Thursday, February 14, 2013

THẦN TƯỚNG LÊ VĂN HƯNG

lịch sử việt nam, tướng lê văn hưng


Tướng Lê Văn Hưng: Từ Sư Ðoàn 21 Ðến Sư Ðoàn 5BB
* Lược ghi về đời binh nghiệp của Tướng Lê Văn Hưng
Cửu Đại Thần Tướng Việt Nam
Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần
Sinh ra là Tướng chết đi thành thần 
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.
Trúc Lâm Lê An Bình sưu khảo
(trích Thần Việt Điện tức Tân U Linh Việt Điện)

Tướng Lê Văn Hưng xuất thân khóa 5 Sĩ quan Trừ bị Thủ Ðức, mãn khóa vào tháng 1/1955. Sau ngày ra trường, ông đã có một thời gian dài chiến đấu tại chiến trường Miền Tây qua các chức vụ các chức vụ chỉ huy từ cấp đại đội, tiểu đoàn, Trung đoàn thuộc Sư đoàn 21 Bộ binh (BB). Năm 1966, ở cấp Thiếu tá, ông là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2/Trung đoàn 31 BB. Cũng trong năm 1966, ông được các phóng viên chiến trường vinh danh là một trong năm ngũ hổ U Minh Thượng (ngoài Tiểu đoàn trưởng Lê Văn Hưng, 4 sĩ quan khác là: Thiếu tá Lưu Trọng Kiệt, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 42 BÐQ; Thiếu tá Nguyễn Văn Huy, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 44 BÐQ, Ðại úy Vương Văn Trổ, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3/33BB; Ðại úy Hồ Ngọc Cẩn, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1/33BB).


Năm 1968, ở cấp bậc Trung tá, Sĩ quan Lê Văn Hưng là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 31 BB. Ông đã chỉ huy Trung đoàn 31 BB lập nhiều chiến tích tại chiến trường Hậu Giang. Cũng trong thời gian chỉ huy trung đoàn 31BB, ông đã được thăng cấp đại tá. Giữa tháng 6/1971, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 5 BB khi còn mang cấp đại tá, hơn 9 tháng sau, ông được thăng cấp chuẩn tướng, tiếp tục giữ chức Tư lệnh Sư đoàn này đến ngày 3 tháng 9/1972, sau đó được cử giữ chức tư lệnh phó Quân khu 3. Một năm sau, Tướng Hưng được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 21 BB, cuối tháng 10/1974, ông đảm nhận chức vụ Tư lệnh phó Quân đoàn 4 và đã tự sát vào tối ngày 30 tháng 4/1975 tại Cần Thơ.
Tướng Lê Văn Hưng và Sư đoàn 5 BB tại Bình Long hè 1972:
Trong suốt 20 năm chiến đấu trên chiến trường miền Ðông Nam phần, Sư đoàn 5 BB đã tham dự nhiều cuộc hành quân quy mô, và đã lập nhiều chiến công lớn. Riêng trong cuộc chiến mùa Hè 1972, Sư đoàn 5 BB dưới quyền chỉ huy của Tướng Lê Văn Hưng, đã cùng với các đơn vị Nhảy Dù, Biệt động quân, Biệt cách Nhảy Dù và các đơn vị tăng viện giữ vững An Lộc.
Trận chiến tại Bình Long đã bắt đầu vào ngày 4/4/1972 khi 1 trung đoàn CSBV tấn công một chi đội chiến xa tăng phái cho Trung đoàn 9 BB từ biên giới rút về tăng cường cho lực lượng phòng thủ Lộc Ninh. Ngày 5/4/1972, Cộng quân (CQ) bắt đầu tấn công vào bộ chỉ huy Chi khu Lộc Ninh và hậu cứ Trung đoàn 9 BB đặt trong quận lỵ. Ðịch đã mở đầu trận tấn công bằng trận địa pháo và sau đó tung bộ binh, thiết giáp tấn công cường tập. Lực lượng trú phòng đã chống trả quyết liệt. Vào trưa cùng ngày, CQ bị đẩy lùi khi cố đánh chiếm phi đạo. Ngày 6 tháng 4/1972, CQ mở đợt tấn công mới với sự yểm trợ của 1 tiểu đoàn chiến xa T54 với khoảng 30 chiếc. Pháo binh VNCH tại Lộc Ninh đã phải hạ nòng bắn trực xạ vào các chiến xa CSBV đang tiến tới, nhưng do áp lực quá nặng của CQ, thị trấn Lộc Ninh bị tràn ngập, một thành phần của đơn vị phòng thủ đã vượt thoát khỏi vòng vây của địch và về đến An Lộc. Sau khi trận tấn công của CQ vào Lộc Ninh diễn ra, Trung tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh Quân đoàn 3, đã khởi động kế hoạch bảo vệ An Lộc.
Theo kế hoạch của Tướng Minh, bộ Tư lệnh Hành quân của Sư đoàn 5 BB cho Tướng Lê Văn Hưng chỉ huy và 2 tiểu đoàn của Liên đoàn 3 BÐQ được trực thăng vận vào An Lộc. Cuộc chuyển quân hoàn tất vào ngày 5 tháng 4/1972. Ngày 7 tháng 4/1972, bộ Tổng tham mưu đã điều động Lữ đoàn 1 Nhảy Dù tăng viện cho Sư đoàn 5 BB. Sáng ngày 16 tháng 4/1972, Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù được lệnh tiếp ứng cho mặt trận Bình Long. Về các đơn vị thuộc Sư đoàn 5 BB, ngày 11 và 12 tháng 4/1972, Trung đoàn 8 BB được trực thăng vận vào An Lộc. Trước đó, Sư đoàn 5 BB được bộ Tổng tham mưu tăng viện Trung đoàn 52 của Sư đoàn 18 BB. Trung đoàn này đóng ở khu vực cầu Cần Lê, sau cuộc tấn công của CQ vào các ngày 6 và 7 tháng 4/1972 đã bị thiệt hại nặng. Trung đoàn 7 BB và Trung đoàn 9 BB bị tổn thất trong các cuộc tấn công vào thượng tuần tháng 4/1972, đã được bổ sung quân số để cùng với các đơn vị bạn phối trí phòng thủ bảo vệ An Lộc. Sau hơn hai tháng tử chiến với CSBV, dưới quyền tổng chỉ huy của Tướng Lê Văn Hưng, Lực lượng VNCH đã giữ vững được An Lộc và sau đó đã khởi động các cuộc phản công giải tỏa áp lực địch ở các khu vực phụ cận thị xã tỉnh lỵ.
Câu chuyện về Tướng Lê Văn Hưng tại mặt trận An Lộc:
Trong hơn 2 tháng tổng chỉ huy lực lượng VNCH tại mặt trận An Lộc, Tướng Lê Văn Hưng đã cùng với quân sĩ các cấp giữ vững phòng tuyến tỉnh lỵ Bình Long. Trong những giờ phút căng thẳng nhất của cuộc chiến, ông đã nêu gương sáng cho các sĩ quan thuộc quyền về phong cách chỉ huy. Giữa tháng 6/1972, một nhóm phóng viên từ Sài Gòn đã đến bộ tư lệnh Hành quân của Tướng Hưng. Qua tiếp xúc với vị Tư lệnh chiến trường An Lộc, một phóng viên VTVN đã viết về tướng Hưng như sau:
"Bước vào lối đi nhỏ hẹp, đó là con đường dẫn xuống trung tâm hành quân của Tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh mặt trận Bình Long. Căn hầm tù mù, 1 ngọn đèn duy nhất chừng 45 nến chỉ mang lại một chút ánh sáng vàng vọt, không đọc được bức thư. Sau này, chúng tôi (phóng viên) được biết Tướng Hưng chuẩn bị cho những ngày phong tỏa kéo dài, ông có ba máy phát điện riêng nhưng nhất quyết chỉ sử dụng một máy mà công suất chỉ đủ dùng cho hệ thống siêu tần số và các máy liên lạc, còn thừa lại là ánh điện mờ trong hầm chỉ huy.
Tướng Hưng tự hạn chế mọi tiện nghi riêng cho sự sống còn của Bình Long. Nếu không còn mạch điện cung cấp cho hệ thống liên lạc thì An Lộc sẽ thất thủ tức khắc. Ngoài căn hầm trung tâm hành quân, Tướng Hưng còn lại một căn hầm nhỏ dành riêng cho ông và nơi này chỉ được thắp sáng khi cần, bằng pin với bóng đèn xe đạp. Tướng Hưng chỉ sử dụng 1 máy phát điện, hai máy còn lại phải phòng hờ cho trường hợp máy đang phát bị trúng đạn pháo kích. Hơn nữa mức dự trữ nhiên liệu chỉ đủ cho thời gian 1 tuần lễ.
Theo lời yêu cầu của Tướng Hưng, bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 có thả dù các phuy xăng nhưng trong 10 thùng khi chạm đất thì đã phát nổ đến 9 thùng. Có những ngày Tướng Hưng phải ra lệnh đi mót xăng từ các xe cộ nằm rải rác trong thành phố. Nhiều người đã chết trong công tác tầm thường này, nhưng chính là sự hy sinh đầy ý nghĩa cho sự đứng vững của An Lộc, trong hơn hai tháng trời khói lửa. Trong trung tâm Hành quân tù mù, Ðại úy Quí, sĩ quan báo chí Sư đoàn 5 BB, trình diện Tướng Hưng và giới thiệu từng người trong nhóm phóng viên. Tướng Hưng mặc áo thun xanh và có nụ cười hiền từ, ông bắt tay mọi người và khất hẹn đến sau phiên họp hành quân sẽ để phóng viên phỏng vấn. Căn hầm Tướng Hưng rất hẹp so với số người chen chúc làm việc, kích thước chỉ chừng 4 x 10 mét, tất cả bộ tham mưu của ông làm việc dưới này và không một ai có quân phục đàng hoàng, không mặc áo thun thì cũng mình trần. Vào buổi chiều, Tướng Hưng ra khỏi hầm để nhóm phóng viên thực hiện 1 “show” dã chiến, anh em nhận rõ khuôn mặt gầy gò rất có nét của ông. Ðiểm đặc biệt là làn da ông trắng xanh sau hơn hai tháng trời làm việc dưới hầm, tránh các trận pháo kích kinh hoàng mà có lúc đã lên tới 7,500 trái mỗi ngày. Trong cuộc phỏng vấn, Tướng Hưng thay vì nói về mình đã chỉ đặc biệt đề cao tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ thuộc mọi quân binh chủng đã giữ vững An Lộc và tình cảnh bi đát của mấy chục ngàn đồng bào kẹt giữa vùng lửa đạn Bình Long.
Tướng Hưng trở lại chiến trường miền Tây:
Ðầu tháng 9/1972, Tướng Hưng được cử giữ chức Tư lệnh phó Quân khu 3, đặc trách chỉ huy lực lượng đặc nhiệm phản ứng cấp thời. Một năm sau, ông trở lại Sư đoàn 21 BB với chức vụ Tư lệnh Sư đoàn. Trong năm 1974, Tướng Hưng đã điều động các đơn vị trực thuộc mở những cuộc hành quân đánh bật CSBV tại chiến trường Hậu giang. Cuối tháng 10/1974, Tướng Hưng bàn giao chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 21 BB cho Ðại tá Mạch Văn Trường, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 8 BB tại chiến trường An Lộc Hè 1972, để về Cần Thơ giữ chức Tư lệnh phó Quân đoàn 4. Tướng Hưng đã tự sát vào tối ngày 30/4/1975 tại văn phòng riêng ở bộ chỉ huy phụ của Quân đoàn 4 (đồng thời là nơi gia đình Tướng Hưng tạm cư trú), sau khi nói lời từ giã với gia đình và bắt tay từ biệt tất cả quân sĩ bảo vệ bộ chỉ huy. Sau đó, ông đã quay vào văn phòng, khóa chặt cửa và tự sát bằng súng lục vào lúc 8 giờ 45 phút tối 30/4/1975.
(Biên soạn dựa theo tài liệu của Khối Quân sử/Phòng 5/Bộ TTM/QL.VNCH, bài viết của nhóm phóng viên chiến trường được phổ biến năm 1972, lời kể của phu nhân cố Thiếu tướng Lê Văn Hưng).
AN LỘC ANH DŨNGChuẩn Tướng Lê Văn Hưng
"An Lộc đã đứng vững suốt 3 tháng cam go, nhờ vào tinh thần chiến đấu kiên cường của toàn thể quân - dân anh hùng nơi thị xã nhỏ bé thân yêu của đất nước ."
An Lộc 7/7/72
Chuẩn tướng Lê văn Hưng
quân sự
Thần tướng Lê Văn Hưng và Đại tá tư lịnh phó sư đoàn Nhảy Dù tại mặt trận An Lộc năm 1972
LỜI TỰA
Một thông tín chiến tranh trẻ của Nga, Konstatine Simonoff từng chứng kiến chiến trận Stalingrad giữa lúc thành phố này bị công hãm đã viết lại rằng: "quả đất như lay chuyển dọc chiến tuyến dài 40 dậm kéo dài ngang thành phố Stalingrad . Đường phố Stalingrad tắt nghẽn . Phụ nữ, trẻ em không di tản được khỏi thành phố, đã phải trú ẩn trong những hầm hố đào sâu trong các lòng suối dẫn đến con sông Volga . Các oanh tạc cơ của Đức rơi chất đống trên thành phố ... Không một vật gì an toàn ở Stalingrad ... không có thời giờ để chôn người chết ... Các bộ chỉ huy trú phòng Stalingard được đặt sâu dưới lòng đất ..."
Những ngôn từ diễn tả trận chiến Stalingard cách đây 30 năm bây giờ lại được người ta dùng để mô tả chiến trường An Lộc . Nếu bút mực, phim ảnh trong 30 năm qua vẫn chưa nói lên hết thảm trạng chiến tranh ở Stalingard, thì An Lộc ngày nay cũng vậy .
An Lộc nhỏ bé, nhưng chiến thắng An Lộc quá vĩ đại . An Lộc điêu tàn nhưng chiến thắng An Lộc là một hào quang rực rỡ . Một chiến trận mà cả thế giới hướng về với những cảm phục và ngữơng mộ như An Lộc không thể diễn tả hết bằng vài trăm trang giấy một quyển sách nhỏ .
Cả một đạo quân báo chí quốc tế đã chọn An Lộc làm mục tiêu chính . Tất cả đã ghi nhận lại bằng ngôn từ, bằng hình ảnh những gì về An Lộc với từng khía cạnh riêng rẽ của nó . Nhóm người trẻ từng theo dõi chiến cuộc An Lộc, từng đặt chân vào thị trấn nhỏ bé nhưng kiêu hùng này trong những ngày khói lửa, từng cảm kích trước sực chiến đấu và chịu đựng của quân dân An Lộc . Hôm nay ghi lại đây những điều thu thập được chỉ với ước vọng nhỏ phản ảnh phần nào sự chiến đấu kiên trì dũng cảm của toàn thể quân dân ta đang nỗ lực bảo vệ non sông, giữ từng tấc đất ... như Bình Long Anh Dũng, Komtum Kiêu Hùng và Trị Thiên Vùng Dậy .
Trước những sự mầu nhiệm giúp An Lộc đứng vững, Tướng Lê Văn Hưng, người hùng tử thủ An Lộc đã viết cho chúng tôi rằng: "An Lộc đã đứng vững suốt 3 tháng cam go, nhờ vào tinh thần chiến đấu kiên cường của toàn thể quân - dân anh hùng nơi thị xã nhỏ bé thân yêu của đất nước . "
Những dòng chữ của vị Tướng anh hùng nho nhã mở đầu cho quyển sách nhỏ này "An Lộc, Bình Long anh dũng" .
VÀI NÉT VỀ AN LỘC
quân sự an   lộc
Thành phố An Lộc trước cuộc chiến
quân sự an lộc
Thành phố An Lộc sau cuộc chiến
An Lộc, tỉnh lỵ của Bình Long anh dũng, trước đây là một thị trấn nhỏ gọi là Hớn Quản thuộc tỉnh Thủ Dầu Một. Từ thời cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, vì nhu cầu hành chính tỉnh Bình Long được thành lập gồm 3 quận Chơn Thành, Hớn Quản, Lộc Ninh. Từ ngày đó, quận Hớn Quản đổi thành quận An Lộc và tỉnh lỵ An Lộc nằm trong quận cùng tên này, trong phạm vi xã Tân Lập Phú.
