Nguyễn Đắc
Kiên là một nhà báo tại Việt Nam. Ông từng phóng viên trang báo mạng của báo
Gia đình & Xã phóng. Theo ý kiến của ông Kiên được đăng trên BBC Tiếng Việt
, ông Kiên cho rằng ông bị thôi việc vì đã viết bài phản biện lại phát biểu của
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng về Điều 4 Hiến pháp 1992 của
nước CHXNCH Việt Nam.
Nghe cuộc phỏng vấn với nhà báo Nguyễn Đắc Kiên
Tải xuống - download
Ông Kiên hiện sống tại Hà Nội, đã có vợ và một con trai.
Một số ý kiến khác cho rằng ông Kiên bị đuổi việc vì vi phạm khoản 1, điều 8 trong Luật cán bộ, công chức: "Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia." hay khoản 1 điều 16 Luật Viên chức: "Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước"
Theo điều 2 Luật Viên Chức : "Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật."
Trong đợt thu hút ý kiến để góp ý về Dự thảo bản Sửa đổi Hiến Pháp 1992 vào tháng 1-2 năm 2013, Chủ nhiệm UB Pháp luật QH ông Phan Trung Lý tuyên bố rằng “không có vùng cấm” trong thảo luận Hiến Pháp, ngay cả điều 4 quy định về sự độc đảng lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Có rất nhiều ý kiến đóng góp, như Kiến nghị 72, do 72 người là các nhân sỹ trí thức đã ký vào thời điểm kêu gọi lấy chữ ký rộng rãi, đại diện là Tiến Sĩ Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã trao cho đại diện của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 ngày 19-1-2013. Kiến nghị này đề nghị bỏ điều 4, đề nghị tam quyền phân lập, áp dụng quyền sở hữu cá nhân về đất đai, bỏ vai trò lãnh đạo độc quyền của Đảng cộng sản, dành nhiều quyền dân chủ hơn cho nhân dân
Chương trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2/2013 đưa phát biểu tại Vĩnh Phúc của TBT ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng như sau: “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức … Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa!”.
Sau đó ông Nguyễn Đắc Kiên có bài phản bác lại đăng trên mạng xã hội, có nhan đề "Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng", trong đó ông Kiên có nói ông Trọng không thể phê phán toàn dân là suy thoái đạo đức, và "muốn giữ Điều 4, muốn giữ vai trò lãnh đạo, muốn chính trị hóa quân đội, không muốn đa đảng, không muốn tam quyền phân lập, thì đó chỉ là ý muốn của riêng ông và ĐCS của ông. Ông không thể quy kết rằng đó là ý muốn của nhân dân Việt Nam.”
Ngay ngày
hôm sau, Báo Gia đình & Xã hội nơi ông Nguyễn Đắc Kiên công tác ra thông
báo đã sa thải ông.
Ông Nguyễn Đắc Kiên nói bản thân ông hoàn toàn nhận thức hệ quả của việc viết bài viết trên.
Một số bài viết nổi bật khác của ông Kiên : "Tại sao hiến pháp năm 1946 lại dân chủ nhất?", Về một điểm yếu của Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp là gì
Vụ việc ông Kiên phản bác lại ý kiến của ông Nguyễn Phú Trọng trong đợt góp ý sửa đổi Hiến Pháp, bị sa thải đã được một loạt các hãng thông tấn nước ngoài đưa tin, như AFP , Washington Post, ABC News, The New York Times.
Vụ ông Kiên trở nên nổi tiếng và trở thành chủ đề được bàn tán sôi nổi trên nhiều diễn đàn mạng. Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển IDS, kêu gọi các ‘nhà báo cũng như toàn xã hội ủng hộ, hỗ trợ, bảo vệ bằng mọi phương cách có thể đối với những nhà báo dũng cảm như Nguyễn Đắc Kiên.
NHÀ BÁO NGUYỄN ĐẮC KIÊN: TÔI KHÔNG BẤT NGỜ KHI BỊ THÔI VIỆC
Hôm qua, báo Gia Đình
& Xã hội kỷ luật buộc thôi việc nhà báo Nguyễn Đắc Kiên do anh có bài viết
trên trang blog phản đối những ý kiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Lý do anh Nguyễn Đắc
Kiên bị buộc thôi việc là do anh có bài viết trên trang blog phản đối những ý
kiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng về những người góp ý sửa hiến pháp năm
1992, yêu cầu xóa bỏ điều 4 hiến pháp, thiết lập thể chế tam quyền phân lập...
Phóng viên Chân Như
của đài chúng tôi có cuộc nói chuyện với anh Nguyễn Đắc Kiên vào tối 26/2/2013.
Chân Như : Rất cảm ơn nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã dành đặc
biệt cho Đài Á Châu Tự Do cuộc trả lời ngày hôm nay. Thưa anh, anh có thể cho
biết động lực nào đã thúc đẩy anh phản biện lại lời phát biểu của ông TBT
Nguyễn Phú Trọng?
