Thanh Quang (RFA) - Hiện ít nhất có 2 tù nhân lương tâm đang âm thầm chịu cảnh đọa đày oan khuất tại trại tù Xuân Lộc, Đồng Nai, đó là tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu và tù nhân tôn giáo Mai Thị Dung.
Bị giam cầm đã 34 năm
Trong khi cựu đại uý VNCH Nguyễn Hữu Cầu tiếp tục bị giam cầm tại trại tù Xuân Lộc - mà cảnh lao lý ông phải trải qua từ sau biến cố 30 tháng Tư năm 1975 đến nay tổng cộng hơn 34 năm, thì Tổ chức Nhân quyền Human Rights Watch vừa đánh động công luận về tình cảnh tù nhân lương tâm, người tù của thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu, lưu ý rằng ông là một trong những nhà bất đồng chính kiến dũng cảm nhất thế giới bị đoạ đày chỉ vì kiên quyết chống tệ nạn bất công, quốc nạn tham nhũng tại VN.
Khi chúng tôi liên lạc với người con gái của ông Nguyễn Hữu Cầu, là Nguyễn Thị Anh Thư, ở Sàigòn, và hỏi về tình cảnh của cha cô hiện được thế giới giúp đỡ ra sao, Anh Thư cho biết:
Dạ có tổ chức nào đó ở bên Úc cũng có giúp đỡ ba, nhưng thỉnh thoảng thôi. Còn những tổ chức khác thì người ta lên tiếng về ba rất là nhiều, đánh động bên đây đó. Nhưng cháu thấy chưa có tác dụng gì hết.
Anh Thư nhân tiện bày tỏ nỗi đau trước cảnh tù đày nghiệt ngã của cha mình:
Những tổ chức khác lên tiếng về ba rất là nhiều, đánh động bên đây đó. Nhưng cháu thấy chưa có tác dụng gì hết.
Anh Thư, con gái ông Nguyễn Hữu Cầu
Dạ cháu xót xa lắm. Bây giờ nói thật tâm của mình là thấy ba thì xót xa như vậy, nhưng cháu đâu biết làm gì hơn ! Bây giờ cháu xin nhờ những tổ chức nhân quyền giúp cho ba cháu được ra khỏi chốn lao tù đó sớm ngày nào tốt ngày nấy. Cháu cũng nhờ quý chú, quý bác, quý cô ráng giúp đỡ cho ba cháu được về. Chứ cháu không còn biết làm gì hơn. Mỗi lần thăm ba cháu, trở về, cháu cứ khóc hoài !
Tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu đang thọ án tù chung thân sau khi được giảm án tử hình chỉ vì sáng tác nhiều nhạc phẩm, thi ca cũng như thu thập nhiều bằng chứng về tội ác của quan tham, hiện trong tình trạng sức khoẻ nguy kịch, bị biệt giam khắc nghiệt, như con gái ông kể lại:
Về sức khoẻ của ba thì đặc biệt là mắt ba bây giờ tệ lắm rồi. Sức khoẻ nói chung bây giờ là có vấn đề rồi. Cháu định làm đơn xin người ta cho ba ra mổ mắt, chứ không thì mắt ba sẽ hư luôn, bị mù vĩnh viễn luôn. Ba bị biệt giam cả năm nay rồi. Lúc trước đó, khi còn ở trại K2, thì ba còn ở gần gần anh em xung quanh. Còn bây giờ vô K3 là bị biệt giam luôn trong đó.
Nhưng người tù lương tâm ấy vẫn bất khuất dù tiếp tục cảnh đoạ đày – và không biết những ngày sắp tới mệnh hệ ra sao:
Cháu thấy ba già rồi mà cứ bị ở mãi trong đó. Dù ba bị bệnh hoạn, mù như vậy, nhưng trại bảo ký giấy cho ra ba không chấp nhận – tức ký giấy rằng ba có tội, để cho nhà nước khoan hồng đó. Bao nhiêu năm nay rồi, ba có chịu ký đâu. Sức khoẻ ba yếu, mắt thì mù, nhưng tinh thần của ba dồi dào lắm.
Nhận tội mới được chữa bệnh?
Giữa lúc người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu tiếp tục cảnh đoạ đày trên 34 năm – đang bị biệt giam ở trại tù Xuân Lộc, thì cũng chính nơi này, một tù nhân tôn giáo, tín đồ PGHH Mai Thị Dung, đang thọ án tù oan khuất 11 năm và vì bị đày đoạ mà lâm trọng bệnh, khiến chồng bà, tu sĩ PGHH Võ Văn Bửu từ Chợ Mới, An Giang, lo ngại:
Mong họ nới tay chút xíu để có thể nào đưa vợ tôi -Mai Thị Dung - đi trị bệnh để cứu mạng của vợ tôi. Chứ không thì tôi nghĩ còn 3 năm mấy nữa vợ tôi mãn hạn 11 năm tù, sợ rằng vợ tôi không sống nổi tới lúc đó.
