Nguyễn Nghĩa 650 (Danlambao) - "Theo dõi kỹ Hội nghị 6 thì cả Hội nghị đều lên án tham nhũng." Tất nhiên là các thành viên của Hội nghị ai cũng phải chống tham nhũng. Nếu ai đó không chống tham nhũng thì mặc nhiên họ tự công nhận là người tham nhũng. Nhưng khi bỏ phiếu thì chỉ có 46 người "ném đá" Thủ tướng, còn 129 người lảng đi, không "ném đá". Nghĩa là 129 ủy viên TW cũng cảm thấy mình có lỗi "tham nhũng" như Thủ tướng. Câu hỏi là: Có phải 46 ủy viên TW "ném đá" kia là trong sạch, không tham nhũng không? Chắc là không, họ chỉ vì bè phái mà ném đá nhau, thế thôi. Cũng là tham nhũng 1 ruộc cả mà thôi...
Hội nghị TW 6 khóa 11 đã khép lại. Hiệp 3 của trận bốc sơ của Sang- Trọng đánh với 3 Dũng đã kết thúc. Kết quả là Thủ tướng thắng bằng điểm với kết quả 129/175. Cuộc Chỉnh đảng do Nguyễn Phú Trọng phát động từ tháng 2/2012 đã mất sinh khí và đang tắt lụi dần. Tựu chung lại là Cân như vũ, như mọi đợt phê và tự phê của ĐCS VN trong quá khứ.
Vẫn là đầu voi: đây là đợt sinh hoạt “sống còn của chế độ”, vì có “tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”...
Vẫn là đuôi chuột: “Ban Chấp hành Trung ương... quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị”.
Quan sát phong trào chỉnh đảng lần này, không ai là không nhận ra: Cặp CT nước - TBT ĐCSVN quyết tâm cao độ " chơi" Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Sự kiện chính, hướng tới suy đoán này, đầu tiên là sự kiện TBT Nguyễn Phú Trọng dành lại chức trưởng ban chống tham nhũng của TW, trước đây do Thủ tướng nắm giữ.
Sau đó là vụ bắt "Bầu Kiên".
Giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện quốc phòng Úc trong bài viết về vụ bắt giữ bầu Kiên đăng tải trên website của ông, cho rằng ‘không ai ở Việt Nam có được tài sản lớn mà không có quan hệ mật thiết với các thành viên quyền lực của đảng cộng sản Việt Nam. Không ai có tầm cỡ như ông Kiên có thể bị bắt mà không có chuẩn thuận chính trị từ các cấp cao nhất’.
Mà Nguyễn Đức Kiên được coi là người thân cận với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Từ nhiều tháng nay, các trang blog trong và ngoài nước liên tục đưa các tin bài về các vụ thao túng ngân hàng lên đến hàng ngàn tỷ đồng của bầu Kiên với sự tham gia của cô Nguyễn Thanh Phượng, con gái của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Song song với những vụ bắt bớ, làm xáo trộn thị trường chứng khoán VN với gần 5 tỷ đô la bốc hơi trong những ngày cuối tháng 8/2012, là sự kiện phê và tự phê của BCT ĐCS VN.
Hàng loạt các tin không có kiểm chứng gây hoang mang trong dư luận quần chúng như Thủ tướng bị thiểu số trong BCT, Thủ tướng phải ra đi...
Rồi ngày 1/10/2012, TBT Nguyễn Phú Trọng triệu tập bất thường hội nghị TW6, mà lẽ ra theo lịch trình sẽ họp vào ngày 16/10/2012. Những tin không kiểm chứng như có sự tịch thu phôn tay của các ủy viên TW, Tổng cục 2 chịu trách nhiệm an ninh vòng trong cùng và kết hợp với Bộ công an tổ chức 2 vòng an ninh ngoài, 1 tài liệu được Tổng cục 2 in trong bí mật được phát cho các ủy viên TW, gồm 313 trang, nói về tham nhũng của Thủ tướng... đã tạo nên không khí căng thẳng của 1 cuộc đấu đá, sát phạt 1 sống 1 chết: không khí của 1 cuộc đảo chính cung đình.
