Sau bao nhiêu ngày chờ đợi cũng như áp lực từ dư luận, bản án của Phương Uyên và Nguyên Kha đã được tuyên bố vào chiều ngày hôm nay 16 tháng 8 tại tòa Phúc thẩm tỉnh Long An theo đó Phương Uyên bị 3 năm tù treo và 52 tháng thử thách. Đinh Nguyên Kha 4 năm tù giam và 3 năm quản chế, giảm còn phân nửa so với bản án phiên sơ thẩm.
"Đừng để đến già chúng ta phải hối tiếc..."
Hầu như trong suốt cả ngày 16 tháng 8 người có quan tâm tới vụ án của Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên đều hướng về thành phố Long An để theo dõi phiên tòa phúc thẩm xét xử hai bị cáo tuổi đời còn rất trẻ nhưng chí hướng mà họ theo đuổi thật cao cả.
Từ sáng sớm hàng chục người gồm thân nhân của hai em đến các bloggers và đặc biệt là trí thức đã có mặt truớc tòa án để yễm trợ tinh thần hai em. Đã có những xô xát xảy ra đến nỗi nhiều người nằm lăn truớc xe công an để phản đối đàn áp.
Cuối cùng thì bùng vỡ những tiếng reo hò sung sướng khi bản án được loan đi vào buổi chiều cuối giờ. Nguyên Kha với bản án 4 năm tù, giảm còn phân nửa với án sơ thẩm và Phương Uyên thay vì bị 6 năm tù giam như đề nghị của Viện kiểm sát thì lại được huởng 3 năm án treo và 52 tháng thứ thách.
Thắng lợi này là thắng lợi của xu thế đổi mới và là thất bại của phe “4 kiên định” muốn cúi đầu chịu thần phục Trung quốc.
- Nhà báo Kha Lương Ngãi
Trong khi theo dõi diễn tiến chúng tôi đã thật sự bị lôi cuốn vào đám đông bùng vỡ những cảm xúc tràn đầy truớc tin vui này.
Có tiếng khóc từ đầu giây điện thoại, tiếng vỗ tay, tiếng cười vui và ngay cả tiếng hoan hô công an đâu đó trước cửa trại giam khi mọi người chờ đợi sự xuất hiện của cô gái dáng người nhỏ nhắn nhưng nội lực tràn ngập những niềm tin và ý chí mạnh mẽ của cô.
Chúng tôi cũng chờ đợi và không kém hồi hộp khi liên lạc được với Phương Uyên trên chuyến xe chở em trở về Sài Gòn.
Trong tiếng nói còn mệt mỏi Phương Uyên cho chúng tôi biết những lời đầu tiên sau khi hít thở không khí tự do:
"Dạ mẹ con là người rất cao cả, đã đứng về phía con trong thời gian dài mà đã bị phía bên ngoài gây sức ép rất lớn. Con rất cảm ơn mẹ và bên cạnh đó là tất cả mọi người.
Con chỉ biết nói một câu “mọi người chúng ta đang là một”. Chúng ta là tuổi trẻ, chúng ta phải biết bảo vệ quan điểm của chúng ta.
Tuổi trẻ là nơi dễ vấp ngã và tuổi trung niên là tuổi phải bươn chải, già là tuổi để nhìn lại mà hối tiếc.
Đừng để đến già chúng ta phải hối tiếc vì cuộc đời chỉ mang một ý nghĩa giả và tạm nên hãy làm hết sức mình những gì mình nghĩ trong đầu. Nếu thấy đúng hãy cứ theo tiếng con tim mách bảo là thẳng thắn."
Khi được hỏi điều gì khiến Phương Uyên ấn tượng nhất trong phiên tòa hôm nay, Phương Uyên cho biết:
"Cháu nghĩ mình không phạm theo điều 88. Đáng lý ra cháu không nói lên hành động vi phạm của cháu nhưng cháu đã tự nói lên” Tôi không vi phạm điều 88”; Tôi phạm những điều khác khi ở tòa cháu trả lời thẳng thắn đó là lỗi do Viện kiểm sát và An ninh điều tra của Long An đã truy tố tội của tôi là sai.
Tôi chỉ xúc phạm đảng. Sự xúc phạm này ép buộc tôi vào tội chống nhà nước. Tôi mong muốn có sự công bằng, không cào bằng. Đó là tính khoa học của pháp lý.
Còn hỏi tính khoa học của pháp lý như thế nào thì đó là phải rõ ràng, không cào bằng. Con nói được cái quan điểm của pháp lý tại vì con thấy rất nhiều bất công trong pháp luật."
Trước bản án 4 năm tù giam đối với Đinh Nguyên Kha, Phương Uyên chia sẻ suy nghĩ của mình:
"Dạ đó là sự nhường bước mà mỗi người có một quan điểm khác nhau. Con xin tôn trọng ý kiến của anh Đinh Nguyên Kha.
