Wednesday, February 20, 2013

Người Trung Quốc thuê thêm đất ở Việt Nam trông lúa lạ


Tỉnh Long An vừa phát hiện có người Trung Quốc thuê hơn 1,4ha đất của địa phương để trồng lúa.

Tờ Tuổi trẻ TP. HCM dẫn lời ông Lê Minh Đức, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Long An cho biết, ngành nông nghiệp đang tiến hành giám sát cánh đồng trồng lúa ở ấp 1, xã Hòa Phú, huyện Châu Thành, Long An, do người Trung Quốc thuê của nông dân trồng trong hai tháng qua.
Người Trung Quốc thuê đất trồng lúa nói trên là ông Lji Wen. Ông Wen đã nhờ ông Trần Minh Nhu làm đại diện thuê 1,4ha đất của các hộ dân từ ngày 16/12/2012 đến 16/4/2013, với mức giá 30 triệu đồng/ha.

Nhưng khi nghe báo chí phản ánh, ông này đã “lặn” mất vào sáng 18/2.
Giống lúa "lạ" mà người Trung Quốc trồng ở Long An. Ảnh DV.


Theo ghi nhận của đoàn công tác Sở NN&PTNT tỉnh Long An, thửa đất 1,4ha trồng giống lúa do người Trung Quốc đem đến hiện đã trổ bông với hai loại cao, thấp xen kẽ nhau. Giống lúa này đẻ nhánh rất nhiều, lúc trổ bông thì cao hơn từ 10-20cm và chín nhanh hơn khoảng nửa tháng so với các giống lúa thông thường.

Ông Đức cho biết, trước mắt sẽ tiếp tục liên hệ để gặp được phía chủ thuê đất trồng lúa. Nếu chủ thuê đưa ra được giống lúa trên thuộc nhóm lúa đã được Bộ NN&PTNT cấp phép trồng thì sẽ thu hoạch xay và trả gạo cho chủ thuê, đồng thời làm rõ nguyên nhân thuê đất với giá cao (30 triệu đồng/ha) làm dư luận xôn xao.

Trong trường hợp giống lúa trên không nằm trong nhóm lúa được phép trồng và chủ thuê không có giấy phép trồng khảo nghiệm, sở sẽ tịch thu toàn bộ sản lượng lúa trồng ở đây để nghiên cứu, xác định chính xác giống này là gì. Nếu là giống có khả năng gây hại cho thực vật, môi trường thì xử lý theo quy định của pháp luật.

Cũng có tin cho biết, trong cùng thời gian này người Trung Quốc cũng đã thuê hàng chục hecta đất ở Tiền Giang để trồng lúa như trên.



- "Không chỉ người Trung Quốc, dù bất kỳ ai trồng "lúa lạ", chúng tôi cũng kiểm tra và xử lý ngay".


Sáng 18/2, đại diện ngành nông nghiệp H.Châu Thành và tỉnh Long An tiến hành kiểm tra đối với 1,4 ha đất tọa lạc tại ấp 1, xã Hòa Phú (H.Châu Thành), được cho là do người Trung Quốc thuê trồng lúa giống từ tháng 1/2013. 

Người phiên dịch gọi ông là Lji Wen. Ông Wen nhờ một người tên Trần Minh Nhu đứng tên thuê đất để ông trồng lúa từ tháng 12/2012 đến tháng 4/2013. 


Giống lúa lạ được người Trung Quốc thuê đất trồng tại Long An

Diện tích đất này của ông Nguyễn Văn Bền và bà Trần Thị Thật (cùng ngụ ấp 1) cho thuê với giá 30 triệu đồng/ha/mùa, cao hơn khoảng 2 lần giá thuê đất tại địa phương. 

Ông Nguyễn Văn Bền (72 tuổi, ngụ ấp 1) kể: "Tôi có 1ha đất, cho ông Lji Wen thuê với giá 30 triệu đồng/ha/vụ. 

Theo người dân, làm lúa ở đây nếu trúng mùa, trúng giá 1 năm lời không tới 15 triệu đồng/ha, vậy mà ông Wen thuê tới 30 triệu đồng/vụ và đưa tiền một lần là hơi lạ. 

Với giá cho thuê kiểu này, gia đình tôi không cần làm lúa, lợi nhuận vẫn gấp đôi, dư sức mua sắm Tết". Kề nhà ông Bền, bà Nguyễn Thị Thật cũng cho ông Lji Wen thuê 0,4ha để trồng lúa. 

