Phong trào CĐVN khẩn cấp thông báo cùng lương tâm công luận về trường hợp bị ngược đãi, đối xử vô nhân đạo của tù nhân lương tâm Đỗ thị Minh Hạnh, 28 tuổi, người từng được giải thưởng nhân quyền Việt Nam năm 2011 cùng tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, hiện đang chịu án tại trại giam Z30A Xuân Lộc Đồng Nai.
Theo tin từ ông Đỗ Ty và bà Trần thị Ngọc Minh, song thân của cô Đỗ thị Minh Hạnh cho biết từ khi bị án 7 năm trong phiên toà ngày 26/10/2010 đến nay, Hạnh đã thường xuyên bị ngược đãi, hành hạ thể xác bằng các biện pháp chuyển trại, giam chung với những phạm nhân bị bệnh truyền nhiễm (HIV) hoặc bị tù thường phạm vô cớ đánh đập dã man... Hiện nay, cô Hạnh đang bị lở loét, teo ngực (triệu chứng của bệnh ung thư), đau đớn mà không được chăm sóc chữa trị đúng mức dù gia đình đã làm đơn xin cho cô Hạnh được đi chữa bệnh từ ngày 10/8/2013.
Sức khỏe của Đỗ thị Minh Hạnh đang kiệt quệ, nếu không được chữa trị sẽ có thể nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại hậu quả thương tật suốt đời.
Vì lương tâm đồng loại và trách nhiệm công dân, chúng tôi:
1. Khẩn thiết yêu cầu chính quyền, cơ quan quản lý trại giam lập tức chấm dứt các hình thức bức hại, ngược đãi và nhanh chóng cho cô Đỗ thị Minh Hạnh được đi viện chữa trị theo đề nghị của gia đình.
2. Đề nghị mọi cá nhân, đồng bào trong ngoài nước cùng hành động bằng hình thức gọi điện, viết thư kiến nghị đến Chủ tịch nước, Viện Kiểm Soát Tối Cao, Tổng Cục Quản Lý trại giam, Trại trưởng trại K5, Z30 và các cơ quan thẩm quyền khác để kêu gọi giải quyết yêu cầu chính đáng của tùnhân lương tâm Đỗ thị Minh Hạnh.
3. Rộng rãi thông báo đến dư luận, các nhà hoạt động nhân đạo đáng kính và tất cả các tổ chức tranh đấu bảo vệ quyền con người trên quốc tế được biết để tạo áp lực lên chính quyền sở tại giúp tù nhân lưong tâm Đỗ thị Minh Hạnh nhanh chóng được hưởng các quy chế căn bản mà Luật Quốc tế về quyền con người đã quy định, cụ thể là quyền được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của những người bị tước đoạt tự do, theo Điều 10 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR).
Ngày 27 tháng 8 năm 2013
TM. Phong Trào Con Đường Việt Nam
Lê Quốc Tuấn
* Đính kèm bên dưới là bản tường trình của bà Trần Thị Ngọc Minh.
=======================================
BẢN TƯỜNG TRÌNH
V/v Hạnh : bị bắt - bị hành hạ - bị đánh đập trong tù và những phiên toà bất minh
Poland , ngày 20 tháng 06 năm 2013
Kính gửi :
UB NHÂN QUYỀN VIỆT NAM
Tôi tên là Trần Thị Ngọc Minh, thường trú tại Di Linh - Lâm Đồng – Việt Nam, hiện đang tạm trú tại đ̣ất nước Ba Lan, là mẹ của tù nhân Đỗ Thị Minh Hạnh, sinh năm 1985, hiện đang bị nhà cầm quyền Việt Nam giam giữ tại phân trại 5,trại giam Xuân Lộc - Long khánh - Đồng Nai - Việt Nam. Vì bênh vực quyền lợi cho người lao động Việt Nam và vì hoạt động góp phẩn đấu tranh tìm tự do dân chủ và chống sự xâm lược củaTrung Quốc đã bị nhà nước Việt Nam bắt vào ngày 23 tháng 2 năm 2010 và bị xử án 7 năm tù giam cùng hai người bạn của Hạnh là Nguyễn Hoàng quốc Hùng và Đoàn Huy Chương với tội danh " phá rối an ninh chống lại chính quyền nhân dân " theo điều 89 Bộ luật hình sự của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ". Tôi xin được trình bày cụ thể về việc bắt giam, đánh đập ,hành hạ, khủng bố tinh thần của Hạnh trong tù cùng những phiên toà bất minh như sau :
Từ khi bị bắt, bị xử án và bi giam giữ cho đến nay, con tôi là Đỗ Thị Minh Hạnh đã bị chuyển qua nhiều trại giam, thường bị khủng bố tinh thần và bị hành hạ đánh đập cũng như bị cưỡng bức lao đ̣ộng.
