Monday, January 6, 2014

NGUYỄN TẤN DŨNG LÀ AI? LÀ CÁI GÌ?

Jonathan London
Ông là ai? Đang làm gì đấy? Nếu được, hãy cho ta biết. Cảm ơn trước nhé!
Việt Nam vẫn còn là một chính thể độc đảng, độc đoán, trong đó các quyền tự do căn bản chưa được thừa nhận. Tuy nhiên, nền chính trị  của Việt Nam đã thay đổi rõ nét trong một thời gian tương đối ngắn. Do đó chẳng có tranh cãi khi nhận xét Việt Nam hiện nay cho thấy một nền chính trị mới, đầy sinh khí, xuất phát từ những tranh luận xã hội nổi lên trong và ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, theo một cách cởi mở hơn bất kỳ lúc nào khác trong lịch sử tám thập kỷ qua của Đảng.
Có thể thấy một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của các diễn biến này ở cuộc đua tranh diễn ra tại những đỉnh cao chỉ huy của Đảng Cộng sản Việt Nam. Và đặc biệt là ở con đường hoạn lộ rối rắm và nhân cách bí ẩn của đương kim Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Sự nghiệp của Thủ tướng – như trên bề nổi, đập vào mắt người ta – là rất hấp dẫn và quan trọng. Ông được chỉ định vào vị trí thủ tướng với một sự phô trương và một chương trình hành động cải cách tương đối ồn ào, nhưng phần lớn nhiệm kỳ của ông chỉ được đánh dấu bởi khả năng điều hành kinh tế có vẻ kém cỏi.
Suy thoái kinh tế gần đây ở Việt Nam, mặc dù có một phần xuất phát từ suy thoái toàn cầu và sụt giảm tương tứng về đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng cũng liên quan chủ yếu đến những khiếm khuyết về thể chế của đất nước và khoảng trống lãnh đạo lâu dài của nó. Cho mãi tới gần đây, năng lực lãnh đạo của ông Dũng trong các vấn đề kinh tế chắc chắn vẫn bị người ta đặt dấu hỏi nghi vấn. Bởi vì dưới sự lãnh đạo của ông, kinh tế Việt Nam nghiêng ngả vì vô số những vụ bê bối hàng tỉ đô la liên quan đến doanh nghiệp nhà nước, và bị đe dọa bởi núi nợ xấu ngày càng cao thêm.
Vào những thời điểm có tính quyết định, Thủ tướng đã thể hiện sự hối hận vì những yếu kém của mình. Tuy nhiên lỗi lầm của ông cần được xem xét từ một khía cạnh khác. Thủ tướng Dũng không điều hành đất nước trong chân không, mà là giữa những cản lực về thể chế do Đảng Cộng sản gây ra – một đảng mà quyền lực của nó bao trùm lên bản thân nền kinh tế. Hơn thế nữa, rất nhiều lời phê phán nhằm vào đường lối của Dũng đều là xuất từ các đối thủ khác nhau trong nội bộ đảng.
Những ý kiến phê phán hay hoài nghi về Dũng, cũng như những quan điểm cổ súy cho cải cách chính trị thực sự, đều cho thấy rõ nét mối liên hệ giữa Thủ tướng với số gia sản bị cho là có được nhờ những cách phi pháp. Các ý kiến, quan điểm đó làm nổi bật mối liên hệ chính trị của Dũng với Bộ Công an hùng mạnh. Và chúng cho thấy thất bại có lẽ đã rõ ràng của Dũng trong việc giải quyết những vấn đề mấu chốt như nhân quyền và sửa đổi hiến pháp. Các ý kiến đó cho rằng đối với Dũng thì điều quan trọng nhất là đảng chứ không phải cải cách thực sự. Cũng có nhiều người còn lập luận rằng ý định của Thủ tướng là làm sao để mình giành được cương vị Chủ tịch nước (khi hết nhiệm kỳ vào năm 2016), một cái ghế mà bản hiến pháp sửa đổi của Việt Nam giành cho nhiều quyền lực, trùng hợp với mô hình hiện nay của Trung Quốc.
Ngay cả trong Đảng Cộng sản, Dũng cũng là nhân vật gây tranh cãi. Điều này được phản ánh tại một số khoảnh khắc có tính thử thách. Dũng đã phải chiến đấu chật vật mới giành lại được ghế thủ tướng, và sự kiện đó làm rất nhiều người ngạc nhiên. Mặc dù mới vào cuối năm 2012, ông còn gần như bị các đồng chí của chính mình trong Bộ Chính trị tống khỏi vị trí quyền lực, và chỉ được “cứu” nhờ những ý kiến phản đối từ bên trong hàng ngũ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Mùa xuân năm trước, khi Quốc hội của Đảng tổ chức lấy hiếu tín nhiệm về khả năng điều hành của Thủ tướng và các quan chức, cũng chính là Dũng thu được số phiếu ủng hộ và phản đối đa dạng nhất. Tất cả những điều này đều có thể được kỳ vọng là sẽ làm vị thế của Dũng yếu đi một cách nghiêm trọng. Tuy nhiên, cho đến nay điều ngược lại dường như đã xảy ra.