Những đảng viên lão thành của câu lạc bộ Thăng Long đã nói về sự ra đi của Thủ tướng. G/S Nguyễn Minh Thuyết nói về sự thay đổi lớn về nhân sự ở cấp cao nhất trên BBC...
Tất cả như cương lên, tất cả như căng cứng chuẩn bị cho sự bùng nổ của niềm vui, của thỏa mãn, thì 15/10/2012, ông TBT Nguyễn Phú Trọng ‘nghẹn ngào’ kết thúc hội nghị 6: "Ban Chấp hành Trung ương... quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị". Tạo ra 1 không khí khủng bố "cách mạng" từ tháng 2/2012 đến nay.
Huy động những nhân lực, vật lực to lớn của nhà nước VN cho việc chuẩn bị kết tội Thủ tướng (lực lương an ninh TC2, tập tài liệu 313 trang. …) Tạo những bất hòa về lòng tin giữa an ninh công an và an ninh quân đội. Tạo ra sự bốc hơi của thị trường chứng khoán VN hàng tỷ đô la...
Cuối cùng là "hòa cả làng" với giọng mếu máo, của 1 diễn viên non vai, của ông TBT.
Nguyễn Phú Trọng đã chơi trò chơi ú tim gì với người dân Việt Nam dân trí thấp, với các đảng viên già như những con ngựa già chỉ biết 1 lối đi? Cả BCT ĐCS VN đã không chống được tham nhũng. Tất cả cơ quan chức năng của Đảng, Nhà nước, kể cả Chính phủ VN, dưới sự lãnh đạo toàn diện của ĐCS VN đã không tìm ra 1 chứng cớ để buộc tội tham nhũng vào Thủ tướng.
Những hôm nay, ngay sau kết thúc hội nghị TW 6, cặp CT nước- TBT liên tục gặp gỡ các cử tri và hô hào mọi người dũng cảm chống tham nhũng: "Bà con làm ơn làm phước nói lên sự thật, tố cáo những cán bộ đảng viên tham nhũng...," (Trương Tấn Sang phát biểu tại thành phố HCM, theo BBC).
TBT Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc với cử tri Hà Nội, nói: "Vấn đề tham nhũng hiện nay đã quá rõ. Vì vậy, việc phòng chống tham nhũng, lãng phí đang được làm rất quyết liệt”. Như vậy những người lãnh đạo này đang bày tỏ quyết tâm chống tham nhũng đến cùng bằng công sức, nhiệt tình của các đảng viên thường, của người dân thường.
Xin thưa với bà con, cô bác: Chế độ cộng sản này đã tồn tại tại VN ta hơn 60 năm rồi.
"Đừng nghe CS nói, hãy xem cộng sản làm" đã là 1 chân lý luôn được kiểm nghiệm tính chính xác của nó.
Cả 1 lực lượng chuyên nghiệp khổng lồ các trinh sát kinh tế, các trinh sát chống hối lộ, các trinh sát chống tham nhũng... hàng ngày 8 giờ đồng hồ hưởng lương từ đồng thuế của nhân dân lao động VN, mà không đưa ra nổi 1 chứng cớ tham nhũng của Thủ tướng, thì thử hỏi, những người dân đầu tắt mặt tối vì sinh nhai, làm sao có thể phát hiện ra những tham nhũng của các con sâu, con mèo ăn vụng biết chùi mép này?
Mà Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ chống giả vờ thôi. Họ chẳng đã bỏ tù nhà báo Hoàng Khương vì vạch trần tham nhũng của cảnh sát giao thông đó sao?...
Xin bà con, cô bác dành sức lực của mình, dành nhiệt tình của mình để tụ tập nhau, cùng cho 1 mồi vào trụ sở BCH TW ĐCS VN, là xong hết, thanh toán hết lũ tham nhũng của đất nước này.
Trở lại với Hội nghị TW 6, chúng ta thử tìm hiểu thực sự những gì đã diễn ra xung quanh hội nghị này? Tại sao Thủ tướng lại thoát hiểm, trong khi có nhiều tin đồn về kỷ luật cho Nguyễn Tấn Dũng?