Tỉnh Bình Long nằm sát biên thùy Kampuchea với một diện tích 2,240 (hai ngàn hai trăm bốn mươi) cây số vuông, gồm trên 76 ngàn dân. Riêng quận An Lộc gồm cả thành phố tỉnh lỵ rộng 740 cây số vuông với khoảng 44 ngàn dân, đa số tập trung vào xã Tân Lập Phú. Toàn tỉnh Bình Long, chung quanh tỉnh lỵ và quận lỵ là những đồn điền cao su ngút ngàn, vài ngọn đồi thoai thoải. Đồi Gió, Đồi 100, Đồi Đồng Long là những cứ điểm quân sự quan trọng bảo vệ thị trấn An Lộc.
Quốc lộ 13 từ Sàigon đi ngược lên cắt đôi tỉnh Bình Long và xuyên ngang tỉnh lỵ An Lộc dẫn dài tới biên thùy Kampuchea, tới Snoul. Quốc lộ 13 phải vượt qua Lai Khê, Chơn Thành, Tàu Ô, Tân Khai, Xa Cát, Xa Trạch, Xa Cam rồi mới tới thành phố An Lộc. Quảng đường này đã trở thành chông gai trắc trở trong thời gian diễn tiến cuộc chiến An Lộc. Những chiến sĩ phải khắc phục quảng đường này từ Nam lên Bắc và những người dân chạy loạn từ Bắc xuống Nam đã mệnh danh hơn 20 cây số quốc lộ này là con đường máu 13.
Điểm thứ nhất khiến Cộng Sản Bắc Việt nhắm vào An Lộc là vì tỉnh Bình Long nằm sát biên giới Kampuchea nơi che dấu những căn cứ địa của CS Bắc Việt . Thị trấn này về mặt chiến lược còn nắm vai trò chủ yếu phòng thủ cho Bình Dương và sau đó là thủ đô Sàigon . Thế nhưng An Lộc chỉ là một thành phố nhỏ bé, nơi đặt cơ sở hành chánh điều hành tỉnh Bình Long. Điều quan trọng mà Cộng sản Bắc Việt đã gán cho An Lộc là yếu tố tinh thần. Khi chọn làm mục tiêu tấn công Cộng Sản Bắc Việt hy vọng đạt một chiến thắng đồng thời tạo một kinh hoàng, đe doạ thủ đô.
Khi " họ quyết tâm" tấn công An Lộc, Cộng Sản Bắc Việt cũng không ngờ đến rằng sẽ gặp phải một sức chiến đấu kiên trì anh dũng của quân dân tại thành phố thân yêu này . Sức chiến đấu không phải chỉ một người ca tụng, một dân tộc ca tụng mà cả thế giới ngưỡng mộ và cảm phục.
TỪ LỘC NINH ĐẾN AN LỘC
Giữa lúc dân chúng trên khắp lãnh thổ miền Nam Việt Nam tự do chưa hết bàng hoàng bởi cuộn sóng đỏ xâm lăng công khai vượt lằn ranh vĩ tuyến 17 tràn vào vùng cực Bắc VNCH, trong những ngày đầu thì một mũi dùi khác của Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) bắt đầu thọc mạnh vào tỉnh Bình Long, với quân số 4 sư đoàn, mưu toan " dứt điểm " Bình Long, làm bàn đạp tiến về phía Nam, uy hiếp thủ đô Sài-gon, chỉ cách nơi đây có hơn 100 cây số.
Rạng sáng ngày 5/4/72, vào lúc bình minh, Bộ Chỉ Huy hành quân của CSBV ban ra một mệnh lệnh khô khan: "Phải chiếm An Lộc trước ngày 20-4, nghĩa là phải đè nặng áp lực tối đa lên vùng hơn 100 cây số Bắc Sài-gon, để cầm chân một số lớn lực lượng nòng cốt của địch tại đây "
Đoàn quân xâm lăng, được chuẩn bị từ lâu, gồm các sư đoàn Công Trường 5, CT 7, CT 9, CT Bình Long, cùng Trung đoàn 203 chiến xa từ vùng Lưới Câu của Kampuchea tràn qua, xuyên qua các rừng cao su dày đặc. Quân CSBV được pháo binh nặng loại bắn xa 130 ly và các loại súng phòng không cực kỳ tối tân yểm trợ. Tính ra, ít lắm cũng đến 40 ngàn quân CSBV tham dự mặt trận này. Trong trận đánh đầu tiên, Cộng sản Bắc Việt dồn toàn lực Công Trường 5 gồm 3 trung đoàn 174, 275, và Trung đoàn Biệt lập cùng trung đoàn Pháo E 6, quyết nuốt trọn Lộc Ninh, một quận nằm về phía Bắc An Lộc.
Cộng quân gặp sự kháng cự mãnh liệt của chiến đoàn 9, gồm Trung đoàn 9 BB ( bộ binh) và 30 chiến xa thuộc Thiết đoàn 5, Biệt Động Quân Biên Phòng, Địa Phương Quân và Nghĩa Quân Lộc Ninh cùng phản ứng không kém phần ác liệt. Mặc dù quân số cán binh CS đông gấp 3; quân trú phòng vẫn cố chống trả . Nhiều trận đánh xáp lá cà diễn ra ngay bên trong quận lỵ . Trước chiến thuật thí quân của CS, quân trú phòng phải hạ nòng đại bác 105 trực xạ vào các đợt xung phong biển người của địch .
Đánh vùi nhau suốt ngày không xong, Cộng quân dội trở ra, để rồi pháo kích liên miên bất tận vào các ổ kháng cự của quân trú phòng.
Giữa lúc chiến trường Lộc Ninh vẫn diễn ra ác liệt, một cánh quân khác của Công trường 9, đơn vị được coi là thiện chiến nhất trong số 4 sư đoàn CSBV tham chiến Bình Long bất ngờ tấn công vào tỉnh lỵ An Lộc từ 3 giờ chiều ngày 6 tháng 4, nhằm chặn đường tiếp viện cho Lộc Ninh.
Đoạn đường từ An Lộc đi Lộc Ninh bị gián đoạn hoàn toàn, chỉ có thể liên lạc bằng điện thoại .
Tình hình hết sức nguy ngập. Trận thế của CSBV đã bắt đầu hình thành.
Công trường 5 quyết lấy Lộc Ninh, rồi chọc thẳng mũi dùi theo quốc lộ 13 tiến xuống phía Nam, công hãm mặt Bắc An Lộc.
Cả hai sư đoàn CT. 7 và CT. 9 cùng xuất phát từ vùng Lưỡi Câu Kampuchea, đánh ép vào mặt Tây An Lộc. Nhưng CT. 9 đánh thẳng vào An Lộc, còn CT. 7 thì giữ chặt quốc lộ 13 ở về phía Nam An Lộc, con đường bộ duy nhất tiếp tế cho thị trấn này. Một cánh quân khác do CT. Bình Long gồm chừng 2 trung đoàn địa phương tiến từ mạn Đông Bắc xỉa xuống. Bốn sư đoàn bộ chiến, chưa kể chiến xa pháo binh, đại bác phòng không, cùng chỉa mũi dùi vào một thị trấn không quá 4 cây số vuông .
Nếu đem rải đều 40 ngàn quân trên diện tích 4 cây số vuông, thì lính CSBV tràn ngập An Lộc, mỗi người cách nhau 10 thước, ngang cũng như dọc, với đủ loại vũ khí tối tân .
Lực lượng trú phòng chỉ có một sư đoàn 5 BB. Tướng Nguyễn văn Minh, Tư lệnh Quân khu III, tức tốc bốc liên đoàn 3/BĐQ từ Tây Ninh về án ngữ phía Bắc An Lộc.
Trong khi đó, tại Lộc Ninh, sau 3 ngày bị pháo, không được tiếp viện, quân trú phòng được lệnh di chuyển dần dần về phía Nam, để lùi về An Lộc. Toàn bộ 30 chiến xa của VNCH, một số bị phá hủy, một số đành bỏ lại. Trước áp lực mỗi ngày một mạnh từ mặt phía Bắc xuống, chiến đoàn 52 từ vùng cầu Cần Lê, 15 cây số Bắc An Lộc, cũng phải lui dần về An Lộc . Quân CSBV giăng sẵn một tuyến phục kích dài trên 3 cây số toan nuốt trôi tiểu đoàn 1/48 của chiến đoàn 52 vào ngày 7 tháng 4, nhưng tiểu đoàn này đã anh dũng chiến đấu, mở một đường máu chạy về An Lộc và chỉ thiệt hại nhẹ. Chính tiểu đoàn này đã gỡ thể diện cho Trung đoàn 52 BB. Chỉ trong vòng 3 ngày giao tranh, tại Lộc Ninh, đã có đến 2 ngàn 1 trăm 50 Cộng quân bị hạ sát, quân số của một trung đoàn . Về phía ta có 600 chiến sĩ hy sinh, cùng với 30 chiến xa và một pháo đội 105 ly bị mất . Kể từ đây, An Lộc bỏ mình trong vòng đai phòng thủ, không có lấy một chiến xa để đối đầu với chiến xa địch, có đến cả một trung đoàn hàng trăm chiếc. Tại mặt trận An Lộc, điểm đáng kể thứ hai nữa là quân trú phòng không có đại bác. Nguyên một tiểu đoàn pháo binh mang số 52 với 24 khẩu 105 ly cũng bị phá hủy gần hết chỉ còn một khẩu duy nhất. Trọn một pháo đội 6 khẩu của quân Dù thả xuống đồi Gío, 4 cây số Đông An Lộc, mấy ngày sau, cũng bị tiêu luôn. Tất cả đã chiến đấu với ý chí " hoặc còn sẽ sống trong tự do, hoặc chết cũng để cho con cháu được sống tự do ". Những người đang sống trong không khí tự do mà chưa hề bị đe doạ, không sợ bị mất đi, sẽ cho đây là một sáo ngữ đầy tính chất tuyên truyền. Nhưng đối với người dân Việt Nam, đã biết rõ mối đe doạ đó qua 27 năm khói lửa, kể từ năm 1945 đến năm 1972. Họ cũng đã có nhiều kinh nghiệm xương máu về điều gọi là chủ nghĩa cộng sản, nên họ đã chiến đấu, tận lực chiến đấu, dù trong những hoàn cảnh ngặt nghèo nhất. Cuộc chiến tại Việt Nam hiện nay, năm 1972, đã chứng tỏ điều đó. Lời tuyên bố của Tướng Lê văn Hưng quyết tử thủ An Lộc, đã đưa vị Tướng một sao này lên hàng danh tướng và làm nức lòng chiến sĩ Bình Long
TRẬN CHIẾN KHỞI ĐẦU
map of vietnam
Bản đồ An Lộc
Trận chiến khốc liệt tại An Lộc, một tỉnh lỵ rộng không đầy 4 cây số vuông, nhưng mức độ tàn khốc của các cuộc giao tranh đã khiến cho nhiều ký giả quốc tế cho là gấp 10 lần Điện Biên Phủ thật sự khởi đầu ngày 7-4-1972.
Tất cả các cánh quân của 4 sư đoàn CSBV đều dồn về An Lộc . Sư đoàn CT. 5 từ trên đánh xuống . CT. 9 và CT. Bình Long ép hai mặt Tây Đông. Sư đoàn CT.7 vừa chặn mặt Nam, lập chướng ngại trên quốc lộ 13 vừa tung quân tiến đánh các mục tiêu sát biên giới như Katum, Tống Lê Chân, Thiện Ngôn để cầm chân sư đoàn 25 Bộ Binh đang trách nhiệm vòng đai Tây Ninh, chặn đường tiến của địch về Saigon theo ngã Quốc lộ 1.
Quân trú phòng không "tăng" mà cũng không "pháo" phải đối đầu với một quân số gần gấp 4, có hàng trăm chiến xa và cả trung đoàn Pháo đủ loại .
Toàn bộ Lữ đoàn 1 Nhẩy Dù, gồm 3 tiểu đoàn 5, 6, và 8 được gửi đến tăng viện. Toàn bộ sư đoàn 21 Bộ Binh, cùng trung đoàn 15 của Sư đoàn 9/BB từ vùng lầy miền Tây cũng được bốc lên Lai Khê.
Tuy nhiên, kể từ đây, quãng đường Chơn Thành đi An Lộc đã bị tắt nghẽn. Các đơn vị tăng viện cố tiến từng bước một để đến gần đơn vị bạn tại An Lộc, nhưng mỗi bước tiến, không biết bao nhiêu chiến binh gục ngã, dù là bên này hay bên kia . Tiến lên không nổi, phải quay trở lại, để rồi tìm cách tiến lên. Gần trọn sư đoàn CT.7 của địch dồn nỗ lực chính vào tuyến phục kích dài 26 cây số từ Chơn Thành đến An Lộc. Suốt dọc quãng đường này, nơi nào cũng có thể là mục tiêu của pháo binh địch. Chúng rải quân dài dài dọc theo quốc lộ để sẵn sàng chỉ điểm toạ độ cho pháo binh từ xa bắn tới. Phi trường Lai Khê, vắng vẻ từ 3 tháng qua, kể từ khi các đơn vị Hoa Kỳ rút đi, bỗng nhiên tấp nập trở lại. Các chuyến bay nối đuôi nhau chuyển quân hoặc tiếp tế cho chiến trường .
Cuộc giao tranh vẫn tiếp diễn ác liệt. Dần dần, lực lượng bên trong An Lộc đã có thể khởi lại thế công, dù phải hết sức chật vật. Mấy hôm trước, vòng bán kính bao vây thị trấn chỉ chừng 500 thước. Nhưng đến ngày 11-4, vòng đai kiểm soát được nới rộng thêm đến hơn ba cây số đường bán kính .
Bên ngoài, lữ đoàn 1 Dù đã tiến khỏi Chơn Thành được 7 cây số về hướng Bắc, sau khi giải tỏa áp lực địch từ Lai Khê đến Chơn Thành. Sau một trận đụng độ ác liệt với địch quân tại vùng này, lữ đoàn 1 Dù giao lại trách nhiệm cho các đơn vị của sư đoàn 21/BB giữ an ninh trục lộ những đoạn đường đã được giải toả .
Riêng trong ngày 11-4, 27 pháo đài B.52 trút gần 800 tấn bom xuống các vị trí địch. Có lẽ nhờ thế, buổi chiều hôm đó, mức độ pháo kích đã giảm sút rất nhiều .
Sư đoàn 21/BB được tăng phái trung đoàn 15/9 và một tiểu đoàn Dù, có nhiệm vụ khai thông Quốc lộ 13 nhưng đây quả là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn mà mãi đến 8-6 mới hoàn thành nổi.
TRẬN CHIẾN XA ĐẦU TIÊN
Ngày 12-4, Bộ Tư Lệnh cao cấp của CSBV lại ra khẩu lệnh cho cán binh của họ: "Cán bộ và binh sĩ phải tấn công khắp mặt trận. Chắc chắn quân ta sẽ thắng ". Guồng máy tuyên truyền của CSBV được tổ chức ngay tại quận Lộc Ninh, rêu rao là An Lộc đã được giải phóng, nên ngày hôm sau 13-4, chiến xa của chúng mở nắp khơi khơi tiến vào thị xã An Lộc. Khi xe bị bắn cháy, những tên lính CSBV gục chết mà gương mặt vẫn còn hết sức ngỡ ngàng, như còn vương mắc: " Quân ta đã giải phóng An Lộc rồi kia mà ? "
Mở màn cho trận đánh khốc liệt bằng chiến xa này, hồi rạng sáng, cộng quân từ mạn Bắc thành phố tiên chiếm phi trường L.19 và toàn thể kho nhiên liệu, đạn dược của Bình Long gần sân bay bị phát hoả bốc cháy dữ dội. Hàng ngàn quả đạn đại bác rơi vào An Lộc dọn đường . Đoàn chiến xa lù lù tiến vào. Nghe tiếng ì - ì của chiến xa từ phía Bắc thẳng vào thành phố, lính trung đoàn 8/BB hơi bỡ ngỡ , vì đây là lần đầu tiên họ trực diện với thiết giáp T-54 và PT.76 của CSBV. Đoàn chiến xa tiến theo đường Ngô Quyền, sát cạnh Bộ Chỉ Huy (BCH) của Đại Tá Mạch văn Trường, Trung Đoàn Trưởng Trung đoàn 8/BB. Mặc dù một vài trái pháo của ta làm chậm bước tiến, nhưng đoàn chiến xa địch vẫn bò tới. Chỉ còn cách BCH của ĐT. Trường 20 thước, đoàn chiến xa bị khựng lại bởi một loạt đạn M.72. Ba phát đầu bị hụt . Phát sau trúng đích, chiếc xe dẫn đầu bốc cháy, trườn tới mấy thước rồi ngừng hẳn. Mấy tên lính CS trong xe nhẩy ra, cháy nám, lăn lộn trên lề đường . Một loạt đạn M.16 giải thoát, hay nói theo đúng danh từ Cộng sản, " giải phóng " chúng khỏi cảnh đau đớn đó . Lên tinh thần, lính của Trung đoàn 8 chỉa mũi M.72 vào tất cả đoàn xe. Có tới 15 chiến xa địch bị bắn cháy sát cạnh BCH của Trung đoàn 8/BB. Đoàn chiến xa địch lùi lại để rồi tìm đường khác tiến vào. Tiếng súng vang rền trong phân nửa phía Bắc thị xã An Lộc .
