy Viễn làm bộ trưởng Nội vụ. Tất
nhiên Thủ tướng NĐD từ chối. Collins còn đề nghị với Washington:
Nên đưa Bảo Đại về, đem Phan Huy Quát lên làm Thủ tướng thay
thế Ngô Đình Diệm. Nếu không, thì tốt hơn Mỹ nên rút ra khỏi VN. Nhận được
đề nghị của đặc sứ Collins, TT Eisenhower, Hội đồng An ninh Quôc gia và Foster
Dulles, bộ ngoại giao, hội nhau lại, kêu gọi đến ý kiến của bên Dân Chủ đối
lập, mà người có thớ nhứt là Thượng nghị sĩ Mansfield. TNS Mansfield đến tòa
Bạch ốc góp ý: «Ông Diệm là
một tích sản mình vừa thu nhận, dù có nhỏ bé cách mấy đi nữa, thì cũng là một
tích sản, tại sao mình phải phiêu lưu đi đổi với những giá trị khác, mà mình mù
tịt không hiểu biết hay chưa hiểu biết mảy may gì hết». Thế
là Thủ tướng NĐD lại thắng, tất cả chánh phủ Mỹ đều chấp nhận ý kiến của TNS
Mansfield vì là khôn ngoan nhứt và ngày 14-12-54 chánh phủ Hoa Kỳ chỉ thị cho
tướng Collins: «Trong tình thế hiện nay, không có một chọn lựa nào khác hơn
là tiếp tục viện trợ cho VN và ủng hộ Thủ tướng Diệm».
Bảo
Đại và Pháp thúc đẩy Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia ra
đời ngày 03-03-1955: ngoài Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên còn có Bs
Nguyễn Tôn Hoàn, Đại Việt miền Nam, Phan Quang Đán, đảng Dân Chủ, Hồ hữu
Tường… Hộ pháp Phạm Công Tắc được Bảo Đại mời lãnh đạo Mặt trận. Ngày
21-03-55, Mặt trận gửi tối hậu thơ cho Thủ tướng NĐD phải cải tổ nội
các theo mô hình nhân sự của Mặt trận. Thủ tướng NĐD dứt khoát từ chối.
Sáu ngày sau (27-03-55) ông còn cho lệnh Đại tá Đỗ Cao Trí đánh chiếm
bộ chỉ huy Công an Cảnh sát do Bình Xuyên nắm giữ.
Thế là chiến tranh giữa Thủ tướng NĐD có Quân Lực Quốc Gia
ủng hộ và Bình Xuyên của Bảy Viễn có Pháp hậu thuẫn đã khởi
sự.
Đầu
tháng 04, 1955, ông Ngô đình Nhu, Tổng Bí thư Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng đã
giao hay là nhờ tôi đứng ra phát triển đảng Cần Lao trong Nam và thành lập Liên
Kỳ Bộ Nam Bắc Việt. Cuộc khủng hoảng Bình Xuyên là cơ hội thử lửa (Baptême du
Feu) cho Liên Kỳ Bộ Nam Bắc Việt vừa mới thành lập, với một tiểu tổ gồm 8 thành
viên. Nhưng Liên Kỳ Bộ đã tích cực ủng hộ chiến dịch đánh Bình Xuyên, bất chấp
thiết quân luật Liên Kỳ Bộ đã đi rải khắp các nẻo đường Sàigòn/Chợlớn và Gia
định cả ngàn tờ ‘’hịch’’ tố cáo tội ác của Bình Xuyên trong 8 năm qua. Và biến
cố Bình Xuyên lại kéo theo sau sự kiện Truất phế Quốc truởng Bảo Đại. Lại
thêm một cơ hội nữa cho Liên Kỳ tập sự nhúng tay vào chánh trị, là giúp củng cố
chánh quyền Ngô Đình Diệm và giúp công xây dựng nền móng cho tòa nhà Đệ Nhứt
Cộng Hòa của Miền Nam Việt Nam.
Tiếp
tục chủ trương triệt hạ quyền lực Bình xuyên, sau khi cải tổ Nội các
(24-4-1955) có sự tham gia của Hòa hảo (Trung tướng Trần văn Soái và ông Lương
trọng Tường) và Cao đài (Thiếu tướng Nguyễn thành Phương), ngày 25 tháng 4,
1955 Thủ tướng NĐD ra sắc lệnh cách chức Lai văn Sang, Tổng giám đốc CS Quốc
gia. Như thế tức là tấn Bình xuyên vào vách tường. Ba ngày sau là ngày
28-04-55, Bình Xuyên khai chiến, pháo kích vào dinh Độc Lập. Cùng một lúc,
Bảo Đại gửi điện tín triệu ông Diệm và tướng Tỵ qua
Pháp để tường trình về tình hình trong nuớc và bổ nhiệm Thiếu tướng
Nguyễn văn Vỹ, tư lệnh Ngự Lâm Quân Đalat làm Tổng tư lệnh quân đội Quốc Gia VN
thay thế tướng Nguyễn văn Hinh.
Được
lệnh của Quốc trưởng BĐ, Thủ tướng NĐD đã khôn ngoan, tìm được một lực lượng vô
song để đương đầu với Quốc trưởng, không còn là Quốc trưởng của một nước, của
Quốc dân nữa mà là đại diện cho một tâp đoàn Thực dân rất hùng hậu. Lực lượng vô song nói ở đây là
Quốc-Dân.Vì đó mà Thủ tướng NĐD cấp tốc triệu tập các
Chánh đảng và Nhân sĩ Quốc gia, ngày hôm sau là ngày 29-04-1955,
để xin ý kiến: Nên tuân
lệnh Quốc trưởng Bảo Đại triệu qua Pháp hay không? Như thế tức là muốn đặt Hội nghị trước
một sự chọn lựa dứt khoát: Bảo Đại hay là Ngô Đình Diệm ?