Một người làm công cho ông Lji Wen kể, ông Wen yêu cầu chỉ gieo 56kg giống gồm 2 loại khác nhau cho mỗi ha đất (hiện tại, nông dân vùng này gieo khoảng 120kg giống/ha). 

Khi mạ lớn, ôn Wen thuê người cấy hàng, cứ 2 hàng "lúa cha" xen 12 hàng "lúa mẹ". Khi lúa trổ bông thì ông Wen và các nhân công dùng cây sào, gạt cho phấn hoa từ "lúa cha" bay sang thụ phấn cùng "lúa mẹ". "Ông Wen chi tiền rất sộp, cứ 2 tuần lại rải phân, phun thuốc, trả tiền công gấp đôi so với giá nhân công tại đây" - ông Hai Tùng -người phun thuốc thuê cho biết. 

Tuy nhiên, nhân công ở đây cũng chỉ biết ông Nhu là nhân viên kỹ thuật của một trung tâm giống nhưng ông từ chối cung cấp địa chỉ làm việc vì hiện ông chỉ làm công cho ông Wen. Theo số điện thoại bàn ghi trong "hợp đồng" mà ông Nhu ký với nông dân, địa chỉ đăng ký là nhà riêng của một người tên Phạm Văn Mão, ngụ ấp 5, xã Bình Xuân, thị xã Gò Công, Tiền Giang. 

Được biết, nhóm người thuê đất này không đăng ký với chính quyền địa phương và ngành nông nghiệp huyện, Trưởng phòng NN-PTNT H.Châu Thành Nguyễn Thị Đậm nói. 

Ông Trương Quốc Ánh - người xưng là cán bộ Phòng Công nghệ sinh học thuộc Viện Nông nghiệp Miền Nam (Bộ NNPTNT) cho biết, ông Wen là tiến sĩ nông nghiệp của Trường Đại học Tứ Xuyên, sang Việt Nam thực hiện Dự án Nghiên cứu hợp tác phát triển sản xuất lúa lai cho miền Bắc (đã làm nhiều vụ ở miền Bắc). 

Theo ông Ánh, giống lúa đang được thử nghiệm này là giống Dương Hưu của Trung Quốc (ở miền Bắc bán tới 80.000 đồng/kg). Dù giá khá cao nhưng giống này không nằm trong danh mục giống đăng ký được sản xuất của Bộ NNPTNT. Ông Ánh cho biết, giống thì làm nhiều loại, khi loại nào thích nghi thì mới đăng ký với Bộ NNPTNT. 

Trả lời vấn đề này, ông Lê Minh Đức - Giám đốc Sở NNPTNT cho biết: 

"Sau khi có thông tin người Trung Quốc thuê đất trồng lúa, ông đã chỉ đạo ngành nông nghiệp kiểm tra ngay.

Theo quy định, nếu muốn khảo nghiệm giống lúa mới thì phải xin phép chứ không thể ai muốn làm gì thì làm. 

Ngay cả trung tâm giống của tỉnh muốn làm cũng phải đăng ký. 

Làm khảo nghiệm phải theo quy trình kỹ thuật chặt chẽ, ở khu vực riêng biệt chứ không thể trồng tràn lan giữa cánh đồng kiểu này. Chúng tôi sẽ sớm xử lý dứt điểm vụ này". 

Hiếu Lam(Tổng hợp từ TTNO, DV, TTXVN)

Nhiều lần thuê vị trí “nhạy cảm”

Đây không phải là lần đầu tiên một vụ việc liên quan tới người Trung Quốc thuê đất để sản xuất. Trước đó, cuối tháng 5/2012, báo chí cũng bất ngờ phát hiện có người Trung Quốc dựng bè nuôi cá trên vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa).
Bè cá của người Trung Quốc tại vịnh Cam Ranh. Ảnh TTO.


Mỗi bè của người Trung Quốc ở đây rộng khoảng 100m2, trên đó xây dựng 2-3 ngôi nhà nhỏ để người Trung Quốc ở lại chăm sóc cá. Mỗi bè như vậy có rất nhiều lồng nuôi được liên kết chặt với nhau. Những bè cá này nằm cách cảng Cam Ranh khoảng 200-250m về phía Đông. Từ những vị trí đó có thể nhìn thấy khá rõ quân cảng Cam Ranh nằm về phía đối diện.

Tại đây, người Trung Quốc chủ yếu nuôi cá mú, cá giống được mang từ Trung Quốc sang, khi nuôi lớn lại xuất về Trung Quốc.