1) Bị bắt, bị đánh đập và bị tra khảo tại Hà Nội
- Trước hết tôi xin đươc trình bày là lần hành hạ đánh đập đầu tiên trước đây vào tháng 02 năm 2005, trong dịp đầu năm con tôi đến thăm và làm quen tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang tại nhà riêng của ông ở Hà Nội, ông Thanh Giang có tặng con tôi hai cuốn sách một là KHÁT VỌNG NGÀN ĐỜI, hai là cuốn sách SUY TƯ VÀ ƯỚC VỌNG, công an lấy cớ hai cuốn sách này là phản động đã hành hạ đánh đập con tôi tại khách sạn Hoàng Anh, Quận Cầu Giấy Hà Nội. Cùng ngày, bộ công an Hà Nội bắt và biệt giam con tôi một cách trái phép không thông báo cho gia đình biết và đã thẩm vấn con tôi nhiều ngày trong một căn nhà biệt lập của Bộ công an. Khi công an địa phương nơi tôi cư trú tại Di Linh Lâm Đồng đến nhà thu thập thông tin gia đình và bản thân Hạnh tại nhà tôi thì gia đình tôi nghi ngờ con tôi bị công an bắt giam và tự tìm hiểu thì biết được Hạnh bị giam tại Bộ công an Hà Nội, gia đình tôi đã tìm cách bảo lãnh Hạnh về.
2) Bị bắt và bi đánh đập tại cơ quan công an huyện Di Linh - tỉnh Lâm Đồng
Vào lúc ̣09 giờ sáng ngày 23 tháng 02 năm 2010, tôi đưa Hạnh đến cơ quan công an Huyện Di Linh - Tỉnh Lâm Đồng để làm lại chứng minh nhân dân thì bị công an Di Linh trên dưới 20 người bắt còng hai tay của Hạnh một cách bất hợp pháp không có bằng chứng phạm tội cũng không có lý do, không có lệnh bắt giam và đ̣ánh đập con tôi đổ máu đầy mặt tại chỗ mà không nói rõ lý do trước sự chứng kiến của tôi, những cái tát mạnh đã làm cho Hạnh bị ù một bên tai và không còn nghe rõ.. Sau khi bắt và đánh đập xong, Hạnh yêu cầu xem lệnh bắt, và đề nghị cho biết lý do bắt thì một lúc sau công an Di Linh đưa ra lệnh bắt vừa mới được Bộ công an fax về. Vào lúc 16 giờ cùng ngày, bộ công an cùng công an Di Linh và chính quyền địa phương còng tay dẫn Hạnh về nhà tôi và nhà chị gái của Hạnh lục soát vẵn không tìm ra một bằng chứng phạm tội nào và vẫn tiếp tục đánh vào ̣đầu của Hạnh tại nhà chị gái Hạnh cư trú tại Bảo Lâm - Lâm Đồng, sau đó đem con tôi giam tại trại giam B34 thuộc Bộ công an thành phố Hồ Chí Minh.
3) khủng bố tinh thần tại trại giam B34 - Bộ công an
- Ngày 18/04/2010 tôi tìm được đến trại B34, một nữ công an tiếp tôi nhưng không cho tôi gặp mặt con tôi và cho tôi biết Hạnh luôn chống đối, Hạnh đã nhiều ngày nhịn ăn, nằm lì, hỏi gì cũng không nói. Sau đó có ăn cơm nhưng ăn của một nữ tù nhân hình sự giam cùng phòng chứ không chịu ăn cơm của trại giam, cũng không cho bác sĩ khám bệnh. Nữ công an này bảo với tôi Hạnh không có thiện chí hợp tác với công an nên yêu cầu tôi gửi thư thuyết phục Hạnh khai báo và nhận tội. Vì chưa hiểu hết mặt trái của cộng sản và vì quá thương con, lo cho tính mạng của con, muốn con được sớm ra khỏi tù, tôi đ̣ã thực hiện theo yêu cầu của họ ( sau này Hạnh bảo với các anh chị của Hạnh là Hạnh vô cùng đau khổ khi đọc lá thư này của tôi ). Sau khi nhận thư của tôi Hạnh chấp nhận trả lời các câu hỏi của công an. Hạnh khai nhận những việc Hạnh làm, Hạnh cho công an biết những việc làm của Hạnh xuất phát từ lòng yêu nước và luôn khẳng định mình vô tội.
Vào ngày 14/05/2010 tôi mới được gặp con tôi trong vòng 15 phút, và Hạnh xin tôi hiểu cho Hạnh, Hạnh nói rõ quan điểm của Hạnh về tình trạng đất nước và toàn dân Việt Nam đang phải ở trong một nhà tù lớn và Hạnh tuyên bố Hạnh vô tội trước sự giận giữ hằn học của hai cán bộ công an điều tra, công an không cho Hạnh nói tiếp và tuyên bố hết giờ thăm nuôi. Tôi lo sợ trước thái độ của công an Hạnh sẽ bị hành hạ trong tù. Vài ngày sau chị gái Hạnh mang thuốc bệnh và quần áo, tư trang vào cho Hạnh thì bị công an trại giam B 34 thẩm vấn, khủng bố tinh thần, hăm dọa buộc phải khai báo việc làm và những tang vật của Hạnh, công an đã chụp hình chị của Hạnh dùng để hù doạ, gây áp lực khủng bố tinh thần Hạnh buộc Hạnh phải nhận tội xin khoan hồng và hăm doạ chị của Hạnh không được nói ra bên ngoài cuộc thẩm vấn này. Thương em, sợ ảnh hưởng đến em ở trong tù nên chị của Hạnh đành im lặng.
Từ đây,gia đình tôi được thăm nuôi vào ngày 10 mỗi tháng. Mỗi lần thăm chỉ được 15 phút, chỉ cho phép thăm hỏi sức khoẻ và khuyên bảo Hạnh hợp tác với công an và nhận tội.Nhưng Hạnh vẫn giữ quan điểm trước sau như một của mình.
