Thùy Linh - Tết này lại lên núi tìm tết. Tìm một cái tết không bị những chán ngán, đơn điệu, tẻ nhạt quanh quẩn. Hóa ra không chỉ mình mà nhiều người lên núi tìm tết lắm, nhất là thanh niên. Họ đi từng đoàn bằng xe máy, ào ào như những cuộc đua xe lướt qua những cung đường ngoằn nghèo dốc núi.
Bỗng nhớ Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha - hai thanh niên bị bắt và giam giữ hồi đầu tháng 11/1012. Phải gần nửa tháng sau khi hai em bị bắt, mới có cuộc họp báo thông báo tội của hai em và công bố quyết định khởi tố, tạm giam 4 tháng với Uyên và Kha.
Tết đầu tiên Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha phải ở trong trại giam. Không biết gia đình có được vào thăm và mang quà cho hai em?
Nhớ hồi cuối năm, khi mình đang ở Quản Bạ (Hà Giang) thì nhận được một cú điện thoại lạ từ trong nam. Người gọi tự xưng là mẹ Đinh Nguyên Kha. Bà kể về con trai đang theo học ở trường đại học Công nghiệp thực phẩm như Phương Uyên. Bà bất ngờ khi con bị bắt. Theo bà, thuốc nổ mà cơ quan công an công bố là hóa chất làm pháo bông bán ngoài chợ, Kha mua về để ngay ở nền nhà, không hề cất giấu. Thứ hóa chất đó ai cũng có thể mua được...
Mình không thể xác minh thông tin này, cũng như chưa từng tiếp xúc với bà nên đành nói vài lời an ủi. Nhưng tự nghĩ, liệu có ai chế tạo chất nổ (bom chăng?) lại cẩu thả tới mức ấy? Liệu Kha có đủ kiến thức để làm việc đó? Thôi, đành chờ tới lúc người ta đưa bằng chứng ra để chứng minh với thiên hạ là chất nổ gì? Kha mua ở đâu? Em có thể dùng nó vào việc gì?
Bà mẹ đau khổ vì ít người lên tiếng cho con trai mình. Bà chỉ là một phụ nữ nông dân quanh năm quanh quẩn với đồng ruộng biết làm gì trước tai ương ập xuống đầu con bà và gia đình? Giọng bà chùng xuống, bất lực khi tâm sự... Mà mình cũng bất lực khi muốn an ủi bà. Hơn 80 triệu dân đã bất lực từ lâu mỗi khi đụng tới quyền lực vô biên của bộ máy nhà nước...
Nhưng sự bất lực này liệu có kéo dài đến “muôn năm” như những khẩu hiệu chăng đầy đường phố vào dịp 3/2, lễ, tết, ngày chiến thắng...? Chắc chắn là không.
Chỉ còn ít ngày nữa là hết 4 tháng tạm giam Uyên - Kha để điều tra về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” ở điều 88 Bộ luật hình sự. Hãy chờ xem kết quả điều tra và bản án dành cho Uyên – Kha tới đây? Nhưng giờ đây điều 88 không còn thuyết phục được ai thì những phiên tòa khép tội công dân chỉ càng làm xấu hình ảnh của chính quyền. Liệu Uyên – Kha có bị điều chỉnh sang điều luật nào khác?
Sẽ có thêm tên hai em trong bản báo cáo về nhân quyền hàng năm của HRW trong năm tới hay hai em sẽ được trắng án và thả ngay tại tòa – một việc chưa từng có?
Năm tới Uyên – Kha có được cùng bạn bè đi phượt trên từng cung đường mà hai em yêu thích hay vẫn thụ án trong nhà giam? Sống có trách nhiệm không phải bao giờ cũng mang đến cho con người kết quả tốt đẹp, nhất là trong một xã hội vô cảm, vụ lợi, độc tài, chuyên chính...
Nhưng liệu Uyên – Kha và nhiều bạn trẻ khác có thể sống khác đi?
http://www.buudoan.com/2013/02/ai-con-nho-hay-quen.html
_______________________________________________
_______________________________________________
Tài liệu tham khảo:
Tình hình nhân quyền Việt Nam 2012
An Nhiên - Ngày 20 tháng 2 năm 2013 HRW công bố bản cáo thế giới hằng năm trên 90 quốc gia lần thứ 23. Mục đích nêu rõ tình trạng các quốc gia vi phạm nhân quyền, bản báo cáo dài 680 trang, trong đó nói về tình trạng Chính Phủ Việt Nam vi phạm nhân quyền gồm 7 trang.
Chính phủ Việt Nam đàn áp có hệ thống
Trong phần báo cáo mở đầu về Việt Nam, HRW nêu rõ: “Chính phủ Việt Nam có cả một hệ thống ngăn chặn các quyền tự do ngôn luận, hội họp và lập hội một cách ôn hòa, và bắt bớ những người đặt câu hỏi với các chính sách của chính phủ đang vận hành, bắt giữ những người vạch trần quan chức tham nhũng, hoặc kêu gọi dân chủ, kêu gọi đa đảng. Công an đàn áp và đe dọa các nhà hoạt động chính trị và các thành viên trong gia đình của họ.”