Con không biết nói gì cả nhưng mọi chuyện là do mình, chỉ là do bản thân mình thôi. Mình thấy có tội thì nó là có tội. Mình thấy không tội thì nó là không tội. Và anh chấp nhận anh phạm tội ở điều 88 thì đó là do anh còn tôi thì không."
Dĩ nhiên không ai trong ngày hôm nay vui mừng hơn mẹ của Phương Uyên, chị Nhung cho biết:
"Dạ phải nói là cái cảm giác khi con mình được tự do mà cả thế giới đều biết thì thật sự rất là hạnh phúc. Con gái của mình đã được tự do và tự do trong sự thật mà bé đã bảo vệ quan điểm của mình đến cùng ở trước tòa."
...tôi vững tin vào thế hệ này, vững tin vào đất nước này sẽ hình thành nên những con người yêu nước, có tấm lòng. Và tôi nghĩ đây cũng là một bước nhượng bộ khá quan trọng.
- Ông Huỳnh Kim Báu
Mẹ của Đinh Nguyên Kha tuy nhận thấy bản án 4 năm của con bà vẫn còn nặng nề nhưng nếu so với 8 năm thì sức nặng đã giảm hơn phân nửa, bà vừa buồn vừa vui cho biết:
"Tôi cũng vui lắm anh. Thấy kêu án 8 năm mà giờ giảm 4 năm thì mình cũng mừng lắm. Nó biết nghe dư luận ở bên ngoài thì nó cũng giảm cho thằng Kha.
Cái vui thứ nhất là con Uyên nó được án treo được ra rồi nè, một đứa rồi đó. Thằng Uy của tôi cũng chưa ra thì tôi cũng trông cho nó ra tại vì thằng Uy có tội tình gì đâu mà giam nó.
Con Uyên còn tha bổng không lẽ thằng Uy tôi họ không thả."
Thắng lợi
Người dân tham dự bên ngoài phiên tòa. Photo
courtesy of danlambao
Linh Mục Đinh Hữu Thoại thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam cũng không thề kềm cảm xúc mặc dù ông và nhiều tín hữu hoạt động trong Ủy Ban Công lý và Hòa Bình đã có mặt từ sớm tại Long An để theo dõi vụ án này. Linh mục Thoại cho biết:
"Dạ vâng khó diễn tả được nỗi vui của mọi người, nhất là những người đi dự hôm nay. Họ đi chung quanh tòa, hô vang các khẩu hiệu” trả tự do cho Phương Uyên, Nguyên Kha”, “Phương Uyên vô tội, Nguyên Kha vô tội”....
Khi mà họ được báo tin trước khi đám an ninh biết (đám an ninh không biết gì hết), họ vui mừng, họ la lên đến độ công an ngạc nhiên vì không biết chuyện gì xảy ra.
Phải nói là rất là vui vì lần đầu tiên trong lịch sử khi mà mình biết đến những chuyện trong xã hội đến bây giờ; Đây là lần đầu tiên, mình chưa bao giờ thấy một cái tiền lệ nào hết và chiều hôm nay nó lại xảy ra đúng như cái linh cảm của mình."
Ông Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức tp HCM kể lại diễn tiến cũng như sự xúc động của ông trong ngày hôm nay, ông chia sẻ:
"Buổi sáng thì nó đàn áp dữ dội lắm. Tụi tôi phải nằm ở ngoài đường, ngăn bánh xe không cho nó đàn áp.
Đến 11 giờ rưỡi thì luật sư ra cho biết rằng nó đề nghị là Phương Uyên giữ nguyên hình phạt, Nguyên Kha giảm 4 năm.
Phương Uyên trả lời rất là dõng dạc: thứ nhất là tôi không quan tâm đến chuyện tăng hay giảm án mà tôi muốn công khai tôi tội gì.
Tôi chống đảng cộng sản nhưng mà chống đảng cộng sản có vi phạm điều 258 không.
Mới có 21 tuổi mà nói như thế thì rất là hay. Chiều nay lạ nhất là cả hàng trăm người biểu tình rất khí thế thì công an lại “trung lập”.
Mặc dầu chị Minh Hằng chửi quá trời chửi nhưng họ không phản ứng gì hết. Tụi tôi còn đi biểu tình, còn hát “Dậy mà đi” nữa mà, rồi hô khẩu hiệu.
Cho tới chiều thì bất ngờ nó công bố bản án: Phương Uyên 3 năm tù treo và phóng thích ngay tại tòa; Còn Kha thì 4 năm.
Tôi nói thật chưa bao giờ tôi thấy sung sướng như ngày hôm nay. Tôi đi 2/3 đường về Sài Gòn rồi mà tôi trở lại liền. Đang mệt vậy đó mà giờ tôi khỏe re.
Là một đứa bé mới 21 tuổi, đây là hình ảnh của tụi tôi vào thời trẻ, tôi vững tin vào thế hệ này, vững tin vào đất nước này sẽ hình thành nên những con người yêu nước, có tấm lòng.
Và tôi nghĩ đây cũng là một bước nhượng bộ khá quan trọng."