Ngày
29-4-1955, hội nghị gồm 52 đại diện cho 18 đảng phái và 34 nhân sĩ khai mạc tại
phòng khánh tiết dinh Độc Lập. Chủ tọa đoàn : Ông Nguyễn bảo Toàn, bí thư
Dân Xã đảng, Hòa hảo. Hội nghị bầu ra một Ủy ban Cách mạng Quốc gia, gồm ba
nhân vật đầu não là Nguyễn bảo Toàn, Chủ tịch, Hồ hán Sơn, Phó chủ tịch, Nhị
Lang làm Tổng thư ký. Ủy ban thảo một bản kiến nghị 3 điểm, được tất cả 52 người
chấp nhận và ký tên : 1- Truất phế Quốc trưởng Bảo Đại, 2- Giải tán Chánh
phủ Ngô Đình Diệm. 3- Ủy nhiệm Chí sĩ Ngô Đình Diệm thành lập chánh phủ mới để
trừng trị bọn phiến loạn Bình Xuyên, thu hồi chủ quyển Quốc gia, yêu cầu triệt
thoái quân đội viễn chinh Pháp và bầu cử quốc dân đại hội. Cuộc cách mạng nầy
là biến cố lịch sử quan trọng nhứt từ ngày Việt Minh cướp chánh quyền trên tay
Chánh phủ Bảo Đại/Trần Trọng Kim tại Sài Gòn ngày 23-08-45 (ở Hà nội là ngày 19
tháng 8, 1945) 10 năm trước, vì nó có tính cách quyết định, dù chỉ là đập đổ,
san bằng. Nhưng muốn xây dựng cái gì thì phải đập đổ và san bằng cái đã. Đó là
một lẽ tự nhiên.
Ở
đây tôi muốn nói đến tính cách đại diện bao quát của Hội nghị, chưa bao giờ
miền Nam có một Hội nghị gồm đại diện của những 18 đoàn thể nếu không nói là
chính đảng và có những 34 nhân sĩ tên tuổi. Như thế có thể khẳng
định tính cách đại diện bao quát của dân miền Nam, được cả năm bảy đoàn thể
chánh trị có thực lực, nghĩa là có cả ngàn nếu không nói là mấy chục ngàn đảng
viên và có năm bảy ngàn cây súng. Đó là VN Dân xã đảng Hòa hảo do bí thư Nguyễn
bảo Toàn (Nguyễn giác Ngộ) đại diện, VN Phục quốc hội Cao đài do đại tá Hồ hán
Sơn (Nguyễn thành Phưong) đại diện và Mặt trận Quốc gia Kháng chiến VN do
Nhị Lang (Trình Minh Thế) đại diện và Tịnh độ cư sĩ do Đoàn Trung Còn đại diện.
Đặc biệt là có những đoàn thể thanh niên, phụ nữ và trí thức, gần như toàn dân miền
Nam có đại diện chánh thức đến phó hội. Cũng có vài gương mặt Bắc kỳ di cư,
nhưng thiết nghĩ không có đại diện cho di cư Bắc kỳ vì khi đó Bắc kỳ di cư chưa
định cư.
Với
chức vụ Bí thư Liên Kỳ Bộ Nam Bắc Việt, tôi đã trở thành một cố vấn đa dạng (tiền
tệ, văn hoá và an ninh) của Thủ tướng Ngô Đình Diệm và cũng là chứng nhân cho
những biến cố lịch sử kể ra sau đây. Thật ra, từ đây vai trò của Cần
Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng càng ngày càng trở nên quan trọng
và rõ ràng hơn. Cũng
lạ là trong những cuộc khủng hoảng vừa kể trên những người cận kề bên ông Diệm
nhứt toàn là người Trung hay người Bắc, chỉ có một mình tôi là người Nam, mà cuộc
Cách mạng Truất phế Bảo Đại lại hoàn toàn là do tác động của người miền Nam.
Thành tích cụ thể và rực rỡ nhứt của Cần
Lao, là cuộc Trưng Cầu Dân Ý, kéo theo là Quốc Hội Lập Hiến với
Hiến Pháp 1956 của nó, cũng là cái ID (lai lịch) của Đệ Nhứt
Cộng Hòa của miền Nam (1956-1963). Và ngày 23/10/1954 quốc dân miền
Nam đã nhiệt liệt huởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Ngô Đình Diệm, náo
nức kéo nhau đi đầu phiếu và kết quả hết sức tốt đẹp cho
thủ tướng Ngô Đình Diệm : 5.721.735 lá phiếu Truất phế Quốc trưởng
Bảo Đại và bầu Ngô Đình Diệm lên thay thế, như là Quốc Trưởng Việt Nam.
Như thế Thủ tướng Ngô Đình Diệm thu về cho mình gần 98%
số phiếu đi bầu.
Ngày
26/10/1955, Thủ tướng NĐD tuyên bố Hiến Chương tạm thời, theo đó
từ rày Việt Nam là một nước Cộng Hòa, người lãnh đạo là Quốc
trưởng kiêm luôn chức Thủ tướng, tức là Tổng thống nước Việt Nam Cộng
Hòa. Đến đây thì uy tín của Thủ tướng lên đến tuyệt đỉnh, trong nước cũng như
trên thế giới, vì tuyệt đại đa số Quốc dân ủng hộ ông. Nhờ đó mà ông giải quyết
tất cả các vấn đề tồn kho với Pháp để hoàn thành độc lập Quốc gia trọn vẹn: a)
Pháp phải giao trả lại cho VN hoàn toàn chủ quyền tiền tệ tài chánh. b) chủ
quyền Ngoại giao (Cao ủy Pháp được giải tán ; từ rày tướng Ely chi là một
đại sứ, bộ Ngoại giao Việt Nam giao thiệp thẳng với bộ Ngoại giao Pháp) và
c)chủ quyền Quốc phòng, quân đội Pháp lục tục rút quân cho hết trong vòng 6 tháng ».
Qua
nguyên văn các đoạn trích dẫn trên, thì VN hoàn toàn độc lập sau cuộc Cách mạng
truất phế Quốc trưởng Bảo Đại. Dù không nói ra, nhưng qua cách trình bày luôn
tự đề cao, ông HVL muốn chứng tỏ mình là “khai quốc công thần” và Liên Kỳ Bộ
(Cần Lao) của ông đã dựng lên chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa. Cuộc cách mạng này có
tính quyết định là đập đổ, san bằng chế độ quân chủ, mà Cách mạng Tháng Tám của
VM chưa hoàn thành. Ông HVL đã nhận định, với cuộc Cách mạng truất phế BĐ “thì
trên thực tế chế độ quân chủ của nhà Nguyễn với 13 triều đại (1802-1954) đã
thật sự cáo chung, sau một thời gian 9 năm (1945-1954) hấp hối. Vốn độc lập của
VN do quân đội Nhựt ban cho ngày 09-3-1945 không do tranh đấu, do hy sinh mà
được, tất nhiên không giá trị bao nhiêu...”
