Tuesday, November 19, 2013

NHỮNG HẠN CHẾ CỦA QUYỀN LỰC TUYỆT ĐỐI

Vũ Quốc Hao đã bị còng tay sau khi nhận án tử hình, 15/11/13

Professor Jonathan London

Việc nhà nước Việt Nam đã kết án tử hình hai nhân vật đã bị cáo buộc với những tội danh tham nhũng không phải là bất ngờ. Chúng ta có thể chờ đợi một kết quả như thế ở Việt Nam hay bất cứ chế độ chính trị độc tài nào. Trong những chế độ như thế, trước mặt của những đe dọa nghiêm trọng, giới lãnh đạo thường nỗ lực để chứng minh quyền lực tuyệt đối của họ. Nhưng, phải hỏi, hành quyết có phải là một cách xử lý vấn đề tham nhũng ở Việt Nam? 
Chắc là không. Thậm chí ta có thế khẳng định thay vì chứng minh quyền lực của nhà nước bằng những án tử hình hay là chứng minh sự bất lực tương đối, cho thấy đến bây giờ nhà nước Việt Nam còn thiếu chính những loại quyền lực cần có để đề cập bệnh chung tham nhũng một cách hữu hiệu.



Để hiểu tại sao chúng ta phải thấy rõ một số đặc điểm của nền chính trị kinh tế đương đại của Việt Nam ít khi được hiểu đối với những người không biết nhiều về đất nước này, thậm chí nhiều người Việt Nam cả ngoài lẫn trong bộ máy. Lưu ý, tôi đề cập vấn đề và nêu rõ một số vấn đề cấp bách trong quá trình cải cách của Việt Nam, là giữ chắc một tâm tính xây dựng.


Đã không phải là phút chót của cháu ấy

Thứ nhất trong những đặc điểm này là quyền lực ở Việt Nam, dù đại đa số được hiểu là tập trung, (đặc biệt vì có sự có mặt của một nhà nước và đảng theo mô hình chủ nghĩa Lê) trong thực tế là phân tán một cách đáng kể và đã có xu hướng càng phân tán hơn nữa trong hai thập kỷ qua. Vâng, những thể chế chính trị của Việt Nam về mặt hình thức là tập trung hóa. Và vâng, về một số khía cạnh nhà nước có giữ quyền tuyệt đối như bà hoàng trong truyện “Allison ở Đất nước thần kỳ,” tức là quyền để yêu cầu và thực hành những chữ “lật đầu cô ta đi!” Gặp mặt thì loại quyền lực này dễ bị sợ vì có nghĩa là ai cũng có thể bị loại bất cứ lúc nào.

Nhưng, ở Việt Nam hiện nay, ngoài những trường hợp tiêu biểu từ Điếu Cầy đến Minh Phụng, quyền lực chính trị và kinh tế chủ yếu được thực hành một cách khác hẳn. Và những đặc trưng của quyền lực kinh tế chính trị mà Việt Nam và đại đa số nước có thì hoàn toàn không thể quản lý được nhiều kiểu quyền lực tuyệt đối.
Cuốn sách của nhà sử học A. Woodside (2006 NXB Harvard)

Hãy nhìn vào các mối quan hệ quyền lực và uy quyền ở Việt Nam xưa và nay. Ai biết gì về Việt Nam biết rằng chính quyền địa phương đã từ lâu có đề kháng trước quyền lực trung ương. Theo phân tích xuất sác của Alexander Woodside (trên cuốn sách Lost Modernities), những triều đại (NTĐ) Ở Trung Quốc [NTĐ Đường (618-907)], Hàn Quốc [NTĐ nhà Cao Ly (918-1392) và Triều Tiên (1392-19100)], và Việt Nam [Lý (10-10), Trần (1225-1400), Lê (1428-1788), và Nguyễn (1820-1945) đã có những ‘bộ máy quan liêu’ dù phong kiến cho đến hiện đại đã cho phép những nhà cầm quyền để khắc phục những hạn chế của quyền lực tuyệt đối cũng như đã cho phép ba nước này (trong những thời điểm nêu trên) có một số (không phải là tất cả) thể chế quan liêu tiên tiến hơn châu âu về nhiều mặt, như hệ thống thi vào bộ máy.. v.v.

Quan trọng hơn cả là những triều đại này đã hành động theo những luật lệ rõ ràng mà về nhiều khía cạnh không phụ thuộc vào những di truyền (COCC) mà vì tài năng của họ. Chúng ta không cần phóng đại để khẳng định rằng, trước khi những thể chế này đã thoái hoá dưới áp lực của những vấn đề nội bộ cũng như sự phát triển của đế quốc chủ nghĩa, những NTĐ đã có một yếu tố mà cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đang thiếu hiện nay. Cái này Ông Woodside gọi là “phi phong kiến hóa chưa hoàn thành” (incomplete de-feudalization) và đã cho phép những triều đại này để thống trị những lãnh thổ khổng lổ hàng trăm năm trước khi có điện.