Trong lúc giao tranh ác liệt tiếp tục . Đại tá Trương hữu Đức , thiết đoàn trưởng thiết đoàn 5 đang ngồi trực thăng quan sát, bị trúng đạn tử thương . Một ngôi sao bạc được gắn trên quan tài phủ lá Quốc Kỳ, đánh dấu cấp bậc cuối cùng của một anh hùng thiết giáp .
Tại Saigon, khoáng đại Thượng Nghị Viện đã ngưng lại một phiên họp thường lệ để dành hết thời gian ca ngợi và tri ân các chiến sĩ đang chiến đấu anh dũng trên khắp các mặt trận.
Trở lại An Lộc, sau 30 giờ ác chiến đẫm máu bằng đủ mọi hình thức, xáp lá cà, cận chiến bằng lựu đạn, súng dài, súng ngắn thi nhau nổ, trong phân nửa thị xã phía Bắc, cuộc tấn công đợt I có chiến xa pháo binh hổ trợ của CSBV đã bị đẩy lui . Hai bên đều bị thiệt hại nặng, và kiệt lực, cần phải nghỉ ngơi chỉnh đốn lại ...
Cuộc tấn công bằng chiến xa lần thứ hai, rồi thứ ba ...
Ngày 14-4 đánh dấu một nỗ lực mới của Tướng Nguyễn văn Minh, Tư lệnh Quân khu III. An Lộc bị xiết chặt trong vòng vây. An Lộc bị bó cứng trong mấy cây số vuông. Quân trú phòng không bung ra ngoài được để hoạt động. Số thương vong vì pháo kích mỗi ngày mỗi tăng. Cần phải tìm một lối thoát, lập một đầu cầu mở cửa ra vào An Lộc, nới rộng tầm hoạt động của quân trú phòng. Mặt Bắc, mặt Tây, mặt Nam đều bị bít kín. Chỉ còn mặt Đông Nam, với những ngọn đồi thoai thoải. Những ai phải lãnh nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm này ? Lữ đoàn 1 Nhẩy Dù dưới quyền Đại tá Lê Quang Lưỡng được Trung Tướng Minh chọn, vì quả thật không có đơn vị nào tại mặt trận này làm hơn được LĐ 1/ ND.
Cuộc họp mặt tại căn cứ Lai Khê giữa Trung Tướng Dư Quốc Đống, Tư lệnh Sư Đoàn Nhẩy Dù, Trung Tướng Minh và Đại tá Lưỡng kết thúc mau chóng. Sau 5 vòng bay quan sát, Đại tá Lưỡng chọn ấy Srok Ton Cui làm bãi đáp, 4 cây số Đông An Lộc.
Tiểu đoàn 6 Dù xuống trước dọn bãi đáp. Ngày hôm sau, 15-4, hai tiểu đoàn 5,8 và BCH Lữ đoàn xuống theo. Tiểu đoàn 6/ND ở lại đoạn hậu, trấn giữ Đồi Gió, để hai tiểu đoàn bạn chia làm hai cánh song song tiến vào An Lộc.
Cũng trong thời gian này, nghĩa là vào sáng 15-4, CSBV lại ồ ạt tấn công đợt 2 vào mạn Bắc thị trấn. Một số chiến xa địch lọt được phòng tuyến phía Bắc, xuống đến nửa phía Nam thành phố. Một số lớn chiến xa địch lại bị phá hủy .
Rút kinh nghiệm lần trước, quân trú phòng bắt đầu tranh nhau bắn chiến xa, không phải chỉ bằng M-72 mà bằng cả súng phóng hoả tiễn B.40 và B.41 tịch thu được của đối phương khi chúng xâm nhập thành phố. Chính trong những cuộc giao tranh này, cán binh CSBV để lộ rõ một khuyết điểm trầm trọng trong kỹ thuật tác chiến trong thành phố: thiếu phối hợp giữa bộ binh và chiến xa. Quân trú phòng ẩn nấp trên các cao ốc, trong các hầm trú ẩn, dưới các cống rãnh, tại bất cứ nơi nào kín đáo mà họ thuộc nằm lòng để chỉa tất cả họng súng đủ loại vào một mục tiêu quá lớn, và chỉ cách nhau trong vòng 10 thước. Quân tấn công, tất nhiên từ xa tới, dường như hoàn toàn lạc lõng giữa một thành phố xa lạ . Dù họ có được học tập kỹ càng đến mức nào đi nữa, trên mô hình, dù có thực tập đánh trên xa bàn hàng bao nhiêu lần đi nữa, thì họ cũng không thể nào biết rõ địa thế bằng chính người dân, binh sĩ đang sinh sống tại An Lộc. Đó là chưa kể một lỗi lầm trầm trọng trong chính sách tuyên truyền của CSBV là đã khiến cho binh sĩ của họ mang một tin tưởng quá lạc quan rằng An Lộc đã được giải phóng. Điều này chẳng khác nào họ đã dẫn dụ, lừa bịp binh sĩ của họ vào chỗ chết.
Hơn thế nữa, nếu lúc ban đầu, đoàn chiến xa hùng hậu của CSBV có tác dụng làm phấn khởi tinh thần binh sĩ của họ, đồng thời làm suy giảm nhuệ khí quân trú phòng, thì trong thời gian sau, ảnh hưởng đó lại trái ngược. Trong đợt tấn công bằng xe tăng đầu tiên vào An Lộc, vài đoàn viên xe tăng Cộng sản Bắc Việt được cấp chỉ huy của chúng cho biết trước là An Lộc đã được giải phọng Cho nên lính Cộng sản Bắc Việt lừ lừ cho "tăng" tiến vào thành phố, mở rộng cả nắp pháo tháp ngắm cảnh "thị trấn giải phóng" và chờ đợi những tiếng hoan hô của " dân được giải phóng ". Cũng nhờ vậy mà chúng còn được dịp chạy thoát khỏi xe tăng. Trong các đợt tấn công sau đó, các chiến sĩ ta sau khi hạ được " tăng " địch đều khám phá rằng các đoàn viên tăng cộng sản Bắc Việt đều bị cấp chỉ huy của chúng xích chặt vào " tăng " luôn. Lúc đầu, chiến sĩ ta cứ tưởng là binh sĩ Cộng sản Bắc Việt can đảm cố thủ trong xe tăng ?
Ngày 9/4/1972 tại Quảng Trị, tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến chỉ dùng vũ khí cá nhân M-72 hạ một loạt hàng chục chiến xa địch chỉ trong vòng nửa tiếng đồng hồ. Chiến thắng đầu tay này được loan truyền mạnh mẽ trên hệ thống truyền thanh quốc gia. Cũng trên làn sóng này, kỹ thuật bắn chiến xa cũng được chính các Tướng lãnh giải thích tường tận. Binh sĩ VNCH, hầu như mỗi người đều có một máy thu thanh bỏ túi để nghe âm nhạc, và dường như tất cả đều chú ý nghe ngóng tin tức chiến sự tại các mặt trận khác. Họ biết được hiệu quả của vũ khí chống chiến xa, và các cấp chỉ huy mặt trận cũng không bỏ lỡ cơ hội huấn luyện thêm ngay tại chỗ, như trường hợp của Tướng Hưng, ngay sau trận tấn công bằng chiến xa đầu tiên của CSBV vào An Lộc.
Kể từ khi hạ được chiến xa đầu tiên tại An Lộc, binh sĩ trú phòng lên tinh thần, và vững chãi chiến đấu với địch. Cùng lúc đó, tinh thần của binh sĩ CSBV phần lớn dựa vào chiến xa. Chiến xa bị cháy, bị bắn lật gọng nằm ngổn ngang trên đường phố, họ còn tinh thần đâu nữa để mà chiến đấu ? Bộ binh tùng thiết ( đi theo thiết giáp ) thấy chiến xa bị bắn cháy là mất tinh thần. Đây là một trong những yếu tố khiến cho An Lộc khỏi mất!
Sự thiệt hại về nhân mạng và vật chất của quân VNCH bên trong An Lộc, có thể nói mà không sợ sai lầm, đến 90 phần trăm do pháo kích.
Cũng trong ngày 18/4, Tướng Nguyễn văn Minh dời Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III lên Lai Khê để trực tiếp chỉ huy mặt trận Bình Long. Một lực lượng đặc nhiệm gồm 20 ngàn binh sĩ với Nhẩy Dù, Bộ Binh, Thiết kỵ được thành lập để giải toả quốc lộ 13.
Cuộc đổ quân của lữ đoàn 1 Nhẩy Dù gây thiệt hại cho cả một tiểu đoàn trấn giữ Đồi Gió. Tiểu đoàn 6 Nhẩy Dù và một pháo đội 6 khẩu đại bác 105 ly bị thiệt hại nặng. ( Sau 18 năm thành lập, tiểu đoàn 6 Dù bị tan nát vào lúc 17 giờ ngày 21/4). Tuy nhiên, chính tiểu đoàn này, được bổ sung ngay tại chỗ, đã trả được mối hận đó, bằng cách đánh cú chót tuyệt kỹ, bắt tay với lực lượng bên trong An Lộc vào ngày 8/6, kết thúc giai đoạn 2 tháng vây hãm của chiếc rọ tử thần "An Lộc ".
Liên đoàn 81 Biệt Cách Nhẩy Dù, đang hoạt động bên trong phòng tuyến địch, cũng được bốc hết về An Lộc ngày 16-4, để tiêu diệt các tổ đặc công của địch lọt được vào thành phố sau hai cuộc tấn công vào thị xã. Lính Biệt Cách Dù được huấn luyện để đơn độc chiến đấu trong lòng địch, thuộc nằm lòng cách tách chiến thói quen và vũ khí của CSBV để có thể giả dạng quân " giải phóng ", nên kỹ thuật tác chiến cá nhân quá cao so với đặc công CS. Chính Biệt Cách Dù đã tỉa các đặc công CS cố bám vào dân, và nhờ đó, tránh một số thiệt hại đau thương cho số dân chúng còn kẹt lại bên trong thành phố.
Sau khi quân Dù bắt tay được với quân trấn thủ, liền nới rộng vòng đai về phía Nam, Không Quân VNCH và Hoa Kỳ hoạt động dữ dội. Pháo đài B52 dội bom chỉ cách An Lộc 1 cây số về phía Bắc, tiêu diệt trọn một trung đoàn địch.
Áp lực địch đã giảm bớt trong ngày 17-4. Các lực lượng CSBV bên trong thành phố, lớp bị tiêu diệt, phần bị đánh bật ra ngoài. Quân trú phòng có nới rộng vòng đai phòng thủ, đồng thời di chuyển được chừng 2.000 dân chúng ra khỏi An Lộc để chạy về Chơn Thành. Mặc dù kho đạn dã chiến tại Lai Khê bị pháo kích nổ dữ dội gây bối rối cho sư đoàn 5, và hành lang máu trên quốc lộ 13 vẫn còn bế tắc, nhưng đến đây, Tướng Nguyễn Văn Minh nhìn thấy được một tia hy vọng "Có thể giữ vững được An Lộc ".
Trong cuộc họp báo tại Lai Khê sáng ngày 17-4, Tướng Minh tuyên bố " Giai đoạn khó khăn nhất đã qua. Chúng tôi hết sức thận trọng vì sợ kẹt dân. Chúng tôi không lạc quan quá trớn, và đang ghìm súng chờ đợi những đợt tấn công mới của đối phương ".
Tướng Minh khỏi phải chờ đợi lâu .
Ngay ngày hôm sau, 18-4, đợt tấn công chiến xa thứ ba đã đổ ập vào An Lộc, một chiến trường nặng ký gấp nhiều lần Điện Biên Phủ 18 năm trước, nhưng theo một nhà báo ngoại quốc, là " Gió đã đổi chiều cho Giáp ". Mà quả thật, gió đã đổi chiều tại đây. Quân trú phòng không vướng một mặc cảm chủ bại. Họ cùng một lòng chiến đấu, hy sinh cuộc sống của họ cho lẽ sống của cả 17 triệu dân miền Nam tự do, như lời Tướng Lê Văn Hưng, Tư Lệnh sư đoàn 5 BB, chỉ huy toàn bộ lực lượng trú phòng: "Ngày nào tôi còn, An Lộc còn".
map of an lộc
Thần tướng Lê Văn Hưng trong hầm chỉ huy mặt trận An Lộc 1972
Vị Tướng này tay cầm M.16, áo thun, quần đùi, lựu đạn quanh mình, hoạt động 24/24, hai tai liên tục nghe báo cáo, và điều động binh sĩ ở khắp nơi. Sư hiện diện của vị Tướng này ngay tại mặt trận là một trong những yếu tố quan trọng giữ vững An Lộc.
Thêm nhiều chiến xa CSBV bị hạ gần Bộ Chỉ Huy của Tướng Hưng. B52 tiếp tục dội bom chung quanh. Không quân VN dồn dập yểm trợ và tiếp tế. Nhưng, trước một hàng rào phòng không dầy đặc đủ loại, từ đại bác 37 ly, B.40, B.41, hoả tiễn tầm nhiệt cầm tay SA.7 lố nhố trong rừng cao su bao vây An Lộc, dù anh em phi công có cố gắng đến mức tối đa, chịu nhiều tổn thất, cũng chỉ tiếp tế "nhỏ giọt" cho chiến trường.
Phần lớn kiện hàng thả xuống, bay tạt ra ngoài hàng rào phòng thủ. Nguồn tiếp tế bị cản trở, quốc lộ 13 vẫn tắc nghẽn. Quân trú phòng bị bao vây trong hơn hai tháng trường như thế . Không khí ngột ngạt và căng thẳng đến độ một Trung Tá Trưởng Phòng 2 của sư đoàn 5BB phải thốt lên " Đây là chiến trường cô đơn, và mãi đến ngày thứ 60 của cuộc chiến, các cánh quân tiếp viện cũng chỉ le lói ở cuối đường số 13" Nếu đây là một đoàn quân không chiến đấu cho một chính nghĩa, không có một niềm tin vững chãi, và hình như, nếu không có một sự nhiệm mầu nào đó hổ trợ, chắc chắn họ đã thảm bại.
Đợt tấn công thứ tư
Hạn định lúc ban đầu của BCH cao cấp CSBV ban ra là ngày 20-4 phải dứt cho được An Lộc . Nhưng An Lộc vẫn còn vững. Tin tình báo cho hay, đúng ngày này, toàn bộ chỉ huy của Công Trường 5 CSBV bị thay thế, để chuẩn bị đợt tấn công mới.
Nửa đêm về sáng 21-4, cộng quân pháo kích trên hai ngàn trái đạn đủ loại vào những địa điểm trú phòng của quân ta, rồi tấn công 4 mặt vào thị xã. Bốn mũi dùi chỉa vào 4 vùng cùng ở mặt Đông:
a) 2 cây số ĐN An Lộc
b) 3 cây số ĐN
c) 1 cây số ĐĐN
d) 5 cây số ĐN
Là những nơi có quân VNCH trấn đóng.
Tại mỗi nơi, cộng quân có 5 hoặc 6 chiến xa, với một tiểu đoàn BB tùng thiết ( đi theo thiết giáp)
Đặc công CS hoạt động mạnh trở lại, ăn nhịp với các hoạt động bên ngoài. Tuy nhiên không hiểu vì do xếp đặt trước, hay thiếu sự phối hợp, các mũi dùi này không khai diễn đồng loạt, mà lại cách quãng nhau. Mũi thứ nhất khởi diễn hồi 4 giờ sáng, và nỗ lực sau cùng khởi diễn hồi 13 giờ chiều. Nhờ thế, quân trú phòng có thể yểm trợ cho nhau một phần hoả lực súng cối còn lại, và nhất là hoả lực của không quân . Có đến 17 phi vụ B.52 để yểm trợ cho An Lộc trong ngày hôm ấy. Trong số đó có 3 "pass" yểm trợ cho tiểu đoàn 6 Dù rút khỏi Đồi Gió, 4 cây số, đông An Lộc. Nhưng rủi thay, tiểu đoàn này gặp phải hoả lực quá hùng hậu của địch quân hờm sẵn để tấn công mặt đông An Lộc đúng vào ngày này. Tiểu đoàn 6 Dù "tan hàng" - Nói theo kiểu nhà binh. (Xem Đồi Gió đổi tên, trang 37)
Những đơn vị còn lại đều đẩy lui được các đợt tấn công của đối phương. Bắn hạ thêm nhiều chiến xa.