Trước đó, trong các năm 2010, 2011 câu chuyện về cho nước ngoài thuê rừng đã làm nóng dư luận, và diễn đàn Quốc hội.

Ngày 23/11/2011, Báo cáo tại kỳ họp Quốc hội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho hay, tính đến hết tháng 8/2010, cả nước có 8 dự án trồng rừng có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng diện tích 18.571 ha. Tập trung tại một số tỉnh như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Nghệ An, Quảng Nam… Trong đó, phần lớn công ty thuê rừng có vốn đầu tư từ Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc…

Trả lời tờ Tiền Phong ngày 1/3/2010, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên khẳng định: “Giờ những đất đầu nguồn, đất rừng này (đất rừng cho nước ngoài thuê - PV) đều thuộc về đất căn cứ cả. Nghệ An cho thuê ở Tương Dương, Quỳ Châu, Quỳ Hợp... những vùng khi có chiến tranh thì phải lên đó. Tôi thấy có điều khá nhạy cảm là doanh nghiệp nước ngoài họ lại chọn thuê ở nhiều địa điểm trọng yếu về an ninh quốc phòng”.

Tướng Nguyên dẫn chứng, họ (công ty nước ngoài - PV) thuê đất ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng là các tỉnh biên giới. Tại Nghệ An, họ thuê ở các địa điểm gần với đường 7 và 8 sang Lào. Họ thuê ở Quảng Nam, có đường thuận tiện đi lên Tây Nguyên, qua Campuchia…

Ngày 10/3/2010, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị UBND các tỉnh không được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới và không ký hợp đồng cho thuê đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong trong lĩnh vực lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, đợi Chính phủ rà soát.

P.V (tổng hợp)



(Đời sống) - Công ty nuôi cá trên vịnh Cam Ranh, Khánh Hòa (có sử dụng lao động Trung Quốc) không được cấp phép cho thuê mặt nước nhưng vẫn nuôi trồng hải sản. Ông Võ Thiên Lăng, Chủ tịch Hội nghề cá Khánh Hòa, nguyên Giám đốc Sở NN&PTNT Khánh Hòa "không loại trừ vấn đề tiêu cực" trong khâu cấp phép, quản lý.

Ngày 7/6, người phát ngôn UBND TPCam Ranh (Khánh Hòa) cho biết, thành phố đã chính thức có báo cáo gửi lên UBND tỉnh Khánh Hòa xung quanh vụ việc người Trung Quốc hoạt động bất hợp pháp tại vịnh Cam Ranh.

Theo tổng hợp báo cáo mới nhất của Công an TP Cam Ranh, trên địa bàn có tổng cộng 5 bè nuôi trồng thủy sản sử dụng nhiều lao động Trung Quốc. Hiện nay thống kê có ít nhất 7 lao động Trung Quốc hoạt động lâu dài ở đây, đặc biệt, người Trung Quốc có thâm niên làm việc tại Việt Nam lâu nhất (hơn 10 năm) là A Yóc (tên thật là Chen Yue Ming) cũng không có giấy phép lao động nhưng vẫn không bị cơ quan chức năng kiểm tra.
Bè cá của người Trung Quốc ở Cam Ranh. Ảnh: SGTT

Trước thực trạng người TQ hoạt động trên địa bàn, năm 2009 UBND tỉnh Khánh Hòa đã chỉ đạo UBND TP Cam Ranh tiến hành kiểm tra một số bè nuôi cá trên vịnh Cam Ranh, trong đó có Công ty TNHH Song Phong (hiện nay có sử dụng 2 lao động TQ). Qua kiểm tra đã phát hiện bè nuôi cá mú này xây dựng công trình nuôi ảnh hưởng đến hệ sinh thái và làm hủy hoại môi trường nước tại vùng nuôi, nhưng công ty này chưa có giấy phép cấp mặt nước tại vùng nuôi. Sau đó, UBND TP Cam Ranh đã xử phạt 5 triệu đồng và yêu cầu chủ bè trả lại hiện trạng ban đầu. Tuy nhiên, UBND TP Cam Ranh đã không báo cáo lên UBND tỉnh Khánh Hòa, cũng không kiểm tra xem đơn vị vi phạm có khắc phục hiện trạng hay không, nên công ty này vẫn hoạt động trái phép tại đây.