Ở đây tôi không đề cập sự suy tàn của quá trình này ở cả ba nước mà chỉ nhấn mạnh ở Việt Nam và Trung Quốc, phong trào cách mạng từ đâu đã được hiểu là một cách để phá hoại một trật tự xã hội đã tái-phong kiến hóa, tham nhũng, và chủ yếu phục vụ cho những nhóm lợi ích và xoay quanh trong những triều đại này. Cái mà những nhà cách mạng đã không thấy rõ là, vì những lý do thể chế, chính bộ máy của họ không thể tránh được quá trình mà chúng ta có thể gọi là ‘tái phong kiến hóa.’ Tức là luật lệ (trên thực tế) không rõ. Và COCC là quan trọng hơn tài năng thực sự. Ai đã ở Việt Nam trong những năm 1980 thì biết rất rõ về vấn đề này. Nhưng, từ khoảng 1989 trở lại đây, tức là trong thời kỳ tôi gọi là thị trường “Lê-nin”, vấn đề này còn kinh khủng hơn nữa. Vì cả vị trí chính trị lẫn dòng họ đã thành yếu tố quan trọng hơn cả.
Một Bác thích tập trung

Chuyện của Việt Nam không dừng lại ở đó. Vì trong hai thập kỉ qua Nhà Nước Trung ương (TW) Việt Nam đã “giam cầm” những quyền lợi địa phương và những quan chức địa phương cũng có thể lên để nắm quyền ở TW. Thực vậy, những quan chức địa phương đã lên những đỉnh cao của quyền lực nhà nước và đã đóng vai trò then chốt trong quá trình đẩy mạnh những chương trình nhằm phân cấp quản lý hành chính và chính trị cũng như quá trình cổ phần hóa hay (hiếm hơn) tư nhân hóa những doanh nghiệp nhà nước.

Xin nhấn mạnh ở đây, chủ nghĩa tập trung hóa chẳng đảm bảo cái gì tốt, như Lê Duẩn (chưa nói Stalin) đã chứng minh trước đây. Vấn đề không phải là hệ thống thống trị có tập trung hóa hay phi tập trung hóa, dù tôi thừa nhận những hạn chế tập trung hóa có một số nguy cơ riêng của họ. Vấn đề là ở chỗ, hệ thống thống trị có minh bạch hay không? Có pháp quyền hay không? Có cho phép những người có tài kể cả có tâm huyết để điều hành hữu hiệu làm cho đất nước tiến lên được hay không?

Đối với Việt Nam, kết quả chính của những quá trình phân cấp quyền đã và đang là sự gia tăng quyền hạn và tự do quyết định của các ‘sếp’ chính trị ở cấp tỉnh và ‘sếp’ (hay bố già) quản lý cao cấp của các doanh nghiệp. Trong khi đó, những biện pháp điều phối để bảo đảm tính minh bạch đã rất yếu hay không có, dù có những cơ chế ‘kỷ luật,’ dù có những quá trình ‘báo cáo’ (tháng, quý, năm). Dù rất hay về nguyên tắc hình thức trên thực tế những quá trình báo cáo, phê bình và tự phê bình có nội dung gần như là vô nghĩa (trừ vài lần một số người bị hành quyết!).

Trong một môi trường có những bất cập như thiếu minh bạch, trách nhiệm giải trình nhân với sự tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh, có tín dụng giá rẻ và ít ràng buộc, có những cơ hội có vẻ là vô cùng đã tạo ra những mức độ tham nhũng và hành vi bất hảo đã không được thấy từ thời kỳ thuộc địa. Thực vậy, nhiều khi, Việt Nam của hôm nay phô bày những đặc trưng của một chế độ gia sản phân tán (decentralized patrimonial regimes) mà cho phép thậm chí khuyến khích những ‘lợi ích đặc biệt’đề kháng với chính quyền cao hơn, nếu không cần nói gì về sự điều hành. Nếu hỏi Việt Nam là đất nước mà có mấy vua, bạn sẽ trả lời sao? Một? Bốn? Không?

II

Đặc điểm thứ hai của nền kinh tế chính trị Việt Nam nên để ý đến vấn đề kỷ luật trong Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) chưa mạnh so với sự tưởng tượng của chúng ta kể cả những người trong đảng. Tôi giả định đại đa số thành viên của đảng cầm quyền ở Việt Nam là những người trung thực thôi. Nhưng, chẳng có ai cả – thậm chí những người ngây thơ nhất – có thể phủ nhận rằng phần lớn của những vụ án tham nhũng (kể cả đã được và chưa được công khai) đã xoay quanh một số đảng viên và ‘người của đảng.’ Vấn đề chính không phải là ‘chủ nghĩa xã hội’ mà là những vấn đề về quyền. Như Ông Lord Acton đã nói: “Quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối“. Liệu ở Việt Nam hay bất kỳ nước nào, với sự vắng mặt của những cơ chế kiểm tra độc lập cũng như sự vắng mặt của những thể chế pháp quyền (rule of law), những người có vị trí có quyền lực nào, sẽ có chiều hướng sử dụng quyền lực chính trị của họ để làm giàu cá nhân một cách rất trơ trẽn.