Trong vài tháng qua, Nguyễn Tấn Dũng đã lại tái khẳng định mình là vị lãnh đạo kinh khủng nhất và có tinh thần trí thức nhất. Và ông đã thể hiện như thế trên cả mặt trận đối ngoại lẫn đối nội. Tại hội nghị thượng đỉnh “Shangri-La” ở Singapore, Dũng đã có bài diễn văn có thể khẳng định là hiệu quả nhất trong lịch sử ngoại giao Việt Nam, truyền đạt một cách cực kỳ rõ ràng viễn kiến của Việt Nam về an ninh khu vực và sự cần thiết đối với các siêu cường khu vực, là phải cư xử một cách có trách nhiệm, dù là mơ!
Quan trọng hơn nữa là những thắng lợi của Dũng trong Bộ Chính trị và trong các quyết định về nhân sự của chính phủ. Dũng không chỉ trụ vững qua các màn đấu đá quyền lực của Bộ Chính trị, mà còn có những quyết định riêng và kiểm soát được; không chỉ việc bầu những cá nhân được các đối thủ của ông ủng hộ, mà còn “cài cắm” được một loạt những “ngôi sao đang lên”, vốn được coi như đồng minh của ông.
Đơn cử một ví dụ, lập luận rằng việc chỉ định cựu Bộ trưởng Giáo dục và Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vào vị trí chủ tịch Mặt trận Tổ quốc – giống như một sự giáng chức – đã nhanh chóng đưa đến cảm giác rằng Dũng đã sử dụng, một cách rất thiện nghệ, việc sắp đặt ghế cho Nhân và các thủ đoạn khác để dọn đường cho các đồng minh của mình lọt vào Bộ Chính trị cũng như các vị trí quyền lực khác trong chính phủ.
Chúng ta có thể rút ra điều gì về Nguyễn Tấn Dũng? Ông là ai? Là cái gì? Thật khó biết. Mặc dù ông ta đã phát biểu rất rõ ràng về sự cần thiết phải cải cách, nhưng nhiệm kỳ của ông đã không chứng kiến việc hiện thực hóa những cuộc cải cách thật sự có ý nghĩa. Có lẽ hệ thống chính trị của Việt Nam chỉ đơn giản là quá nhiều phe phái và quá “con ông cháu cha” và tha(thức là patrimonial) cho một cá nhân lãnh đạo nào có thể tạo ra được khác biệt đáng kể.
Với vị trí địa lý, nguồn cung khổng lồ về lao động giá rẻ, và một dân tộc có tinh thần lao động đáng ngạc nhiên, Việt Nam vẫn còn tràn đầy tiềm năng. Tuy nhiên, đất nước này vẫn tiếp tục trì trệ vì những vết thương chủ yếu do chính họ tự gây ra. Cái Việt Nam thiếu là năng lực lãnh đạo cần thiết để vượt qua những ‘bẹnh’ phong kiến. Nguyễn Tấn Dũng có phải người làm được việc đó không?
Trong mấy ngày qua, chính Nguyễn Tấn Dũng đã tự đặt câu hỏi này khi tuyên bố nhu cầu phải cải cách, với một bài diễn văn mạnh mẽ nhất, cởi mở nhất và thẳng thắn nhất. Bài diễn văn của ông là chưa từng có tiền lệ, nói về độ rõ ràng và tính tri thức của nó.  Làm cho nhiều người bất ngờ.
Ngoài tất cả những cái đó ra, bài diễn văn còn kêu gọi mở rộng dân chủ, trách nhiệm giải trình, minh bạch, cũng như sự cần thiết phải có một nhà nước có năng lực, có kỷ luật và tôn trọng thị trường hơn. Không có gì đáng ngạc nhiên, diễn văn của Dũng được điểm xuyết thêm đôi lời nhắc đến Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, rõ ràng là thông điệp cải cách đầy mạnh mẽ của Dũng và hành động xứng đáng với nó, là cái Việt Nam cần nhất.
Trong chính trị Việt Nam, tập thể gần như luôn luôn sùng bái cá nhân và có xu hướng không khuyến khích, hoặc bóp nghẹt các sáng kiến cải cách. Trong bối cảnh này, sự tồn tại và thăng tiến của Nguyễn Tấn Dũng là một tín hiệu phát triển gây tò mò nhất. Làm cho  dân Việt Nam hởi, Ông là ai?
Jonathan D. London  là giáo sư Đại học Thành thị Hồng Công, thành viên chủ chốt của  Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Giám đốc Chương trình thạc sĩ ngành Nghiên cứu Phát triển. Ông London là chủ biên tác phẩm “Chính trị ở Việt Nam ngày nay” (Palgrave 2014) và nhiều các bài báo, chương sách học thuật khác.


No comments:

Post a Comment