Kể từ khi tu sĩ Võ Văn Bửu rời cảnh tù đày tổng cộng hơn 9 năm, cũng từ trại tù Xuân Lộc, vì bị đàn áp tôn giáo, ông tới thăm vợ trong tù và nhận thấy:
Cũng như thường lúc, bệnh của vợ tôi ngày càng trầm trọng thêm. Lý do là vợ tôi không được chữa trị. Tôi mới thăm vợ tôi hồi mùng 2 tháng 10 vừa rồi. Từ khi ra tù hôm mùng 5 tháng 8 vừa rồi, tôi thăm vợ tôi trong tù được 3 lần. Lần nào thì thấy vợ tôi đi ra cũng phải có người kè, nói chuyện không nổi, nghe tiếng được tiếng không, thấy mệt lắm. Còn tay chân vợ tôi run hết trơn.
Cũng như tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu, tù nhân tôn giáo Mai thị Dung cương quyết không chấp nhận tội trạng áp đặt dù bà có mệnh hệ nào đi nữa, như ông Võ Văn Bửu kể lại:
Nhiều lần bên Tổng Cục Bảo vệ Chính trị họ đến vừa vận động vợ tôi, vừa vận động tôi đến yêu cầu vợ tôi là phải ký đơn nhận tội xong rồi họ mới đưa đi trị bệnh. Gần đây, Tổng Cục Bảo vệ Chính trị cũng đến nhà vận động tôi yêu cầu vợ tôi nhận tội. Nhưng vợ tôi cương quyết không chấp nhận vì không có tội. Họ muốn đưa vợ tôi đi trị bệnh cũng được, còn không đưa, thì khi sức khoẻ vợ tôi quá suy kiệt, vợ tôi biết phải giải quyết vấn đề ra sao rồi. Vợ tôi cho tôi biết như vậy.
Nhiều lần bên Tổng Cục Bảo vệ Chính trị họ đến vừa vận động vợ tôi, vừa vận động tôi đến yêu cầu vợ tôi là phải ký đơn nhận tội xong rồi họ mới đưa đi trị bệnh.
Ông Võ Văn Bửu
Sự kiên quyết bảo vệ đạo pháp của tín đồ PGHH Mai Thị Dung đã thể hiện mạnh mẽ nhiều lần khi giới cầm quyền và công an địa phương cùng côn đồ ra tay đàn áp tôn giáo, như tu sĩ Võ Văn Bửu cho biết:
Vợ tôi nhiều lần đấu tranh cho tôn giáo, cho nên bị bắt bớ, tù tội nhiều lần. Vì bị đàn áp nhiều lần bởi giới cầm quyền mà vợ tôi phản đối bằng cách một lần tự mổ bụng, một lần tự cắt cổ ở gần đồn công an Chợ Mới, An Giang và được đồng đạo đưa đi cấp cứu. Do nhiều lần quyết liệt phản đối họ đàn áp PGHH như vậy, cho nên khi họ bắt vợ tôi, họ kêu án rất nặng. So với mấy anh em đồng đạo chúng tôi gồm mười mấy người bị bắt, thì vợ tôi bị án nặng nhất.
Vẫn theo tu sĩ Võ Văn Bửu, kể từ khi ông biết tới công cuộc đấu tranh hồi năm chín mươi mấy tới nay, giới cầm quyền luôn lúc nào cũng “kềm kẹp” gia đình ông cùng đồng đạo chân chính, thậm chí khi họ đi làm mướn cũng bị giới cầm quyền áp lực gia chủ phải đuổi họ.
Đó là về mặt cá nhân. Còn nói về tôn giáo, thì hành động trù dập của giới cầm quyền, theo tu sĩ Võ Văn Bửu, “quá chừng nhiều, không thể kể hết được” - chẳng hạn như, những người tu hiền PGHH này đi đám tiệc bị công an chận đường bắt bớ, bị côn đồ chận đánh, bị gán cho là “gây rối công cộng và bắt bỏ tù”…
Thanh Quang
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/indom-prisoners-conscience-vn-tq-10102012152157.html
Thanh Quang
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/indom-prisoners-conscience-vn-tq-10102012152157.html
Nguyễn Thu Trâm
Aug 30th, 2010
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước, ta thương nhau cùng
“United We Stand”
Kính thưa quý vị,
Vừa từ An Giang trở về với bao trăn trở và cảm phục những vị Tu Sĩ nơi đây.
Thu trâm xin thông báo đến quý vị thêm một số dữ kiện về PGHH Truyền Thống cũng như những sự hy sinh thầm lặng của họ từ trước đến nay.