III

Cái giá của tham nhũng ở Việt Nam là rất cao. Kết quả đáng buồn của nó là lãng phí hoang tàng. Trong một nước đầy tiềm năng cần có về kỹ năng lao động mà hạ tầng cơ sở thì lại rất thấp, tham nhũng có nghĩa là hàng trăm và có thể hàng tỷ đô la đã bị bòn rút ra khỏi kho bạc nhà nước và ra khỏi khu vực kinh tế sản xuất sang những ‘túi không xứng đáng’ và vào những khu vực phi sản xuất như đầu cơ địa ốc và tiêu dùng xa xỉ.
Làm sao mà có Bentley ‘xanh’?
Một đặc điểm thứ ba của nền kinh tế chính trị Việt Nam hiện này mà dù được hiểu rộng rãi ít khi được thể hiện một cách tự do là người Việt, từ mọi phía, mọi tầng lớp xã hội, trong đó có nhiều người trong bộ máy đảng báo động về bóng ma tham nhũng. Thực vậy, thái độ khinh thị đối với quan chức tham nhũng đã trở nên rất mạnh.

Bọn “Robber Baron” của Mỹ Ngày Xưa –
Có độc hại hơn bọn phố Wall của ngày nay?
Sau hai thập kỷ có tiến bộ đáng kể trong việc xóa đói giảm nghèo, những tiến bộ trong mức sống của dân Việt Nam đã chậm đi. Dễ bị tổn thương kinh tế còn cao trong phần lớn dân số. Mặt khác, dân chưa thấy có sự suy giảm trong doanh số bán xe Bentley và những mặt hàng như thế.

Vâng, tham nhũng, cả những loại quy mô từ nhỏ đến lớn đã trở thành qui tắc trong thực tế của nền kinh tế chính trị của Việt Nam. Nhưng, việc đó chẳng có ý nghĩa là đại đa số dân Việt trong hay ngoài bộ máy có chấp nhận. Ở Mỹ có tham nhũng, Ở Singapore (vâng ở Singapore!) có tham nhũng, và ở Philippines,Trung Quốc chắc chắn là có. Điều đó không có nghĩa là những nước này là như nhau. Ở Mỹ tham nhũng (ngoài Washington!) là ít. Ở Hàn Quốc chính phủ có nhiều chương trình mà nếu người dân phát hiện và báo cáo về tham nhũng sẽ được bảo vệ và tặng tiền.

Kết Luận

Trên thực thế, tham nhũng ở Việt Nam, dù phức tạp bao nhiêu, chỉ là dấu hiệu của những nguyên nhân cơ bản. Vì những đe dọa cơ bản nhất đến sự thịnh vượng của Việt Nam không phải là những quan chức tham ăn mà là sự có mặt của những thể chế cho phép, thậm chí khuyến khích những hành vi tham nhũng thuộc về thể chế.

Cũng có thể đồng tình với những người có nguyên tắc hay than vản tham nhũng trên mọi hình thức. Mặt khác, chúng ta không thể phủ nhận trong một số bối cảnh lịch sử, một số điều kiện cụ thể, kể cả tham nhũng quy mô lớn có thể tồn tại cùng với tăng trưởng kinh tế. Hãy nghĩ đến những trường hợp như Wen Jibao và Xi Jin Ping hay những “Nam tước ăn cướp” (Robber Barons) ở Hòa Kỳ ngày xưa. Điều đó là khách quan và chẳng hàm ý là chấp nhận tham nhũng đâu.
Quan trọng là biết ai 
Nhưng trong nhiều và chắc là đại đa số bối cảnh, tham nhũng có chiều hướng làm suy giảm tăng trưởng kinh tế cũng như sự liêm chính của nhà nước, như chúng ta đã thấy ở Việt Nam. Việt Nam vẫn còn đầy tiềm năng và cũng có thể tưởng tượng nước này sẽ khắc phục tình trạng bất ổn của hiện tại. Tuy nhiên, đối với nhiều người, cái rõ nhất là đất nước Việt Nam vẫn thiếu những thể chế cần có đề xóa bệnh tham nhũng đã và đang phá hoại những quyền lợi quốc gia.

Người Việt Nam là những người tự hào và nước Việt Nam đã trải qua hai thập kỷ tăng trưởng kinh tế bền vững. Hiện nay, với tăng trưởng kinh tế đang chậm đi trước mặt tham nhũng và sự cận thị về chính trị, nước Việt Nam rất cần sự lãnh đạo có tầm nhìn xa và có quyền lực quyết định. Hơn những kết án tử hình, Việt Nam hôm nay cần sự lãnh đạo chính trị và sự quyết tâm của toàn dân để giành được một trật tự xã hội mà đảm bảo những luật chơi công bằng cho tất cả mọi người, bất chấp địa vị, cấp bậc, hay đảng phái của họ.

Jonathan London

No comments:

Post a Comment