Trong lòng nửa phía Bắc thành phố An Lộc, cuộc giao tranh giữa Biệt Cách Dù và đặc công Cộng sản tiếp tục với mức độ ác liệt, tạo thành những mảng da beo trên phần đất này. Hàng ngàn xác chết của cả bạn lẫn thù, của thường dân, của người lớn, của trẻ em la liệt trong thành phố.
Đêm 22 rạng 23-4, CSBV tung thêm hai cánh quân, một đánh vào vùng trách nhiệm của tiểu đoàn 8 Dù ở cửa Nam An Lộc, và một chặn đánh trung đoàn 15 của sư đoàn 9/BB trên quốc lộ 13.
quân   sự
Xe tăng Việt cộng bị bắn hạ trong An Lộc
Cánh quân đánh tiểu đoàn 8 Dù có 2 chiếc T.54 và 2 chiếc BTR yểm trợ . Lúc này, quân trú phòng đã có các loại súng bắn chiến xa mới mang tên XM202 từ M.72 biến cải, có thể bắn liên tiếp bốn phát, với sức nóng 3 ngàn 600 độ Fahrenheit mỗi trái .
Cả bốn chiếc đều bị cháy rụi, quân tùng thiết mất tinh thần bị đánh bật trở ra. Không những thế, tiểu đoàn trưởng TĐ 8 Dù còn gọi phi cơ C.130 có gắn đại bác 105 ly bắn theo sự hướng dẫn của ra-đa hạ luôn một đoàn xe 5 chiếc khác đang hướng về trung đoàn 15 BB.
Sau đợt tấn công thứ tư bị thất bại, cộng quân chỉ còn nước pháo kích vào thành phố để trả hận. Tình hình An Lộc có phần dễ thở hơn, mặc dù vẫn dưới điệu nhạc ì ầm của Pháo binh cộng sản, hàng ngàn trái mỗi ngày.
Trong khi đó, đoạn đường quốc lộ 13 Chơn Thành - An Lộc vần tiếp tục nhuộm thêm máu. Bên VNCH cố tiến lên. Quân CSBV cố sức giữ lại. Các cấp chỉ huy CS đã không ngần ngại xiềng chân binh sĩ của chúng vào các hố chiến đấu cá nhân nằm rải rác dọc quốc lộ 13 để làm những con chốt cản đương, và chỉ điểm cho pháo binh của chúng từ xa bắn tới.
việt   nam
vietnam
Thả dù tiếp viện cho An Lộc
Ngày nào cũng có một số trực thăng bị rớt nhưng không có chiếc nào hạ cánh nổi xuống An Lộc. Các cuộc chuyển quân cấp đại đội của Nhẩy Dù đều bị đánh bật. Về sau phải di chuyển ở cấp tiểu đoàn. Mãi đến ngày 8-5, lực lượng giải tỏa quốc lộ 13 mới tiến thêm được 6 cây số nữa để chiếm làng Tàu Ô, nằm giữa Chơn Thành và An Lộc, sau 3 ngày giao tranh đẫm máu, gây thiệt hại nặng cho cả đôi bên. Quân CSBV đã xây những hầm chiến đấu hết sức vững chắc tại đây. Có nhiều đường hầm sâu đến 6 thước dưới lòng đất khiến phi cơ không thể nào phá nổi. Quân giải tỏa phải đánh cận chiến, đánh bằng lựu đạn, và chiếm cứ từng hầm hố, từng địa đạo, từng căn nhà, từng thước đất một.
Hai trung đoàn của sư đoàn 21-BB được thả ở vùng Bắc Tàu Ô đánh thốc xuống, trong lúc một cánh quân khác đánh thốc từ phía Nam đánh lên. Trước khi chiếm làng này, lực lượng giải tỏa phải đối đầu với 4 tiểu đoàn CSBV, 2 tiểu đoàn Pháo và đặc công tăng cường, nằm đầy mạn Bắc làng Tàu Ô.
Quân giải tỏa cố lập một phòng tuyến tại đây, tạo một đầu cầu trên đường tiến vào An Lộc.
"PHÁO TẬP" DỌN ĐƯỜNG CHO TRẬN ĐÁNH QUYẾT ĐỊNH
Đến giờ phút này, 10-5, cả ba mặt trận An Lộc, Kontum và Trị Thiên đều đang ở trong tình thế gay cấn.
Bên kia Thái Bình Dương, Tổng Thống Nichard Nixon công bố những biện pháp mạnh đối với CSBV.
Tại Sàigon, Tổng thống Nguyễn văn Thiệu tuyên bố " Tổ Quốc Lâm Nguy". Lệnh thiết quân luật được ban hành trên khắp lãnh thổ kể từ 0 giờ ngày 11-5.
Chính vào giờ nay, Bộ chỉ huy cao cấp của CSBV tại mặt trận Bình Long muốn "dứt điểm" An Lộc, bắt sống tướng Lê văn Hưng.
Kể từ trưa hôm trước, tất cả các khẩu pháo của Cộng quân đã bắn trái khói lai rai cầm chừng để điều chỉnh tọa độ những địa điểm mà chúng định sẵn sẽ tấn công.
Đúng 12 giờ đêm, giờ khởi đầu của tình trạng thiết quân luật trên toàn lãnh thổ VNCH, cộng quân bắt đầu cuộc "pháo tập" khốc liệt nhất trong chiến tranh Đông Dương, vào An Lộc.

Đến 4 giờ sáng, địch quân bắt đầu "chuyển pháo". Kinh nghiệm và khả năng tác chiến cao đã giúp cho binh sĩ trú phòng biết ngay địch muốn làm gì khi chuyển pháo đi nơi khác. Sau khi chịu đợt "tiền pháo", tất cả đều vọt ra khỏi hầm ghìm súng chờ đợi "hậu xung".

Quả nhiên, ngay sau đó, chiến xa ì ì kéo tới. Từ 4 giờ sáng, cộng quân xỉa 3 mũi dùi từ hướng chính Bắc, Đông Bắc, Tây Bắc với quân số mỗi cánh cấp trung đoàn có chiến xa dẫn đầu đánh ập xuống nữa thị xã phía trên.
Ở ngã Đông Bắc, cộng quân đột nhập vào khu chợ Mới, sát phòng tuyến VNCH. Trận giao tranh tại đây càng lúc càng đẫm máu, kéo dài mãi đến 8 giờ 30 sáng. Mặt Bắc thành phố là mặt bị uy hiếp nặng nhất ngay từ đầu cuộc chiến. Các cánh quân CSBV ẩn phục trong đồn điền cao su Quản Lợi và từ quốc lộ 13 kéo xuống như vũ bão.
Mặt chính Bắc và Tây Bắc, địch huy động một lực lượng hùng hậu có chiến xa dẫn đầu để tiến công. Chiến xa địch dẫn đầu đã chọc thủng phòng tuyến Tây Bắc của lực lượng trú phòng. Theo sau, là 2 trung đoàn bộ chiến. Tuy nhiên, tại đây, địch lại phạm một lỗi lầm lớn. Vì sợ hỏa tiễn chống chiến xa, nên đoàn xe tăng của địch phóng quá nhanh, quân bộ chiến theo không kịp. Chiến xa tách rời bộ binh, liền lập tức bị quân trú phòng dùng hỏa tiễn M.72, XM.202 và cả B.40, B.41 tịch thu được, hạ luôn một hơi 8 chiếc xe tăng; những chiếc còn lại hoảng sợ bỏ chạy. Tuy nhiên, quân bộ chiến của chúng tràn đến kịp dùng chiến thuật biển người áp đảo quân trú phòng.
Dường như tiên đoán được cuộc tấn công qui mô quyết định này, Tướng Nguyễn văn Minh, Tư Lệnh Quân Khu III đã xin từ trước hỏa lực yểm trợ của B.52 dội vào khu vực phía Bắc. Mãi đến 10 tiếng đồng hồ sau, nghĩa là đúng lúc hai trung đoàn CSBV từ mạn Tây Bắc tràn vào thành phố liền bị hàng loạt bom B.52 thả trúng, cách bì thành phố chỉ 1 cây số. Riêng trong ngày này, Bộ Tư Lệnh Hoa Kỳ tại Việt Nam đã dành cho chiến trường An Lộc 20 phi vụ B.52 với 2 ngàn tấn bom đủ loại. Theo ước tính tại chỗ, có ít nhất một trung đoàn địch bị tiêu diệt. Cuộc tấn công lập tức bị chặn lại.
Một cánh quân thứ tư, ước độ 1 trung đoàn, có 10 chiến xa dẫn đầu đánh thốc từ dưới lên lên, theo ngã Tây Nam vào lúc 6 giờ 30 sáng. Lực lượng trú phòng chống giữ mặt này chống trả mãnh liệt nên mũi dùi chính không thể tiến thêm được. Tuy nhiên, ở cả hai mặt Bắc lẫn Nam, một số đơn vị CSBV đã xâm nhập được vào thành phố và chia thành nhiều tổ chiến đấu nhỏ, gây hỗn loạn trong thành phố.
Suốt ngày 12-5, quân trú phòng cố sức đánh cận chiến để trục các toán cộng sản ra ngoài. Mãi cho đến tối, chiến trường mới tạm lắng tiếng súng giao tranh, nhưng pháo binh địch lại nã liên hồi vào bên trong.
Sau 4 giờ để pháo binh tác xạ, đồng thời xếp dặt lại đội ngũ. CSBV lại lợi dụng thời tiết xấu với những cơn mưa như trút tất công vào, từ 3 mặt Đông Bắc, Tây và Tây Nam. Như vậy, cộng quân đã liên tục tấn công vào sáu mặt chung quanh An Lộc trong 3 ngày liên tiếp.
Mặc dù phải liên tiếp chiến đấu trong 3 ngày ròng rã, trong sự thiếu thốn cả lương thực lẫn đạn dược, nhưng với sự yểm trợ của Không Quân VNCH lẫn Hoa Kỳ của B.52 lẫn các phi cơ khu trục, trực thăng võ trang, phản lực... quân trú phòng vẫn cầm cự được, và lần hồi bẻ gẫy các mũi dùi tấn công, đánh bật cộng quân ra ngoài rìa thành phố.
Trong 3 ngày giao tranh, có đến 600 binh sĩ của đôi bên chết ngổn ngang trên đường phố, chưa kể số tổn thất của CSBV vì B.52.
Mùi tử khí đã bắt đầu xông lên nồng nặc vì không ai có thời giờ kịp chôn cất. Có chăng là các binh sĩ đồn trú để dành thì giờ nghỉ ngơi chôn cất bạn đồng đội, đánh dấu để sau này thân nhân có thể tìm ra.
Đáng kể nhất là các chiến sĩ Biệt Cách Dù. Họ đã quen sống trong lòng địch, đơn độc nhiều ngày, nên An Lộc đối với họ cũng khá dễ chịu. Bởi thế, họ vẫn bình thản tạo dựng được một nghĩa địa khá tươm tất để chôn cất các bạn đồng đội không may ngã gục trên chiến trường. Nghĩa địa Biệt Cách nằm sát ngôi chợ Bình Long.
Nghĩa Trang Biệt Cách Dù tại An Lộc
"An Lộc địa, sử ghi chiến tích
Biệt Cách Dù Vị Quốc vong thân."
Hai câu thơ mộc mạc được tô đậm trên tấm mộ bia chung.
Quân trú phòng tuy phải bị một phen xấc bấc xang bang, nhưng sau trận này, sau khi chịu đựng nổi cuộc tấn công quyết định mà CSBV dồn toàn lực vào quyết dứt điểm An Lộc, họ đã thoát được những giờ phút nguy hiểm nhất.
Tuy nhiên, mối đe dọa vẫn còn, vẫn thường trực chờ ở bên mình. Bên nào cũng ngất ngư.
Gần 40 ngày đã trôi qua. Lực lượng tấn công dù có chuẩn bị kỹ càng dến đâu, cũng khó lòng tích trữ một số lương thực và đạn dược cho một trận chiến quá lâu dài với một cường độ khốc liệt như vậy. Bom đạn hàng ngày tàn phá các vị trí tiếp liệu, đánh phá các đường tiếp tế. Vũ khí đạn dược mỗi ngày một hao mòn. Trên 50 chiến xa bị bắn cháy. Binh sĩ lớp chết, lớp bị thương phải lo di tản... Bao nhiêu sự khó khăn dồn dập trong lúc hậu phương lại quá xa. Một ngày qua là gánh nặng càng thêm chồng chất.
Hàng ngày quân CSBV phải chia nhau đi lượm dù tiếp tế do phi cơ thả lạc ra ngoài.

Quân trú phòng cũng chẳng hơn gì. Hàng trăm thương binh không được di tản từ 40 ngày qua. Họ nằm dài dài chung quanh các phi trường để mỏi mòn chờ đợi trực thăng. Nhưng sân bay nào cũng là mục tiêu chọn sẵn của pháo binh địch. Vừa thấy bóng dáng trực thăng thấp thoáng ở đâu là pháo được câu ngay đến đó.
Tuy vậy, thỉnh thoảng một vài phi công trẻ tuổi gan lỳ cũng đáp xuống được, chuyển vào thêm một số binh sĩ.
Biết bao thảm cảnh xẩy ra bên này cũng như bên kia chiến tuyến. Vấn đề còn lại, ai chịu đựng giỏi, ai còn tinh thần chiến đấu, bên đó sẽ thắng. Bao ngày không được tắm rửa? Nước không đủ để uống lấy gì mà tắm giặt? Lò mò ra suối tìm nước là một việc làm mạo hiểm, vì không biết nó pháo lúc nào. Cơm sấy chỉ đủ ăn cầm hơi. Dù tiếp tế 10 cái, rơi ra ngoài hết 8. Suốt mấy tháng trời ăn ngủ dưới hầm, giấc ngủ chập chờn, ám ảnh. Xác chết ngổn ngang, thương binh oằn oại trước mắt.
Nếu không phải là sống trong một tập thể chặt chẽ, nếu không tin tưởng vào một cái gì đó tốt đẹp hơn, chắc chắn khó có ai chịu đựng nổi mấy tháng trời liên tục như thế.
TƯỚNG MINH ĐỔI CHIẾN THUẬT
Càng nóng lòng tiến đến An Lộc, đoàn quân giải tỏa càng bị thiệt hại. Tướng Tư Lệnh mặt trận Nguyễn văn Minh đành thay đổi chiến thuật: đặt trọng tâm vào việc càn quét những đơn vị chung quanh An Lộc và dọc theo quốc lộ 13 trước đã, để dọn đường cho Bộ Binh tiến vào An Lộc.
Toàn bộ sư đoàn 21 và các lực lượng tăng phái gồm trung đoàn 9, Biệt Động Quân Biên Phòng, Thiết giáp, Nhẩy Dù quyết thâu ngắn khoảng cách.
Pháo đài bay B.52, phản lực cơ, khu trục cơ oanh tạc dữ dội dọn đường. Quân giải tỏa ào ạt tiến lên, vượt suối Tầu Ô, qua Tân Khai, Xa Cát, Xa Trạch. Đến trưa 16-5, đoàn quân này chỉ còn cách An Lộc có 3 cây số thì bị khựng lại.
Các đơn vị của ta thi đua nhau tiến vào An Lộc. Tuy nhiên, cộng quân ẩn nấp trong đồn điền cao su Xa Cam, cửa ngõ tử thần đi vào An Lộc, với một địa thế vô cùng hiểm trở, sẵn sàng chặn đứng mọi cuộc tiến quân xuyên qua yết hầu này.
Theo sự tiết lộ của các giới chức quân sự Quân Khu III, trung ương đảng CSBV đã chỉ thị các đơn vị CS tham chiến tại Bình Long phải cố gắng kéo dài trận chiến thêm 3 tháng nữa để phù hợp với tình hình và đem lại lợi thế cho họ trong một giải pháp chính trị trong tương lai.
Trong tình thế, quân lực VNCH tại mặt trận An Lộc dần dần chuyển thủ ra công, chuyển từ thế hạ phong sang thượng phong, để rồi giải tỏa được vòng vây lửa của 4 sư đoàn CSBV.

Tướng Nguyễn văn Minh, khi tiếp xúc với báo chí tại Lai Khê ngày 31-5 đã mô tả trận chiến này là trận đánh khó khăn nhất và dài nhất trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Ông thừa nhận, CSBV đã đạt được lợi thế ngay từ đầu với quân số gấp 4 lần, và quân VNCH đã phải chấp nhận khá nhiều tổn thất. Tuy nhiên sau 54 ngày giao tranh, cộng quân đã thiệt hại ít nhất là 30 ngàn quân trong tổng số 4 sư đoàn của chúng. Mưu đồ của CSBV mong tiến đánh thủ đô Sàigon đã hoàn toàn bị chặn đứng tại An Lộc. Điều ước muốn nhất của ông là sớm thoát khỏi cảnh tù túng, không khác một địa ngục trần gian.