Dù bị CSVN giam cầm đánh đập bách hại bằng những thủ đoạn hèn hạ, quý tu sĩ và tín đồ PGHH Truyền Thống, cũng không chịu khuất phục, kiên trì đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ, rất xứng đáng kế thừa “Truyền Thống” do Đức Huỳnh giáo chủ khai sáng. “Truyền Thống” này (đã được “Việt Đạo Hóa” cũng giống như Nhật Bản ứng dụng Đạo Phật cho phù hợp với dân tộc tính để tạo thành “Thần Đạo” hay “Võ Sĩ Đạo”) có cội nguồn từ Đức Thày Tây An “Bửu-Sơn Kỳ-Hương”, Thiền Sư Trần Nhân Tôn “Trúc Lâm Yên Tử”, Đạo Phật trải qua các triều đại Đinh-Lê-Lý-Trần, và Phật Giáo Nguyên Thủy do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng dậy cho chúng sanh.
Cộng Sản tỉnh An Giang mở đợt tấn công đàn áp PGHH Truyền Thống từ ngày 5/8/2005 một cách làm hết sức vô nhân tính. Bọn Hèn ban đêm bắt các vị tu sĩ mà không có giấy triệu tập, không có lệnh bắt giam… là thể hiện rõ bản chất “Hèn, Khiếp Nhược, Tàn Ác” là “Bắt Cóc” của bọn “Khủng Bố”.
1.
Tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm, trụ trì chùa Quang Minh Tự, đã bị CSVN bắt cóc vào đêm 05/08/2005 rồi bị kết án 6 năm 6 tháng giam cầm một cách âm thầm. Chùa QMT là được xây dựng ở nơi hoang sơ hẻo lánh bốn bề vắng lặng. Ngôi tịnh thất của chùa, được thiết kế trên một ao sen, là nơi tiếp đồng đạo trong khung cảnh thiên nhiên thanh tịnh. Thu Trâm, là người Tin Chúa, còn cảm nhận được chốn bồng lai tiên cảnh của ngôi chùa. Bên trong chùa không có gì quý giá ngoài bức di ảnh của Đức Thầy và một số khác của thầy trụ trì và quý tu sĩ. Có ai ngờ đâu nơi thiền môn thanh tịnh và đơn sơ mộc mạc như vầy cũng được Bọn Quỷ Đỏ đến viếng thăm lia chia làm cho “không môn” trở nên “quỷ môn”.
Tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm (còn được bà con gọi thân thương là thày Năm),̣ trụ trì chùa Quang MinhTự năm nay đã ngoài 70 tuổi, không chấp nhận chính sách đàn áp Phật giáo đã kêu gọi đấu tranh cho Nhân Quyền và Tự do Tôn giáo tại An Giang nên bọn cầm quyền dùng mọi biện pháp đàn áp thầy.
Vào một đêm khi thức giấc, thầy phát hiện cá nuôi trong ao sen, cũng là nơi lấy nước sinh hoạt của nhà chùa, bị chết trôi chết nổi trên mặt nước. Sau khi lấy nước thử nghiệm mới biết kẻ ác tâm đã bỏ thuốc trừ sâu vào ao cố tình giết chết người sống trong chùa. Bọn Quỷ tỉnh An Giang không cho ai đến viếng chùa và không cho thầy treo cờ PGHH. Để phản đối, thầy quyết định tuyệt thực 54 ngày không ăn không uống. Thân nhân thầy cố mang nước vào cho thầy uống vì ao nước đã bị bỏ thuốc trừ sâu thì bọn quỷ đỏ không cho tiếp cận. Chúng mong thầy cạn kiệt sức chết đi.
Một lần thầy đi ra ngoài trở về chùa thì bọn ác tâm, 5-6 tên, xông vô đánh thầy trào máu miệng. Thầy không muốn cho người thân biết nên câm nín. Chính sách xã hội “ưu việt” của nhà cầm quyền Quỷ Đỏ An Giang là cắt điện nên chùa chỉ còn đèn dầu. Vào đêm tối trời ngày 5/8 từ chùa ra nhà thân mẫu, khi đi ngang qua con mương thày bị bọn ác tâm mai phục bắt cóc đi. Cháu thầy là ông Võ Văn Thanh Long nghe tiếng kêu cứu bèn từ trong chùa chạy ra tiếp ứng cũng bị bọn chúng bắt đi.
Thân nhân và đồng đạo thày lo âu tìm kiếm khắp nơi nhưng tin tức về thày biệt vô âm tín. Mãi đến ngày 15/09/2005 em thầy là ông Võ Văn Diên nhìn thấy xe tù nhân chạy ngang qua nhà sanh nghi nên chạy theo thì bị CS An Giang ngăn lại và nói là xe đó chở bọn cướp. Ông Diên không tin nên đi đường tắt đến tòa án huyện Chợ Mới tỉnh An Giang thì thấy thầy Năm bị kêu án 6 năm rưởi và cháu thầy là ông Võ Văn Thanh Long bị kết án 5 năm rưởi. Ngày ra tòa, thầy ốm yếu vì đã tuyệt thực 40 ngày trong tù. Phiên tòa kết tội thầy là phiên tòa “bỏ túi” diễn ra lén lút và rừng rú.