Điều đáng nói là, vị trí đặt các lồng bè của Công ty Song Phong nằm trong vùng nước thuộc cảng Ba Ngòi (Cam Ranh), do cảng vụ Nha Trang tại Cam Ranh đồng ý cho neo đậu tại vị trí này. Bên cạnh đó, dù không được cấp phép cho thuê mặt nước nhưng ngày 8/11/2006, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa có văn bản xác nhận: “Bè cá của Công ty Song Phong đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y thủy sản, đủ điều kiện nuôi dưỡng các loại thủy sản”. Ông Lê Tấn Bản, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Khánh Hòa - người bút phê xác nhận cho Công ty Song Phong cho biết, hiện văn bản đã ký lâu quá, cần phải rà soát lại và hẹn sang tuần sau trả lời.

Ông Võ Thiên Lăng, Chủ tịch Hội nghề cá Khánh Hòa, nguyên Giám đốc Sở NN&PTNT Khánh Hòa, cho biết: “Tôi không nghĩ vấn đề này xảy ra trong thời gian dài như vậy. Theo tôi, vấn đề nằm ở chỗ cấp phép, rồi đến quản lý đều có vấn đề, trong đó không loại trừ vấn đề tiêu cực.

Thông thường, việc cấp phép cho hoạt động nuôi trồng hải sản trên biển thường qua nhiều khâu thẩm định rồi mới tính đến chuyện cấp phép. Theo đó, vấn đề cấp phép và giao mặt nước là khâu quan trọng nhất, đáng ra các đơn vị, hộ cá nhân được nuôi hải sản trên biển trước tiên phải được cấp phép phạm vi mặt nước, sau đó mới có căn cứ, cơ sở để cấp phép nuôi trồng, cũng như cấp phép lao động”.

Nói là vậy, thế nhưng các đơn vị chức năng từ cảng vụ, ngành thủy sản, chính quyền TP Cam Ranh đều đồng ý cho hoạt động nuôi trồng hải sản trước khi được giao mặt nước.

Ông Nguyễn Khắc Toàn, Bí thư Thành ủy Cam Ranh cho biết, Thành ủy đã chỉ đạo tập trung làm rõ trách nhiệm từng cá nhân, tập thể trong vụ việc này. Còn ông Nguyễn Khiêm, Chánh Văn phòng UBND TP Cam Ranh, cũng là người phát ngôn thành phố nói: “Ngày 7/6, báo cáo đã được hỏa tốc gửi lên tỉnh, tuy nhiên đó chỉ là báo cáo ban đầu để gửi theo như chỉ đạo, còn báo cáo chi tiết phải chờ sau ngày 15/6 - hạn chót đợt làm việc một tháng của đoàn thanh tra. Bên cạnh đó, thành phố phải chờ ý kiến chỉ đạo của tỉnh, vì thế, thời điểm này chưa thể có thông tin chính xác về xử lý trách nhiệm... Quan điểm của TP Cam Ranh là xử lý nghiêm vụ việc này, để sớm chấn chỉnh lại việc quản lý, giám sát nuôi trồng hải sản trên biển Cam Ranh sau khi có quy hoạch chi tiết, phân mốc”.

Thông tin từ Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa, 4 đối tượng là người Trung Quốc vừa mới bị lực lượng Biên phòng phát hiện lao động trái phép tại Nha Trang đã bỏ đi, bất chấp việc lực lượng này mời lên kiểm tra.

Thông tin ban đầu, bốn người Trung Quốc này thuê một khách sạn trên địa bàn để ở và làm việc ở một cơ sở nuôi tôm của một người tên Hùng, thuộc phía Bắc phường Vĩnh Hòa (TP Nha Trang). Sau khi lực lượng chức năng mời lên làm việc, những người này đã rời nơi lưu trú.

Qua kiểm tra, những đối tượng này có thị thực thương mại. Thị thực thương mại thường có hiệu lực trong vòng 3 tháng, trong đó người được cấp có thể nhập cảnh một lần hoặc nhiều lần và có quyền làm việc tại quốc gia đến nhưng không có giấy phép lao động.

Đại tá Hồ Thanh Tùng, Trưởng phòng Trinh sát Bộ đội Biên phòng Khánh Hòa cho hay, trong số 23 đối tượng làm việc trái phép tại Khánh Hòa, nay đã có 9 đối tượng về nước, 14 người đang ở huyện Vạn Ninh, thị xã Ninh Hòa, TP Nha Trang… Hầu hết những người này đều không có giấy phép lao động hoặc không có giấy phép thu mua hải sản do Bộ Công thương cấp.

No comments:

Post a Comment