HRW còn nêu rõ chính quyền Việt Nam đã vi phạm nhân quyền trong việc giam giữ người một cách độc đoán “Chính quyền tùy tiện bắt giữ các nhà hoạt động, giam giữ họ trong thời gian dài biệt giam mà không cần xem xét về pháp lý và không cho gia đình thăm nuôi, mục đích của chính quyền là tra tấn, và truy tố các nhà họat động tại các tòa án chính trị được sắp sẳn mà đưa ra những bản án tù dài vì vi phạm luật an ninh quốc gia được viết cách mơ hồ” .
HRW cũng nêu ra chính quyền Việt Nam đàn áp dân oan đi khiếu kiện về đất đai, sở hữu tài sản, nhưng không có được cơ quan chính phủ nào quan tâm. “Các lãnh đạo Việt Nam như Ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng và Ông Nguyễn Tấn Dũng đều cam kết cải thiện kinh tế chính trị Việt Nam trong Hội nghị Trung ương 6 Khóa XI, nhưng không có Ông nào nhắc đến bảo vệ nhân quyên, quyền lợi cho người dân.”
Vi phạm quyền tự do ngôn luận, lập hội, và tiếp cận thông tin
HRW đã chỉ ra thẳng chính thủ tướng Việt Nam, Ông Nguyễn Tấn Dũng là người đã ra lệnh cho bộ an ninh công an Việt Nam bắt giam những người nào tạo ra các trang blog có những bài viết phê bình về Chính Phủ và những bài viết về tranh chấp lãnh thổ liên quan đến Trung Quốc. Và Chính phủ Việt Nam không cho phép các phương tiện truyền thông độc lập hoặc các tờ báo tư nhân hoạt động, và chính phủ kiểm soát một cách nghiêm khắc trên các đài phát thanh, đài truyền hình, các ấn phẩm của nhà nước. Chính Phủ Việt Nam áp dụng mức phạt hình sự đối với những người phổ biến các tài liệu được xem là phản đối chính phủ, đe dọa an ninh quốc gia, tiết lộ bí mật nhà nước, hoặc phát triển các ý tưởng được xem là “phản động”. Chính phủ ra lệnh ngăn chặn truy cập đến các trang web được xem là nhạy cảm về chính trị và cũng yêu cầu các chủ tiệm internet theo dõi và lưu trữ thông tin về các hoạt động trực tuyến của người sử dụng tại các điểm đó.
Đàn áp các nhà tranh đấu cho nhân quyền
HRW cũng nêu rõ các vụ xử các nhà tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam tại tòa án rất nhanh chóng chỉ cần vài giờ là xong một vụ xử và kết án vội vàng với những điều luật mơ hồ đối với các nhà họat động. HRW nêu ra các trường hợp bị kết án không xét xử một cách công bằng như là: Blogger Điếu Cày, Blogger Tạ Phong Tần, Blogger Anh BaSG, Nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình, Nhạc Sĩ Việt Khang, Blogger Đinh Đăng Định, Blogger Lê Thanh Tùng, nhà tranh đấu quyền công nhân Phan Ngọc Tuấn, dân oan Hồ Thị Huệ, dân oan Nguyễn Bích Thủy, dân oan Nguyễn Văn Tú, nhà tranh đấu cho nhân quyền Nguyễn Văn Tuấn.
Vi phạm quyền Tự Do Tôn Giáo
Chính quyền Việt Nam hạn chế các hoạt động tự do tôn giáo bằng các quy định pháp luật, yêu cầu đăng ký Đàn áp kinh hoàng và theo dõi các nhóm tôn giáo không đăng ký với chính quyền như là các nhà thờ Tin Lành tại nhà riêng, các phật tử Hòa Hảo, Cao Đài, Phất Giáo, và Pháp Luân Công.
HWR nêu ra các trường hợp Việt Nam vi phạm tư do tôn giáo việc bắt giữ 18 người nhóm Bia Sơn ở Phú Uyên ghép tội họ điều 79 bộ luật hình sự “họat động lật đổ chính quyền”. Mục Sư Nguyễn Công Chính bị kết án với tội danh vi phạm điều 87 “phá hoại tình đoàn kết dân tộc”. Và những người Mường né theo đạo Tin lành bị giam giữ kết tội “ phá vỡ an ninh quốc gia” theo điều 87 bộ lụât hình sự. Phật tử Hòa Hảo như Ông Bùi Văn Thắm bị kết án 30 tháng tù giam cho “chống người thi hành công vụ” và rất nhiều việc mà chính quyền Việt Nam vi pham nhân quyền.
Hệ thống tư pháp bù nhìn
HWR cũng nêu ra trong năm 2012 có ít nhất 15 người bị chết khi đang bị giam giữ trong đồn công an. Toà án Việt Nam thiếu tính độc lập kể từ khi họ bị kiểm soát hòan tòan bởi chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam, và các vụ xử liên quan đến chính trị, tôn giáo, bất đồng chính kiến không đáp ứng các tiêu chuẩn xét xử theo quốc tế một cách công bằng. Công an đe dọa một trong số nhà họat động bị bắt giữ, đe dọa các thành viên trong gia đình và bạn bè của các nhà họat động, mà những người này đang cố gắng muốn tham dự phiên xét xử hoặc công an không muốn xét xử các nhà bất đồng chính kiến một cách công khai.
No comments:
Post a Comment