Đấu tranh đòi Nhà cầm quyền
cộng sản phải tổ chức tại Việt Nam một cuộc Trưng Cầu Dân Ý có quốc tế
giám sát.
- Kính gửi:
- Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
Ngày 23
tháng 11 năm 2012, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa 13
(2011-2016), kỳ họp thứ 4 đã thông qua Nghị quyết số 38/2012/QH13, về việc
“Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”. Trong đó
có đoạn: “Quốc hội kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài hưởng ứng và tích cực tham gia đóng góp ý kiến để Hiến pháp thể
hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển
và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới”.
Điều 4 của Nghị
quyết trên quy định: “Lấy ý kiến nhân dân về toàn bộ Dự thảo sửa đổi Hiến
pháp năm 1992, bao gồm: Lời nói đầu; chế độ chính trị; quyền con người, quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân…”. Thời gian thực hiện là 3 tháng, từ
2/1/2013 đến 31/3/2013. (Nay vừa được kéo dài tới 30/9/2013).
Nhận thức rõ bản
chất của vấn đề, ngày 31/12/2012, Khối 8406 đã ra một bản Tuyên bố vạch trần thủ
đoạn lừa mị này của Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam (NCQ CSVN). Đồng
thời khẳng định: Trong suốt hơn 67 năm qua, kể từ ngày 2/9/1945 đến nay, Quyền
phúc quyết của nhân dân tức là Quyền dân tộc tự quyết thông qua một
cuộc Trưng Cầu Dân Ý đã bị ông Hồ Chí Minh và các đồng chí cộng sản của
ông thủ tiêu hoàn toàn!
Tiếp theo là những diễn biến khác:
Ngày 19/1/2013,
72 công dân trong nước đã cùng ký tên trong một Bản kiến nghị 7 điểm về việc sửa
đổi Hiến pháp 1992. Trong đó, kiến nghị thứ 6 nói rằng: “Bảo đảm quyền
phúc quyết của nhân dân đối với Hiến pháp, thông qua Trưng cầu dân ý được tổ chức
thật sự minh bạch và dân chủ với sự giám sát của người dân và báo giới”. Bản
dự thảo Hiến pháp mới đính kèm kiến nghị trên, do các chuyên gia luật viết, đã
đề cập đến một chính trường đa đảng ở Việt Nam: “Các đảng phái chính trị được tự
do thành lập và hoạt động theo các nguyên tắc dân chủ. Quyền đối lập chính trị
được tôn trọng và Pháp luật bảo đảm sự bình đẳng giữa các đảng phái chính trị”
(Điều 9). Bản kiến nghị cùng với dự thảo Hiến pháp này đã nhanh chóng được
hàng ngàn chữ ký của đồng bào Việt Nam cả trong và ngoài nước ủng hộ.
Như bao lần diễn
trò dân chủ giả xưa nay, lần này NCQ CSVN cũng đã sớm lộ mặt thật của họ. Bản
tin thời sự của Đài truyền hình Việt Nam tối ngày 25/2/2013 dẫn
lời ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư ĐCSVN, nói tại Vĩnh Phúc rằng: “Đó là các luồng ý kiến có thể
quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống”… Phụ họa
với ông Trọng, các nhà “lý luận” của đảng cộng sản Việt Nam cũng nhao nhao
ngụy biện: “Hệ thống chính trị một Đảng và lợi ích của Đảng thống nhất với
lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân. Tính giai cấp của Đảng cũng gắn liền
với tính nhân dân. Ngoài mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân
dân và Tổ quốc, Đảng ta không có mục đích nào khác” (!?!)
Phản ứng nhanh
với những điều ông Trọng nói, nhà báo Nguyễn Đắc Kiên trong nước đã viết trong
một “vài lời” gởi ông TBT Nguyễn Phú Trọng: “Đầu tiên cần phải xác định ông đang nói với
ai? Nếu ông nói với nhân dân cả nước thì xin khẳng định luôn là
ông không có tư cách”. Tiếp đó anh Kiên trân trọng tuyên bố 5 điều khẳng
định những đòi hỏi cơ bản của toàn dân hiện nay về dân chủ. Và cũng nhanh không
kém: ngay hôm sau, anh Kiên mất việc ở báo Gia Đình & Xã Hội!
Thế nhưng, tình
hình nay đã khác xưa: một bản “Tuyên Bố Của Các Công Dân Tự Do” (lấy lại phần
hai “vài lời” của anh Kiên) được công bố rộng rãi trên Internet, có hàng ngàn
chữ ký ủng hộ, với lời mở đầu như sau: “Chúng tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4
trong Hiến pháp hiện hành, mà còn muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một
Hiến pháp mới thực sự là ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng
cộng sản như Hiến pháp hiện hành”….