Tôi mong muốn có sự công bằng, không cào bằng. Đó là tính khoa học của pháp lý. Còn hỏi tính khoa học của pháp lý như thế nào thì đó là phải rõ ràng, không cào bằng.
- Phương Uyên
Nhà báo Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng cho biết cảm giác sung sướng của ông mặc dù trong buổi sáng hôm nay chính ông cũng bị công an tạm giữ:
"Tôi thấy tất cả mọi người mà nếu nói rộng hơn là những người yêu nước, tất cả đều vui mừng, phấn khởi trước thắng lợi này.
Thắng lợi này là thắng lợi của xu thế đổi mới và là thất bại của phe “4 kiên định” muốn cúi đầu chịu thần phục Trung quốc.
Từ hồi chiều giờ sau khi nghe tin thắng lợi này, tất cả anh em chúng tôi đều thấy thắng lợi này là một xu thế mới, một xu thế không thể cưỡng lại được.
Tôi nghĩ đất nước phải xoay chuyển theo chiều hướng của thế giới văn minh, tiến bộ, dân chủ. Chuyển theo xu thế đó thì sẽ lần lượt thả những người từ lương tâm khác như anh Điếu Cày, chị Tạ Phong Tần, anh Cù Huy Hà Vũ.....
Tôi nghĩ rằng sẽ phải thả những người đó, đất nước mới chuyển mình sang xu thế dân chủ tiến bộ được. Đất nước mới phát triển được."
Những tiếng hô sau lưng Phương Uyên và các bạn vẫn còn đuổi theo đoàn xe về Sài Gòn để tối nay theo như dự kiến sẽ có đêm thắp nến cầu nguyện tại Dòng Chúa Cứu Thế, điều bất ngờ với sự tham dự của Phương Uyên, để tiếp tục cầu nguyện cho những tù nhân lương tâm bất hạnh hơn em.
Linh Mục Đinh Hữu Thoại thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam cũng không thề kềm cảm xúc mặc dù ông và nhiều tín hữu hoạt động trong Ủy Ban Công lý và Hòa Bình đã có mặt từ sớm tại Long An để theo dõi vụ án này. Linh mục Thoại cho biết:
"Dạ vâng khó diễn tả được nỗi vui của mọi người, nhất là những người đi dự hôm nay. Họ đi chung quanh tòa, hô vang các khẩu hiệu” trả tự do cho Phương Uyên, Nguyên Kha”, “Phương Uyên vô tội, Nguyên Kha vô tội”....
Khi mà họ được báo tin trước khi đám an ninh biết (đám an ninh không biết gì hết), họ vui mừng, họ la lên đến độ công an ngạc nhiên vì không biết chuyện gì xảy ra.
Phải nói là rất là vui vì lần đầu tiên trong lịch sử khi mà mình biết đến những chuyện trong xã hội đến bây giờ; Đây là lần đầu tiên, mình chưa bao giờ thấy một cái tiền lệ nào hết và chiều hôm nay nó lại xảy ra đúng như cái linh cảm của mình."
Ông Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức tp HCM kể lại diễn tiến cũng như sự xúc động của ông trong ngày hôm nay, ông chia sẻ:
"Buổi sáng thì nó đàn áp dữ dội lắm. Tụi tôi phải nằm ở ngoài đường, ngăn bánh xe không cho nó đàn áp.
Đến 11 giờ rưỡi thì luật sư ra cho biết rằng nó đề nghị là Phương Uyên giữ nguyên hình phạt, Nguyên Kha giảm 4 năm.
Phương Uyên trả lời rất là dõng dạc: thứ nhất là tôi không quan tâm đến chuyện tăng hay giảm án mà tôi muốn công khai tôi tội gì.
Tôi chống đảng cộng sản nhưng mà chống đảng cộng sản có vi phạm điều 258 không.
Mới có 21 tuổi mà nói như thế thì rất là hay. Chiều nay lạ nhất là cả hàng trăm người biểu tình rất khí thế thì công an lại “trung lập”.
Mặc dầu chị Minh Hằng chửi quá trời chửi nhưng họ không phản ứng gì hết. Tụi tôi còn đi biểu tình, còn hát “Dậy mà đi” nữa mà, rồi hô khẩu hiệu.
Cho tới chiều thì bất ngờ nó công bố bản án: Phương Uyên 3 năm tù treo và phóng thích ngay tại tòa; Còn Kha thì 4 năm.
Tôi nói thật chưa bao giờ tôi thấy sung sướng như ngày hôm nay. Tôi đi 2/3 đường về Sài Gòn rồi mà tôi trở lại liền. Đang mệt vậy đó mà giờ tôi khỏe re.
Là một đứa bé mới 21 tuổi, đây là hình ảnh của tụi tôi vào thời trẻ, tôi vững tin vào thế hệ này, vững tin vào đất nước này sẽ hình thành nên những con người yêu nước, có tấm lòng.
Và tôi nghĩ đây cũng là một bước nhượng bộ khá quan trọng."