Tóm
lại, từ 1955 nước nhà đã hoàn toàn độc lập, chế độ Cộng Hòa được lãnh đạo bởi
một chí sĩ quốc gia yêu nước tiếng tăm, lại được HK viện trợ và ủng hộ. Một năm
trước, người dân MN “không biết Ngô Đình Diệm là ai? nay được 98%
người dân MN bầu cho ông thay thế Quốc trưởng Bảo Đại lãnh đạo quốc gia. Theo
tôi, đó là đại phước cho dân tộc...Nhưng sau đó, như ông HVL đã ghi trong quyển
Ký Ức: “Cuộc Cách mạng Truất phế Quốc trưởng Bảo Đại nầy
là tác động của dân miền Nam nói chung, trong đó quần chúng Nam
kỳ lục tỉnh qua các đại diện của họ đã đóng một vai
trò chủ động, không ai có thể chối cãi điều đó. Nó đã dọn đường cho
sự hình thành ra Đệ nhứt Cộng hòa. Nhưng chỉ 5 năm sau cũng chính quần chúng
Nam kỳ lục tỉnh (không quơ đũa cả nắm) qua « Mặt trận Giải phóng Miền
Nam » đã đóng một vai trò quá ư quan trọng, dù không phải là chủ động đã
khởi sự tàn phá, không phải chỉ Đệ Nhứt Cộng Hòa mà cả Đệ Nhị Cộng Hòa nữa. Sau
15 năm dọn đường, đúng hơn là làm cổ sẵn cho CS Miền Bắc thôn tính hoàn toàn,
đúng hơn là thuộc địa hóa miền Nam ».
Vấn
nạn MTGPMN do ông HVL nêu ra, sẽ được tôi giải bày trong phần cuối bài viết.
Trước tiên, tôi có đôi dòng nhận xét quan điểm của ông HVL về chế độ quân chủ
nhà Nguyễn đã thực sự cáo chung sau 9 năm hấp hối từ 1945 đến 1954. Có lẽ ông
muốn kết nối Cách mạng Tháng Tám với cuộc CM
truất phế Bảo Đại. Năm 1945 Nhật đã đầu hàng Đồng minh sau khi trao trả độc lập
cho VN, Thủ tướng Trần Trọng Kim đã từ chức. Đồng bào Hànội và các tỉnh phụ cận
đã ủng hộ ông Hồ Chí Minh, thành lập nước VN Dân Chủ Cộng Hòa. Đất nước chuyển
đổi từ chế độ quân chủ sang dân chủ cộng hòa. Trong chiếu thoái vị Hoàng đế Bảo
Đại tuyên bố “Vì hạnh phúc của dân tộc Việt Nam. Vì nền độc lập của Việt
Nam. Để đạt hai mục đích ấy, trẩm sẳn sàng hy sinh tất cả và ước mong rằng sự
hy sinh của trẩm đem lại lợi ích cho tổ quốc”. Tuy hoàng đế BĐ đã thoái
vị, nhưng theo ông HVL, từ 1945 chế độ quân chủ nhà Nguyễn vẫn còn tồn tại “trong
tình trạng hấp hối”, cho đến cuộc CM truất phế BĐ, nó mới thực sự chấm
dứt.
Ông
giải thích các diễn biến lịch sử của đất nước quá ư đơn giản, hết sức chủ quan:
Cách mạng truất phế Quốc trưởng Bảo Đại xong, thời kỳ Pháp thuộc kể như đã chấm
dứt, Thủ tướng Ngô Đình Diệm thành lập chế độ Cộng Hoà và Việt Nam độc lập hoàn
toàn. Độc lập không phải tự nhiên mà có, và có một cách quá dễ dàng. Tuy nhiên,
ông HVL có nhắc đến “độc lập của VN do quân đội Nhựt ban cho ngày
09-3-1945 không
do tranh đấu, do hy sinh mà được, tất nhiên không giá trị bao nhiêu...”.
Nhưng ông lại quên, không nhắc đến Hiệp
ước Élysée ký kết giữa
TT Vincent Auriol và Cựu Hoàng Bảo Đại ngày 08-3-1949: Pháp nhìn nhận VN là một
quốc gia độc lập thống nhất thuộc khối Liên Hiệp Pháp, có chủ quyền ngoại giao
và nội trị, có quân đội và tư pháp riêng. Phải thừa nhận chủ quyền quốc gia vẫn
còn nhiều hạn chế, vì Pháp cần phải tiếp tục hiện diện ở VN để bảo vệ nền độc
lập của quốc gia còn non trẻ này đang bị CS uy hiếp nặng nề.
Đầu
năm 1950, ông HCM đến Bắc Kinh cầu viện Trung Cộng. Đây là cơ hội giúp Mao
Trạch Đông thu hồi lại phần đất An Nam, mà Mao cho là một phần lãnh thổ của TQ,
đã bị bọn thực dân đế quốc phương Tây cưỡng đoạt. Mao sẽ dùng VN làm bàn đạp để
tiến xuống Đông Nam Á. Để bảo vệ VN, tính đến cuối năm 1952, số quân viễn chinh
Pháp bị thương vong và mất tích lên đến 90 ngàn, và đã chi cho cuộc chiến này
gấp hai lần số tiền mà Pháp đã nhận của Hoa Kỳ qua kế hoạch Marshall (Stanley
Karnow, Vietnam: A History, Penguin Books, Victoria, 1985, P. 188) Số tiền
trên dùng để tái thiết nước Pháp sau Thế chiến II, nhưng Pháp dùng để bảo vệ
VN.
Cuối
tháng 4-1954, các cường quốc gặp nhau tại Hội nghị Genève để chấm dứt chiến
tranh ở Triều Tiên và Việt Nam bằng giải pháp chia cắt ảnh hưởng hai nước này.
Một bên là Thế giới Tự do do HK lãnh đạo, một bên là Quốc tế Cộng sản với Liên
Xô và Trung Cộng. Vai trò bảo vệ VN kể như chấm dứt, Pháp trao trả độc lập hoàn
toàn cho VN với Hiệp Ước
về Độc Lập (Traité
d’Independance) được Joseph Laniel -thủ tướng Pháp và Hoàng thân Bửu Lộc -thủ
tướng Quốc gia VN ký ngày 4-6-1954, gồm 4 điều khoản:
- Điều 1: Nước Pháp công nhận
nước VN là một quốc gia hoàn toàn độc lập có đầy đủ chủ quyền và thẩm quyền do
quốc tế công pháp công nhận.
- Điều 2: Nước VN thay thế nước
Pháp trong các quyền lợi và trách nhiệm do những hiệp ước mà Pháp đã ký thay
cho VN.
- Điều 3: Nước Pháp cam kết
chuyển giao cho VN thẩm quyền các công sở do Pháp chi phối trên lãnh thổ VN.