4) Phiên toà sơ thẩm : bất công, không minh bạch và đánh đập Hạnh tại toà
- Ngày 10/10/ 2010, theo định kỳ hàng tháng, tôi đến thăm nuôi Hạnh tại trại B34 thì đ̣ược biết Hạnh đã chuyển đến trại giam công an tỉnhTrà Vinh. Khi chuyển trại Bộ công an cũng không thông báo cho gia đình tôi biết. Đến ngày 15/10/2010 chúng tôi tự đi tìm con và được biết con tôi cùng hai người bạn bị giam tại trại giam công an tỉnh Trà Vinh và tai đây, trại giam không cho chúng tôi thăm nuôi và cũng không cho gặp mặt.
Đến ngày 22/10/2010 chúng tôi mới nhận được thư của toà án nhân dân tỉnh Trà vinh mời gia đình đến dự phiên toà xử Hùng, Hạnh, Chương vào ngày 26 tháng 10 năm 2010 tại tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh với tội danh " phá rôi an ninh nhằm chống lại chính quyền nhân dân theo điều 89 của bộ luật hình sự " tức là nhận được giấy báo trước phiên xử 04 ngày.Quá bất ngờ nên gia đình tôi không kịp xoay sở để có được luật sư bào chữa cho con .Hạnh , Hùng và Chương đều không được mời luật sư
Ngày 26/10/2010 chúng tôi đến dự phiên toà, trên đường đến toà án, một rừng công an dày đặc được bố trí khắp các ngả đường cho đến sân và phòng xử án. Hùng bị biệt giam 8 tháng không được gặp mặt gia đình, nay chỉ nhìn thấy cha mình thoáng qua khi bước vào phòng xử án.
Đến giờ xử án, công an lôi kéo Hạnh và Chương vào trước, hỏi cung Chương và Hạnh xong, công an lôi kéo Hùng vào phòng xử án một cách thô bạo. Suốt phiên toà sự lôi kéo thô bạo đối với Hùng diễn đi diễn lại, lôi ra kéo vào rất nhiều lần, cứ mối lần hỏi cung Hùng xong thì lôi Hùng ra và sau khi hỏi cung Chương và Hạnh xong thì lôi Hùng vào để hỏi cung Hùng. Trong toà, Hùng luôn khẳng định là “ toà nói sai bét hết “ Và khi toà đọc bản cáo trạng nón đến những việc có liên quan ̣̣đến tổ chức ở ngoài nước thì Hùng nói to “ tất cả là do tôi làm hết, không ai chỉ đạo cả “.. Phiên toà không có luật sư bào chữa và trong khi xử án, lúc toà hỏi cung, các bị cáo lên tiếng thì luôn bị ngắt lời không cho phép tự biện hộ mà chỉ được phép trả lời "có" hoặc "không"
( Sau này khi được tiếp xúc với luật sư, chúng tôi có cho luật sư nghe qua đoạn ghi âm của phiên toà thì được luật sư cho gia đình chúng tôi biết, luật sư đã nghiên cứu hồ sơ và các bản khai của Hạnh, Hùng, Chương.Hạnh và Chương có khai việc mình làm xuất phát từ lòng yêu nước chứ không nghe lời ai cả, riêng Hùng không khai báo một lời nào. Ban đầu luật sư cho rằng Hạnh, Hùng, Chương là có tội, nhưng sau khi ngiên cứu hồ sơ và tiếp xúc với các bị cáo thì ông nhận định là các bị cáo vô tội, đồng thời qua đoạn băng ghi âm phiên toà ông nhận thấy những nghĩa cử cao đẹp và sự hy sinh của các cháu đối với đất nước, đối với dân tộc mà các cháu đã trình bày ở các bản khai thì toà không dám dựa vào các bản khai đó để đưa ra toà xét xử công khai, khách quan, minh bạch mà chỉ hỏi các câu hỏi mang tính chất nâng cao quan điểm tạo sự bất lợi cho các bị cáo ).
Toà bỏ qua phần kháng nghị của các bị cáo, vội vàng luận tội rồi tuyên án. Phiên toà kết thúc chóng vánh: buổi sáng 3 giờ đồng hồ và buổi chiều hơn 1 giờ đ̣ồng hồ với các bản án dành cho Ḥạnh,Chương mối người 7 năm tù, Hùng 9 năm tù.
Mặc dù bị ngắt lời không cho phát biểu, chỉ được nói vài lời ít ỏi, nhưng Hạnh - Hùng - Chương vẫn hiên ngang tuyên bố mình “vô tội “ trước toà.
Trong thời gian toà giải lao, ra ngoài Hạnh hát cho Hùng, Chương nghe một bài hát về tình bạn thì bị công an Trà Vinh nắm đầu Hạnh đập mạnh vào thùng xe chở tù nhân khiến Hạnh quá đau đớn nên Hạnh đã hét lên thất thanh.( Tiếng thét được lưu vào băng ghi âm.)
5) Trấn áp tinh thần, cản trở kháng án và cản trở không cho mời luật sư của công an trại giam tỉnh Trà Vinh
Sau phiên toà sơ thẩm Hạnh, Hùng Chương vẫn bị giam tại trai giam công an tỉnh Trà vinh. Tại đây, Hạnh bị ngược đãi, hành hạ, trấn áp tinh thần,công an luôn buộc Hạnh phải nhận tội. Sinh hoạt ăn ở mất vệ sinh, dùng nước bẩn, ngủ không cho giăng màn, muỗi đốt khắp cơ thể mặc dù gia đình cả ba nhà đã gửi tư trang chăn màn vào đầy đủ.