Nhà báo Nguyễn Đắc
Kiên : Trước nhất, tôi
có thể khẳng định với anh rằng đầu tiên là nhận thức của tôi về quyền công dân
thì nó đã hình thành trong quá trình lâu dài chứ không phải đến ngày hôm qua
hay hôm kia thì nó mới có cái điều đó.
Còn cái động lực trực
tiếp đầu tiên thì là khi mà tôi nghe lời phát biểu TBT Nguyễn Phú Trọng trên
Đài VTV thì đấy là cái áp lực thúc đẩy tôi viết bài đó.
Tôi không bất ngờ về việc buộc thôi việc, và tôi hoàn toàn hiểu
và thông cảm cho quyết định của lãnh đạo báo. - Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên
Chân Như : Vâng. Thưa anh, sống trong một đất
nước mà quyền phát biểu ý kiến của người dân bị giới hạn thì phải chăng anh đã
chuẩn bị tinh thần cho sự việc này từ khá lâu, thưa anh?
Nhà báo Nguyễn Đắc
Kiên : Nếu mà anh có
theo dõi blog của tôi thì anh sẽ thấy cái việc chuẩn bị tinh thần của tôi,
nhưng mà nói chuẩn bị thì có hơi to tát, mà thật ra thì tất cả những người muốn
đấu tranh, tôi không thích dùng từ “đấu tranh” lắm, muốn thúc đẩy cho nền tự do
dân chủ trong nước thì sẽ đối mặt với nhiều vấn đề tương tự như tôi thôi, không
có gì là quá to tát cả.
Chân Như : Anh có cảm thấy bất ngờ khi sự việc
buộc thôi việc của anh xảy ra chỉ sau một ngày khi bài viết của anh được đăng
tải?
Nhà báo Nguyễn Đắc
Kiên : Tôi không bất
ngờ về việc buộc thôi việc, và tôi hoàn toàn hiểu và thông cảm cho quyết định
của lãnh đạo báo. Và tôi cũng hy vọng qua Đài Á Châu Tự Do tôi mong mọi người
thông cảm và không nên phê phán quá mạnh báo Gia Đình & Xã Hội, vì
nếu tôi ở cương vị của họ thì tôi cũng có thể phải ra quyết định như thế.
Về phần mình, tôi sẵn sàng đón nhận tất cà mọi thứ, nhưng tôi hy
vọng rằng con người trên đất nước của chúng tôi, từ người dân cho đến người
lãnh đạo, họ sẽ có những nhận thức cởi mở hơn để họ chấp những ý kiến khác
biệt. - Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên
Chân Như : Và thưa anh, tâm tư lớn nhất hiện tại
của anh là gì và anh có điều gì muốn nhắn gửi đến mọi người hay không?
Nhà báo Nguyễn Đắc
Kiên : Về phần tôi thì
tôi sẵn sàng đón nhận tất cà mọi thứ, nhưng mà tôi hy vọng rằng con người trên
đất nước của chúng tôi, từ người dân cho đến người lãnh đạo, họ sẽ có những
nhận thức cởi mở hơn để họ chấp những ý kiến khác biệt với cái suy nghĩ của họ,
khác biệt với cái lợi ích của họ. Đấy là cái hy vọng của tôi, còn về bản thân
tôi thì tôi không có băn khoăn hay suy nghĩ gì cả.
Cái phần tôi lo nhất
là cho gia đình tôi thôi, tôi xin chia sẻ như thế, cho gia đình vợ con tôi, bố
mẹ tôi. Đấy là những cái tôi lo nhất, còn bản thân tôi thì tôi hiểu con đường
tôi đã chọn cho nên tôi không có băn khoăn gì cả. Tôi chỉ muốn nhắn gửi với mọi
người, kể cả ở các đài – báo đưa tin của tôi thì mọi người cần giữ được sự bình
tĩnh vì mọi người đều hiểu rằng việc dân chủ hóa là một quá trình lâu dài mà ta
không thể nóng vội được.
Mọi người rất nên bình
tĩnh, và tôi cũng có chia sẻ trên facebook của mình là tôi không muốn là thần
tượng cá nhân gì cả.
Tôi nghĩ chuyện tôi
làm là hết sức bình thường trong một đất nước có dân chủ tự do thì mọi chuyện
hết sức là bình thường. Tất nhiên là tôi chỉ hy vọng rằng làm sao chúng ta cũng
nắm tay nhau để thúc đẩy một nền dân chủ tự do cho đất nước Việt Nam, và khi đó
chúng ta sẽ có những chuyện phanh phui như thế này thì hết sức là bình thường,
không có gì là to tát cả.
Chân Như : Xin cảm ơn nhà báo Nguyễn Đắc Kiên đã
dành đặc biệt cuộc trả lời phỏng vấn cho Đài Á Châu Tự Do ngày hôm nay.
Nhà báo Nguyễn Đắc
Kiên : Cảm ơn anh.
No comments:
Post a Comment