Ủng hộ mạnh mẽ
những người đấu tranh dân chủ Việt Nam trong bài báo có tựa đề “Việt Nam: quá khứ
là sự khởi đầu”, tác giả Robert Helvey đã khẳng định: Người Việt Nam không
chấp nhận làm nô lệ. Họ là những người phản kháng không hề nao núng. Bản Tuyên Bố Của Các Công Dân Tự Do là tiếng nói của người
dân, nêu lên rõ ràng rằng: sự độc tài sẽ không trụ lại ở Việt Nam được nữa.
Đã đủ rồi!”
Bức thư ngày
1/3/2013 của Hội đồng Giám mục Công giáo Việt Nam nhận định và góp ý sửa đổi Hiến
pháp cũng phân tích rõ sự mâu thuẫn: “Một mặt, Điều 74 khẳng định Quốc hội
là “cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất”; mặt khác, Điều 4 lại khẳng định đảng
cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Vậy ai lãnh đạo ai? Phải
chăng Quốc hội chỉ là công cụ của đảng cầm quyền? Nếu như thế, việc người dân đi
bầu các đại biểu Quốc hội có ý nghĩa gì? Một sự chọn lựa thật sự tự do hay chỉ
là thứ dân chủ hình thức?”
Lời Tuyên bố ngày 5/3/2013 của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Tăng thống Giáo hội Phật
giáo Việt Nam Thống nhất -“Dân chủ là nền tảng phát triển kinh tế, đem lại no
cơm ấm áo, hạnh phúc và tự do cho toàn dân”- cũng nói rõ: “Nhân danh Hội đồng
Lưỡng viện GHPGVNTN, tôi ngỏ lời tán thán sự can đảm và cấp thời của hai văn kiện
nói trên, đại biểu qua trên mười nghìn chữ ký, đang rửa sạch dư luận xấu của những
nền chính trị gian tà củng cố đặc quyền đặc lợi cho bè nhóm, đồng thời lấy
trách nhiệm người công dân biểu tỏ hành động chính trị thân dân và hộ quốc”.
Từ những sự kiện
và văn bản trên, Khối 8406 chúng tôi tuyên bố:
1) Cảm
phục và hoàn toàn ủng hộ sự bày tỏ chính kiến rất chí tình, chí lý trên đây của
các nhân sĩ, trí thức, ký giả, văn nghệ sĩ, của mọi tầng lớp đồng bào Việt Nam
cả trong lẫn ngoài nước, cũng như của Hội đồng Giám mục Công giáo và của Đức
Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
2) Cảnh báo toàn
thể Đồng bào Việt Nam trong nước hãy cẩn thận đề phòng những phản ứng điên cuồng
và trả thù tàn bạo mà đảng và NCQ CSVN có thể sẽ tung ra trong thời gian tới bằng
cách sử dụng lực lượng công an, quân đội, côn đồ để hăm dọa, giam cầm, thủ tiêu
những công dân ái quốc đang nỗ lực thay đổi vận mệnh đất nước cách bất bạo động
theo chiều hướng dân chủ.
3) Đòi
hỏi bản Hiến pháp hiện hành phải được thay thế hoàn toàn và triệt để bởi một bản
Hiến pháp mới của toàn dân, chứ không phải cần được tu sửa vặt vãnh theo ý đồ xấu
xa và ngang ngược của NCQ CSVN. Điều họ luôn khẳng định “Chế độ chính trị độc đảng
ở Việt Nam hiện nay là sự lựa chọn của nhân dân và của lịch sử” là hoàn toàn dối
trá và ngụy biện, không thể nào được Dân tộc Việt Nam hôm nay chấp nhận!
4) Thiết
tha kêu gọi đồng bào Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước, các chức sắc và tín
đồ mọi tôn giáo cùng cộng đồng thế giới tiến bộ tiếp tục ký tên ủng hộ 4 văn kiện
nói trên (Kiến nghị 7 điểm, Tuyên bố của các Công dân tự do, Thư của Hội đồng
Giám mục VN, Lời tuyên bố của HT Thích Quảng Độ), đồng thời ký tên ủng hộ việc mở một
chiến dịch đấu tranh dân chủ, đòi NCQ CSVN tổ chức một cuộc Trưng Cầu Dân Ý có
quốc tế giám sát, với nội dung: Việt Nam nên hay không nên thiết lập một
chế độ chính trị dân chủ đa đảng?
Làm tại Việt Nam,
ngày 07 tháng 3 năm 2013.
Ban điều hành Khối
8406:
1- Linh mục Phan Văn Lợi – Huế – Việt Nam.
2- Kỹ sư Đỗ Nam Hải – Sài Gòn – Việt Nam.
3- Giáo sư Nguyễn Chính Kết – Houston – Hoa Kỳ.
4- Bà Lư Thị Thu Duyên – Boston – Hoa Kỳ.
Với sự hiệp thông
của Linh mục Nguyễn Văn Lý, cựu quân nhân Trần Anh Kim, nhà văn Nguyễn Xuân
Nghĩa và nhiều tù nhân chính trị, tôn giáo khác đang ở trong lao tù cộng sản.
No comments:
Post a Comment