2.
Trường hợp thứ 2 là vợ chồng chị Mai thị Dung và anh Võ Văn Bửu.Vào lúc 7 giờ sáng ngày 05/08/2005 ông Bửu, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, mới ở tù về sau 3 năm giam cầm bị bọn CS xông đến bắt khi đang đi nên hai vợ chồng uất ức liền châm xăng tự thiêu mình mẩy bị cháy đen. Thay vì đưa vào bệnh viện cấp cứu thì họ đưa vào nhà giam. Khi thấy chị Dung quá suy yếu họ mới chuyển ra bệnh xá.
Cháu Tuyết Linh nói “lúc cha mẹ bị bắt chúng cháu mới 16 tuổi và 14 tuổi. Chúng cháu phải lo cho bà nội 81 tuổi.” Hơn 1 tháng sau khi giam giữ, họ thông báo chị Dung và chồng bị tuyên án 11 năm tù giam tại trại tù Bằng Lăng.
Khi đến thăm cháu tại căn nhà ẩm thấp đường sá sình lầy vì trời mưa rất to, tôi thấy cháu là một cô bé còm cỏi vì thiếu ăn và thiếu sự chăm sóc của cha mẹ. Cháu thật thảm thương gần 20 tuổi mà trông bé như một đứa trẻ chỉ hơn 10. Vậy mà cháu phải cõng bà nội trên lưng vì bà đi không nổi nữa. Hơn nữa, hai mắt bà bị mù vì khóc thương con. Tuyết Linh nói: “Cha mẹ cháu đấu tranh vì Đạo pháp. Từ khi cha mẹ bị tù đầy chúng cháu sống trong sự yêu thương đùm bọc của các vị đồng đạo tại tỉnh An Giang này. Ngoài ra, các cháu chưa nhận được sự trợ giúp nào của Người Ta!!!”. Ôi!!! Câu nói “Người Ta” đầy hàm ý!!!.
Cháu Tuyết Linh cho biết thêm hàng tháng nhóm phụ trách lo cho cái ăn và lo tiền thăm nuôi cha mẹ cháu trong tù là do nhóm chú Tám Diên em trai của Thầy Võ Văn Thanh Liêm – nhóm tu sĩ Phật giáo Hòa Hảo truyền thống. Hôm mùng 3 tháng Ba năm 2010 sau khi đi thăm cha mẹ cùng các vị đồng đạo của cha mẹ về, Tuyết Linh cho biết mẹ em chỉ có thể bò chứ không đi đứng bình thường được. Đến hôm 7/6 vừa qua Mỹ Linh có đi với các chú thăm cha mẹ lần nữa thì sức khỏe mẹ có vẻ đỡ hơn nhưng chân vẫn chưa đi được.
3.
Trường hợp thứ 3 là tu sĩ Trần Văn Út (tự Út Hòa Lạc), ban đêm cùng ngày 5/8 công an bao vây để bắt ông. Mẹ ông khóa cửa cẩn thận thì chính quyền cắt khóa và xông vào khống chế bắt ông đi. Ông không chấp nhận nên đã châm xăng tự thiêu. Ngọn lửa bốc cháy ông từ trần lúc 37 tuổi. Từ đó tới nay đã 5 năm trôi qua còn để lại vết thương cho gia đình. Mẹ ông là một cụ bà 84 tuổi sống chật vật khó khăn. Hàng ngày cụ nấu xôi mang ra chợ bán lấy tiền hương khói cho ông. Cụ hiện sống cùng người anh của ông Út là ông Trần Văn Chính (bộ đội trên chiến trường Cambodia và cũng là thương binh hy sinh một phần thân thể).
Ông Chính ngẹn ngào nói: “Chú Út tuy trẻ tuổi nhưng tâm hướng thiện ăn chay niệm Phật từ nhỏ. Trong xóm thanh niên nào phá làng phá xóm Chú Út khuyên nhủ và hướng dẫn theo Phật, theo Đức Thầy… Vì vậy, chính quyền căm ghét bao phen đàn áp khủng bố đánh đập. Ai ngờ đâu lần ấy chú tự thiêu không chấp nhận tham sanh uý tử trong chế độ “phi nhân phi đạo” này.
Mẹ chú Út nói: “Mỗi khi đám giỗ Út là công an bao vây không cho ai ra vào nhà vì sợ sẽ có sự nổi loạn. Người sống CS hành hạ đã đành mà người đã đã khuất cũng chẳng được yên. Đau lòng thay!!! Từ ngày con bà Tuẩn Đạo đến nay “Người Ta” cũng chưa một lần thăm hỏi!!!
4.