Tôi mong muốn có sự công bằng, không cào bằng. Đó là tính khoa học của pháp lý. Còn hỏi tính khoa học của pháp lý như thế nào thì đó là phải rõ ràng, không cào bằng.
- Phương Uyên
Nhà báo Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng cho biết cảm giác sung sướng của ông mặc dù trong buổi sáng hôm nay chính ông cũng bị công an tạm giữ:
"Tôi thấy tất cả mọi người mà nếu nói rộng hơn là những người yêu nước, tất cả đều vui mừng, phấn khởi trước thắng lợi này.
Thắng lợi này là thắng lợi của xu thế đổi mới và là thất bại của phe “4 kiên định” muốn cúi đầu chịu thần phục Trung quốc.
Từ hồi chiều giờ sau khi nghe tin thắng lợi này, tất cả anh em chúng tôi đều thấy thắng lợi này là một xu thế mới, một xu thế không thể cưỡng lại được.
Tôi nghĩ đất nước phải xoay chuyển theo chiều hướng của thế giới văn minh, tiến bộ, dân chủ. Chuyển theo xu thế đó thì sẽ lần lượt thả những người từ lương tâm khác như anh Điếu Cày, chị Tạ Phong Tần, anh Cù Huy Hà Vũ.....
Tôi nghĩ rằng sẽ phải thả những người đó, đất nước mới chuyển mình sang xu thế dân chủ tiến bộ được. Đất nước mới phát triển được."
Những tiếng hô sau lưng Phương Uyên và các bạn vẫn còn đuổi theo đoàn xe về Sài Gòn để tối nay theo như dự kiến sẽ có đêm thắp nến cầu nguyện tại Dòng Chúa Cứu Thế, điều bất ngờ với sự tham dự của Phương Uyên, để tiếp tục cầu nguyện cho những tù nhân lương tâm bất hạnh hơn em.
Phiên xử phúc thẩm hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và
Đinh Nguyên Kha diễn ra đúng như thông báo vào ngày hôm nay 16 tháng 8. Có nhiều
diễn biến quanh việc xử án tại Long An đáng chú ý.
Biểu tình-phát tài liệu nhân quyền
"...Phương Uyên Vô tội.... Nguyên Kha Vô tội.... Tự
do cho Phương Uyên, Tự do cho Nguyên Kha.... Tự do cho dân tộc Việt Nam.... Đả
đảo Trung Quốc xâm lược.... Đả đảo cầm quyền bán nước.... Đả đảo tay sai bán nước....
Đả đảo tham nhũng, cướp đất của dân.... Đả đảo làm nghèo đất nước.... Đả đảo
tham nhũng làm rối loạn đất nước...."
Đó là tiếng hô của những người thân cũng như những người
đến Long An trong ngày 16 tháng 8 để bày tỏ sự ủng hộ đối với hai sinh viên
Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha trong ngày diễn ra phiên phúc thẩm 16
tháng 8.
Hoạt động biểu tình tuần hành đã diễn ra vào lúc khoảng
sau 10 giờ sáng và trước 2 giờ chiều khi những người ủng hộ từ Coopmart đi đến
khu vực tòa án Long An.
Bắt người- Đòi người
Thông thường dù lâu nay những phiên tòa chính trị như vụ
phúc thẩm hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vào ngày 16 tháng
8 được nói là công khai; nhưng chỉ có cha mẹ hoặc anh chị em rất giới hạn của
những người bị đưa ra xét xử mới được vào phòng xử án.
Một điểm khác trong phiên xử phúc thẩm ngày 16 tháng 8 ở
Long An, cả cha mẹ của hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha cũng
không được cho vào tòa.
Hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha tại
phiên tòa sơ thẩm hôm 16.05.2013.
Một số trong cả trăm người đến Long An ủng hộ cho hai
sinh viên ra tòa ở Long An vào ngày 16 tháng 8 đã bị lực lượng an ninh, công an
địa phương bắt đi.
Vào lúc 10 giờ 15 sáng, bà Dương Thị Tân cho biết về những
người bị bắt đi như sau:
Những người đó là anh Kha Lương Ngãi, trong nhóm trí thức,
anh Trương Văn Dũng ở Hà Nội và anh Nguyễn Viện ở Hà Nội, chị Trần thị Nga ở Hà
Nam và đứa con nhỏ. Họ bắt đưa đi rồi. Họ nghỉ để nghị án, chị em chúng tôi đi
tìm những người đó.
Đến 11 giờ, bà Bùi thị Minh Hằng cũng thông tin thêm:
Có một bác nông dân bật khóc khi nhìn thấy đoàn biểu tình
của chúng tôi. Chúng tôi hô rất to: đả đảo Trung Quốc xâm lược, đả đảo tay sai
bán nước, đả đảo những kẻ tham nhũng làm nghèo đất nước, đả đảo những kẻ làm rối
loạn đất nước này. Đồng thời lúc đó chúng tôi cũng phát cẩm nang thực thi quyền
con người. Lúc đó một tay ác ôn xông vào xé tan cẩm nang này và chửi bậy. Hắn
chửi chúng tôi ‘Đòi quyền làm người à!’