- Điều 4: Hiệp ước sẽ bắt đầu
thi hành ngay sau khi ký kết và bãi bỏ tất cả mọi án văn trái ngược với hiệp
ước trên đây. (Nam Đình-Kỳ Nam Nguyễn Thế Phương, Hồi ký lịch sử:
1923-1964, Nhật báo Thần Chung, Sàigòn, 1965)
Ngày
16-6-1954, TT Pháp René Coty bổ nhiệm Mendès-France thành lập chính phủ để chấm
dứt chiến tranh VN. Trước bước ngoặc lớn của lịch sử, Quốc trưởng Bảo Đại mời
ông Ngô Đình Diệm thay thế Hoàng thân Bửu Lộc làm thủ tướng. Trong hồi ký, cựu
hoàng nhắc lại rằng: “trong tình thế hiện tại, không có ai hơn ông Diệm
được. Ông ấy là một bảo đảm chắc chắn nhất để chống cộng sản, ông ta quả thật
là người của thời cuộc”. Quốc trưởng Bảo Đại đã giao toàn quyền quân sự
lẫn dân sự cho thủ tướng Diệm để điều khiển vận mạng đất nước để đối phó với
tình hình khẩn trương lúc bấy giờ. Khi giao trọng trách này, Bảo Đại yêu cầu
ông Diệm “hãy thề là sẽ bảo vệ đất nước chống lại bọn cộng sản vô thần và
nếu cần chống lại người Pháp nữa”. (Bao Dai SM, Dragon D’Annam, Blon,
Paris, 1980, P. 329)
Ông
HVL không nhắc đến những sự kiện lịch sử quan trọng kể trên, trái lại ông lên
án Thủ tướng Trần Trọng Kim và Hoàng đế Bảo Đại đã góp phần “làm ung thúi
chánh trường từ 1945 đến 1954” qua những lời nhận xét về giai đoạn này: “Vốn
độc lập của VN do quân đội Nhựt ban cho ngày 09-3-1945 không do tranh đấu, do
hy sinh mà được, tất nhiên không có giá trị bao nhiêu, nên Nguyên thủ quốc gia phung phí
một cách vô ý thức là phải”. Để
chứng minh cho lập luận trên, ông trình bày:
“Trong mấy tháng độc lập quốc gia (09-3 đến 24-8-1945), chánh
phủ Trần Trọng Kim cũng làm được một việc cho quốc dân là Cải tổ hệ thống giáo
dục quốc gia theo định hướng dân tộc. Nhưng cùng một lúc làm một việc vô cùng tai hại cho quốc dân, nhứt là
ở miền Nam kỳ lục tỉnh. Vốn ngày 02-05-1945, Hoàng
đế Bảo Đại đã ký sắc luật phóng thích tất cả tù nhân chánh trị, mà trong đó 90%
là cán bộ Cộng Sản, bị Pháp giam giữ ở Côn Đảo từ phong trào Sô-Viết-Nghệ-Tĩnh
(1929-30) và cuộc nổi dậy trong Nam (1939-1940) của Đệ tam Quốc tế, mà tổng số
lên đến trên 10,000. Nhờ đó mà ngày một ngày hai (tháng 6, tháng 7, 1945) cả
mấy ngàn cán bộ Cộng Sản,trong đó có Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng, Lê Văn
Lương…toàn là cán bộ cao cấp,rồi làm ung thúi chánh trường miền Nam, đưa Việt
Minh nắm lấy thế thượng phong, đàn áp các Giáo phái, giết hại các nhà ái quốc
chân chính, cướp lấy chánh nghĩa quốc gia, thầu công cuộc kháng Pháp cho đến
Điện Biên Phủ, tháng 5, 1954».
Để
kiểm chứng chi tiết trên, ông Phạm Hồng Diễm trong bài «Đọc Ký Ức Huỳnh
Văn Lang» đã trích dẫn nhiều sách, đều ghi nhận các ông Tôn Đức Thắng, Phạm
Hùng, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh…từ Côn Đảo trở về đất liền hồi cuối tháng
8-1945, nghĩa là sau Cách mạng Tháng Tám. Vì thế ông Diễm đặt câu hỏi : ‘không
biết ông Lang lấy tài liệu ở đâu để mà chê trách như thế. Ông Bảo Đại cũng như
cụ Trần Trọng Kim đâu đến nỗi ngờ nghệch như ông Lang tưởng’. (Còn tiếp)
****
Đọc Ký Ức Huỳnh Văn Lang để hiểu rõ thảm họa của dân tộc xuất phát
từ đâu? (Phần VI)
Lê Quế Lâm
Là
nhân chứng lịch sử, ông HVL có quyền nhận định theo cách nhìn của ông: “Thời
điểm Việt Nam hoàn toàn độc lập, chấm dứt thời kỳ thuộc địa Pháp là cuối năm
1954, hay đúng hơn là đầu năm 1955”. Như vậy, từ 1949 đến 1954 người lính
Quốc gia Việt Nam đã làm tay sai cho thực dân Pháp hay sao? Chớ không phải họ
đã chiến đấu chống cộng sản để bảo vệ nền độc lập quốc gia! Riêng cá nhân ông,
là một thanh niên, ông đã làm gì cho đất nước trong giai đoạn đó? Ông sang Mỹ
du học, đến tháng 8/1954 được mời về nước giữ chức vụ cao, hưởng bổng lộc lớn
của Quốc gia Việt Nam. Vậy Quốc gia đó do ai tạo ra? Ai đã chiến đấu bảo vệ
quốc gia khỏi lọt vào tay cộng sản để ông có dịp “ăn trên ngồi trước” Ông không
cần biết.
Với
tư cách một người nghiên cứu sử học hoặc một chứng nhân lịch sử ông có toàn
quyền nhận định tùy thích...Nhưng ông là khai quốc công thần nền Đệ nhất Cộng
Hòa, những suy nghĩ của ông về lịch sử vô cùng bất lợi cho chính nghĩa quốc
gia. Ông phủ nhận vai trò của Bảo Đại chỉ nhằm đề cao ông Ngô Đình Diệm, nhưng
vô tình ông lại đề cao cộng sản qua đoạn văn lên án Bảo Đại mà tôi đã trích dẫn
trong bài trước “...Việt Minh nắm lấy thế thượng phong, cướp lấy chính
nghĩa quốc gia, thầu công cuộc kháng Pháp cho đến Điện Biên Phủ, tháng 5, 1954”.
Như vậy, ông HVL đã có hàm ý: do chiến thắng Điện Biên Phủ, Việt Nam mới được
độc lập hoàn toàn, chấm dứt thời Pháp thuộc. Từ ý nghĩ này, nên năm 1963 ông
Ngô Đình Nhu đã tiếp xúc với cộng sản, đề nghị hiệp thương với miền Bắc để tiến
tới tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Điều này đã bị ông Diệm khước từ hồi năm
1955. Đây là nguyên nhân dẫn đến cuộc đảo chánh tổng thống Diệm, không những do
các tướng lãnh thực hiện, mà còn có hai tổ chức khác nữa do những người thân
cận ông Nhu chủ mưu làm đảo chánh. Một là Bác sĩ Trần Kim Tuyến, hai là tổ chức
của ông Huỳnh Văn Lang và đại tá Phạm Ngọc Thảo.