Trường hợp thứ 4 là ông Trần Văn Thiệt. Mùng 01 tháng Bảy âm lịch 2007 là ngày cúng giỗ của tu sĩ Út Hòa Lạc, các đồng đạo vì bị công an bao vây không cho vào nhà để cúng tu sĩ. Công an rượt quý đồng đạo chạy về nhà ông Trần Văn Thiệt.
Ông Thiệt lúc đó đang đốn tre, trên tay cầm cây mác. Bọn CS vu khống ông cầm cây mác chém công an, chống người thi hành công vụ. Ông Thiệt bị bắt quăng lên xe bít bùng chở đi. Trong xe bít bùng bọn công an CS cắt nhượng chân của ông Thiệt. Cộng sản tuyên án ông 3 năm tù giam. Khi được thăm nuôi, ông nói cho vợ con nghe chuyện công an cắt nhượng chân ông. Con trai lớn của ông Thiệt là trụ cột tài chính trong gia đình. Người này làm công nhân trong hãng nhớt tái chế chuyên mua nhớt cũ về nấu lại. Bất hạnh thay!!! Tai nạn xảy ra, con trai ông Thiệt bị phỏng nặng phải nằm bệnh viện chữa trị hai tháng. Gia đình ông Thiệt vốn nghèo khổ nay lại mắc nợ nần chồng chất vì lo chạy chữa thuốc thang chữa bệnh cho con trai. Ôi! Gia đình ông Thiệt đúng thiệt là bị “Họa vô đơn chí”.
Hình trái: Cúng giỗ tu sĩ PGHH Truyền Thống Lê Văn Mỏng.
http://nguoivietboston.com/wp-content/uploads/2010/08/image017.jpg
Hình phải: CS không cho tín đồ PGHH Truyền Thống vào Tổ Đình ngày lễ khai sáng đạo ngày 18 tháng 5.
http://nguoivietboston.com/wp-content/uploads/2010/08/image019.jpg
Nạn nhân bị bắt trong chiến dịch 05/08/2005 tất cả 14 người là:Võ Văn Thanh Liêm, Võ Văn Thanh Long, Tô Văn Mảnh, Nguyễn Văn Điền, Nguyễn Thanh Phong, Nguyễn Văn Thọ, Mai Thị Dung, Võ Văn Bữu, Dương Thị Tròn, Nguyễn Văn Sóc, Lê Văn Tín, Út Hòa Lạc, Nguyễn Thị Hà… Chỉ có Nguyễn Thị Hà được tạm tha ra khỏi nhà tù nhỏ tháng 9 năm 2009. Ông Trần Văn Thiệt thì bị bắt ngày 2/9/2007. Tất cả đều bị ngược đãi, bị tra tấn dã man trong tù nên sức khỏe đang suy kiệt.
Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Truyền Thống tại tỉnh An Giang sống hòa đồng đùm bọc nhau; ai cũng bình đẳng như nhau, không chức danh. Chú Lê Minh Triết nay ngoài 60 tuổi thâm niên ở tù trên 10 năm. Lúc trong lao tù CS, chú đã ở tù chung với Thượng tọa Thích Thiện Minh. Hiện tại, chú đang bị sự trù dập của chính quyền CS. Chú lãnh trách nhiệm cúng tế giỗ các vị tu sĩ đồng đạo đã hy sinh vì Đạo.
Bọn CS luôn cấm đoán ngăn cản làm khó dễ bách hại không cho tín đồ PGHH và thân nhân cúng giỗ người đã khuất. Cúng giỗ là tục lệ truyền thống văn hóa Việt từ ngàn xưa bày tỏ lòng kính trọng đối với người đã khuất (bạn bè, anh em, cha mẹ, ông bà, tiền nhân, anh hùng vị quốc vong thân…).
Chú Nguyễn Văn Lía, ngoài 60 tuổi cũng từng bị tù gần 3 năm, lãnh phần thăm viếng chăm sóc các gia đình tu sĩ và tín đồ bị CS bách hại. Một lần chú đang đi phân phát gạo cho gia đình tu sĩ và tín đồ bị ngục tù, công an CS dùng roi điện chích làm chú ấy té xe rồi đánh thêm tới khi chú bất tỉnh. Từ đó, chú bị điếc một bên tai vì đòn đánh của công an quá ác qúa hiểm. Lần khác, chú bị cộng sản đánh gẫy 6 cái bẹ sườn. Con chú là một nhà giáo bị công an gây cản trở không cho đi dạy học. Bọn CS gian ác muốn triệt đường sinh kế của gia đình chú.
Chú Bảy Long (trước kia là kết nghĩa của cụ Lê Quang Liêm) là người có khả năng dùng lý lẽ để đối đáp cũng bị cộng sản đánh đập rất nhiều lần. Ông Long giữ phần trách nhiệm thăm nuôi hàng tháng. Bà con tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở đây sống với nhau trong tình yêu thương, liên đới, đùm bọc; nhất là đối với những đồng đạo đang vì sống theo đạo Đức Thày mà bị đàn áp tù tội khốn khổ trong lao ngục cộng sản…
——————————
PGHH do Đức Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ (1920-1947) khai sángngày 18 tháng 5 năm kỷ mão (4-7-1939), tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc (nay là tỉnh An Giang).