Không có luật sư bào chữa
Như thông tin đã loan, Đinh Nguyên Kha trước phiên xử đã
có đơn không tiếp tục yêu cầu luật sư bào chữa cho bản thân tại phiên phúc thẩm.
Còn Nguyễn Phương Uyên đến ngày trước khi phiên xử diễn ra vẫn chưa có quyết định
gì về điều đó.
Tuy nhiên tại tòa Nguyễn Phương Uyên đã có quyết định
tương tự. Luật sư Hà Huy Sơn, người đến bào chữa cho Nguyễn Phương Uyên tại
phiên phúc thẩm vào lúc 10 giờ sáng 16 tháng 8 cho biết lại sự việc như sau:
Vị đại diện Viện kiểm sát hỏi tại sao Kha từ chối 2 luật
sư, Kha có nói muốn giảm tội, giảm nhẹ và cũng nhiều lý do khác. Sau đó đến phần
Phương Uyên, người ta cũng hỏi và Phương Uyên nói sẽ tự bào chữa ở tòa và không
cần đến 2 luật sư.
- Luật sư Hà Huy Sơn
- Luật sư Hà Huy Sơn
"Vị đại diện Viện kiểm sát hỏi tại sao Kha từ chối 2
luật sư, Kha có nói muốn giảm tội, giảm nhẹ và cũng nhiều lý do khác.
Sau đó đến phần Phương Uyên, người ta cũng hỏi và Phương
Uyên nói sẽ tự bào chữa ở tòa và không cần đến 2 luật sư, tức từ chối luật sư
Nguyễn Thanh Lương và tôi.
Nhưng họ không hỏi lý do tại sao. Họ cũng hỏi Kha và Uyên
là có bị ai ép không, cả Kha và Uyên đều nói là tự nguyện. Còn sự thật như thế
nào thì…"
Phán quyết
Ngay sau khi tòa tạm nghỉ lúc 10:30 sáng, các facebookers
cho biết tin từ trong tòa cho hay Viện Kiểm sát đề nghị giữ nguyên mức án 6 năm
đối với Nguyễn Phương Uyên, giảm mức án của Đinh Nguyên Kha từ 8 năm xuống còn
từ 5 đến 6 năm.
Tuy nhiên đến 4:20 giờ, tòa kết thúc và mức án được thông
tin là Nguyễn Phương Uyên chỉ còn 3 năm cho hưởng án treo và được trả tự do tại
tòa, Đinh Nguyên Kha giảm phân nửa còn 4 năm và 3 năm quản chế.
Luật sư Nguyễn Thanh Lương cho biết:
(Cười) Có nhiều tình huống bất ngờ: Cô Nguyễn Phương Uyên
3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, trả ngay tự do tại phiên tòa; còn Đinh Nguyên
Kha 8 năm giảm phân nửa. Phương Uyên chịu 52 tháng thử thách. Đối với Đinh Nhật
Uy thì được trả lại một số tài sản…
Phản ứng
Khi nghe tin về các mức án tòa tuyên, nhiều người tỏ ra
vui mừng. Việc trả tự do ngay tại tòa cho Nguyễn Phương Uyên phù hợp với kêu gọi
mà nhiều người, trong đó có cả những vị nhân sĩ trí thức lâu nay từng đưa ra vì
cho rằng những hành động của Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha xuất phát từ
lòng yêu nước như thế cần phải được tuyên dương chứ không thể bỏ tù họ được.
Họ cho rằng nhà nước có bước nhân nhượng trước những áp lực
của dư luận. Ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực Châu Á của tổ chức theo
dõi nhân quyền Human Rights Watch, cũng ra thông cáo nói về việc giảm án như
sau:
Chắc hẳn áp lực quốc tế đã có tác động nào đó đối với kết
quả này, và điều đó cho thấy rằng nếu việc thúc đẩy kiên trì về vấn đề nhân quyền
tại Việt Nam sẽ có kết quả tích cực. Cộng đồng quốc tế nên học kinh nghiệm này
và tăng gấp đôi nỗ lực yêu cầu chính quyền Việt Nam tôn trọng các quyền dân sự
và chính trị của người dân trong nước họ. Trong khi kết quả hôm nay ngoài mong
đợi, nhưng điều đó không thể làm thay đổi sự thực là hai sinh viên trẻ ngay từ
đầu không thể bị kết tội và bỏ tù như thế.
Rõ ràng gia đình Phương Uyên vui mừng về việc em này được
trả tự do, nhưng án treo ba năm vẫn lơ lửng trên đầu, và một bước lầm lẫn nào
cũng có thể ngay lập tức đưa em lại vào nhà tù. Còn đối với Đinh Nguyên Kha, cơ
quan chức năng Việt Nam cũng phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho em
này. Điều mà chúng ta đang cố gắng hình dung vì sao tòa án lại hành động như
cách hôm nay cho thấy một thực tế lâu nay- đó là tòa án và ngành tư pháp tại Việt
Nam hoàn toàn mù mịt được kiểm soát bởi nhà cầm quyền và đảng cai trị.