Là
người VN, có lẽ ai cũng có đôi chút tự hào về chiến thắng Điện Biên Phủ. Sự
kiện này không tác động gì nhiều đến các diễn tiến của lịch sử. Dù có Điện Biên
Phủ hay không, đất nước vẫn bị chia cắt, vì các cường quốc đã quyết định chia
hai ảnh hưởng ở Việt Nam để chấm dứt chiến tranh, bảo vệ hòa bình thế giới.
Chiến tranh chấm dứt, vai trò của Pháp, bảo vệ Quốc gia Việt Nam chống cộng sản
không còn cần thiết nữa. Họ ra đi vì đã hoàn thành trách nhiệm đối với VN, để
trả lại phần nào món nợ đã bóc lột VN trong thời thực dân ngày trước, chớ không
phải chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 đã chấm dứt chế độ thuộc địa của Pháp ở
Việt Nam. Họ đã trao trả độc lập cho Việt Nam từ năm 1949.
Những
người cộng sản đề cao chiến thắng Điện Biên Phủ “đã ghi vào lịch sử dân tộc
như một Bạch đằng, một Chi lăng hay một Đống đa trong thế kỷ 20”. Quả
thật, đó là chiến tích vĩ đại, nhưng không xứng đáng với sự hy sinh to lớn của
Quân đội Nhân dân Việt Nam.Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã xử dụng chiến thuật biển
người, thí quân không thương tiếc để tạo tiếng vang cho cá nhân và Đảng CSVN mà
kết quảchỉ giải phóng được một nửa nước. Như vậy có đáng so sánh với các chiến
thắng của tiền nhân hay không? Tệ hại hơn, sau 9 năm kháng chiến gian khổ, với
chiến thắng Điện Biên Phủ lẩy lừng, lãnh thổ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa còn nhỏ
hơn nước VNDCCH được Pháp công nhận năm 1946 kéo dài từ vĩ tuyến 16, nay thu
hẹp chỉ còn từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc mà thôi. Trong khi đó, ông Ngô Đình Diệm
“ngồi mát ăn bát vàng”. Đúng là bất chiến tự nhiên thành. Từ 1945 đến 1954,
phần lớn thời gian này ông Diệm sống ở ngoại quốc, không tham gia kháng chiến
chống Pháp cũng không góp phần xây dựng Quốc gia Việt Nam.
Ông
Diệm lãnh đạo miền Nam trong tình thế vô cùng thuận lợi: đất nước hòa bình và
độc lập hoàn toàn, 80 ngàn bộ đội Việt Minh/Cộng sản đã tập kết ra Bắc. Kế
hoạch cải cách ruộng đất đẫm máu ở miền Bắc, khiến ông có lý do chính đáng để
khước từtổng tuyển cử thống nhất đất nước dự trù tổ chức vào giữa năm 1956.
Tháng 8/1955, Thủ tướng Diệm trả lời đề nghị của chính phủ Hà Nội về việc hiệp
thương thống nhất đất nước: “Tổng tuyển cử là một định chế hòa bình và dân
chủ, nhưng với điều kiện tiên quyết là sự tự do sinh sống và tự do đầu phiếu
phải được bảo đảm”. Ông giải thích thêm: “Người ta không thể làm được
điều gì xây dựng về vấn đề này khi mà chế độ cộng sản ở miền Bắc vẫn không cho
phép người dân của họ được hưởng những quyền tự do dân chủ”. Hai năm sau,
Thủ tướng Phạm Văn Đồng gởi thêm một công hàm yêu cầu tổng thống Diệm hiệp
thương để tổ chức tổng tuyển cử. Ông trả lời “khi nào Miền Bắc chấm dứt
khủng bố và thực thi dân chủ thì khi đó mới có thể tổ chức tổng tuyển cử được”.
(Georges Chaffard, Indochine: Dix Ans d’Independance, Calmann Levy, Paris,
1964, PP. 95/98)
Từ
tháng 4/1956, hai đồng chủ tịch Hội nghị Genève 1954 là Liên Xô và Anh Quốc đều
nhìn nhận: “tổng tuyển cử thực ra không quan trọng bằng việc duy trì hòa
bình”. Vì quyền lợi đất nước, từ 1955, Krushchev chủ trương hòa hoãn với
Mỹ qua chiêu bài “chung sống hòa bình” nên từ chối lời yêu cầu của Hà Nội đòi
phải tổ chức tổng tuyển cử. Phần Trung Cộng, tháng 11/1956 Mao Trạch Đông đã
nói với giới lãnh đạo CSVN: “Tình trạng nước Việt Nam bị chia cắt không thể
giải quyết được trong một thời gian ngắn mà phải trường kỳ. Nếu 10 năm chưa
được thì phải 100 năm”. Tháng 7/1957 Mao còn nói thêm: “Vấn đề là phải
giữ biên giới hiện có. Phải giữ vĩ tuyến 17...Thời gian có lẽ dài đấy. Tôi mong
thời gian dài thì sẽ tốt”. (Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong
30 năm qua, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1979, Tr.37)
Trong
tình thế thuận lợi đó, từ 1955 đến 1959, Hoa Kỳ dốc sức giúp ông Diệm mở Viện
Đại học Sàigòn, thành lập Viện đại học Huế, mở trường Quốc gia Hành chánh,
trường Nông Lâm Súc, trường Kỹ thuật Phú Thọ...Mở các nhà máy than Nông Sơn,
nhà máy xi măng Hà Tiên, nhà máy đường Hiệp Hòa, các cơ sở kỹ nghệ bông vãi, ve
chai...tạo công ăn việc làm cho dân lao động để mở mang kinh tế MN. Ngoài ra HK
còn giúp chính quyền Diệm tái tạo hệ thống đường xá, chấm dứt nạn mù chữ, thiết
lập chương trình y tế nông thôn, đào giếng cho dân quê và thành lập những đội
xịt thuốc DDT để bài trừ nạn sốt rét. Ngày 7/8/1959 đường xe lữa Xuyên Việt nối
liền Đông Hà với Sàigòn được khánh thành. Trước viễn tượng phồn vinh trước mắt,
dân MN cảm thấy cuộc đời ấm no hơn và tương lai tươi sáng hơn đang bày ra trước
mắt. (Hoành Linh-Đỗ Mậu, Việt-Nam Máu lữa Quê hương tôi, Tác giả xuất bản, HK,
1987tr. 249)
Thời
gian từ 1955 đến 1959 MN sống trong thanh bình cũng là lúc cộng sản đang chuẩn
bị gây chiến. Năm sau Mặt trận Giải phóng Miền Nam. Trong Ký Ức HVL, tác giả đã
viết: “Cuộc Cách mạng truất
phế Quốc trưởng Bảo Đại là tác động của dân miền Nam nói chung, trong đó quần
chúng Nam kỳ lục tỉnh đã đóng vai trò chủ động. Nó đã dọn đường cho sự hình
thành ra Đệ nhứt Cộng hỏa. Nhưng chỉ 5 năm sau cũng chính quần chúng Nam kỳ lục
tỉnh (không quơ đũa cả nắm) qua “Mặt trận Giải phóng Miền Nam” đã đóng một vai
trò quá ư quan trọng, dù không phải là chủ động đã khởi sự tàn phá, không phải
chỉ Đệ nhứt Cộng hòa mà cả Đệ nhị Cộng hòa nữa. Sau 15 năm dọn đường, đúng hơn
là làm cổ sẵn cho CS Miền Bắc thôn tính hoàn toàn, đúng hơn là thuộc địa hóa
Miền Nam”.