Cũng vào ngày cuối tháng 5, Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu đã bay thị sát hai mặt trận Kontum và Thừa Thiên, hai mặt trận đều đang đắm chìm trong lửa đạn, đồng thời phát động chiến dịch 18 ngày thi đua diệt giặc mừng ngày Quân Lực 19-6. Chiến dịch đã thu đạt được kết quả mỹ mãn: giải tỏa Kontum, khắc phục quốc lộ 13, mở đường tiếp viện cho An Lộc, một tuần sau đó.
Tải thương trên chiến trường An-Lộc

Chiều 19-5, Tướng Nguyễn văn Minh đã đáp trực thăng đến BCH hai trung đoàn 15 và 33 để thảo luận kế hoạch giải quyết chiến trường Xa Cam. Giải quyết được khúc xương này, là giải tỏa được mặt trận An Lộc. Nhiều cuộc giao tranh ác liệt diễn ra chung quanh vùng này.
Ngày 19-5 là ngày mà quân đội CSBV thường năm vẫn gây đổ máu khắp nơi để mừng sinh nhật Hồ chí Minh.
Theo tin tức của một tù binh cao cấp CSBV bị bắt tại An Lộc, thì Bộ Tham Mưu cao cấp CSBV đã cử hành lễ này trước đó 3 ngày, để rồi cố gắng đánh một trận nữa vào An Lộc, may ra có thể khích động tinh thần cán binh lần chót quyết chiếm thị trấn này vào ngày 19-5, gọi là để mừng ngày sinh nhật "Bác Hồ", dù ông Hồ đã chết.
Nhưng kế hoạch này bị bại lộ. Một toán Biệt Kích được tung vào vùng tình nghi, 16 cây số Tây Nam Bình Long.
Nhận đúng tọa độ, toán Biệt Kích gọi về cho Bộ Chỉ Huy hành quân. Chỉ mấy tiếng đồng hồ sau, 6 phi vụ B.52 liên tiếp dội bom xuống vùng này.
Nguồn tin này cho hay, 80% nhân mạng chung quanh Bộ Tham Mưu này của CSBV bị chôn vùi trong hố bom.
Nhờ cuộc không tập này, quân CSBV đã không thể mở nổi trận đánh vào ngày 19-5 như chúng đã dự định.
Đến ngày 23-5, từ rạng sớm cho đến xế chiều, cộng quân lại mở liên tiếp 4 đợt tấn công bằng chiến xa vào các đơn vị VNCH tại các khu vực Nam và Tây Nam An Lộc cách thị trấn này từ 1 đến 5 cây số, nhưng đều bị đẩy lui. Kết thúc trận đánh này, có thêm 13 chiến xa CSBV bị hạ, 5 chiếc T.54 và 8 PT.76.
Lực lượng giải tỏa vẫn chập chờn tại đồn điền Xa Cam. Quốc lộ 13 vẫn bị quấy rối bằng pháo, và các ổ phục kích. Hai trung đoàn Bộ Binh VNCH vẫn tiếp tục lục soát, tảo thanh chung quanh vòng đai phía Nam An Lộc.
Qua máy truyền tin, các lực lượng tử thủ An Lộc biết được quân tiếp viện còn cách họ không bao xa. Cũng qua máy điện thoại siêu tần số, Tướng Lê văn Hưng cho các phóng viên biết rằng tinh thần binh sĩ của ông vẫn cao, vẫn sẵn sàng chiến đấu, và đã có thể ra khỏi hầm để tắm suối, sau 50 ngày "tắm khô" vì mực độ pháo kích của cộng quân đã giảm. Họ cũng đã quá quen với nhịp độ 1 ngàn trái mỗi ngày.
Không quân chiến thuật yểm trợ quân VNCH tại vùng Nam An Lộc, trong lúc không quân chiến lược B.52 liên tiếp không tập vùng Bắc thị trấn, phá vỡ các kho vũ khí, đạn dược vừa được CSBV chuyển tới.
Một tài liệu tối mật bắt được ngoài mặt trận cho thấy, Trung ương Cục R của cộng quân khẩn báo về trung ương Đảng Bộ CSBV sự thiệt hại nặng nề của các đơn vị cộng sản tham chiến tại An Lộc. Bản báo cáo này nêu rõ trường hợp điển hình là trung đoàn 209, sau một thời gian trấn giữ Bàu Bàng và Tàu Ô đã tan nát. Mỗi đại đội chỉ còn không đầy 30 lính, mỗi tiểu đoàn chỉ còn độ 90 so với quân số lúc đầu là 350 người. Cục R cũng than phiền khả năng chiến đấu của sư đoàn Bình Long quá yếu kém, vì phân nửa sư đoàn này là lính Khmer đỏ, tỏ ra hoảng hốt mỗi khi nghe tiếng phi cơ dội bom.

Theo sự tiết lộ của các giới chức quân sự Quân Khu III, trung ương đảng CSBV đã chỉ thị các đơn vị CS tham chiến tại Bình Long phải cố gắng kéo dài trận chiến thêm 3 tháng nữa để phù hợp với tình hình và đem lại lợi thế cho họ trong một giải pháp chính trị trong tương lai.
Trong tình thế, quân lực VNCH tại mặt trận An Lộc dần dần chuyển thủ ra công, chuyển từ thế hạ phong sang thượng phong, để rồi giải tỏa được vòng vây lửa của 4 sư đoàn CSBV. 
lịch sử an lộc
Quang cảnh đổ nát trong thành phố An Lộc
Thị Trấn An Lộc Mùa Hè Đỏ Lửa 1972
Tướng Nguyễn văn Minh, khi tiếp xúc với báo chí tại Lai Khê ngày 31-5 đã mô tả trận chiến này là trận đánh khó khăn nhất và dài nhất trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Ông thừa nhận, CSBV đã đạt được lợi thế ngay từ đầu với quân số gấp 4 lần, và quân VNCH đã phải chấp nhận khá nhiều tổn thất. Tuy nhiên sau 54 ngày giao tranh, cộng quân đã thiệt hại ít nhất là 30 ngàn quân trong tổng số 4 sư đoàn của chúng. Mưu đồ của CSBV mong tiến đánh thủ đo Sàigon đã hoàn toàn bị chặn đứng tại An Lộc. Điều ước muốn nhất của ông là sớm thoát khỏi cảnh tù túng, không khác một địa ngục trần gian.

Cũng vào ngày cuối tháng 5, Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu đã bay thị sát hai mặt trận Kontum và Thừa Thiên, hai mặt trận đều đang đắm chìm trong lửa đạn, đồng thời phát động chiến dịch 18 ngày thi đua diệt giặc mừng ngày Quân Lực 19-6. Chiến dịch đã thu đạt được kết quả mỹ mãn: giải tỏa Kontum, khắc phục quốc lộ 13, mở đường tiếp viện cho An Lộc, một tuần sau đó.
lịch sử việt nam
Chuẩn Tướng Hưng và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tại An Lộc 1972
( bên trái tướng Hưng là Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng Tư Lệnh QLVNCH )
Tướng Lê Văn Hưng dưới mắt một sử gia Mỹ
Dale Andrade (Trial By Fire) - Nguyễn Văn Tín dịch
Tướng Hưng xuất thân từ một gia đình khá giả có đầy đủ địa vị trong xã hội để trở thành chỉ huy trưởng trong Quân Lực Việt Nam, và ông ghét các quân nhân Mỹ thích lấn át và muốn buộc người khác phải đánh giặc theo lề lối của họ. Thái độ đố kỵ này ảnh hưởng tới mối giấy liên hệ giữa ông và các sĩ quan Mỹ từ đầu năm 1960, và khiến ông mang tiếng "bài Mỹ". Trước khi nắm Sư Ðoàn 5 năm 1971 theo sự tiến cử của một người bạn và người đỡ đầu, Tướng Minh, Tướng Hưng là một tỉnh trưởng của một tỉnh ở vùng Ðồng Bằng sông Cửu Long. Ông tới Quân Ðoàn 3 với tư cách một thành viên của một phe nhóm sĩ quan, mang tên "Băng Miền Tây", được đem từ Ðồng Bằng sông Cửu Long lên để phục dịch quanh Tướng Minh như những tay sai trung tín. Ông tầm vóc khá cao so với người Việt Nam khác, khoảng 5 feet 6. Kể ngay cả những ngày đen tối trước khi xảy ra cuộc vây hãm An Lộc, ông luôn quần áo tươm tất, huy hiệu bóng láng. Sau này ông trở về Quân Ðoàn 4 với chức Tư Lệnh Phó Quân Ðoàn. Khi Miền Nam thất thủ vào Mùa Xuân năm 1975, Tướng Lê Văn Hưng và vị chỉ huy của ông thà tự sát hơn là đầu hàng Cộng Sản.
Với tư cách là cố vấn trưởng sư đoàn, Ðại Tá William Miller hiểu biết Tướng Hưng hơn bất cứ người Mỹ nào. Nhưng chính ông Miller không hiểu được Tướng Hưng cách trọn vẹn. Khi ông mới tới Sư Ðoàn 5 vào Mùa Hè năm 1972, ông trình cho TRAC (Bộ Chỉ Huy Hỗ Trợ Vùng 3) là "Tướng Hưng phô bày những đức tính của một lãnh đạo kiệt xuất, xông xáo, ngăn nắp, và quyết liệt. Ông có vẻ hiểu biết rộng, đầy tự tin và mau chóng chiếm được lòng tin cậy của thuộc cấp." Hoặc là ông Miller không thật với cấp trên hoặc là ông đã phán đoán hết sức sai lầm. Ðến khi trận chiến tại Quân Ðoàn 3 gần kề thì sự nhận xét của ông về Tướng Hưng có phần sắc bén hơn. Một mặt thì Tư Lệnh của Sư Ðoàn cũng giống như những sĩ quan Việt Nam khác mà ông đã làm việc chung trong những nhiệm kỳ trước. Họ dùng cố vấn Mỹ để tiếp nhận được đạn dược và tiếp liệu chứa trong kho tiếp vận giàu có của Mỹ. Nhưng mặt khác, Tướng Hưng thì làm cao hơn các người khác. Tuy ông kính trọng ông Miller, nhưng ông không mấy khi hỏi ý kiến hay thông báo quyết định chiến thuật của mình. Tướng Hưng không hèn nhát. Nhưng cũng như các các sĩ quan cao cấp Việt Nam khác, ông không muốn phải lấy những quyết định khó khăn. Nếu được ông thà ngồi đợi và ngó chừng, hy vọng là tình trạng đen tối sẽ tự tan biến đi.
Thiếu tướng Lê Văn Hưng
Ngày 21/4/1975, khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, trao quyền lại cho cụ Trần Văn Hương, tôi còn nhớ rõ lời ông Thiệu nói: "Mất một Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, quân đội còn Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, đồng bào còn một chiến sĩ Nguyễn Văn Thiệu. Tôi nguyện sẽ chiến đấu kế bên anh em chiến sĩ." Lời tuyên bố của ông Thiệu đã gây cho tôi sự xúc động. Thế rồi lời tuyên bố ấy cũng đã bay theo gió, khi số lớn cấp chỉ huy trực tiếp điều hành guồng máy quốc gia đã vỗ cánh chim bay sang ngoại quốc, tìm nơi ẩn trốn an lành, bỏ mặc quê nhà, dân tộc và quân đội đang chết đuối trong cuồng phong súng đạn tơi bời, Thiếu Tướng Nam, Hưng, Hai, Vỹ, Phú. Nhắc đến đây tôi không ngăn nổi tiếng nấc nghẹn ngào.
Ôi tiếng súng nổ rền vang trên khắp lãnh thổ. Mùa hè năm 1972, nhà văn Phan Nhật Nam đã mệnh danh là mùa hè đỏ lửa. Mùa hè máu. Mùa hè cuối đày yêu đương. Mùa hè tận cùng vực thẳm. Còn mùa hè 30/4/1975 bi thương thê thảm ngần nào? Chúng ta còn đủ ngôn từ để diễn tả tận cùng nỗi thương tâm kinh hoàng của sinh ly, từ biệt, cuống cuồng ấy không ? Tin thất trận từ các Vùng 1,2,3 bay về dồn dập. Có những nơi chưa đánh đã bỏ cho địch tràn vào. Cũng có nơi quyết liều tử chiến. Thảm thương thay, cuộc rút quân hỗn loạn bi đát chưa từng có trong lịch sử và quân sử.
Đài VOA và BBC tuyên bố những tin thất bại nặng nề về phía QLVNCH khiến lòng dân càng thêm khiếp đảm. Những đoàn quân thất trận, tả tơi manh giáp, không người chỉ huy, cuống quýt chạy như đàn vịt bị săn đuổi. Tinh thần binh sĩ rối loạn hoang mang tột độ. Họ thì thào bảo nhau: "Tổng Thống Thiệu, Thủ Tướng Khiêm, Đại Tướng Viên đã cao bay xa chạy, còn đánh đấm gì nữa. Ông Tướng này, ông Tỉnh nọ, đã trốn đi ngoại quốc, chúng ta còn đánh làm gì." Họ còn hỏi nhau: "Bao nhiêu năm chúng ta chiến đấu cho tổ quốc, hay chiến đấu cho tập đoàn tham nhũng? Hay cho cá nhân của ai đây?" Mất người chỉ huy, những quân nhân như rắn không đầu, rối rít, tan rã. Lại có những câu hỏi: "Quân không Tướng chỉ huy thì sao?" Có những kẻ chủ tâm dè bỉu, thường chỉ trích chê bai: "Có những ông Tướng mà biết đánh giặc cái gì! Chỉ có lính đánh để các ông Tướng hưởng."
Lời phê bình của những kẻ bất mãn hay những kẻ có tâm địa hạn hẹp, thật chẳng khác nào ếch ngồi đáy giếng. Cho dù có những vị Tướng bê bối, làm cho quân đội bị nhục, thì cũng có những vị Tướng trong sạch đức độ, lỗi lạc, tài ba, đáng cho dân quân khâm phục. Những phần tử bất mãn ấy đã vô tình hay cố ý không thấy việc tối quan hệ của sự hỗ tương, hỗ trợ, giữa các Tướng Lãnh, Sĩ Quan, và Binh Sĩ thật cần thiết cho quân đội và quốc gia như thế nào. Đối với những vị cao minh, hiểu biết giá trị hy sinh của những người tuẫn tiết, tôi trang trọng cúi đầu cảm tạ, tri ân.
Có nhiều người đã nêu lên câu hỏi với tôi: "Tại sao Tướng Nam, Tướng Hưng chết làm chi cho uổng? Tại sao các ông Tướng ấy không tiếp tục chiến đấu? Tại sao các ông không trốn sang ngoại quốc?" Lại có người nghiêm khắc trách tôi: "Bà thật dở. Nếu là tôi, tôi quyết liệt can ngăn không để cho các ông ấy chết. Vợ con như thế này, ông Hưng chết đành bỏ vợ con lại sao?" Ngay cả vài vị phu nhân của các Tướng Lãnh, hoặc còn ở trong tù, hoặc đã an nhàn nơi xứ người, cũng thốt ra những lời chỉ trích tôi. Nghe những lời phê bình ấy, tim tôi đau nhói. Tôi tôn trọng sự nhận xét "theo tầm hiểu biết của họ". Tôi ngán ngẩm không trả lời, chỉ mỉm cười lắc đầu. Nhưng hôm nay tôi phải lên tiếng. Lên tiếng để tạ ân những người đang âm thầm chiến đấu ở Việt Nam, để tạ ân những người hùng can đảm đã, đang, và sẽ tiếp tục đánh đuổi Cộng Sản cứu quê hương, để trả lời những người đã nêu lên nhiều câu hỏi đó. Tôi trân trọng xin những vị nào đã có những lời chỉ trích nên bình tâm suy nghĩ lại, trước khi phán đoán vì...những vị Tướng Lãnh bách chiến bách thắng lại lẽ nào chịu xuôi tay nhục nhã trước nghịch cảnh, trước kẻ thù? Những vị Tướng đã từng xông pha trong mưa đạn, bao lần thử thách với tử thần, với nhiều chiến công từ cấp bậc nhỏ lên tới hàng Tướng Lãnh, đã từng khắc phục gian nguy, xoay ngược thế cờ, chuyển bại thành thắng trên khắp mặt trận, lẽ nào những vị Tướng ấy chỉ nghe hai tiếng "buông súng" rồi giản dị xuôi tay tự sát hay sao?