ĐÃ ĐẾN LÚC PHÁ XIỀNG
Hồ Ngọc Nhuận Dân Biểu Việt Nam Cộng Hòa |
Sau khi ông Lê Hiếu Đằng nguyên Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt
nam Tp.HCM tung ra liên tiếp ba bài viết tuyên bố cần phải thành lập một đảng
đối lập tại Việt Nam mà ông là người sáng lập, để làm đối trọng với chế độ độc
đảng hiện nay, ông Hồ Ngọc Nhuận, một trí thức nổi tiếng từng hoạt động công
khai trong chính phủ Sài Gòn với vai trò của một dân biểu đối lập và sau năm
1975 ông tiếp tục giữ nhiều chức vụ quan trọng của chính quyền mới, đã tung bài
viết mang tên Phá Xiềng đang tạo sôi nổi trong dư luận. Mặc Lâm phỏng vấn đặc
biệt với ông để tìm hiểu thêm vấn đề quan trọng này.
Mặc Lâm:
"Thưa ông sau khi ông Lê Hiếu Đằng viết liên tiếp ba bài
nói về sự bức thiết phải thành lập một đảng đối lập với cái tên gợi ý là Đảng
Dân chủ Xã hội. Ngày hôm nay ông cũng có bài viết với tên gọi “Phá Xiềng” chẳng
những ủng hộ quyết định của ông Lê Hiếu Đằng mà còn bổ túc thêm nhiều ý tuởng
cho sự hình thành đảng này. Xin ông cho biết lý do chính của việc cần thiết
phải thành lập đảng đối lập này là gì?"
"Chế độ này không
dân chủ"
Ô. Hồ Ngọc Nhuận:
"Chế độ này không có dân chủ. Anh thấy không, người ta lấy
dân chủ người ta làm độc trị, độc quyền, độc đoán, đủ thứ hết trọi! Nhưng
không có dân chủ thì không thể có lối thoát được. Và điều này thật sự ra những
người nào yêu nước, những người có lòng, họ đã khổ sở đề nghị lâu rồi nhưng
không ai nghe. Nếu mà dân chủ thì người ta sợ người ta mất. Ông Đằng đặt vấn đề
cũng từ lâu rồi vì đây là lối thoát. Lối thoát cho những người đương cầm quyền
mà còn là lối thoát cho dân mình, không còn cách nào khác. Hơn nữa, cái này
cũng lâu đời rồi. Từ xưa đến giờ tất cả những nước đã phát triển thì tốt nhất
là áp dụng dân chủ. Khi mà dân chủ được thì mọi người đều có dân chủ, mọi người
mới hợp lực lại. Đâu có ai cản lại được đâu, có ai nói ngược lại đâu, có ai nói
phải nói trái được đâu mà nói phải nói trái thì tối thiểu là bị ém, bị
trù, bị dập. Tức là nói nôm na có dân chủ mà không có đối lập thì kể như
là cụt chứ không phải cuội nữa mà nó là độc tài."
Mặc Lâm:
"Ông đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền
hiện nay ông nhận thấy nền dân chủ của nuớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
có gì đáng để phân tích hay không và đặc biệt vai trò của Đảng Cộng sản đối với
nền dân chủ pháp trị mà chính phủ luôn hô hào vận động có điều gì cần phải bàn
luận hay không?"
Ô. Hồ Ngọc Nhuận:
"Họ cứ nói là còn đảng còn mình nên quyết bảo vệ
đảng. Một ngày nào đó, không sớm thì muộn, có thể họ ở lâu lắm, nhưng một ngày
nào đó họ cũng ra đi nhưng là một sự tan nát ê chề bởi vì dân đâu có chịu! Nhiều
đời lắm rồi, từ thời còn vua chúa kìa, dân mình không phải là dân không có
tiếng nói. Luôn luôn có tiếng nói. Vua chúa ngày xưa cũng để cho dân nói. Cái
chế độ cũ cũng để cho dân nói. Còn giờ đây không cho người ta
nói thì làmsao mà góp ý và xây dựng đất nước được? Cho nên điều tâm
đắc nhất của tôi từ xưa đến giờ là dân chủ mà muốn dân chủ là phải có 2,3 đảng.
Người ta đâu có đòi phá mấy ổng, người ta đòi nói chuyện với mấy ổng một cách
rất là tử tế và mấy ổng tử tế nói chuyện với người ta. Mà nói chuyện thì phải
bình đẳng, bình quyền."
So sánh hai chế độ
Mặc Lâm:
"Trong chế độ cũ ông từng là một dân biểu chọn vai trò đối
lập, đồng thời cũng là giám đốc chính trị của nhật báo Tin Sáng có từ trước năm
1975. Giữa hai chế độ thì trong thâm tâm ông, ông có nhận xét như thế nào về
nền dân chủ pháp trị trước đây và nền pháp trị của chế độ mới, nếu so sánh một
cách công bằng, thưa ông?"