-Ngày 29/10/2010, ba gia đình chúng tôi được thăm nuôi, mỗi tháng găp mặt một lần và thêm một lần cho cung cấp thực phẩm đồ dùng sau 15 ngày thăm g̣ặp. Khi thăm gặp, lần lượt từng gia đình một vào thăm, mỗi lần thăm 15 phút. Khi gặp mặt, tôi và con tôi đối diện cách xa nhau khoảng 2m. Mỗi lần thăm đều có từ 6 công an trở lên vây quanh giám sát chúng tôi, công an luôn nhìn xoáy vào Hạnh với ánh mắt trấn áp tinh thần của Hạnh, chúng tôi chỉ được hỏi thăm sức khoẻ , nếu nói gì khác hoặc nói đến kháng án hay mời luật sư sẽ bị cắt thăm nuôi.
Những lần thăm nuôi sau đó, tôi yêu cầu ban giám thị trại giam tạo điều kiện cho con tôi kháng án và mời luật sư bào chữa, nhưng trại giam Trà Vinh không thực hiện.
Trong tù, Hạnh, Hùng, Chương yêu cầu công an cung cấp giấy bút để làm đơn kháng án nhưng bị công an Trà Vinh trấn áp. Cả ba gia đình chúng tôi buộc công an Trà Vinh thực hiện đúng pháp luật là phải để cho các bị cáo được thực hiện quyền kháng án.
Cuối cùng, ngày 05/ 02/ 2011 chúng tôi mới được tin đơn kháng án của Hạnh, Hùng và Chương cũng đã được gửi đến toà án NDTC tại TPHCM.
- Trong khi đó, vào ngày 31/12/2010 ba gia đình chúng tôi đã ký hợp đồng với luật sư Đặng Thế Luân để bào chữa cho cả Hạnh, Hùng và Chương trong phiên toà phúc thẩm, mặc dù toà án quy định chỉ có bị cáo mới được yêu cầu luật sư vì đã thành niên.
- Ngày 17/01/2011, luật sư đến trại giam công an tỉnh Trà Vinh xin vào g̣ặp các bị cáo, nhưng công an Trà Vinh cản trở không cho luật sư vào.
- Ngày 18/01/2011 tôi cùng hai gia đình Hùng và Chương làm đơn khiếu nại công an trại giam Trà Vinh vi phạm luật pháp đến:
- Bộ trưởng bộ công an
- Thanh tra bộ công an
- Toà án phúc thẩm hình sự TAND tối cao tại TPHCM
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Trà Vinh
- Toà án nhân dân tỉnh Trà Vinh
- Thanh tra công an tỉnh Trà Vinh
- Giám đốc trại giam công an tỉnh Trà Vinh
- Ngày 19/01/2011, luật sư đến toà án nhân dân tối cao TP HCM để đề nghị cấp giấy phép vào trại giam nhưng bị từ chối và đùn đẩy trách nhiệm về phía công an Trại giam Trà Vinh và cũng vào ngày này, luật sư vẫn quyết tâm đến trại giam đề nghị cho tiếp cận các bị cáo. Từ thành phố HCM đến trại giam Trà Vinh xa xôi luật sư phải ở lại Đêm ở Trà Vinh, nhưng vẫn bị trại giam từ chối không cho luật sư vào .
- Ngày 20/01/2011 tôi đến toà án tối cao TPHCM để đề nghị toà cấp giấy phép cho luật sư thì phát hiện toà sẽ xử phúc thẩm Hùng, Hạnh, Chương vào ngày 24/ 01/ 2011 chúng tôi tìm hiểu thông qua nhân viên toà án,có nghĩa là chúng tôi không được thông báo ngày xử phúc thẩm. Tại đây, tôi lập tức khẩn cấp làm đơn yêu cầu hoãn phiên toà.
- Ngày 28/01/2011 chúng tôi nhận được thư trả lời của Thanh tra bộ công an là đã chuyển đơn khiếu nại của chúng tôi đến giám thị trại giam Trà Vinh ́để trả lời cho chúng tôi và thanh tra bộ công an, nhưng trại giam Trà Vinh im lặng với chúng tôi đồng thời trong tù đe nẹt dọa dẫm, trấn áp, khủng bố tinh thần của Hùng, Hạnh Chương vì gia đình đã làm đơn khiếu nại.
- Ngày 05/03/2011 luật sư mới được tiếp cận hồ sơ và sau đó được toà án cấp giấy phép vào trại giam Trà vinh.
Luật sư chỉ được tiếp cận các bị cáo 2 lần và cho tôi biết:
+ Hạnh cho luật sư biết trong khi công an điều tra tại trại giam B34, công an đã ghi một số lời khai không đúng với lời khai của Hạnh, Hạnh đề nghị sửa lời khai nhưng công an vẫn giữ nguyên một số lời ghi chép khác với lời khai
+ Chương cho luật sư biết khi lấy lời khai, trong bản ghi chép, cứ mỗi lời khai công an để trống một đoạn giấy trắng.
+ Hùng cho luật sư biết công an trại giam Trà Vinh hù doạ nếu Hùng không nhận tội, công an sẽ đem Hùng nhốt vào nhà thương điên hoặc cho tiêm vào cơ thể của Hùng máu bị nhiễm HIV.
