Nguyễn Văn Thạnh - "Tôi viết bài phân tích này để độc giả thấy rõ hiện tình của đất nước, thấy được “thế cờ” và tình cảnh mà đất nước mắc phải, tuy nhiên tôi không hy vọng là ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ đi vào lịch sử đất nước như một vĩ nhân như tổng thống Lincoln của nước Mỹ. Vì sao vậy? Sự khác biết căn bản ở đây là tổng thống Lincoln được toàn dân Mỹ bầu lên, do vậy dù là người da trắng, ông cũng phải đứng về quyền lợi và ý chí toàn dân Mỹ hơn là đứng về quyền lợi của những chủ nô da trắng giống ông. Còn ông Nguyễn Phú Trọng không phải toàn dân bầu lên mà đảng của ông bầu, lẽ dĩ nhiên ông phải bảo vệ quyền lợi đảng phái hơn là đứng về quyền lợi và ý chí của toàn dân Việt Nam. Từ vấn đề nêu ra ở đây đưa đến một câu hỏi mang tính pháp lý thời đại là “dân không bầu chức Tổng bí thư, vậy ông Tổng bí thư lấy danh nghĩa gì để là người đứng đầu, lãnh đạo toàn dân?”"
Khi bạn nhìn vào tờ 5 USD, bạn thấy một vĩ nhân nước Mỹ, đó là tổng thống .Tổng thống Lincoln luôn được người dân Mỹ xem là một trong 3 vị tổng thống vĩ đại nhất của họ. Điều gì giúp ông dành được sự kính trọng của người dân như vậy?
Khi bạn nhìn vào tờ 5 USD, bạn thấy một vĩ nhân nước Mỹ, đó là tổng thống .Tổng thống Lincoln luôn được người dân Mỹ xem là một trong 3 vị tổng thống vĩ đại nhất của họ. Điều gì giúp ông dành được sự kính trọng của người dân như vậy?
Nước Mỹ được hình thành sau cuộc chiến tranh giải phóng dưới sự lãnh đạo của George Washington, chống lại sự cai trị của nước Anh. Ban đầu nước Mỹ có 13 bang, tập trung ở miền nam trù phú. Nền kinh tế chính là nông nghiệp sản suất chè, bông, mía đường,… Nền kinh tế dựa trên sức lao đông chủ yếu là nô lệ nhập cảng từ châu Phi, thế lực chủ nô là thế lực chính trị hùng mạnh. Từ khi lập quốc đến khi tổng thống Lincoln lên nắm quyền, tất cả tổng thống nước Mỹ được bầu lên đều là người miền nam và đều dựa vào thế lực chủ nô ở đây.
Theo thời gian, nước Mỹ dần mở rộng lãnh thổ của mình lên hàng chục bang, biên giới kéo dài từ Mêhico đến Canada, từ Đại tây dương đến Thái bình dương, nền kinh tế chuyển dần từ nông nghiệp sang công nghiệp. Nước Mỹ có hai nền kinh tế tương đối khác biệt: kinh tế nông nghiệp hùng cứ ở miền nam, công nghiệp phát triển hùng mạnh ở miền bắc (vùng ngũ hồ).
Khi kinh tế phát triển sang công nghiệp thì cũng kéo theo quyền lực chính trị thay đổi. Năm 1861, Lincoln là tổng thống đầu tiên được sự hậu thuẫn của miền bắc bầu lên và ông đã làm được một điều vĩ đại cho nước Mỹ đó là giải phóng được vấn nạn nô lệ, giữ được sự hòa hợp thống nhất cho hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Từ đây mở ra một chương công bằng như hiến pháp Mỹ đã từng nêu “mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng”, thúc đẩy sự phát triển của đất nước Mỹ non trẻ đến siêu cường.
Lincoln vĩ đại còn vì ông là người da trắng nhưng không bênh vực quyền lợi cho tầng lớp chủ nô da trắng như ông mà ông dùng cả tính mạng của mình (ông bị ám sát năm 1865) để mang lại sự công bằng, bình đẳng trong xã hội. Ông chiến đấu để người thấp cổ bé họng (nô lệ da đen) có được quyền lợi mà họ bị tước đoạt bởi nhóm người mạnh hơn trong xã hội.
Từ bài học nước Mỹ chúng ta thấy rằng, một đất nước không phải tự nhiên nó trở nên giàu mạnh, công bằng và tốt đẹp. Hành trình đi đến giàu có thịnh vượng là một quá trình đấu tranh gian khổ, trong quá trình đó, con người luôn phải đấu tranh để chống lại những thế lực hưởng lợi vô lý để tái lập lại sự công bằng cho xã hội, nhờ có công bằng mà xã hội phát triển. Quyền lợi của giới chủ nô cũng có nguồn gốc lịch sử của nó, tuy nhiên đến lúc cũng phải nên từ bỏ vì không còn phù hợp. Lẽ đời con người rất khó từ bỏ quyền lợi, bổng lộc mình đang có, nếu quyền lợi này đến từ một giai tầng xã hội đông đảo và đang nắm quyền thì nó tạo ra một sức cản ghê gớm. Nó tìm mọi cách để bịt tai, che mắt lương tri con người. Cũng chính vì cái thuộc tính tham lam xấu xa này của con người mà lịch sử loài người đầy chông gai và đau khổ; và chính vì điều này mà lịch sử luôn vinh danh những bậc vĩ nhân đứng ra bênh vực cho lớp yếu thế, tái lập lại công bằng cho xã hội. Lincoln là một tổng thống vĩ đại vì ông làm được điều này. (Ngoài Lincoln chúng ta có thể kể thêm các nhân vật kiệt xuất như Nelson Mandela, Martin Luther King, Mahatma Gandhi,…).