Trước hết, tôi xin nhắc lại 1 đoạn văn trong Kinh thánh Tân ước liên quan đến "ném đá".
1. Ném đá trong Kinh thánh.
“Jésus đang giảng đạo giữa đám đông... Bỗng có có 1 đám đông gồm nhiều trí thức và tu sĩ lôi đến một dâm phụ vừa bị bắt quả tang. Sau khi đẩy người đàn bà tội lỗi ấy vào giữa đám đông, họ nói với Jésus:
- Thưa ông, con dâm phụ này đã bị bắt quả tang trong khi phạm tội. Theo luật Moise, thì phải bị ném đá. Vậy ông nghĩ thế nào?
Jésus không nói gì cả, lấy ngón tay viết trên cát: Bọn giả dối!
Nhưng bọn ấy cứ chất vấn thông thái mãi, viện hết khoản nọ, đến điều luật kia, đòi hành tội người phụ nữ tội lỗi... Jésus, không thể làm thinh được nữa bèn ngước mặt lên, nói:
- Trong tất cả mọi người ở đây, ai là người chưa từng làm tội lỗi có quyền ném viên đá đầu tiên!
Khi nghe lời phán ấy, dân chúng bắt đầu tản dần từng người một. Sau cùng chỉ còn có Jésus và người đàn bà tội lỗi giữa công trường mà thôi.
Jésus bèn hỏi người đàn bà:
- Những kẻ tố cáo đi đâu cả rồi? Không một ai lên án ngươi cả sao?
Người đàn bà thưa:
- Không ạ!
Jésus nói:
- Ta cũng vậy! Thôi về đi.” (Hết trích)
2. Sự thực của Phê và tự phê trong BCT. Sự thực của các ý kiến trong Hội nghị TW 6.
Sự thực chắc là Thủ tướng đã tự bảo vệ thành công trước các cáo buộc tham nhũng của TBT và CT nước tại phê và tự phê trong BCT..
Trong BCT đã chia 2 phe rõ rệt và không ai có đa số. Sự kiện ủng hộ cho khẳng định này là việc Tướng Phùng Quang Thanh, người vẫn được coi là theo phe Đảng-Nhà nước, phát biểu bảo vệ Thủ tướng trong Hội nghị TW 6.
Tin chỉ có 4/14 người trong BCT ủng hộ Thủ tướng, chắc là 1 tin đồn do CT nước và TBT thổi ra.
Câu: "Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị.” không có nghĩa là 100% trong BCT đề nghị kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng. Câu này bao hàm 1 ý: Nếu Thủ tướng có khuyết điểm, thì cả BCT cũng có khuyết điểm.
Sau hội nghị TW 6, CT Trương Tấn Sang tiếp xúc với cử tri thành phố Sài Gòn đã nói đại ý: Tôi theo dõi kỹ Hội nghị 6 thì cả Hội nghị đều lên án tham nhũng.
Tất nhiên là các thành viên của Hội nghị ai cũng phải chống tham nhũng. Nếu ai đó không chống tham nhũng thì mặc nhiên họ tự công nhận là người tham nhũng. Nhưng khi bỏ phiếu thì chỉ có 46 người "ném đá" Thủ tướng, còn 129 người lảng đi, không "ném đá".
Giải thích hiện tượng này ra sao, xin bạn đọc dùng logic của đoạn văn nói về ném đá trong kinh thánh.
Nghĩa là 129 ủy viên TW cũng cảm thấy mình có lỗi "tham nhũng" như Thủ tướng.
Câu hỏi là: Có phải 46 ủy viên TW "ném đá" kia là trong sạch, không tham nhũng không? Tôi chắc là không, họ chỉ vì bè phái mà ném đá nhau, thế thôi. Cũng là tham nhũng 1 ruộc cả mà thôi.
3. Tại sao Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang thất bại.
Sau Hội nghị 6, không 1 kỷ luật nào được đưa ra đối với Nguyễn Tấn Dũng, nhiều nhà bình luận cho rằng Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang không quyết tâm chống Nguyễn Tấn Dũng đến cùng.
Sai.