- Ngày 02/03/2011 viện kiểm sát nhân dân tỉnh Trà Vinh gửi giấy mời chúng tôi ́đến viện kiểm sát ́vào ngày 10/03/2011 để giải đáp đơn khiếu nại. Tại đây, họ nói đỡ cho công an Trà Vinh và nhận sai sót nhưng nhấn mạnh yêu cầu chúng tôi khuyên bảo Hùng, Hạnh, Chương nhận tội để được nhà nước khoan hồng.
6) Phiên toà phúc thẩm: Không công khai, không minh bạch và không cho thân nhân các bị cáo vào dự phiên toà, không nghe luật sư bào chữa.
Thông qua luật sư, chúng tôi biết phiên toà xử phúc thẩm Hạnh, Hùng, Chương sẽ diễn ra vào ngày 18/03/2011 tại toà án nhân dân tỉnh Trà vinh. Toà không thông báo cho chúng tôi và cũng không thông báo niêm yết tại TANDTC cũng như không niêm yết thông báo tại toà án tỉnh Trà Vinh.
Buổi sáng, ngày 18/03/2011 chúng tôi ́đến toà án rất sớm, cũng một rừng công an rải khắp ngả đường cho đến sân và phòng xử án. Khi xe tù đến, Hùng, Chương mỗi người đều có hai công an kèm theo, Hạnh cũng vậy, nhưng khi Hạnh bị dẫn đi vào giữa hai hàng lính canh gác trước cửa toà thì có một tên lính bước lên một bước rồi quay mũi súng vào Hạnh thì Hạnh ngẩng cao đầu, hất mặt nghinh lên trời, bĩu môi và bước thẳng.
Trong sân toà án công an chìm nổi dày đặc , súng ống, dùi cui rầm rộ như xử án những tên trùm khủng bố.
Ba gia đình chúng tôi bước vào dự phiên toà thì bị đám đông công an ngăn cản không cho vào. Cả ba gia đình chúng tôi phản đối quyết liệt nhưng vẫn không được vào dự.
Đến giờ xử án một lúc thì luật sư mới được thư ký toà án mời vào.
Trong phòng xử án âm thanh vặn nhỏ,chúng tôi không nghe được gì. Sau phiên toà, luật sư cho chúng tôi biết khi luật sư bào chữa, toà tỏ ra khó chịu vì luật sư khẳng định Hạnh, Hùng, Chương vô tội, toà không muốn nghe và khi kết thúc lời bào chữa, toà nhanh chóng luận tội với tội danh đã định sẵn, giữ nguyên bản án của toà sơ thẩm. Ba người bạn trẻ vẫn khí khái hiên ngang tuyên bố mình vô tội trước toà.
Luật sư là đảng viên cộng sản. Khi tôi yêu cầu luật sư một cách mạnh mẽ để cung cấp tất cả các thông tin về Hùng, Hạnh, Chương thì luật sư cung cấp rất hạn chế do lo sợ nhà cầm quyền Việt Nam gây khó dễ. Tôi phải tự tìm hiểu từ nhiều nguồn thông tin chính xác để tìm cách bảo vệ con tôi cùng Hùng và Chương.
7) Hành hạ, đánh đập tại trại giam công an tỉnh Trà Vinh
Sau phiên toà phúc thẩm Hùng, Hạnh, Chương vẫn tiếp tục bị giam tại công an tỉnh trà Vinh.
- Ngày 29/03/2011 ba gia đình chúng tôi đến trại giam thăm nuôi. Khi thăm nuôi công an giữ thái độ hằn học nhưng tinh thần Hạnh rất vững vàng.
- Ngày 27/04/2011, ba gia đình chúng tôi tiếp tục đi thăm nuôi, thì công an gác cổng thông báo cắt thăm nuôi Hùng, Hạnh, Chương vì cả ba đều bị kỷ luật, công an không cho biết lý do kỷ luật. sau này tôi được biết lý do kỷ luật như sau : Khi từ toà phúc thẩm trở về, Hạnh đã cất lên tiếng hát những bài hát do Hạnh sáng tác nói lên sự bất công và sự tàn ác của cộng sản được sự ủng hộ của đa số phạm nhân biểu hiện qua tiếng gõ nhịp theo tiếng hát của Hạnh, âm vang tiếng nhịp phách đồng loạt thông qua các hệ thống cống rãnh trong trại giam nên bị công an Trà Vinh cho nữ tù nhân hình sự vào phòng giam đánh đập Hạnh rất tàn nhẫn,Hạnh hét to “ Đã đảo cộng sản! Đã đảo cộng sản! “ Hùng và Chương ở các trại giam khác nghe được, đau xót vì bạn bị đánh cũng đạp cửa phòng giam và cùng la to “ Đã đảo cộng sản! Đã đảo cộng sản! “ thì lập tức Hùng và Chương bị công an lôi ra đánh đập một cách tàn ác.
Những ngày tháng bị giam ở Trà Vinh, mặc dù ba gia đình chúng tôi cung cấp thực phẩm ,thuốc men , quần áo, chăn màn đầy đủ nhưng công an cho ăn uống gạo hẩm, nước sinh hoạt bẩn, ngủ không chăn màn, luôn bị muỗi đốt. Công an luôn trấn áp, khủng bố tinh thần đe dọa đủ điều và luôn tìm cách buộc Hùng, Hạnh, Chương nhận tội.
8) Hạnh suýt chết tại trại giam Bến Lức Long An
Ngày 25/04/2011chúng tôi đến trại giam công an Trà vinh thăm nuôi thì được biết Hạnh chuyển đến trại giam công an Tỉnh Long An, Hùng và Chương chuyển đến trại giam công an tỉnh Tiền Giang. Từ đó tôi không còn cùng hai gia đình của Hùng và Chương đi thăm nuôi với nhau nữa.