Tôi
xin góp ý về vấn nạn MTGPMN do ông HVL nêu ra: Đó là hậu quả những sai lầm của ông
Diệm trong hai năm đầu lãnh đạo miền Nam với tư cách thủ tướng. Lúc đó ông HVL
như chính ông đã tự khai “là Bí thư Liên Kỳ Bộ Nam Bắc Việt Đảng Cần Lao,
trở thành một cố vấn đa dạng (tiền tệ, văn hóa, an ninh) của Thủ tướng Diệm.
Tôi cũng là một người miền Nam duy nhất cận kề bên ông Diệm và cũng là một
chứng nhân của những biến cố lịch sử trong giai đoạn này”. Tóm một lời,
dân Nam kỳ lục tỉnh đã truất phế Bảo Đại là do Huỳnh Văn Lang chủ mưu, cộng với
những việc làm không hợp lòng dân, đã tạo điều kiện để MTGPMN ra đời. Đó là qui
luật bất di bất dịch của lịch sử: luật nhân quả. Tạo ra nhân gì, phải gặt quả
nấy. Nói điều này để lưu ý người đọc, khi tôi đề cập đến những việc làm của Thủ
tướng Diệm, đều do tác động của ông HVL. Ông là cố vấn đa dạng của thủ tướng,
không những về chính trị mà cả những vấn đề về Nam kỳ lục tỉnh.
Từ
1955, Hoa Kỳ tận tình viện trợ ông Diệm về kinh tế, giáo dục và kỹ thuật để
phát triển một Nam Việt Nam phồn thịnh, theo chủ nghĩa quốc gia, có tinh thần
dân tộc với thể chế dân chủ tự do. Đó là điều mà Hoa Kỳ đã thực hiện ở Tây Đức
sau Thế chiến IIvà Nam Hàn sau chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). HK chỉ mong
muốn ông Diệm đáp ứng lại bằng cách thực hiện những cải cách cần thiết, mở rộng
chính phủ có sự tham gia của các đảng phái chính trị và thành lập các cơ chế
dân chủ hơn.
Khi
cử ông Diệm làm thủ tướng, Quốc trưởng Bảo Đại đã nhận xét: “Trong tình thế
hiện tại, không có ai hơn ông Diệm. Ông ấy là một bảo đảm chắc chắn nhất để
chống cộng sản, ông ta quả thật là người của thời cuộc”. Có lẽ ông Bảo Đại
muốn nói: chỉ có ông Diệm là có tầm vóc ngang tầm với ông HCM trong tư thế một
người lãnh đạo đất nước. Một cán bộ cao cấp cộng sản gốc miền Nam là Trần Bạch
Đằng đã mô tả ông Diệm “thuộc một gia đình tiếng tăm -cha là Phụ chính đại
thần Ngô Đình Khả đã không chịu ký tên vào văn bản đòi truất phế vua Thành Thái
do Pháp chủ trương. Trong hơn chục năm, Diệm như ẩn dật, được giới thượng lưu
cả nước tôn là “chí sĩ”. Về cá nhân, Diệm không vợ con, rượu chè, sống khắc
khổ, có trình độ vừa Tây học vừa Nho học”.
Một
lãnh tụ đạo đức được HK tận tình giúp đỡ để xây dựng một Nam VN tương tự như
Tây Đức và Nam Hàn (Đại Hàn). Ông Diệm đã có đủ tư thế thi đua với ông Hồ Chí
Minh để quyết định ai thắng ai giữa miền Nam do một người quốc gia yêu nước
đứng đầu và miền Bắc do một người cộng sản yêu chủ nghĩa xã hội lãnh đạo. Như
thế đã đủ rồi, nhưng ông HVL lại cố tô vẽ thêm cho ông Diệm như là một lãnh tụ
quốc gia chân chính với ba thành tích nổi bật là: Bài Phong (kiến), Đả Thực
(dân) và Diệt Cộng (sản). Những
việc làm này không tranh thủ được lòng dân, trong khi họ chưa biết ông Diệm là
ai. Thiếu điều kiện này, Nam Việt Nam không thể ổn định để phát triển đất nước
vững mạnh, hầu tồn tại lâu dài như hai nước đồng cảnh ngộ là Tây Đức và Nam
Hàn.
Bài Phong: Hoàng đế Bảo Đại đã thoái vị năm 1945, chế độ
phong kiến kể như đã chấm dứt. Các chính khách thuộc chính phủ Cộng Hoà Nam Kỳ
đã góp phần lớn ủng hộ cựu hoàng Bảo Đại giành độc lập và thống nhất đất nước.
Vì vậy các thủ tướng từ khi Quốc gia Việt Nam ra đời năm 1949 như Nguyễn Văn
Xuân, Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm đều là dân Nam Kỳ. Đến cuối năm 1953, các
cường quốc sắp gặp nhau tại hội nghị Genève 1954, Quốc trưởng BĐ đã cử một
người trong hoàng tộc là Bửu Lộc làm thủ tướng để cùng thủ tướng Pháp Joseph
Laniel ký Hiệp ước về Độc lập ngày 4/6/1954. Trước kia, thực dân Pháp đã thôn
tính Việt Nam từ vua Tự Đức, nay trong thời “giải thực”, Pháp trao trả độc lập
cho VN qua người hậu duệ triều Nguyễn là Bảo Đại hồi năm 1949 và Bửu Lộc năm
1954.