Viết đến đây tôi mạn phép nêu lên câu hỏi: "Thưa toàn thể quý vị sĩ quan QLVNCH. Ngày quý vị nhận lãnh chiếc mũ sĩ quan của trường Võ Bị, quý vị còn nhớ sáu chữ gì trên chiếc mũ ấy không? Sáu chữ mà quý vị trịnh trọng đội lên đầu là: "Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm." Ngày mãn khóa sĩ quan với những lời tuyên thệ, quý vị hẳn nhớ? Cũng như những điều tâm niệm ai lại chẳng thuộc lòng? Những vị bỏ nước ra đi trước binh biến, những vị ở lại bị sắp hàng vào trại tù Cộng Sản, tôi xin tạ lỗi, vì thật tình tôi không dám có lời phê phán nào. Tôi chỉ muốn nói lên tất cả sự thật về cái chết của hai vị Tướng Nguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng. Hai vị Tướng này đã ba lần từ chối lời mời di tản sang ngoại quốc của viên cố vấn Mỹ, cương quyết ở lại tử chiến, bảo vệ mảnh đất Vùng 4. Viên cố vấn Mỹ hối thúc, đợi chờ không được, sau cùng chán nản và buồn bã bỏ đi.
Trước đó, vào ngày 29/4/1975, lời tuyên bố của Vũ Văn Mẫu và Dương Văn Minh trên đài phát thanh Sài Còn ra lệnh tất cả người Mỹ phải rời Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ, thì chính lúc "kế hoạch hành quân mật của hai Tướng Nam Hưng đã hoàn tất."
Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, người thay thế Tướng Vĩnh Lộc vào những ngày giờ cuối tới tấp điện thoại về Cần Thơ. Ông Hạnh đã dùng tình cảm chiến hữu, dùng nghĩa đàn anh thân thuộc, khẩn khoản yêu cầu Tướng Hưng về hợp tác với Dương Văn Minh và Nguyễn Hữu Hạnh. Thâm tâm có lẽ ông Hạnh lúc đó muốn đò xét thái độ của hai Tướng Vùng 4 như thế nào. Nhiều lần, qua cuộc điện đàm với Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Tướng Hưng đã luôn khẳng định: "Không hợp tác với Dương Văn Minh. Không đầu hàng Cộng Sản. Tử chiến đến cùng."
Thiếu tướng Lê Văn Hưng
...
Khi Tổng Thống Thiệu từ chức, trao quyền lại cho cụ Trần Văn Hương, và rồi vì hoàn cảnh đắm chìm của vận mệnh đất nước, trước nhiều áp lực nên cụ Hương đã trao quyền lại cho Dương Văn Minh, để rồi "ông Tướng hai lần làm đổ nát quê hương, ố hoen lịch sử này, hạ mình ký tên đâng nước Việt Nam cho Cộng Sản." Vị Tướng Lãnh trấn thủ một vùng, tùy hoàn cảnh đất nước, và tình hình chiến sự địa phương, trọn quyền quyết định, xoay chuyển thế cờ, không cần phải tuân lệnh một cách máy móc theo cấp chỉ huy đầu não đã trốn hết, thì còn chờ lịnh ai? Phải tuân lịnh ai? Tóm lại, lúc đó lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh và lời kêu gọi của Nguyễn Hữu Hạnh đã không được Tướng Nam và Tướng Hưng đáp ứng.
Viết đến đây, tôi xúc động lạ thường. Tôi nghẹn ngào rơi lệ khi nhớ đến một số sĩ quan binh sĩ đã bật oà khóc lên khi nghe lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh. Anh em đã ôm lá cờ tổ quốc, ôm khẩu súng vào lòng nức nở. Có những chi khu trưởng và những đồn trưởng nhất định đã không chịu đầu hàng. Họ đã tử thủ đến viên đạn chót. Và viên đạn chót dành để kết liễu đời mình. Cấp bậc của những anh em ấy không cao, chỉ chỉ huy khu nhỏ, hay một đồn lẻ loi, nhưng tinh thần tranh đấu của anh em cao cả và hùng thế đấy.
Trong khi Sài Gòn bỏ ngỏ đầu hàng thì Cần Thơ vẫn an ninh tuyệt đối. Kế hoạch hành quân đã thảo xong. Vũ khí lương thực đạn dược sẵn sàng. Tất cả đều chuẩn bị cho các cánh quân di chuyển, sẽ đưa về các tuyến chiến đấu. Kế hoạch di quân, phản công, và bắt tay nằm trong lịnh mật quân hành đó. Vùng 4 có nhiều địa thế chiến lược, có thể kéo dài cuộc chiến thêm một thời gian. Bởi lúc đó, cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, chưa có một đồn nào, dù ở quận lỵ xa xôi hẻo lánh ở Vùng 4 đã lọt vào tay giặc Cộng.
Nhưng, Cần Thơ, sáng ngày 30/4/1974, dân chúng nhốn nháo hoang mang. Đã có một số binh sĩ bỏ ngũ. Tại thị xã, cảnh náo loạn đáng buồn chưa từng có đã xảy ra. Từng nhóm đông đảo bọn ác ôn và thừa nước đục thả câu đã ra tay cướp giật tài sản ở các cơ sở Mỹ, và ở những nhà tư nhân nào đã bỏ trống, bất chấp tiếng súng nổ can thiệp của cảnh sát duy trì an ninh trật tự công cộng. Chúng cướp giật, đập phá, hò hét như lũ điên. Chắc chắn trong số này có bọn Cộng Sản nằm vùng có ý đồ gây rối loạn áp đảo tinh thần binh sĩ.
Lúc ấy Tướng Nam và Tướng Hưng vẫn còn liên lạc với các cánh quân chạm địch. Nhiều cánh quân nồng cốt được đưa về thị xã Cần Thơ để bảo vệ Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn, nằm chung quanh vòng đai Alpha. Từ 2 giờ đến 4 giờ chiều ngày 30 tháng 4, giờ đã điểm. Đúng theo kế hoạch lệnh hành quân bắt đầu. Nhưng hỡi ôi, khi liên lạc đến các cấp chỉ huy của các đơn vị thì mới hay họ chưa biết tý gì về kế hoạch, chưa rục rịch chi hết, ngoài việc thay đổi các cuộc bố trí từ sáng đến giờ phút này.
Tìm kiếm Đại Tá anh ninh, người mà đã lãnh nhiệm vụ phân phối phóng đồ và lệnh hành quân mật đến các đơn vị, thì mới vỡ lẽ ra vị sĩ quan này đã đưa vợ con tìm đường tẩu thoát sau khi ném tất cả mật lệnh vào tay vị Đại Úy dưới quyền. Ông này cũng đã cuốn gói trốn theo ông Đại Tá đàn anh, cho có thầy, có trò. Các phóng đồ và lệnh hành quân mật cũng đã biến mất. Thiếu Tướng Nam và Thiếu Tướng Hưng tức uất không sao tả nổi. Tôi không ngăn nổi tiếng nấc nghẹn ngào khi hồi tưởng lại vẻ bối rối của Thiếu Tướng và sự đau khổ thất vọng của Hưng. Những đường gân trán nổi vòng lên, răng cắn chặt, biểu lộ sự đau đớn và chịu đựng kinh hồn. Người đập tay đánh ầm xuống bàn khi thấy kế hoạch sắp xếp thật tinh vi bị kẻ phản bội hèn nhát làm gãy đổ bất ngờ. Hưng ngước mắt nhìn tôi như muốn hỏi : "Có đồng ý đem con lánh nạn không?" Tôi cương quyết từ chối. Tôi không cầu an ích kỷ, tìm sống riêng, bỏ mặc người trong cảnh dầu sôi lửa đỏ. Tôi nhất định ở lại, cùng chịu hoạn nạn, cùng liều chết. Hưng hỏi tôi: "Thành công là điều chúng ta mong ước, nhưng rủi thất bại, em định liệu lẽ nào?" Tôi đáp: "Thì cùng chết! Các con cũng sẽ thế. Em không muốn một ai trong chúng ta lọt vào tay Cộng Sản."
Và để khỏi phải sa vào tay giặc Cộng, tôi bình tĩnh thu xếp cho cái chết sắp tới cho mẹ con tôi, đường giải thóat cuối cùng của chúng tôi. Bốn giờ 45 chiều ngày 30/4/75, Tướng Hưng rời bỏ văn phòng ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 4, về bộ chỉ huy phụ, nơi chúng tôi tạm trú. Hưng không muốn chứng kiến cảnh bàn giao ơ nhục sắp tới giữa Thiếu Tướng Nam và tên Thiếu Tá Việt Cộng Hoàng Văn Thạch. Năm giờ rưỡi chiều ngày 30 tháng 4, khi Hoàng Văn Thạch tiến vào Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn là lúc Hưng gọi máy liên lạc với Tướng Mạch Văn Trường, ra lệnh đưa hai chi đội thiết giáp tới án ngữ ở dinh Tỉnh Trưởng để bảo vệ Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 21 mới về đóng nơi đây. Sau đó Hưng tiếp tục liên lạc với các đơn vị đang tiếp tục chạm súng ở các tiểu khu. Đồng thời Hưng mời Tướng Mạch Văn Trường cùng các đơn vị trưởng ở chung quanh vòng đai thị xã Cần Thơ về họp.
Sáu giờ 30 chiều ngày 30 tháng 4, khi các vị sĩ quan vừa ra đến cổng, có một toán thân hào nhân sĩ quen biết tại Cần Thơ đang chực sẵn. Họ gồm khoảng 10 người. Họ xin gặp Tướng Hưng, với tư cách đại diện dân chúng thị xã, yêu cầu: "Chúng tôi biết Thiếu Tướng không bao giờ chịu khuất phục. Nhưng xin Thiếu Tướng đừng phản công. Chỉ một tiếng lệnh của Thiếu Tướng phản công, Việt Cộng sẽ pháo kích mạnh mẽ vào thị xã. Cần Thơ sẽ nát tan, thành bình địa như An Lộc. Dù sao, vận nước đã như thế này rồi, xin Thiếu Tướng hãy vì dân chúng, bảo toàn mạng sống của dân, dẹp bỏ tánh khí khái, can cường..." Nghe họ nói, tôi cảm thấy đau lòng lẫn khó chịu. Tôi cũng không ngạc nhiên về lời yêu cầu đó. Bởi mới tuần lễ trước, Việt Cộng đã pháo kích nặng nề vào khu Cầu Đôi, cách Bộ Tư Lệnh không xa, gây thiệt hại cao về nhân mạng và tài sản của đồng bào. Dân chúng Cần Thơ còn khiếp đảm. Hưng như đứng chết lặng trước lời yêu cầu ấy. Một lát sau, Hưng cố gượng nở nụ cười trả lời: "Xin các ông yên lòng. Tôi sẽ cố gắng hết sức để tránh gây thiệt hại cho dân chúng." Toán người ấy ra về. Hưng quay sang hỏi tôi: "Em còn nhớ tấm gương cụ Phan Thanh Giản? Bị mất ba tỉnh miền đông, rồi cũng vì dân chúng mà cụ Phan Đã nhún mình nhường thêm ba tỉnh miền tây cho quân Pháp. Cụ Phan không nỡ thấy dân chúng điêu linh và cũng không để mất tiết tháo, không thể bó tay làm nhục quốc sĩ. Cụ Phan Thanh Giản đã nhịn ăn rồi uống thuốc độc quyên sinh." Trầm ngâm vài giây, Hưng tiếp: "Thà chết chứ đâu thể bó tay trơ mắt nhìn Việt Cộng tràn vào."
Thiếu tướng Lê Văn Hưng
...
Sáu giờ 45 chiều ngày 30 tháng 4, Tướng Nam điện thoại cho Hưng, hỏi tình hình các nơi. Hưng báo với Tướng Nam về việc đại diện dân chúng thị xã đến yêu cầu thẳng với Hưng. Hưng cũng cho Tướng Nam biết đặc lệnh truyền tin mới nhất sẽ giao cho người tín cẩn phân phối. Tướng Nam cho Hưng hay là ông đã cho thu băng lời lêu gọi dân chúng và lời yêu cầu này sẽ cho đài Cần thơ phát thanh. Nhưng mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Thêm một lần nữa, sự gây đổ đau lòng. Đài Cần Thơ bị nội ứng trước đó, khoảng một giờ, viên giám đốc đài bị uy hiếp, thay vì phát thanh cuốn băng của Thiếu Tướng Nam trước, chúng thay cuốn băng có lời kêu gọi của Thiếu Tá Cộng Sản Hoàng Văn Thạch. Khoảng mười phút sau, đài mới phát thanh cuốn băng của Tướng Nam. Muộn màng rồi. Không còn níu kéo được sự tin tưởng nơi dân chúng và binh sĩ được nữa. Hàng ngũ các đơn vị đã thưa thớt lại càng thêm thưa thớt.
Bây giờ 7 giờ 30 tối ngày 30 tháng 4, Hưng gọi tôi lên văn phòng làm việc. Đây là giờ phút nghiêm trọng nhất, không có ai hiện diện hết. Sau khi kể cho tôi nghe hết sự đổ vỡ từ trưa đến giờ phút đó, Hưng nhấn mạnh: "Hoàng, em đã hiểu sự thất bại do các nguyên nhân sau đây: Vị Đại Tá không tuân lệnh, nên giờ chót không điều động quân về các vị trí chiến lược, trù liệu theo kế hoạch. Việc níu kéo sự tin tưởng của dân chúng và binh sĩ không thành. Lời kêu gọi trễ tràng của Tướng Nam không có tiếng vang. Cũng như lời yêu cầu của dân chúng thị xã Cần Thơ. Quắc đôi mắt sáng, Hưng nhìn tôi dằn giọng: "Em phải sống ở lại nuôi con." Tôi hoảng hốt: "Kìa mình, sao mình đổi ý?" "Con chúng ta vô tội, anh không nỡ giết con." "Nhưng không thể để con sống với Cộng Sản. Em sẽ thay mình làm chuyện đó. Chỉ cần chích thuốc ngủ cực mạnh cho con. Chờ em một chút, chúng ta cùng chết một lúc." "Không thể được. Cha mẹ không thể giết con. Anh van mình. Chịu nhục, cố sống. Ở lại thay anh, nuôi con trở thành người công chính. Phú quý vinh hoa địa vị hãy đề phòng, những thứ đó dễ làm mờ ám lương tri. Nhớ, giang san tổ quốc là trọng đại hơn hết. Gắng chịu cúi lòn, nhục nhã để nuôi con và cũng nuôi luôn ý chí để có ngày còn phục hận cho đất nước chúng ta." "Nếu vì con, mình thương con, sao mình không đi ngoại quốc?" Hưng đanh mặt lại, nghiêm khắc nhìn tôi trách móc: "Em là vợ anh. Em có thể nói được câu ấy sao?" Biết mình vụng về, lỡ lời xúc phạm đến người, tôi vội vàng tạ lỗi: "Xin mình tha thứ. Chẳng qua vì quá thương mình nên em mới nói thế."
Giọng Hưng thật nghiêm trang mà cũng thật trầm tĩnh: "Nghe anh nói đây. Người ta trốn chạy được. Chớ anh không gao giờ trốn chạy. Mấy ngàn binh sĩ dưới tay, hồi nào sinh tử có nhau, giờ bỏ mặc họ tìm sống riêng mình sao? Anh cũng không đầu hàng. Bây giờ thì rút cũng không kịp nữa, vì vào mật khu mà không có nguồn tiếp liệu vũ khí, đạn dược, lương thực thì không cầm cự được lâu. Đã muộn rồi. Việt Cộng đang kéo vào đừng để anh không dằn được nổ súng vào đầu chúng, thì gây thiệt hại cho dân chúng và anh em binh sĩ. Anh không muốn thấy bóng dáng một tên Việt Cộng nào." Tôi phát run lên hỏi: "Nhưng mình ơi, còn em? em phải làm gì trong lúc này?" Nắm chặt tay tôi, Hưng nói: "Vợ chồng tình nghĩa bao nhiêu lâu, anh hiểu em và em hiểu anh. Em tuy chỉ là con cá nhỏ nhưng biết mang ý chí kình ngư. Gắng chịu nhục. Dù phải chịu trăm ngàn sự nhục nhã để nuôi con, để phục hận cho quê hương. Cải trang, cải dạng, len lỏi mà sống. Anh tin em. Vì anh, vì con, vì nợ nước, tình nhà, em có thể chịu đựng nổi! Nghe lời anh đi. Anh van mình, anh van mình."
Tôi không sao từ chối được trước ánh mắt van nài, trước những lời tha thiết ấy: "Vâng, em xin nghe lời mình." Hưng sợ tôi đổi ý, tiếp lời thúc giục: "Em hứa với anh đi. Hứa một lời đi." "Em xin hứa. Em xin hứa mình ơi. Nhưng xin cho em hai điều kiện. Nếu Cộng Sản bắt em phải sống xa con, nếu giặc Cộng làm nhục em, lúc ấy em có quyền tự sát theo mình chứ?" Hưng suy nghĩ giây lâu, gật đầu đồng ý, và ra lệnh cho tôi: "Em mời má và đem các con lên lầu gặp anh."