Ô. Hồ Ngọc Nhuận:
"Thật sự cái luật của chế độ mới bây giờ đâu phải là pháp
trị mà là đảng trị. Họ thâu tóm tất cả trong tay họ hết. Chế độ này họ muốn cai
trị nhưng họ không có luật. Họ không có luật thì làm sao ra luật được. Cái
ông đảng này ổng thâu tóm hết rồi ổng “úm ba la” nay ổng làm cái luật này, mai
ổng làm luật kia. Còn những cái mà ổng cho là quyền của dân thì ổng ghi trong
hiến pháp thì ổng để đó. Ổng không dám làm luật vì nếu ổng làm luật, dẫu cho họ
có nắm hết quyền hành từ Quốc hội cho đến đủ thứ đi nữa thì một ngày nào đó tối
thiểu cũng mở cửa chút đỉnh. Còn cái này cũng không phải pháp trị mà cũng không
pháp quyền nữa mà nó là đảng trị. Đảng trị từ đầu đến cuối. “Đảng ta là
đảng cầm quyền”. Cầm quyền một mình nên đi tới độc quyền. Vậy thôi.
Còn chế độ cũ, tôi là một dân biểu đối lập trong chế độ đó. Tại
sao ở chế độ cũ người ta cho đối lập? Từ hồi mới 75, mấy ổng nói với tôi là đây
là kiểu thực dân mới nên nó mới áp dụng như vậy để nó coi là có dân chủ".
Đã có dân chủ thì phải có đa nguyên, có người này người khác
chẳng hạn, không phải là tốt tuyệt đối đâu. Nó cũng có mặt này, mặt khác nhưng dưới
chế độ cũ, tôi là dân biểu đối lập nhưng tôi làm báo được, mặc dầu tôi bị đóng
cửa tới đóng cửa lui, rồi tôi bị tịch thâu tới, tịch thâu lui và sau cùng tôi
bị đóng cửa hẳn năm 72. Đóng tờ này tôi lại làm tờ khác. Nói với anh Mặc Lâm,
ngay cả bậc thầy của chúng ta trong làng báo là ông thầy Nguyễn An Ninh chẳng
hạn, ổng từ Pháp về và viết những bài bằng tiếng Pháp. Hồi xưa dưới cái thời
cai trị của thực dân nó cũng để cho người mình nói chuyện. Mặc dầu nó cũng bắt
nhốt ổng và sau cùng ổng phải chết ở Côn đảo.
Thú thật ra bây giờ chế độ dân chủ ở Mỹ, ở Anh, ở Pháp hay ở Âu
châu chẳng hạn, nó cũng có những đàn áp...bởi vì đây thật sự là đấu tranh mà! nhưng
đấu tranh dân chủ ít ra phải có tiếng nói của dân, ít ra phải có tiếng nói của
báo chí. Còn đằng này ổng tóm thâu hết. Cả cái suy nghĩ, cái tình cảm ổng cũng
muốn làm chủ.
Anh Đằng ảnh nói đúng đó. Dưới chế độ cũ mấy ông làng văn
cũ vô trong này hồi sau 75 chẳng hạn tôi còn tặng sách của mấy ổng mà ở ngoài
đó mấy ổng không in được. Còn ở trong này in thả giàn. Tất cả những
sáng tác của thời gọi là thực dân, gọi là đủ thứ... tại sao những sáng tác đó
có giá trị để đời còn bây giờ thú thật mấy ổng tặng thưởng này, tặng thưởng kia
mà dân có ai đọc đâu?
Học sinh thì bị bắt học, thật tội nghiệp cho con cháu chúng ta
quá. Nó bị nhồi nhét, nó bị một chế độ ngu dân. Cho nên nói thì nhiều lắm, anh
Mặc Lâm ơi nhưng mà nói thì đâu có phải đả phá hay tranh đấu với mấy ổng đâu.
Mấy ổng mạnh quá mà. Bao nhiêu lực lượng ở trong tay, còn lâu lắm nhưng nhất
định mấy ổng không chịu, mấy ổng sợ."
Sẽ đàn áp đảng viên Cộng
Sản?
Mặc Lâm:
" Như ông vừa nói, đảng Cộng sản còn đang rất mạnh, có biết
bao nhiêu lực lượng trong tay, như vậy khi một đảng đối lập mới được hình thành
với cái tên Đảng Dân chủ Xã hội chắc chắn sẽ bị chính quyền chống phá mãnh liệt
và sự mãnh liệt ấy có thể dẫn đến đổ máu. Ông có dự báo câu chuyện có thể dẫn
đến mức độ tồi tệ như vậy hay không?"