Đặc
biệt trong Nội các của Hoàng thân Bửu Lộc có một bộ rất đặc biệt là Bộ Dân Chủ Hoá, do
Luật sư Nguyễn Đắc Khê phụ trách, với chủ trương thiết lập một chế độ dân chủ
thực sự ở VN. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ kiện toàn nền độc lập quốc gia và đặt
cơ sở cho việc dân chủ hóa đất nước, Nội các Bửu Lộc từ chức để quốc trưởng bổ
nhiệm ông Ngô Đình Diệm lãnh đạo đất nước trong giai đoạn mới. (Lê Quế Lâm, Đọc
Hồi ký của GS Vũ Quốc Thúc ozqpkoxo.diendannguoidanviet.com/index.php...)
Từ
80 năm trước, Nam Kỳ đã trở thành thuộc địa của Pháp, không còn lệ thuộc triều
đình Huế...Nhưng người dân miền Nam vẫn luôn kính mến hoàng đế Bảo Đại, vì ông
là chàng rể quý của Nam Kỳ Lục tỉnh. Ông đã phá lệ triều đình nhà Nguyễn dành
cho người vợ danh hiệu Nam Phương Hoàng hậu. Bà là cháu ngoại ông Huyện Sĩ là
người giàu có nhất MN lúc bấy giờ (nhứt Sĩ, nhì Xương, tam Phương, tứ Định).
Người dân miền Nam càng quí trọng ông hơn, khi ông thoái vị với lời tuyên bố “thà
làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ”. Và sau đó ông
thực hiện được khát vọng của toàn dân là giành được độc lập và thống nhất đất
nước.
Trước
đó, ngày 9/3/1945 Nhật làm cuộc đảo chánh lật đổ Pháp ở Đông Dương, và trao trả
chủ quyền VN cho Hoàng đế Bảo Đại. Ngài tuyên bố bãi bỏ tờ hiệp ước Pháp Nam
năm 1886 và tuyên bố nước VN độc lập. Ngày 17/3/1945 ngài ký Đạo dụ số 1 xác
nhận: Chế độ chính trị từ nay căn cứ vào khẩu hiệu “Dân Vi Quý”. Có thể nói đây
là Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của VN. Luật sư Bùi Tường Chiểu bình luận “Đạo
dụ số 1, nhấn mạnh tính chất dân chủ của chế độ chính trị mới, căn cứ vào câu
của thầy Mạnh đạo Nho: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Dân đây là
toàn thể quốc dân chứ không riêng một đảng phái nào, một giai cấp nào hay một
nhóm nào trong quốc dân. Đứng về chính thể, chữ dân tương phản với chữ quân
“Dân vi quí...quân vi khinh” thì lẽ tất nhiên quyền lợi của toàn thể quốc dân
phải vừa là nền tảng vừa là mục đìch của chính phủ”. (Vũ Đình Hoè, Hồi Ký Vũ
Đình Hòe Tập I, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1994, Tr.269-270)
Chính
vì tình cảm này, người dân Nam Kỳ hết sức đau buồn khi thủ tướng Diệm triệu tập
18 chánh đảng và nhân sĩ quốc gia chỉ vỏn vẹn có 52 người, tham dự hội nghị
ngày 29/4/1955, đưa đến kiến nghị truất phế Quốc trưởng Bảo Đại. Theo ông HVL,
đó là “lực lượng vô song, nói ở đây là Quốc-Dân”. Ông HVL nói rõ trong sách của
ông “Một điều cần nói ở đây là khi thủ tướng đi tìm một lực lượng vô song
đó, không phải là không có cố vấn của Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng, lúc đó là
ai? Là Ngô đình Nhu, là Trần Quốc Bửu, Trần trung Dung, Trần chánh Thành, có cả
Bác sĩ Bùi kiện Tín và cả nhóm Tinh thần, trong đó có Bs Hùynh kim Hữu. Biết
rằng tất cả những nhân vật nầy không một ai gia nhập Cần lao, nhưng đều chấp
nhận chủ trương của ông Ngô đình Nhu và do ông Nhu chi phối theo đường hướng
Cần Lao của ông”.
Ông
HVL còn nêu tên “18 đoàn thể nếu không nói chính đảng”: Mặt trận quốc
gia kháng chiến VN, VN phục quốc hội, Thanh niên Quốc dân xã VN, VN Dân chủ Xã
hội, Phong trào tranh thủ độc lập VN, Phụ nữ quốc dân xã VN, Tịnh độ Phật giáo
VN, Tổng liên đoàn lao công VN, VN Cần Lao Nhân vị Cách mạng đảng, Phong trào
cách mạng quốc gia, Tập đoàn công dân, Nhóm Tinh thần, Xã hội Công giáo, Thanh
niên dân chủ VN, Cựu chiến sĩ kháng chiến VN, Hội tương trợ đồng bào Nghệ Tỉnh
Bình.
Điểm
qua danh sách các chính đảng và đoàn thể trên, ai cũng thấy rõ đó là những tổ
chức do đảng Cần lao lập ra hoặc là thân hữu của ông Diệm hoặc bị chính quyền
mua chuộc. Điển hình là VN Dân Xã đảng Hòa hảo của Nguyễn giác Ngộ do bí thư
Nguyễn bảo Toàn đại diện, VN Phục quốc hội Cao đài của Nguyễn thành Phương do
Hồ hán Sơn đại diện và Mặt trận Quốc gia kháng chiến VN của Trịnh minh Thế do
Nhị Lang đại diện. Cả ba nhân vật trên giữ chức vụ Chủ tịch, Phó chủ tịch và
Tổng thư ký Ủy ban Cách
mạng Quốc gia, kiến nghị truất phế Quốc trưởng Bảo Đại. Sau đó, Nhị
Lang bị kết tội thâm lạm biển thủ trên một triệu đồng của Uỷ ban CMQG, nên trốn
sang Miên. Còn Hồ hán Sơn chạy về Tây Ninh và bị giết một cách bí mật. Ông
Nguyễn Bảo Toàn, bị mật vụ ông Diệm bỏ vào bao bố liệng xuống sông. Đó là số phận
của những người đã tích cực ủng hộ ông Diệm truất phế Bảo Đại.
Dựa
vào quyết nghị của Ủy ban Cách mạng Quốc gia, ngày 23/10/1955 thủ tướng Diệm tổ
chức cuộc trưng cầu dân ý. Trong hồi ký, ông Đỗ Mậu nhắc lại sự kiện này “Dân
chúng miền Nam đến phòng phiếu để chọn lựa giữa Bảo Đại và Ngô Đình Diệm theo
hai câu thơ trước đó đã được bộ máy thông tin của ông Diệm ra rã suốt ngày đêm
và xuất hiện đầy dẫy trên các bờ tường hè phố: “Phiếu xanh ta bỏ vô bì, Phiếu
đỏ Bảo Đại ta thì vất đi”.