Tôi quay đi. Ánh mắt bỗng chợt đập vào lá cờ vẫn dựng ở góc phòng.Tôi vội vàng đem cờ đến bên người. Tôi nói: "Bao nhiêu năm chiến đấu để bảo vệ tổ quốc. Bây giờ mình hãy giữ nó." Chúng tôi nhìn nhau cảm thông. Hưng ôm lá cờ, áp vào mặt, đôi mắt Hưng chợt ướt. Sau cùng Hưng cũng rán đứng lên hối tôi: "Mau mời má và mấy đứa nhỏ lên." Khi mẹ tôi và các con lên văn phòng, Hưng nói rõ cho mẹ tôi hiểu vì sao người phải chết và tôi phải sống.
Vâng lệnh Hưng, tôi mời tất cả sĩ quan binh sĩ còn tụ họp dưới nhà lên văn phòng. Mọi người đứng xếp hàng nghiêm trang và vô cùng cảm động. Giờ phút từ biệt sanh ly giữa những người từng bao ngày sống chết bên nhau. Hưng dõng dạc nói: "Tôi không bỏ các anh và đưa vợ con trốn sang ngoại quốc. Như các anh đã biết, cuộc hành quân chưa chi đã bị gẫy đổ nửa chừng. Tôi không phản công vào phút chót là vì dân chúng. Tôi không muốn Việt Cộng pháo kích bừa bãi, biến Cần Thơ thành An Lộc thứ hai. Tôi cũng không chịu nhục đầu hàng. Các anh đã từng cộng tác với tôi, những lúc các anh lầm lỗi, tôi rầy la. Rầy la không có nghĩa là ghét bỏ. Rầy la để mến thương nhau, để xây dựng nhau. Mặc dầu đất nước ta bị bán đứng, bị dâng cho Cộng Sản, nhưng các anh không trực tiếp chịu tội với quốc dân. Chính những người trực tiếp nắm vận mệnh các anh, mới chính là những kẻ trọng tội. Xin các anh tha thứ cho tôi những lỗi lầm, nếu có. Tôi bằng lòng chọn cái chết. Tướng mà không giữ được nước, không bảo vệ được thành, thì phải chết theo thành, theo nước, chớ không thể bỏ dân, bỏ nước, trốn chạy, cầu an. Tôi chết rồi, các anh hãy về với gia đình, vợ con. Nhớ rõ lời tôi căn dặn: Đừng bao giờ để bị Cộng Sản tập trung các anh, dù tập trung dưới bất cứ hình thức nào. Tôi có lời chào vĩnh biệt các anh."
Tướng Hưng đưa tay chào và bắt tay từng người một. Mọi người đều khóc. Đến bên Thiếu Tá Phương, Trung Úy Nghĩa, Hưng gởi gấm: "Xin giúp đỡ giùm vợ con tôi. Vĩnh biệt tất cả." Mọi người đều đứng yên không ai nói lên được lời nào. Mẹ tôi nhào lại ôm chầm lấy người, xin được chết theo. Hưng an ủi mẹ tôi. Yêu cầu mẹ tôi cố gắng chăm lo cho cháu ngoại. Hưng ra lệnh cho tất cả mọi người phải ra ngoài.
Không ai chịu đi. Hưng phải xô từng người ra cửa. Tôi van xin: "Mình cho em ở lại chứng kiến mình chết." Người từ chối. Nghĩa hoảng sợ bỏ chạy. Hưng quay vào văn phòng đóng chật cửa lại. Tôi gọi giật Nghĩa: "Nghĩa trở lại với tôi." Tôi bảo Giêng tìm dao nạy cửa. Giêng bỏ chạy như bay. Nghĩa trở lên, đứng trước cửa chờ đợi. Có tiếng súng nổ. Tiếng nổ nghe chát chúa. Tôi đưa tay xem đồng hồ: 8 giờ 45 phút tối ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày kết liễu cuộc đời của chúng tôi. Lê Văn Hưng, anh đã chết. Giêng run run lấy dao nạy cửa. Cửa bật ra. Nghĩa lách mình nhường tôi chạy vào phòng trước. Hưng ngả người nằm trên, nửa người nằm dưới, hai cánh tay dang ra, cong lên và giật mạnh, toàn thân run rảy từng cơn. Đôi mắt Hưng mở to căm hờn. Miệng Hưng há ra, đôi môi mấp máy. Tôi ôm chầm lấy Hưng hỏi: "Mình, mình ơi! Mình còn lời gì dặn dò em nữa không?" Hưng không còn trả lời được tiếng nào. Nghĩa gào lên nức nở: "Thiếu Tướng! Trời ơi, Thiếu Tướng!" Giêng chạy vào phụ Nghĩa đỡ lưng và chân, tôi đỡ đầu Hưng, đặt nằm ngay ngắn trên giường. Máu tim nhuộm thắm áo trận, ướt đỏ cả tấm drap trắng. Tôi đưa tay vuốt mắt cho người. Nghĩa vẫn gào khóc: "Thiếu Tướng! Thiếu Tướng ơi!"
Tôi bảo Giêng: "Nói Hòa đưa Hải, Hà, Quốc lên nhìn xác ba lần cuối. Dặn Phương cho Khiết, Hoàng giữ ở cầu thang, bất cứ giá nào chũng phải ngăn chận Việt Cộng." Tôi đi tìm đầu đạn và đuôi đạn. Còn khẩu súng, lạ lùng thay không biết khẩu súng ở đâu. Đến lúc tắm rửa người, thay drap dấy máu, tôi mới hiểu. Trước khi hồn lià xác, với ý chí cuối cùng, người còn bình tĩnh nhét khẩu súng, dấu dưới nệm. Có lẽ người sợ tôi quá xúc dộng, quên lời hứa, tự sát theo. Bé Hải lúc ấy năm tuổi, ôm hai chân ba, khóc than, kể lể thảm thiết. Bé Hà hai tuổi, thơ ngây ôm chai sữa, lên nằm trên bụng ba, bé mở tròn đôi mắt to, ngạc nhiên không thấy ba đưa tay bế bé như mọi khi.
Nghĩa điện thoại khắp nơi tìm Thiếu Tướng Nam, không thấy trả lời. Tôi vội vã mở đặc lịnh truyền tin, lên máy gọi liên lạc với Thiếu Tướng. Lúc ra máy, chỉnh tần số, tôi chỉ nghe những giọng nói rặc mùi Cộng Sản trên các tần số thuộc đơn vị của chúng ta. Lũ Việt cộng, ngày 30 tháng 4, tràn vào nhà. Phương cương quyết chận chúng ở cầu thang. Chín giờ rưỡi, 30 tháng 4, chuông điện thoại reo vang: "Alô, Alô, ai đây?" "Dạ thưa chị đó à? Hồ Ngọc Cẩn đây." Tôi bàng hoàng: "Anh Cẩn! Có chuyện chi cần không?" Tôi cố gắng giữ giọng nói cho bình thường, để Cẩn không nhận biết sự việc xảy ra. Trong điện thoại, về phía Cẩn, tôi có nghe tiếng súng lớn nhỏ thi nhau nổ ầm ầm. Cẩn hỏi: "Thiếu Tướng đâu chị? Cho tôi gặp ông một chút." Tôi lúng túng vài giây: "Ông đang điều động quân ngoài kia." "Chị chạy ra trình Thiếu Tướng, tôi cần gặp. Trung Úy Nghĩa đâu chị?" "Nghĩa đang ở bên cạnh Thiếu Tướng. Cẩn chờ một chút nhé." Tôi áp chặt ống điện thoại vào ngực. Mím môi, nhìn xác Hưng rồi nhìn sang Nghĩa tôi hỏi: "Đại Tá Cẩn đòi gặp Thiếu Tướng, làm sao bây giờ Nghĩa?" Nghĩa lúng túng: "Cô nói Thiếu Tướng chết rồi." "Không thể nói như vậy được. Đại Tá Cẩn đang cự chiến với Việt Cộng."
Trí óc tôi chợt lóe sáng phi thường. Tôi muốn Cẩn chiến đấu anh hùng. Sống anh hùng. Chết anh hùng. Tôi đưa máy lên giọng quyết liệt: "Thiếu Tướng không thể vào được. Cẩn cần gì cứ nói. Tình hình ở Chương Thiện ra sao? Anh còn đủ sức chiến đấu không? Tinh thần binh sĩ thế nào? Địch ra sao?" "Tụi nó dần tụi tui quá. Tinh thần anh em vẫn cao. Chị hỏi Thiếu Tướng còn giữ y lịnh không?" "Cẩn vui lòng chờ chút." Tôi lại áp chặt ống điện thoại vào ngực. Cắn chặt môi suy nghĩ. Tôi hiểu lời Cẩn hỏi. Trong tích tắc tôi biết khó cứu vãn tình thế. Nhưng tôi muốn Hồ Ngọc Cẩn phải luôn hiên ngang hào hùng. Tôi quyết định: "Alô. Cẩn nghe đây: Lịnh Thiếu Tướng. Ông hỏi Cẩn có sẵn sàng tử chiến?" Cẩn đáp thật nhanh; "Lúc nào cũng sẵn sang, chớ chị!" "Tốt lắm, vậy thì y lịnh." "Dạ, cám ơn chị." Tôi buông máy gục xuống bên xác Hưng. Nước mắt trào ra, tôi kêu nho nhỏ: "Vĩnh biệt Cẩn. Vĩnh biệt Cẩn!"
Anh Cẩn ơi, hồn linh anh có phảng phất đâu đây, khi tôi ngồi viết lại những dòng này, nước mắt rơi trên giấy, Anh có biết cho rằng trả lời điện thoại với anh rồi, tôi đau khổ tột cùng không? Tha thứ cho tôi!" Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, anh đã hiên ngang hào hùng đến giờ phút chót của cuộc đời. Hiểu rõ Hưng, hiểu rõ tôi, bên kia thế giới không thù hận, chắc anh hiểu rõ tâm trạng của tôi lúc bấy giờ, hẳn anh tha thứ cho tôi?" Kính thưa toàn thể quý vị thuộc thân bằng quyến thuộc của Đại Tá Cẩn. Kính thưa quý vị đã đọc những giòng chữ này. Xin quý vị chớ trách tôi sao dám quyết định. Ngộ biến tùng quyền. Tướng Hưng đã chết. Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam chưa liên lạc được. Vợ người lính nghĩa quân trưởng đồn, khi Việt Cộng tấn công, chồng chị bị tử thương, chị đã thay chồng phản công ác liệt. Tôi không thể để một người như Hồ Ngọc Cẩn đưa tay đầu hàng, hạ mình trước Việt Cộng vào dinh tỉnh trưởng Chương Thiện.
Mười một giờ đêm ngày 30 tháng 4, 1975. Điện thoại lại reo. Lần này, chính giọng của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam: "Alô, chị Hưng!" Tôi vừa khóc, vừa đáp lời Thiếu Tướng: "Thưa Thiếu Tướng..." Giọng Tướng Nam buồn bã u uất: "Tôi biết rồi, chị Hưng. tôi chia buồn với chị, nghe chị Hưng." tôi vẫn nức nở: "Thiếu Tướng nghĩ sao về kế hoạch đã gãy đổ?" "Hưng đã nói với chị nghe hết rồi hả? Đành vậy thôi. Không phải lỗi chúng ta hèn nhát hay bỏ cuộc. Sự sụp đổ không cứu vãn được vì lệnh hành quân không được Đại Tá...thi hành, phóng đồ và lệnh không tới tay các đơn vị trưởng, lời yêu cầu của dân chúng, lời kêu gọi của tôi quá muộn màng, không hiệu quả, khó cứu vãn nổi tình hình." Nói đến đây, Thiếu Tướng Nam hỏi tôi: "Chị biết vụ đài phát thanh bị nội ứng chứ?" "Thưa biết. Hưng cũng bảo tôi như Thiếu Tướng đã vậy. Bây giờ Thiếu Tướng định liệu lẽ nào, có định phản công không?" "Chị quên còn dân chúng sao? Cộng Sản coi rẻ mạng dân, còn mình thì...Đàng chị thế nào?" "Thưa Thiếu Tướng, chúng nó đã tràn đầy dưới nhà. Có vài tên định nhào lên, nhưng bị Giêng cương quyết đuổi xuống. Hiện chúng đang thu dọn tài sản. "Còn mấy chú đâu hết?" "Chỉ có Nghĩa và vài ba người lính ở lại. Còn tất cả đã bỏ đi hết. Hưng đã chết rồi, tôi không màng đến tài sản. Miễn là chúng đừng đụng đến xác Hưng." "Chị tẩm liệm Hưng chưa?" "Thưa chưa. Vừa tắm rửa, thay quần áo xong thì Thiếu Tướng gọi tới." "Chị nên tẩm liệm Hưng ngay đi. Tôi sợ không còn kịp. chúng nó sẽ không để yên."
"Thiếu Tướng còn dạy thêm điều gì không? Chẳng lẽ Thiếu Tướng chịu đầu hàng thật sao?" Người thở dài trong máy. Người nói những lời mà đến chết tôi cũng sẽ không quên: "Số phận Việt Nam khốn nạn thế đó, chị Hưng ơi! Tôi và Hưng đã sắp đặt tỉ mỉ, hoàn tất kế hoạch xong xuôi, còn bị phản bội giờ chót." Người chép miệng thở dài: "Thôi chị Hưng ơi." Bỗng giọng người trầm xuống, ngậm ngùi: "Hưng chết rồi, chắc tôi cũng chết! Chúng tôi làm Tướng mà không giữ được nước thì phải chết theo nước." Giọng người bình tĩnh và rắn rỏi: "Cố gắng can đảm lên nhé chị Hưng. Chị phải sống vì mấy đứa nhỏ. Đêm nay có gì nguy cấp, nhớ gọi tôi. Nếu gọi không được, dặn Nghĩa gọi Thụy, lấy mật mã mới." "Dạ, cám ơn Thiếu Tướng."
Nói chuyện với Thiếu Tướng xong, tôi bước ra lan can nhìn xuống. — dưới sân, sĩ quan và lính tráng đã đi hết. Trừ có Nghĩa còn ở lại. Cổng rào bỏ ngỏ. Gío thổi đong đưa cánh cửa rít lên những tiếng kẽo kẹt bi ai. Mảnh trăng cuối tuần 19 tháng 3 âm lịch chênh chếch soi, vẻ ảm đạm thê lương như xót thương cho số phận Việt Nam Cộng Hòa, cho trò đời bể dâu hưng phế. Viết đến đây, tôi nhớ lại từng lời của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, của Đại Tá Tỉnh Trưởng tỉnh Chương thiện Hồ Ngọc Cẩn. Trọn đời tôi, làm sao tôi có thể quên giọng nói gấp rút của anh Cẩn, giọng trầm buồn của Tướng Nam.
Bảy giờ sáng ngày 1 tháng 5, năm 1975. Vừa tụng dứt đoạn kinh Sám Tỉnh Thế trong nghi thức cầu siêu cho Hưng, tôi nghe có tiếng nấc sau lưng. Quay lại, chính là Trung Tá Tùng, bác sĩ trưởng Quân Y Viện Phan Thanh Giản, Cần Thơ. Ông đến thăm Hưng lần cuối. Ông cho biết phải trở lại Quân Y Viện ngay vì Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đã tự sát, xác còn nằm tại Quân Y Viện. Tướng Nam đã bắn vào thái dương, lúc 6 giờ sáng ngày 1 tháng 5, 1975. cho đến chết, mắt Tướng Nam vẫn mở trừng trừng, uất hận, miệng người há hốc, đớn đau. Sau cuộc điện đàm với người, tôi đã linh cảm, biết trước chuyện gì sẽ xảy ra. Nhưng khi nghe bác sĩ Tùng báo tin, tôi xúc động vô cùng, tôi quỳ xuống, hướng về Quân Y Viện, nơi Tướng Nam còn nằm đó, cầu nguyện: Xin Thiếu Tướng tha thứ. Tôi không dám bỏ xác Hưng để đến vuốt mắt Thiếu Tướng và lo việc tẩm liệm cho Thiếu Tướng. Bây giờ linh hồn của Thiếu Tướng đã gặp Hưng, xin linh thiêng phò hộ cho mẹ con tôi thoát khỏi tay Cộng Sản. Xin thương xót cho quê hương, cho dân tộc chúng ta. Xin thương xót cho toàn thể anh em binh sĩ.