Tất cả không khí chống tham nhũng xung quanh Chỉnh đảng. Tất cả các động tác như thâu tóm lại chức trưởng ban chống tham nhũng TW Đảng, bắt Bầu Kiên, dẫn độ Dương Chí Dũng, in tài liệu, chứng cớ tham nhũng 313 trang... tạo không khí khủng bố xung quanh Hội nghị TW 6... đều nói lên quyết tâm cao độ của cặp đôi quyền lực này.
Chưa bao giờ chính trường VN chứng kiến cảnh các lãnh tụ cao cấp của ĐCS VN nói xấu nhau, như ngày hôm nay. QLB đặc biệt chỉ trích Nguyễn Tấn Dũng, có thể, có liên quan đến cặp đôi TBT-CT nước. Nhưng họ làm sao lật ngay được Thủ tướng, khi số lượng biểu quyết cho ông ta 1 hình thức kỷ luật không vượt qua quá bán trong BCT. Làm sao có thể kỷ luật 1 Thủ tướng, khi ông ta có 129 ủy viên TW ủng hộ ông ta?
Tìm nguyên nhân thất bại của Sang-Trọng, chúng ta hãy xem cặp đôi này đại diện cho đường lối nào của CN Mác Lênin?
Nguyễn Phú Trọng là giáo điều và "liêm khiết". Trương Tấn Sang chỉ có 1 căn hộ 51 m2 và sẵn sàng trả lại Nhà nước khi thôi nhiệm./Tin BBC/ Tóm lại, hôm nay, họ là đại diện của thứ CNCS khắc kỷ, trong sạch, mà thế hệ cộng sản đầu tiên thực hành.
Nguyễn Tấn Dũng thì khác. Từ 1 y tá, rồi công an viên, ông ta leo dần lên ngôi quyền lực. Con đường mà ông ta đi là con đường của những đảng viên đảng cộng sản muốn thăng tiến. Con đường này tựu trung lại chỉ có vài chữ làm hướng đạo: Hãy tạo ra ảnh hưởng để có nhiều người hối lộ cho mình. Hãy nhận hối lộ thật nhiều, và cũng hối lộ lên cấp trên thật nhiều. Ngày hôm nay, noi gương Thủ tướng, các đảng viên có chức có quyền tham nhũng trắng trợn, công khai.
Đây là nguyên nhân chính khiến Trọng và Sang thất bại. Cặp đôi này không đại diện cho tầng lớp "tiên tiến" trong ĐCS VN. Họ là cổ hủ, quá khứ.
Ngày xưa, khi CNCS còn sức hút, tạo ra hình ảnh 1 người đạo đức, quên cá nhân, hy sinh cho lý tưởng của nhân loại, có sức cuốn hút nghê gớm đối với thế hệ trẻ, với các đảng viên thường. Ngày hôm nay, không ai còn tin vào CNCS nữa rồi. Các đảng viên vào Đảng là tìm cơ hội làm giàu cho cá nhân. Còn ai mà noi gương, khâm phục 2 vị lãnh đạo Sang và Trọng, để trở lại thời nghèo đói thiếu thốn?
Kết luận: Chống tham nhũng không nằm trong khả năng của ĐCS VN. Độc quyền lãnh đạo, lãnh đạo không minh bạch, lý tưởng cộng sản đã quá hạn... là nhưng nguyên nhân dẫn đến tham nhũng đại trà tại VN.
Cả 2 khả năng: quay lại thời cộng sản khắc kỷ, tàn bạo, hay tiếp tục tham nhũng đại trà, đều hủy hoại tương lai của dân tộc VN.
Đảng CS VN đã không có khả năng lãnh đạo dân tộc VN trong tình hình quốc tế phức tạp như hiện nay. Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang không có khả năng chống tham nhũng, làm trong sạch đảng vì họ không có tầm nhìn cho tương lai. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã mất hết ủng hộ đạo đức của xã hội, không còn khả năng lãnh đạo quốc gia về đối nội cũng như đối ngoại.
Tình hình đất nước đang hỗn độn của thời kỳ hỗn mang khi trời và đất không phân biệt.
Một nước VN mới sẽ ra đời như thế nào?
No comments:
Post a Comment