Giáo Lý PGHH:
1. Học Phật: chủ yếu dựa vào giáo lý đạo Phật được giản lược và thêm bớt đôi chút. Tinh thần chính là khuyên tín đồ ăn ngay ở hiền.
2. Tu nhân: tu “tứ ân hiếu nghĩa”- đó là: 1-Ân tổ tiên cha mẹ. 2-Ân đất nước. 3-Ân đồng bào nhân loại. 4-Ân tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).
PGHH khuyên tín đồ vừa học Phật vừa tu nhân để tạo nên công đức để trở thành bậc hiền nhân. Tu hành phải dựa trên đạo đức (đạo làm người); Thiên kinh vạn điển hiếu nghĩa vi tiên (Hiếu Nghĩa trên cả ngàn vạn kinh điển). Dụng tu Tiên đạo, tiên tu Nhân đạo; Nhân đạo bất tu, Tiên tu viễn ký (Muốn tu thành Tiên Phật trước hết phải tu đạo làm người, đạo người mà không tu thì Tiên Phật còn xa vời).
PGHH chủ trương tu tại gia hơn là đi lễ chùa, giúp đỡ người nghèo hơn là cúng tiền xây chùa hay tổ chức lễ hội tốn kém. PGHH không có: tu sĩ, tổ chức giáo hội mà chỉ có một số chức sắc lo việc đạo và cả việc đời. Tín đồ PGHH thờ Phật, ông bà tổ tiên và các anh hùng tiên liệt có công với đất nước, không thờ các thần thánh nếu không rõ nguyên nhân.
Thánh tích PGHH:
1. Thánh địa PGHH: làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Làng Hòa Hảo là nơi Đức Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ (1920-1947) khai sáng đạo PGHH ngày 18 tháng 5 năm kỷ mão tức ngày 4-7-1939.
2. Tổ đình PGHH: ngôi nhà của ông bà Huỳnh Công Bộ, nơi sinh trưởng của Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ.
3. An Hòa Tự: là ngôi chùa do Đức Phật Thầy Tây An (1807-1856) đặt tên và do đệ tử của ngài xây dựng.
Đức Phật Thầy Tây An sáng lập Bửu Sơn Kỳ Hương hay Phật giáo Tứ ân, tiền thân của PGHH. Trải qua nhiều đời trụ trì và nhiều lần trùng tu, An Hòa Tự được xây thành mái ngói tường vôi từ năm 1936. Khi Huỳnh Giáo chủ khai sáng đạo PGHH, nhiều vị trong ban Trị sự chùa quy y với Đức Thầy và làm văn tự hiến chùa. Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ cung thỉnh lư hương từ tổ đình và an vị lư hương nơi chánh điện An Hòa Tự.
PGHH càng ngày càng phát triển, khiến người Pháp lo ngại. Từ tháng 5-1940 đến tháng 10-1942, Pháp liên tục giam giữ Đức Thầy ở nhiều nơi khác nhau. Do sự can thiệp của quân đội Nhật, Đức Thầy được thả và được đưa về sống ở Saigon từ tháng 10-1942.
Năm 1945 Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh, Đức Thầy đóng một vai trò quan trọng trong phong trào giành độc lập dân tộc. Ngày 21 tháng 9 năm 1946, Đức Thầy thành lập Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng (VNDCXHĐ), gọi tắt là Dân Xã Đảng (DXĐ), được đồng bào miền Tây hưởng ứng mạnh mẽ. Tuyên ngôn Dân Xã Đảng do Đức Thầy công bố:
• Việt Nam Dân Xã Đảng, đảng dân chủ, chủ trương thiệt thi triệt để nguyên tắc chánh trị của chủ nghĩa dân chủ: “chủ quyền ở nơi toàn thể nhân dân, toàn dân chánh trị, thế tất đảng chống độc tài bất cứ hình thức nào.”
VMCS quyết tâm hãm hại Đức Thầy và PGHH vì:
• PGHH là một khối quần chúng có tổ chức khá chặt chẽ. Tín đồ của PGHH lại là nông dân Tây nam tin tưởng vào PGHH khinh ghét VẸM Hèn Khiếp Nhược Tàn Ác.
• PGHH chủ trương khẩn hoang, lập trại do nông dân làm chủ, vừa sản xuất, vừa tu học.
• Chủ trương của Đức Thầy được truyền bá, thì cộng sản không thể tuyên truyền và phát triển trong quần chúng nông thôn.