Ngày 26/04/2011 tôi đến tỉnh Long An, tìm qua các trại giam thì gặp được Hạnh tại trại giam Bến Lức Long An. Trong khi chờ đợi công an xin phép giám thị cho tôi gặp Hạnh, có một nữ phạm nhân trung niên mang tội hình sự và làm việc tại căn tin kể cho tôi nghe về Hạnh:
“Hạnh bị biệt giam tại một căn nhà nhỏ, căn nhà có một ô cửa sổ nhỏ vừa đủ để ló mặt ra ngoài, Hạnh mới chuyển về và không có tiền nên không có khẩu phần ăn, có một viên công an cho Hạnh mượn phiếu lãnh khẩu phần ăn, nhưng Hạnh từ chối và tư ̀ cửa sổ, những phạm nhân đi làm về, khi đi ngang qua trao cho Hạnh ăn tạm vài quả soài mà trong khi đi lao động họ hái được. Thương tình và thấy Hạnh quá bé bỏng, mỗi lần đi ngang qua nơi giam Hạnh, chị ấy cho Hạnh ly cà phê hay chiếc bánh. Mỗi khi thấy chị ấy ̣đi ngang qua, Hạnh đều hồn nhiên tươi cười và gọi “ Cô ơi !“ thấy thương Hạnh lắm.
Qua nhiều ngày cầm hơi với những quả soài và vài ly cà phê với vài chiếc bánh, công an Trà Vinh mới chuyển tiền đến trại giam Long An ( tiền gia đình tôi gửi tại trại giam Trà vinh cho Hạnh ) thì lúc bấy giờ Hạnh mới có khẩu phần ăn. Nhưng những tư trang cá nhân, dụng cụ sinh hoạt của Hạnh chúng tôi sắm sửa cho Hạnh rất nhiều thì công an không cho mang theo, cũng không chuyển đến trại giam Long An.
Sau này Hạnh kể với tôi rằng: Lúc chuyển Hạnh từ trại giam Trà Vinh đến trại giam Long An, trong xe bịt bùng nóng nực với trên con đường hàng trăm cây số, Hạnh bị công an Trà Vinh đánh đập liên tục trong khi tay chân đã bị còng và bị bịt miệng. Khi đến trại giam Long An, lúc mới bước vào căn nhà giam, tối qúa không thấy đường Hạnh va phải cái bồn nước, bồn nước bị bể, nước xối mạnh làm trôi Hạnh, Hạnh ngộp thở và suýt chết, sự cố này có phải vô tình hay hữu ý của trại giam? tôi không biết chắc nhưng tính mạng con tôi gặp nguy hiểm. Đêm ngủ dưới đất lạnh, không có chăn màn và bị muỗi cắn. Dù vậy,tại đây Hạnh vẫn giữ khí tiết không cho bất kỳ người công an nào coi thường hay xúc phạm đến Hạnh, không làm bản tường trình cũng quyết không nhận tội.
Tôi được trại giam cho phép thăm gặp Hạnh qua màn kính, Hạnh bảo rất nhớ mẹ, nhớ gia đình, đôi mắt thoáng buồn nhưng vẫn an ủi tôi cứ yên tâm,.tinh thần Hạnh rất vững vàng .
Ngày 08/05/2011 tôi lại đến trại giam Long An thăm nuôi nhưng được biết Hạnh đã bị chuyển về trại giam công an Thủ Đức Z30D, thuộc tỉnh Bình Thuận.
9) Cưỡng bức Hạnh lao động tại trại giam Thủ Đức Z30D/ Tỉnh Bình Thuận
Ngày 10/05/2011Tôi lại tìm đến trại giam Z30D, thuộc tỉnh Bình Thuận. Hạnh chuyển đến trại giam này vào ngày 06/05/2011 và bị giam ở phân trại 1.Mặc dù công an giám sát chặt chẽ nhưng vẫn Hạnh kể với tôi công an bắt Hạnh học nội quy trại giam, Hạnh không chịu học. Công an bắt Hạnh làm bản tường trình, Hạnh không viết tường trình mà viết lên 04 trang giấy mỗi trang một chữ thật lớn : TÔI KHÔNG CÓ TỘI. Hạnh không muốn tôi tỏ vẻ tử tế với công an và bảo tôi cảnh giác với công an vì trại giam sẽ dùng tôi để gây áp lực buộc Hạnh nhận tội.Tại đây công an thường xuyên mời Hạnh lên làm việc nhằm khủng bố tinh thần Hạnh, nhưng Hạnh vẫn không khuất phục.
Hơn một tuần lễ sau, Hạnh bị chuyển vào phân trại 6 xa tận rừng sâu. Tại đây, Hạnh bị giam chung với những tù nhân hình sự, những nữ tù nhân bị nhiễm HIV, chỗ ngủ khoảng 60 đến 70 cm, nước sinh hoạt bẩn. Trại giam buộc Hạnh đi lao động, công việc là làm cá xuất khẩu, mỗi ngày khoán cho Hạnh 8 kg cá, sức Hạnh yếu, đau ốm luôn. Hạnh đem cá trả lại cho công an, không làm việc và bỏ về trại. Những ngày bị bệnh, Hạnh mang căn bệnh mãn tính là hạ calci trong máu, cần khám bác sĩ thì chờ gia đình gửi tiền vào công an mới cho đến trạm xá để khám và chữa bệnh.