Ô. Hồ Ngọc Nhuận:
"Thât sự ra đâu có ai làm gì mấy ổng đâu mà đổ máu? Tất
nhiên là mình bất bạo động mà. Vả lại tôi bây giờ, như anh Mặc Lâm có hỏi hồi
nãy đó là vấn đề sức khỏe. Những ông già như chúng tôi thì làm cái gì mà
đổ máu? Tất nhiên là bịt miệng thôi. Tôi chỉ làm đảng đối lập thôi chứ có
làm gì đâu và không như các đảng đối lập ở các nước làm loạn để họ đàn áp
đẫm màu được?
Nếu họ đàn áp đẫm máu thì chuyện này rất là lạ lùng, quái dị
nhưng tôi hy vọng ở tuổi trẻ. Thời nào cũng vậy hết, không có tuổi trẻ thì
không làm ăn gì được hết. Và tôi hy vọng cả những ông đảng viên, thật sự như
ông Đằng ổng nói đó, có nhiều người chuyển sinh hoạt đảng đâu đó thì cũng
không thèm. Con số âm thầm đó là bao nhiêu? Số đó đông lắm vì họ
uất ức, họ nghẹn ngào, buồn tủi vì bị cấy lý tưởng thời còn trai trẻ.
Họ vì dân vì nước mà bị người ta phản bội. Con số nguời đó thật tình
đấu tranh, dấn thân, vào tù ra khám. Đó là thật sự những người đảng viên Cộng
sản yêu nước và họ cũng là những người đấu tranh kiên cường".
Mặc Lâm:
"Ông có cho rằng vì không thể im lặng nhìn một lực lượng
nổi lên chống lại sự độc đảng của mình nên đảng cộng sản sẽ ra tay đàn áp, bắt
bớ những người tham gia vào đảng Dân Chủ Xã Hội hay không?"
Ô. Hồ Ngọc Nhuận:
"Có thể là bắt bớ người nhưng có ai làm gì đâu mà bắt bớ.
Thật sự ra là họ bắt những người trong nội bộ đảng vì họ đã
đứng ra không chấp nhận đảng nữa và lập cái đảng mới. Điều này tôi
rất mong từ lâu rồi. Nói cách này thì họ ngại nhưng không có gì đáng ngại
đâu, không phải là diễn tiến tự sụp đổ đâu mặc dù đúng là một hình
thức đó, tự sụp từ bên trong.
Nếu họ bắt một người đảng viên cộng sản ly khai thì họ tự đục
một cái lỗ hổng. Bắt nhiều người cộng sản ly khai thì họ đục thêm nhiều
cái lỗ như vậy. Bắt nhiều người như vậy trong cùng một cái đảng của họ mà không
còn chấp nhận họ nữa thì cứ cho họ tự phá con thuyền của họ".
Mặc Lâm:
"Để bắt đầu xây dựng một đảng đối lập trong bối cảnh hiện
nay ông nghĩ bộ phận nào trong xã hội sẽ được kêu gọi và gây dựng làm thành
phần nòng cốt?"
Ô. Hồ Ngọc Nhuận:
"Tôi tin rằng với nòng cốt của đảng mới này như
ông Đằng hô hào và kêu gọi. Ông ấy hỏi tại sao chúng ta là những người đảng
viên cảm thấy mình hổ thẹn với tiền nhân, với con cháu vì bị phản bội; Nếu mình
cứ tiếp tục làm thêm như vậy thì chính mình cũng là người phản bội. Ổng có kêu
gọi những người bạn đó và tôi cũng kêu gọi những người đó. Bởi những
người đó, đúng ra là một bộ phận của người cộng sản muốn công khai đấu tranh ôn
hòa, đấu tranh dân chủ để mà xây dựng đất nước, thế thôi."
Mặc Lâm:
"Nếu vượt qua được bước đầu thành lập đảng mà không bị bắt
bớ hay đàn áp vì theo như ông nói Đảng Cộng sản sẽ không dại gì mà tự đục
thuyền của mình bằng cách bắt bớ đảng viên ly khai, như vậy buớc kế tiếp Đảng
Dân Chủ Xã hội mà cốt cán là thành phần đảng viên ấy sẽ làm điều gì với đảng
Cộng sản hiện nay?"
Ô. Hồ Ngọc Nhuận:
"Nếu họ không làm chuyện đó vì họ nghĩ như vậy là tự đục
thuyền thì chỉ còn một cách là ngồi lại với nhau, thử nói chuyện. Ông Đằng
có nói rất rõ là ổng thách mấy ổng nói chuyện thẳng với ổng. Ổng thách cả ông
đầu sỏ của tuyên huấn của đảng Cộng sản về lý luận nói chuyện với ổng. Chứ đâu
có nói đấu võ đâu! Nói ra điều này ai cũng ngại nhưng mà đối với đảng
Cộng sản thật sự mà thấy tình hình thực tế dân tình không cho phép mấy ổng làm
chuyện cũ nữa. Không chuyên quyền nữa thì mấy ổng phải nghe."
Mặc Lâm:
"Xin cám ơn ông Hồ Ngọc Nhuận đã cho phép chúng tôi thực
hiện cuộc phỏng vấn này."
No comments:
Post a Comment