Kết quả chính thức cuộc Trưng cầu dân ý được đăng vào công báo
là 5.721.735 phiếu xanh có hình ông Diệm (98.2%) và 63.107 phiếu đỏ có hình Bảo
Đại (1.1%). Tại Sàigòn tổng số cử tri là 450.000 mà số phiếu bỏ cho ông Diệm
lên đến 650.000, nghĩa là số phiếu gian lận là 200.000. Giữa thủ đô Sàigòn có
tai mắt quốc tế mà còn gian lận trắng trợn như thế, thử hỏi tại các tỉnh, tại
thôn quê thì sự gian lận đến mức nào? (Hoành Linh-Đỗ Mậu, Sđd, Tr. 219)
Mấy
tháng trước, người dân Nam kỳ đã đau buồn khi được tin Ủy ban Cách Mạng QuốcGia
kiến nghị truất phế Bảo Đại. Nay qua việc tổ chức trưng cầu dân ý, họ không còn
tin tưởng ở chính quyền mới, vì ngay bước đầu đã có những thủ đoạn hạ cấp và
gian lận trắng trợn. Ông Diệm có nhiều cách để Bảo Đại chuyển giao quyền lực
cho ông một cách “danh chánh ngôn thuận”. Sáu năm trước, một số nhân sĩ Nam Kỳ
đã đến Hồng Kông thuyết phục cựu hoàng trở lại chấp chánh. Nay ông Diệm có thể
vận động một số nhân sĩ có uy tín MN, hoặc những thân hữu của ông ở Huế như
Nguyễn Đệ, Đổng lý Văn phòng Quốc trưởng, các ông Tôn Thất Hối hoặc Tôn Thất
Toại... đến Pháp thuyết phục Bảo Đại, mong cựu hoàng có một quyết định lịch sử
do tình thế đòi hỏi, vì lợi ích của dân tộc. Chắc chắn cựu hoàng sẳn sàng rút
lui, vì ngài đã là quốc trưởng một quốc gia thống nhất, nay do hoàn cảnh bất
khả kháng, đất nước bị chia hai, ngài còn mặt mũi nào tiếp tục lãnh đạo một nửa
nước.
Năm
1933 khi vừa lên ngôi chấp chánh, Bảo Đại đã cử ông Diệm làm Thượng thư bộ Lại,
là thượng thư đầu triều tương đương thủ tướng ngày nay. Hơn 20 năm sau, ngài
vẫn tin dùng ông Diệm, bổ nhiệm làm thủ tướng. Để rồi kẻ bầy tôi làm việc “soán
nghịch” để được tiếng là người khai sáng nền Cộng hòa, đã chấm dứt chế độ phong
kiến nhà Nguyễn với 13 triều đại từ 1802 đến 1954. Không trung quân dễ đi đến
phản quốc, đó là bước kế tiếp. Có lẽ vì thế, ông HVL ghi lại lịch sử để kính
dâng hương hồn cố Tổng thống Diệm, coi như lời tạ tội và sám hối.
Trong
hồi ký, ông Đỗ Mậu tự nhận “vị thế của mình là cán bộ trung kiên của Thủ
tướng Ngô Đình Diệm, với tư cách là chủ tịch Phong trào Cách mạng Quốc gia của
bốn tỉnh duyên hải miền Nam Trung phần, tôi đã hăng say hoạt động cho chiến
dịch truất phế Bảo Đại. Những tài liệu do Bộ Thông tin Sàigòn gởi ra cũng như
những chỉ thị mật của Phong trào Cách mạng Quốc gia từ Huế gởi vào cho tôi đều
chủ yếu tập trung vào việc lên án những tội lỗi của Bảo Đại: Bảo Đại bù nhìn,
dâm ô, tham nhũng, vô đức, vô tài... Lên án chưa đủ, chỉ thị còn bắt buộc phải
khơi dậy lòng căm thù Bảo Đại trong quần chúng nữa! Cả một chiến dịch bao trùm
từ Cà Mau đến Bến Hải do chính quyền yểm trợ trên cả hai mặt nội dung lẫn
phương tiện, hung hăng và rầm rộ tìm cách chà đạp Bảo Đại xuống bùn dơ của lịch
sử. Cả nước được vận động để phỉ nhổ Bảo Đại như một hiện thân xấu xa nhất hơn
cả Lê Chiêu Thống và Lê Long Đỉnh. Hai đài phát thanh Sàigòn và Huế phối hợp
với báo chí liên tục mạt sát Bảo Đại và thúc dục dân chúng quất roi và đốt lửa
những hình nộm Bảo Đại”. (Hoàng Linh-Đỗ Mậu, Sđd, Tr. 221-2)
Bảo
Đại -người sáng lập Quốc gia Việt Nam độc lập và thống nhất sau gần 100 năm bị
thực dân Pháp đô hộ. Ông còn biểu tượng của người Quốc gia trong cuộc chiến
Quốc Cộng, đã bị chà đạp xuống bùn dơ của lịch sử...Thì lá Cờ vàng ba sọc đỏ,
tượng trưng cho ba miền đất nước hợp nhất, tất phải bị hạ. Biến cố 30/4/1975 là
lẽ đương nhiên phải đến.
Do
những chia rẽ trong công cuộc đấu tranh giành độc lập và phát triển đất nước,
Việt Nam trở thành đấu trường của cuộc chiến tranh lạnh giữa Thế giới Tự do và
Quốc tế CS, giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Khi cuộc chiến này kết thúc, nhìn lá Cờ ba
màu: nâu, đen, đỏ của Tây Đức (Cộng hòa Liên bang Đức) tung bay trên khắp nước
Đức thống nhất, thử hỏi người dân đất Việt làm sao khỏi đau lòng khi nhớ đến lá
Cờ vàng ba sọc đỏ thân yêu. Đáng lẽ lá cờ thiêng liêng của tổ quốc đã tung bay
từ mũi Cà Mau đến ải Nam Quan khi cuộc chiến Quốc Cộng đã ngã ngũ. Và ngày nay
VN đã là “con rồng” kinh tế ở Châu Á. Giờ đây ải Nam Quan cũng không còn nữa,
thì mong chi làm rồng. Chỉ cầu xin giòng giống Rồng Tiên đừng bị Hán hóa mà
thôi! (Còn tiếp)
Lê Quế Lâm
Cho hỏi sách này có dạng pdf không ạ nếu có thì tải ở đâu
ReplyDelete