Trong trại giam Hạnh bị phân biệt đối xử, không đ̣ược hưởng những quyền lợi như những phạm nhân hình sự khác. Một vài nữ tù nhân thường hay gây sự với Hạnh để Hạnh luôn bị kỷ luật, hình thức kỷ luật là không cho gia đình thăm gặp. Có một lần tôi thăm nuôi Hạnh,ngồi chờ rất lâu ở nhà chờ thăm gặp, sắp hết giờ thăm nuôi mà không thấy Hạnh. Cuối giờ thăm nuôi có một công an quản giáo trại giam của Hạnh đến cho tôi biết Hạnh bị kỷ luật nên gia đình không được thăm nuôi, công an than phiền Hạnh không chấp hành nội quy như không chào cán bộ, không làm kiểm điểm, không chịu nhận tội, cãi nhau với bạn tù v.v...
Ngày hôm ấy, Hạnh bi kỷ luật là do phạm nhân trong trại và Hạnh lại gây sự, nữ phạm nhân này nói Hạnh là “đồ bán nước “, Hạnh cho rằng mình bị xúc phạm và dẫn ̣đến gây sự với nhau. Nhưng khi xử lý vụ việc thì giám thị trại giam chỉ kỷ luật một mình Hạnh. Giám thị trại giam chuẩn bị áp dụng hình phạt đối với Hạnh, đưa Hạnh ra cột chéo hai tay vào một cái trụ rồi phơi mình giữa trời nắng gắt, người nào thương tình đi qua cho vài giọt nước. Tôi đến thăm nuôi kịp thời, tôi đề nghị trại giam cho tôi gặp mặt để khuyên bảo Hạnh, được giám thị trại giam đồng ý và công an trại giam cho tôi gặp Hạnh với thời gian khá lâu tại văn phòng của phó giám thị trại giam và vì thăm gặp quá giờ không có xe để trở về nên tôi được phép ở lại ̣một đêm để sáng hôm sau được gặp lại Hạnh, mục đích của trại giam cho tôi thời gian thăm gặp được lâu như vậy với mục đích để tôi thuyết phục Hạnh chấp hành mọi quy định của trại giam và quan trọng nhất là làm sao thuyết phục được “ HẠNH NHẬN TỘI ĐỂ ĐƯỢC NHÀ NƯỚC KHOAN HỒNG “. Nhân dịp có nhiều thời gian của ngày hôm đó, Hạnh đã tố cáo tội ác của công an Trà Vinh tại văn phòng giám thị trước mặt phó giám thị trại giam, phó giám thị trại giam khẳng định “ ở đây không đánh đập tù nhân “. Hạnh bảo “ nhưng công an Trà Vinh hành hạ đánh đập Hạnh “ và Hạnh nói với giám thị nếu Hạnh có chấp hành quy ̣định của trại giam là vì phải nghe lời mẹ mà thôi. Hạnh nói cho tôi biết Hạnh không thể chịu nhục khi công an trại giam gọi lên phòng thẩm tra, công an có những từ ngữ xúc phạm đến những người đấu tranh, Hạnh không thể cúi đầu chào công an từ xa bằng thái độ khúm núm. Hạnh cũng kể cho tôi nghe về việc Hạnh suýt chết ở trại giam Long An do bồn nước bi bể trong phòng giam, những việc xãy ra ở B34, nói rõ quan điểm và sự quyết tâm đi theo con đường mà Hạnh đã chọn, Hạnh chấp nhận mọi gian khổ, Hạnh thiết tha xin gia đình cho phép Hạnh thực hiện hoài bão của mình, và nếu không may gặp phải rủi ro Hạnh xin gia đình xem như đó là số phận của Hạnh, xin mẹ, gia đình tha thứ và thông cảm v.v...
Hạnh bị kỷ luật rất nhiều lần vì không nhận tội, không làm tường trình, không chịu hạ mình trước công an khi bị gọi đi thẩm tra cũng như khi buộc phải lao động hay làm kiểm điểm. Khi họp phạm nhân do giám thị trại giam chủ trì, Hạnh tố cáo sự khắc nghiệt vô lý cùa của các phạn nhân được giao trách nhiệm quan sát tù nhân trong phòng giam và không chịu ngồi dưới đất, khi công an trại giam ngồi trên ghế, Hạnh luôn bênh vực bạn tù khi bạn bị công an đánh đá hành hạ vì trong lúc lao động không bảo đảm sản lượng được giao v.v...
Tôi muốn xin giảm án cho con dựa vào thành tích gia đình cách mạng, nhưng Hạnh quyết liệt từ chối với lý do Hạnh vô tội và cho rằng luật pháp quang minh không thể dùng thành tích công lao của người khác chạy tội cho tội nhân, Hạnh sẽ không ra khỏi tù khi hai bạn của Hạnh còn trong tù v.v...
Sợ có nhiều điều bất lợi cho con khi con mình đơn độc trong tù, tôi khuyên Hạnh nên chấp hành tất cả những quy định của trại giam, nhưng Hạnh nói rõ quan điểm Hạnh không phải đến đây để lao động và tất cả những hành động của Hạnh tại trại giam đều vì lòng tự trọng và vì Hạnh là con người, Hạnh phải thực hiện đúng quyền làm người, Hạnh xin tôi thấu hiểu và Hạnh đã đe doạ công an là sẽ kiện trại giam khắp nơi vì trại giam bóc lột sức lao động và hành hạ phạm nhân.