Bọn Vẹm xảo quyệt luôn tìm mọi cách giết hại ám sát tín đồ PGHH và những người yêu nước. Nhân một cuộc xô xát giữa DXĐ rồi mời Đức Thầy đến họp ngày 16 tháng 04 năm 1947 để giải quyết các cuộc xung đột giữa lực lượng hai bên tại Sa Đéc. Trên đường tham dự cuộc họp, đoàn của Đức Thầy bị tấn công tại kênh Đốc Vàng Hạ (thôn Tân Phú, Kiến Phong). Vẹm bắt cóc Đức Thầy đem đi mất tích (xin xem Ai Giết Đức Thầy… của Hứa Hoành http://doanket.orgfree.com/tongquat/hphuso.html và nhiều tài liệu khác…) để thấy cái Hèn, Khiếp Nhược, Tàn Ác của Cộng Nô đối nghịch với sự hy sinh cống hiến cho tổ quốc VN cuả PGHH Truyền Thống.
Bào đệ Đức Thầy, Huỳnh Thạnh Mậu, bị VẸM giết năm 1945 vì đã tham gia cuộc biểu tình chống độc tài CS do tín đồ PGHH tổ chức tại Cần Thơ ngày mồng 3 tháng 8 năm Ất Dậu, nhằm ngày 8-9-1945. Ngày 2 tháng 9 năm Ất Dậu chúng đem NGƯỜI ra hành quyết cùng một lúc với Trần Văn Hoành (con của Trần Văn Soái) và Nguyễn Xuân Thiếp (thi sĩ Việt Châu). Sau đó, tại sân vận động cũ tín đồ có xây mộ bốn liệt sĩ Hòa Hảo (trong đó có một ngôi mộ vô danh) và cất miếu thờ, hằng năm đều có làm lễ kỷ niệm vào ngày mồng 2 tháng 9 âm lịch. Ngoài ra, Còn vô vàn tội ác của Cộng Nô đối với tín đồ PGHH.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 bọn Cộng Nô bắt giam, hành hạ, ngược đãi tín đồ PGHH hành đạo truyền thống tín lý của PGHH. Chúng còn Cướp trụ sở văn phòng Giáo hội PGHH Trung ương (Hội đồng Trị sự Trung Ương tại Ấp 1, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) dùng làm văn phòng huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Ngoài ra, chúng Cướp luôn Viện Đại học Hòa Hảo được thành lập ở Long Xuyên năm 1972, sáu trường Trung học, hai bệnh viện ở tỉnh An Giang do PGHH điều hành và vài trăm độc giảng đường của PGHH.
Bọn Cộng Nô rất xảo quyệt “Hèn, Khiếp Nhược, Tàn Ác”:
• Đối với các tôn giáo có liên hệ quốc tế như Phật giáo, Ky-Tô giáo La-Mã, các tông phái Tin Lành chúng có phần dè dặt khi đụng chạm vì sợ bị dân chúng và chính quyền các nước trên thế giới phản đối gây ảnh hưởng xấu đến ngoại giao hay ngoại thương.
. PGHH là một tôn giáo thuần túy Việt Nam không có liên hệ quốc tế nên chúng công khai thẳng tay đàn áp.
• Kiếm đủ mọi cách hủy diệt những di tích lịch sử của PGHH. Ngày 10-11-2005, phá bỏ Thư viện Thánh địa PGHH. Tháng 04-2008, đập phá hai ngôi chợ tên là Chợ Đình và chợ Mỹ Lương do Đức ông Huỳnh Công Bộ thiết lập gần Tổ đình PGHH. Vào tháng 3 năm 2010, lấy lý do trùng tu An Hòa Tự để đập phá An Hòa Tự trong khi An Hòa Tự vẫn đang ở tình trạng hoàn hảo do nhờ tín đồ chăm sóc hàng ngày.
Bọn CS vốn là Cộng Nô chủ trương cắt đứt quá khứ với hiện tại, xóa bỏ tất cả những truyền thống văn hóa tiêu hủy những tài liệu lịch sử, di tích văn hóa, tượng đài, đền miếu của tiền nhân của các anh hùng vị quốc vong thân nhằm chôn vùi quá khứ hủy diệt truyền thống hào hùng của dân tộc VN nói chung và của PGHH nói riêng: Hủy Diệt Cương Thường Xúi Người Cắt Đứt Mọi Đường Hiếu Trung để chúng được dễ dàng làm Nô Lệ cho lý thuyết CS không tưởng mà thực chất làm tay sai cho ngoại bang miễn là chúng được phủ phê được cướp đoạt được Hèn, Khiếp Nhược, Tàn Ác
PGHH Truyền Thống là sự tiếp nối kế thừa và phát huy quảng đại truyền thống hào hùng bất khuất của lịch sử VN và cũng là sự tiếp truyền thống hoằng dương Phật Pháp từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni truyền vào nước ta hoà hợp với Việt tộc tính trải qua cac triều đại Đinh Lê Lý Trần.
