Minh Văn - Doanh Chính tức Tần Thủy Hoàng - vua của nước Tần - đồng thời là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất. Tự gọi mình là Thủy Hoàng Đế, sau khi tiêu diệt các chư hầu khác và thống nhất đất nước (221 trước Công nguyên), Tần Thủy Hoàng đã trở thành một nhân vật quan trọng trong lịch sử Trung Quốc. Để đảm bảo cho sự ổn định của đế chế nhà Tần, ông ta đã đặt ngoài vòng pháp luật các học thuyết chính trị khác, đốt bỏ sách vở và chôn sống một số học giả yên bác. Chính sách Tàn bạo đó khiến lòng dân oán hận, dẫn đến sự sụp đổ của triều đại nhà Tần chỉ sau 15 năm tồn tại.
Tần Thủy Hoàng đã cùng Thừa Tướng là Lý Tư chủ trương chính sách “Đốt sách chôn nho”. Mục đích là để dập tắt tự do ngôn luận, đồng thời thống nhất các chính kiến và tư tưởng. Theo đó thì tất cả sách vở của các nhà Nho hoặc những người thông thái có tư tưởng khác với phái Pháp Gia đều bị đốt cháy. Nhà Tần sợ giới trí thức có học vấn sẽ tạo ra phản loạn, gây bất trị an cho chính quyền. Do đó các học thuyết triết học khác đều bị tiêu diệt và cấm đoán. Lý Tư đã đề nghị đốt sạch tất cả những thi, thư, sách vở (trừ những quyển được viết vào thời nhà Tần). Tất cả những người dùng sử sách để chỉ trích chính quyền đều bị hành hình. Những sách dạy về y dược, bói toán và nông nghiệp thì không bị đốt cháy. Tất cả những người muốn học luật đều phải học từ các luật sư của chính quyền. Những ai dựa vào chế độ xưa để phê phán chế độ hiện thời thì bị xử tội chém ngang lưng.
Năm 212 (trước Công nguyên), Tần Thủy Hoàng phát hiện ở Hàm Dương có một số nho sinh đã từng bình phẩm về mình liền hạ lệnh bắt giam và thẩm vấn. Vì không chịu được tra khảo, các nho sinh liền khai ra một loạt người. Tần Thủy Hoàng liền hạ lệnh đem tất cả trên 460 nho sinh đó chôn sống ngoài thành Hàm Dương.
Những tưởng chế độ nhà Tần đã là khủng khiếp nhất trong lịch sử, nào ngờ hơn 2000 năm sau một chế độ còn tàn ác hơn ngàn lần lại xuất hiện, đó là chế độ Độc tài Cộng Sản.
Chế độ Cộng Sản từ khi ra đời ở Việt Nam đã bắt giam và xử tử hàng vạn người bất đồng chính kiến và đảng phái. Kỳ thị và hành hình những người thuộc giai cấp Địa chủ và Tư sản. Họ bắt người dân phải tin theo và tôn thờ một học thuyết duy nhất là Cộng Sản chủ nghĩa. Những người Cộng sản cho rằng đó là học thuyết duy nhất đúng và tiến bộ, những học thuyết khác đều là phản động và sai trái. Văn học nghệ thuật chỉ được tồn tại với một mục tiêu duy nhất là ca ngợi lãnh tụ, ca ngợi đảng Cộng sản và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tất cả những sản phẩm văn hóa ngoài luồng đều bị cấm đoán và tiêu hủy.
Hơn cả chế độ nhà Tần, tội ác của chế độ Cộng sản còn tàn bạo và có quy mô rộng lớn hơn nhiều. Cho đến nay, lịch sử vẫn còn ghi nhận hai chính sách tàn bạo nổi tiếng của Cộng sản là: Cải cách ruộng đất và Cách mạng Văn hóa.
Cải cách ruộng đất là một chương trình nhằm xoá bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt các thành phần “bóc lột”, “phản quốc” và “phản động” (theo cách gọi của Cộng sản) như: Địa chủ, Việt gian, cường hào, các đảng đối lập…; Công cuộc này được Đảng Lao động Việt Nam và chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa thực hiện tại miền Bắc vào những năm 1953 – 1956. Qua đó tịch thu tài sản, đất đai của những thành phần nói, đồng thời tiến hành đấu tố và tử tội họ. Những người Cộng sản nghĩ rằng làm như vậy là để tạo công bằng xã hội, đồng thời thiết lập nền chuyên chính vô sản nhằm tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách nhanh chóng. Kết quả là khoảng 15.000 người bị giết trong chiến dịch cải cách ruộng đất. Xã hội miền Bắc lúc này bị đảo lộn nghiêm trọng, người ta ồ ạt di tản vào Nam để mà lánh nạn Cộng Sản.
Trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa, chế độ Cộng sản đề ra cuộc cách mạng văn hóa nhằm tiêu diệt và cấm đoán các tư tưởng đối lập. Ngoài những sách báo và ấn phẩm do nhà phát hành, còn thì tất cả đều bị cấm đoán. Không còn một mảnh đất nào cho tự do tư tưởng và tự do sáng tác của các văn nghệ sĩ. Trước thực tế này, một nhóm văn nghệ sĩ và trí thức hàng đầu Việt Nam lúc đó đã dấy lên phong trào đòi tự do dân chủ và tự do văn nghệ. Đó là phong trào Nhân Văn Giai Phẩm. Phong trào được khởi xướng đầu năm 1955 và bị dập tắt vào tháng 6 năm 1958.
Vụ án Nhân văn giai phẩm khởi đầu với mấy câu thơ sau:
“Tôi bước đi
Không thấy phố
Không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
Trên màu cờ đỏ…”
Đây là những câu thơ trong bài Nhất định thắng của Trần Dần, được đăng trên tạp chí Giai phẩm Mùa Xuânđược ấn hành tháng giêng năm 1956. Bài thơ miêu tả thực tế cuộc sống miền Bắc xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ. Nhà nước Cộng sản cho rằng, những câu thơ trên là bôi đen chế độ, chống phá nhà nước. Tạp chí Nhân Văn giai đoạn này cũng thường xuyên đăng tải những bài viết cổ vũ cho tự do dân chủ. Do đó hai tạp chíNhân Văn và Giai phẩm Mùa Xuân lúc này đã trở thành đối thủ của chính quyền Cộng Sản. Cả hai tạp chí này sau đó đều bị đóng cửa và cấm xuất bản.
Các văn nghệ sĩ tiêu biểu tham gia phong trào nhân văn giai phẩm là: Bùi Xuân Phái, Trần Dần, Hữu Loan, Phan Khôi, Phùng Quán, Hoàng Cầm, Văn Cao, Nguyễn Hữu Đang…; những văn nghệ sĩ này đều bị bắt giam và đưa đi học tập cải tạo về tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Ông Nguyễn Hữu Đang cùng bà Thụy An đều bị kết án 15 năm tù. Đây là hai người phải chịu án nặng nề nhất.
Xưa có “Đốt sách chôn Nho”, thì nay có “Nhân Văn Giai Phẩm” và “Cải cách ruộng đất”. Quả là hậu sinh khảuý, đến Doanh Chính cũng phải ghen tị với chế độ Cộng Sản.
04/3/2013
Minh Văn
No comments:
Post a Comment