Vì vậy, khoảng đầu tháng 9 năm 2011 Hạnh bị chuyển về phân trại 5, tại đây trại giam buộc Hạnh phải đi lao động.Tại trại 5 Hạnh làm việc tại vườn bông với một nam tù nhân bị SIDA giai đoạn cuối, khi tôi biết được điều này và tỏ ra lo lắng thì Hạnh tỏ ra không sợ hãi và trấn an tôi. Tại đây, Hạnh được gửi thư cho gia đình, bạn bè, người quen, được gọi điện thoại về nhà để xin gửi đồ dùng cá nhân, tiền và thuốc trị bệnh nhưng phải qua kiểm duyệt của công an trại giam .
Đầu tháng 02 năm 2012 Hạnh bị chuyển đến phân trại 2 sản xuất, trại giam vẫn buộc Hạnh lao động nhưng Hạnh chống đối. Ông Nguyễn Bắc Truyển biết được Hạnh bị cưỡng bức lao động đã thông báo cho tôi và cho biết rõ tù chính trị không phải lao động và ông đã gửi thư nhờ Tổng lãnh sự Hoa Kỳ can thiệp. Sau đó Hạnh được lao động chăm sóc vườn hoa, cây cảnh và chỉ lao động buổi sáng tại phân traị 2 này.
Ở trại giam Bình Thuận, đồ dùng gửi vào hạn chế không quá 07kg. Nhu yếu phẩm, phạm nhân mua tại trại giam giá đắt gấp 03 lần giá cả bên ngoài trại giam.
Trại giam bóc lột sức lao động và coi thường sinh mệnh của phạm nhân. Phạm nhân làm việc mỗi ngày 8 giờ . Khi đi ngang qua các hiện trường lao động, tôi thấy phạm nhân khi phải làm việc dưới trời mưa vẫn không được mặc áo đi mưav.v...̣
10) Đề nghị giám đốc thẩm không được giải quyết
Ngày 10/06/2011 ba gia đình chúng tôi làm đơn gởi đến toà án NDTC Hà Nội đề nghị giám đốc thẩm nhưng không đ̣ược giải quyết vì lý do phạm tội chống lại nhà nước.
Cưỡng bức lao động và đánh đập Hạnh tại trại giam Z30A Xuân Lộc –Tỉnh Đồng Nai.
· Trên đây là bản tường thuật của tôi về việc Hạnh bị bắt giam,bị hành hạ đánh đập trong tù với những phiên toà bất minh.
Đó chỉ là những điều tôi biết được, khi có thông tin mới tôi sẽ tiếp tục trình bày, tôi xin được trình bày một cách tường tận, trung thực để các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới xem xét và can thiệp giúp đỡ những tù nhân tôn giáo, tù nhân lương tâm và tù nhân chính trị Việt Nam vì dưới hệ thống công an trị cùa đảng cộng sản Việt Nam vô cùng tàn bạo, man trá khi thẩm cung,hành hạ đánh đập khủng bố tinh thần phạm nhân và bắt bớ, xử án không theo trình tự quy định của pháp luật. Mạng sống, nhân phẩm con ngươi không được tôn trọng và không được bảo vệ. Một chế độ thối nát , mục ruỗng, xấu xa và tàn bạo.
Người làm tường trình
Trần Thị Ngọc Minh
-------------------- oOo --------------------
VIETNAM PATH MOVEMENT
Announcement regarding the case of prisoner of conscience Do Thi Minh Hanh
The Vietnam Path Movement would like to inform the public about the urgent abuse and inhuman treatment case of Do Thi Minh Hanh, a 28-years-old prisoner of conscience at Prison camp Z30A (Xuan Loc, Dong Nai) who is also the recipient of The Vietnam Human Rights Award with Cu Huy Ha Vu in 2011.
According to her parents, Mr. Do Ty and Mrs. Tran Thi Ngoc Minh, Minh Hanh is often mistreated and physically abused ever since she received the 7-yrs jail sentence on 10/26/2010. The mistreatment and abuse range from being transfered from one prison to another, jailed together with other HIV positive inmates in the same cell, to being beaten often by other inmates. Minh Hanh currently suffers ulcers and breast atrophy (which are symptoms of cancer). She is in pain and does not receive proper care and treatment although her family since 8/10/13 has filed a request for her to receive outside medical care.
Minh Hanh’s health is diminishing. There is a good chance that her life is in danger or at the very least she will be suffer permanent health issues is she does not receive medical care in a timely manner.
Based on our conscience and civil responsibility, we:
1. Urge the government and prison authorities to immediately terminate all forms of persecution/abuse and allow Do Thi Minh Hanh to be hospitalized as requested by her family.
2. Suggest all individuals, within the country and abroad, to act immediately by making phone calls and writing letters to the President, the Supreme People’s Procuratorate, the General Prison Administration, Director of Prison Z30A, and other departments to ask them to process the requests made by Do Thi Minh Hanh and her family.
3. Widely inform the public, activists, respected humanitarian organizations, and other known international human rights groups about Do Thi Minh Hanh’s case so they can pressure local authorities to grant her the basic rights mentioned in International Laws for human rights. In specifics, those are the rights to be treated humanely and be respected with the dignity provided for persons deprived of liberty in accord to Article 10 of the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR).
August 27, 2013
On behalf of the Vietnam Path Movement
Le Quoc Tuan.
No comments:
Post a Comment