Đạo Phật hưng thịnh nhất ở đời Lý đời Trần là cũng nhờ các vị tăng lúc bấy giờ biết phát triển khả năng thích nghi sẵn có của đạo Phật phù hợp với dân tộc tính và cơ duyên của chúng sinh trong nước. Thay vì mô phỏng mù quáng, các vị tăng đời Lý đời Trần khéo biến Thiền tông Trung Hoa thành một môn Thiền Việt Nam, phối hợp tu xuất thế và nhập thế. Các Ngài Điều ngự Giác hoàng, Pháp Loa và Huyền Quang đời Trần thành lập một Thiền phái hoàn toàn Việt Nam lấy tên: phái Trúc Lâm Yên Tử. Trúc Lâm xây dựng Thiền lý trên căn bản “Nhập thế” và “Xuất thế”, trong lúc ấy Thiền tông Trung Hoa chỉ thuần có một mặt “xuất thế” mà thôi. Nhờ dung hợp cả hai phương diện Nhập thế và Xuất thế, đạo Phật đời Trần cũng như đời Lý gây được tinh thần sùng mộ đạo đức và tính khí thanh tao thoát tục, chẳng những trong dân gian mà cả trong hàng quan khanh vua chúa. Thấm nhuần Thiền lý, vua quan nhà Trần mặc dù lăn lộn trong chỗ quyền môn vẫn không mang nặng cái bệnh tham danh trục lợi. Khi mọi việc an bày, có nhiều vị vua nhường ngôi quan cáo lão để đi tu. Nhờ đã hoàn thành giai đoạn nhập thế nên họ dễ tiến lên con đường xuất thế. Những vị tăng đã xuất thế trở lại nhập thế khi quốc gia hữu sự. Như Tuệ trung Thượng sĩ (Trần Quốc Tảng con Hưng Đạo Vương) khi nghe giặc Nguyên xâm lăng nước ta từ chốn Thiền lâm cởi áo cà sa mặc lấy chiến bào ra trận rồi khi đất nước thanh bình bèn vứt chiến bào mặc lại áo cà sa.
Đáng buồn thay!!! Từ khi các vị Tổ bên Trung hoa ngưng việc truyền y phó bát đến nay, phái Thần Tú càng lúc càng mạnh không những ở Trung Hoa mà còn truyền qua xứ ta. Họ bày ra cách thờ cúng đầy thinh, âm, sắc, tướng (đờn, đẩu, trống, phách, lầu, phướn, sá hạc v.v…) làm việc hữu hình, hữu ảnh. Dân chúng ta dần dần theo đó mà xa lần mối đạo vô vi chánh pháp của Đức Phật. Các ngôi chùa miễu phần nhiều chỉ là cái vỏ để các tà sư làm mê hoặc thập phương lợi dụng việc lo cơm ấm áo vậy thôi. Họ không chú vào việc dắt người đến chỗ sáng sủa giải thoát cho nên có người lên án cho cảnh chùa là chỗ chứa những phần tử ăn bám của xã hội là tổ chức mê hoặc lòng dân.
Vào đầu thế kỷ thứ 19, Đức Phật Thầy Tây An xuất hiện lập nên giáo hệ Bửu Sơn Kỳ Hương. Khai thị pháp môn Tu Nhân Học Phật là khôi phục thịnh huống đạo Phật đời Lý đời Trần mà còn xây dựng lên một nền Phật-giáo hoàn toàn dân tộc. Đức Thày Huỳnh Phú Sổ sáng lập PGHH với đại nguyện: “Khắp nơi trong nước, cảnh già lam được nhiệt liệt dựng lên, ở mỗi gia đình, ngoài việc thờ phượng tổ tiên, còn có ngôi thờ Tam bảo.
Thưa quý vị, PGHH đã đóng góp xương máu cho nền độc lập của dân tộc và góp phần công đức tạo lập nên nền Cộng Hòa đệ I và đệ II. Gỉả sử không có sự đóng góp xương máu của họ thì miền tây nam bộ VN đã lọt vào tay CS thì làm gì có đệ I & II Cộng Hòa. Với tinh thần “lá lành đùm lá rách” và “người trong một nước ta thương nhau cùng” cũng như ý nghĩa của “Hiệp Thông” (chúng ta cùng hiệp sức lại cảm thông với nhau để chiến thắng nghịch cảnh chiến thắng cái Hèn, Khiếp Nhược, Tàn Ác…). Đây cũng là “United We Stand” (Đoàn kết lại với nhau chúng ta đứng lên để chiến thắng). Thu Trâm cầu xin quý vị mở rộng cõi lòng quan tâm hổ trợ cho những người PGHH Truyền Thống này; Họ là những người bị đời bỏ quên từ lâu lắm rồi.
Nguyễn Thu Trâm
Bình Dương, ngày 07 tháng 07 năm 2010
No comments:
Post a Comment