Nhìn về Việt Nam chúng ta thấy rằng, đất nước chúng ta như hôm nay là kết quả lịch sử đã kinh qua hai cuộc chiến dữ dội mà ở đó vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản là to lớn. Cũng chính vì điều kiện lịch sử này mà hiện nay Đảng cộng sản là lực lượng duy nhất lãnh đạo ở VN. Tuy nhiên, đất nước đã kết thúc chiến tranh đến nay đã 38 năm. Sự lãnh đạo của một chính đảng duy nhất nảy sinh những khiếm khuyết mang tính hệ thống không thể giải quyết được: tham nhũng, không sử dụng được nhân tài (người tài đứng ngoài đảng), xã hội không đủ sức phản biện trước những chủ trương, đường lối sai, nền dân chủ không bảo đảm,...
Cũng như nước Mỹ được phân tích ở trên, điều kiện lịch sử có thể mang lại lợi ích cho một giai tầng xã hội nào đó và con người thì rất khó từ bỏ quyền lợi mình đang có. Không cần phải là một chuyên gia xã hội, chỉ với một trí tuệ bình thường khi nhìn vào xã hội VN hiện nay, không khó để nhận ra giai tầng nào đang hưởng lợi. Điều mà lãnh đạo cấp cao của đảng cũng thừa nhận là “lợi ích nhóm”. Một đảng cầm quyền thì rất dễ để bưng bít thông tin, để bao che nhau, để thực hiện chính sách làm sao có lợi nhất cho mình (và phe nhóm) và đó cũng là điều kiện để tham nhũng, vơ vét của công dễ nhất. Chính vì vậy mà VN luôn là một số trong những quốc gia được xếp hạng về mức độ tham nhũng và không minh bạch cao nhất từ các tổ chức uy tín của thế giới. Ở VN, những người cầm quyền luôn có mức giàu có hơn hẳn tầng lớp nhân dân dù đồng lương mà họ nhận được luôn ở mức thấp. Phe cánh, con cháu người cầm quyền luôn được thăng tiến dễ hơn người khác: cả trong công quyền và cả trong kinh doanh. Mức độ giàu có của quan chức ở VN có thể thấy được phần nào qua việc đánh bạc hàng triệu Đôla (vụ PMU18) hay hàng tỷ đồng qua một ván cờ. Con người là giống có đặc tính “ăn cây nào, rào cây đó”. Do vậy trong điều kiện hiện nay, rất nhiều sáng kiến có lợi cho dân cho nước không thể thực hiện được. Điển hình như việc minh bạch tài sản người cầm quyền, một việc rất dễ dàng để làm nhưng hàng chục năm qua vẫn không làm được. Rõ ràng con người không thể tự lấy búa mà ghè vào chân. Nếu có lực lượng chính trị đối kháng thì vấn đề trên đã làm được từ lâu như bao nước trên thế giới.
Nước VN chúng ta hôm nay có nét tương đồng với lịch sử nước Mỹ thời tổng thống Lincoln, nơi mà một lực lượng đang hưởng lợi và muốn duy trì nó. Nước Mỹ với giai cấp chủ nô, Việt Nam với các đảng viên đảng CS cầm quyền và phe cánh.
Tôi viết bài phân tích này để độc giả thấy rõ hiện tình của đất nước, thấy được “thế cờ” và tình cảnh mà đất nước mắc phải, tuy nhiên tôi không hy vọng là ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọngsẽ đi vào lịch sử đất nước như một vĩ nhân như tổng thống Lincoln của nước Mỹ. Vì sao vậy? Sự khác biết căn bản ở đây là tổng thống Lincoln được toàn dân Mỹ bầu lên, do vậy dù là người da trắng, ông cũng phải đứng về quyền lợi và ý chí toàn dân Mỹ hơn là đứng về quyền lợi của những chủ nô da trắng giống ông. Còn ông Nguyễn Phú Trọng không phải toàn dân bầu lên mà đảng của ông bầu, lẽ dĩ nhiên ông phải bảo vệ quyền lợi đảng phái hơn là đứng về quyền lợi và ý chí của toàn dân Việt Nam. Từ vấn đề nêu ra ở đây đưa đến một câu hỏi mang tính pháp lý thời đại là “dân không bầu chức Tổng bí thư, vậy ông Tổng bí thư lấy danh nghĩa gì để là người đứng đầu, lãnh đạo toàn dân?”
Và còn một điều khác biệt căn bản giữa tổng thống Lincoln và tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nữa là tình thương yêu đối với người yếu thế, người bị hiếp đáp trong xã hội. Trước khi nhận chức tổng thống để tuyên bố hủy bỏ chế độ nô lệ dã man, luật sư Lincoln trong quá trình làm việc và chương trình tranh cử trước đó luôn hướng đến sự chống đối chế độ chủ nô, bảo vệ người nô lệ, hướng đến tái lập sự công bằng. Còn ông Nguyễn Phú Trọng thì sao? Ông không những không lên tiếng hay ra tay bênh vực những người nông dân thấp cổ bé họng bị mất đất, bị oan sai mà chính quyền địa phương không xử lý, buộc họ phải khổ sở vất vả đâm đơn kiện, ăn chực ngồi chờ năm này qua tháng nọ nơi thủ đô. Lẽ ra với quyền lực được giao ông phải xem xét để tái lập lại sự công bằng nhưng ông đã không làm. Làm sao hy vọng tình yêu thương người thấp cổ bé họng của ông tổng bí thư khi nghe ông gọi những người đi khiếu nại, đứng đơn tố cáo tập thể, hay người ủng hộ điều này là suy thoái chính trị, suy thoái đạo đức.
Nguyễn Văn Thạnh
No comments:
Post a Comment