Trung Úy Nghĩa thay tôi đến viếng xác người. Trung Úy Thành, vị ân nhân can đảm đặc biệt, đến với tôi trong giờ phút nguy nan đó. Thành đã mời được Trung Tá Bia đến tẩm liệm cho Hưng. Những vị ân nhân trong cơn biến loạn ấy, trọn đời tôi xin ghi khắc ơn sâu. Tám giờ sáng ngày 1 tháng 5, 1975, các sĩ quan quân đoàn, mặc thường phục, đến viếng xác Hưng. Mầu nhiệm thay, khi gặp lại những cộng sự viên cũ, trong thoáng chốc, mắt Hưng hé mở, nhìn lên. Và từ trong đôi mắt người chết, có hai giòng lệ chảy. Mặt người chợt đỏ bừng lên.
Người khóc cho quê hương đất nước bắt đầu đắm chìm trong điêu linh. Người khóc cho đám tàn quân khốn khổ. Cho lúc đến chết, hai Tướng Nam và Hưng chỉ phân tách nguyên nhân thất bại, làm hỏng kế hoạch của hai người. Chớ không ai lên tiếng nặng lời trách móc vị Đại Tá kia. Xin quý vị hiểu rõ giùm tôi. Tôi tôn trọng danh dự của hai ông, vợ con và gia đình hai ông. Trong hoàn cảnh căng thẳng của đất nước, khi lòng người mất niềm tin, hai ông cũng như nhiều người khác, thật sự đáng thương hơn đáng trách. Không hiểu hai ông có đi thoát, hay bị bắt ở lại.
Vận nước ngàn cân treo sợi tóc, một vài người dù đánh đổi cả vận mệnh cũng không nâng đỡ nổi tòa nhà Việt Nam đang sụp đổ tang thương. Nhưng, một ngày chúng ta còn mang trong người dòng máu của dân tộc Lạc Hồng, còn hít thở được khí trời, là một ngày chúng ta còn nợ nần quê hương. Đó là món nợ thiêng liêng và cao quý mà ngôn từ loài người chưa thể diễn tả được sát nghĩa, và thật đúng ý. Sao chúng ta không noi gương oanh liệt của tổ tiên, của cha ông, nối tiếp ý chí bất khuất của tiền nhân, để trang trải món nợ ân tình đó? Sao chúng ta cứ lo chê bai, công kích, hãm hại, đạp chà nhau, để rồi vô tình làm lợi cho bọn cướp nước Cộng Sản?
Đọc những gì tôi kể ở đoạn trên, những vị từng hỏi hay mỉa mai tôi, đã hiểu tất cả sự thật vì sao Tướng Nam và Tướng Hưng đã phải tự sát để bảo tồn tiết tháo. Không ai đem việc thành bại luận anh hùng. Cũng chớ bao giờ lấy tâm địa tiểu nhân để đo lòng người quân tử. Chúng ta, những người còn sống, những người Việt Nam ở trong nước hay lưu vong khắp bốn phương trời, chúng ta phải tự nêu lên câu hỏi: "Chúng ta đã làm được gì cho đừng hổ thẹn với những người đã nằm xuống? Họ đã nằm xuống không phải là vì họ hèn nhát! Họ đã nằm xuống là vì muốn bảo toàn sâu chữ mà họ từng mang trên đầu: Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm. Nếu chưa làm được gì cho quê hương, xin hãy thận trọng lời phê phán vô ý thức. Đừng vô tình thành tàn nhẫn sỉ nhục những người dám chết cho tổ quốc.
(tác giả Bà Lê Văn Hưng nhũ danh Phạm Thị Kim Hoàng)
NỤ HÔN VĨNH BIỆT !
Phạm Trung Nghĩa
Ông nguyên là Trung Úy, Sĩ Quan Tùy Viên của cố Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng
Lúc đó khoảng 8 giờ 30 tối ngày 30-4-1975. Bộ quân phục nghiêm chỉnh vẫn còn trên người Chuẩn Tướng. Bên trong phòng ngủ của Chuẩn Tướng, ngay sát đầu cầu thang trên lầu, sau nụ hôn vĩnh biệt của phu nhân vừa kịp đặt lên má chồng, ông Tướng đã vội vã đẩy bà ra phía ngoài và đóng nhanh cánh cửa. Lúc quay người lại, thấy tôi còn đứng lại trong phòng, giọng ông thảng thốt:
- Nghĩa! Mày đi ra.
Vừa nói, ông vừa nắm tay tôi lôi về phía cửa. Tôi bệu bạo:
- Tôi ở lại cùng Thiếu Tướng.
Sự dứt khoát của nghiêm lệnh hàng ngày trong giây phút xúc động mãnh liệt làm giọng Chuẩn Tướng lạc đi. Cái níu đẩy tôi ra ngoài, sự cọ xát ngắn ngủi đầy bi thương ấy khiến tôi cảm giác mình như là thỏi sắt bị hút ra khỏi cục nam châm. Ôi! Cái chết hoàn toàn được sắp đặt trước, lần đầu tiên trong đời tôi mới chứng kiến. Tôi chợt òa khóc! Đứng bên ngoài, tôi và phu nhân nghe tiếng rít gài then khô khốc từ bên trong. Bất giác, tôi và bà Tướng mọp người xuống nền gạch, cố đưa mắt nhìn vào khe hở dưới cửa. Mọi sự diễn ra không đầy một phút sau đó. Một tiếng nổ chát chúa vang lên bên trong cánh cửa. Tôi hoảng hốt ngưng khóc, đứng bật dậy. Với tiếng nổ đó, tôi đau đớn nhận rõ chắc chắn chuyện gì đã xảy ra rồi. Trong phòng không còn tiếng động nào. Tôi đưa tay thử lay động cánh cửa. Vô hiệu! Tôi lùi lại nhìn xuống phía chân cầu thang kêu lớn khi thấy có 3-4 cái đầu đang nhớn nhác nhìn lên:
- Kiếm một con dao... Cạy cửa mau!
Người tài xế tên Giêng cầm con dao to, nhọn, chạy nhanh lên và đích thân nạy cánh cửa bật ra. Mọi người cùng ùa vào phòng. Tôi bàng hoàng khóc ngất. Tất cả cùng khóc và chạy đến chỗ giường ngủ của Chuẩn Tướng. Ông đang ngửa người, nửa thân trên nằm trên tấm nệm trải drap trắng, hai cánh tay buông ngang, khuy cổ và ngực áo bung ra, màu máu tươi nhuộm thắm phần ngực trái chiếc áo thun trắng bên trong. Cả phần chân Chuẩn Tướng buông thõng bên ngoài, 2 gót giày chấm đất. Có lẽ Chuẩn Tướng đã ngồi cạnh thành giường, một tay cởi hai khuy áo trên, tay kia đưa nòng Colt 45 ấn vào chỗ trái tim. Chúng tôi đặt Chuẩn Tướng ngay ngắn lại trên giường, gương mặt ông xanh tái, lấm tấm mồ hôi, miệng há, đôi mắt chưa khép, biểu lộ sự đau đớn cực độ. Vừa đặt đầu ông lên gối, bà Tướng vuốt mắt cho chồng. Chuẩn Tướng đã yên nghỉ! Viên đạn oan nghiệt đã xuyên thật chính xác qua quả tim người anh hùng.
Thật sự tôi chỉ biết rõ quãng đời của Chuẩn Tướng, vào thời điểm Cần Thơ, thủ phủ miền Tây, thật sự đã vô chủ. Cần Thơ gần như chỉ bước vào cuộc trong đêm 29-4. Mười giờ đêm, lúc tôi đang mơ màng, điện thoại từ TOC Quân Đoàn gọi sang trình Chuẩn Tướng diễn tiến tình hình: Các trực thăng từ Quân Đoàn III, từ Sài Gòn bay lẻ loi về miền Tây đáp bất kỳ nơi nào đáp được. Tôi thức luôn tới sáng vì điện thoại đến liên tục.
Khoảng 12 giờ khuya, nghe có tiếng xôn xao ồn ào ngoài cổng dinh, tôi bước ra và nhìn thấy hàng giòng người cuồn cuộn tuôn trên đại lộ phía bên kia công viên. Cuộc diễn hành náo loạn như đang giữa ban ngày. Tôi kinh ngạc hỏi người lính gác cổng mới biết đó là đoàn người kéo nhau ra bến Ninh Kiều để lên tàu Hải Quân ra đi... Tôi ngỡ ngàng: “Như vậy là Phó Đề Đốc TL/HQ/V4SN tự động dẫn đoàn tàu của ông di tản ư?” (Các lực lượng Không Quân, Hải Quân, Lực Lượng Đặc Nhiệm ở miền Tây đều nằm trong hệ thống điều động của BTL/QĐ IV).
Trong làn sóng người lục tục kéo đi bất chợt tôi nhìn thấy xe của Chuẩn Tướng TMT/QĐIV. Tôi quay vào, gọi ngay cho Thiếu Tá trưởng toán trực TOC hỏi ông có biết vụ này không, rồi vội vã lên lầu trình Chuẩn Tướng. Chính ông cũng đang thức như tôi, và bảo tôi gọi Đại Tá Trang, Tư Lệnh Lực Lượng Thủy Bộ để ông nói chuyện. Lúc đó đã 3 giờ sáng ngày 30 tháng 4, tôi đã thấm mệt nhưng vẫn cố nhướng mắt chịu đựng. Giờ này giá có Phúc thì hết chê. Phúc khỏe mạnh, tháo vát, giỏi giắn nhưng anh đang kẹt lại Sài Gòn sau một chuyến “quá giang” trực thăng về Sài Gòn, ngày trở lại đơn vị bằng đường bộ, quốc lộ Sài Gòn - Long An bị Cộng Quân cắt đứt với trận chiến dằng dai nhiều ngày, chưa khai thông được.
NỤ HÔN VĨNH BIỆT !
Phạm Trung Nghĩa
Ông nguyên là Trung Úy, Sĩ Quan Tùy Viên của cố Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng
...Vào 7 giờ 30 sáng ngày 30-4, tại phòng họp Bộ Tư Lệnh như thường lệ, Phòng 3 thuyết trình tình hình trong đêm vừa qua trước 2 vị tướng Tư Lệnh và các quan chức. Lần này có vẻ nghiêm trọng về việc lực lượng Hải Quân Vùng 4 Sông Ngòi bỏ đi.
Lúc 9 giờ 30, hai vị Tướng Lãnh gặp nhau trong phòng làm việc của Tư Lệnh Phó. Chuẩn Tướng bảo tôi gọi Chuẩn Tướng Lạc, Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Bộ Binh đang chỉ huy cuộc giải tỏa Quốc Lộ 4 tại Long An, nói ông khẩn dùng trực thăng bay về bộ Tổng Tham Mưu để biết rõ tình hình thực tại. Trên đường bay, Tướng Lạc không bắt liên lạc được với không phận Sài Gòn nên đành phải quay về. Chuẩn Tướng lại lệnh cho tôi gọi về Bộ TTM để ông gặp tướng Trưởng Phòng 3. Tôi lạnh người khi nghe tiếng người tùy phái cho biết:
- TTM hiện không còn ai. Các Tướng Tá Sĩ Quan cao cấp đang ở tại cơ quan MACV của Hoa Kỳ.
Tôi hiểu liền các vị có mặt tại đó để làm gì. Bộ TTM cũng đã lặng lẽ đóng cửa! Và như vậy, có nghĩa là riêng QĐ IV phải tự lo liệu lấy. Buông ống điện thoại xuống, tôi đứng ỳ tại chỗ, một cảm giác tê buốt chạy dọc thân thể: “Đất nước thật sự đã mất rồi!” Tôi bước vào phòng trình tự sự lên hai vị Tướng. Tôi thấy mặt Chuẩn Tướng hơi chùng xuống rồi gật đầu tỏ ý không cần thêm gì nữa. Tôi bước ra ngoài, một nhân viên văn phòng trao chiếc radio và cho biết đài phát thanh Sài Gòn thông báo dân chúng đón nghe thông điệp khẩn của Tổng Thống Dương Văn Minh. Tôi quay trở vào phòng trình Chuẩn Tướng. Lúc này Thiếu Tướng Nam đã trở về phòng ông. Chuẩn Tướng vội vã rời phòng bước xuống bậc thềm hướng về tòa nhà Tư Lệnh. Tôi ghi vội nội dung lời phát biểu cuối cùng của Tổng Thống Minh, định sang trình 2 vị Tướng. Gặp Chuẩn Tướng đang bước xuống bậc tam cấp, tôi vừa trao tờ giấy vừa nói vắn tắt:
- Tổng Thống Minh đã đầu hàng!
Chuẩn Tướng quày quả đẩy cửa vào phòng Tư Lệnh. Khoảng 15 phút sau, Chuẩn Tướng trở lại văn phòng mình và bảo tôi gọi để ông nói chuyện cùng 16 Tiểu Khu Trưởng. Đó là khẩu lệnh ban hành thiết quân luật trên toàn thể Vùng IV kể từ giờ phút này. Các đơn vị dừng quân và bố trí tại chỗ chờ lệnh Quân Đoàn.
Thiếu Tướng Tư Lệnh cũng gọi cho Tư Lệnh 3 Sư Đoàn 7, 9 và 21. Mặc dù nhận rõ thông điệp của Tổng Thống Minh, nhưng hai vị Tướng trách nhiệm sinh tử Vùng 4 lúc này muốn ngăn trở những hỗn loạn có thể xảy ra trong cảnh tối tăm. Ban hành thiết quân luật, Vùng IV đang có vẻ chuẩn bị đối phó với tình tình hơn là treo cờ hàng. Ngay sau khi hay tin Sài Gòn thất thủ, chợ búa, hàng quán được dân chúng Cần Thơ mua vội bán vội, cố thu xếp nhanh chóng trở về nhà, vẻ mặt ai nấy đều lo âu. Xe lướt nhanh hơn, người đi bộ gần như chạy, đường phố như chuẩn bị đón cơn mưa lớn.
Sau bức thông điệp đầu hàng của Tổng Thống Minh, mọi liên lạc viễn thông với Sài Gòn đều bị cắt đứt. Chúng tôi không biết gì về tình hình Thủ Đô. Tuy nhiên cho đến trưa, tình hình Cần Thơ và 16 tỉnh lỵ vẫn yên tĩnh, chưa có bóng dáng một nhóm Cộng Quân nào vào các Thị Xã. Các tiểu khu vẫn còn liên lạc tốt với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn.
Buổi cơm trưa thật lạnh lẽo, tôi nuốt vội qua loa, rồi để nguyên binh phục kể cả giày, ngả lưng trên giường. Tôi biết, kể từ giờ phút này, biến cố sẽ có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Buổi sáng, tôi đã tự ý gọi đại đội trưởng Tổng Hành Dinh yêu cầu cho đổ đầy xăng chiếc Jeep Tư Lệnh Phó, xe tôi, xe Ford Custom mang số ẩn tế dùng cho gia đình Chuẩn Tướng.

13 giờ, chúng tôi trở vào Bộ Tư Lệnh, cách tư dinh Tư Lệnh Phó độ 300 mét. Tôi thấy xe Falcon đen cũng đưa bà Tướng và hai con rời cổng dinh. Tôi hơi ngạc nhiên và lo lắng. Có tiếng ồn ào phía Phòng 2 Quân Đoàn: Một núi giấy tờ đang được đốt cháy. Có lẽ các hồ sơ quan trọng được thiêu hủy? Tôi không rõ Đại Tá Trưởng Phòng còn đó không, và việc thiêu hủy giấy tờ do lệnh của ai? Tôi cũng không rõ giờ phút này còn có đủ các Trưởng Phòng không? Chuẩn Tướng cũng không gọi đến vị Trưởng Phòng nào, ngay cả Trung Tá Tòng, Trưởng Phòng 3! Khuôn viên Bộ Tư Lệnh vắng ngắt, nghẹt thở.

14 giờ 30, Chuẩn Tướng trở về tư dinh. Ông bước lên bực thềm, nhưng không bước vào trong như mọi khi, mà đứng tại hiên tiền đình, nhìn mông lung ra khoảnh sân phía trước. Bất chợt, ông quay lại hỏi tôi:
- Cô đi đâu?
- Thưa, cô đến nhà thờ xin lễ.
NỤ HÔN VĨNH BIỆT !
Phạm Trung Nghĩa
Ông nguyên là Trung Úy, Sĩ Quan Tùy Viên của cố Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng
...
Vừa lúc đó, cổng dinh mở toang, chiếc Falcon trườn vào. Tôi thở nhẹ nhõm. Gương mặt ông thoáng rạng rỡ khi thấy vợ con về đến dinh an toàn. Ông bước đến bên xe đón bà, trao đổi vài lời rồi lên xe trở lại Bộ Tư Lệnh.
16 giờ, Chuẩn Tướng rời Bộ Tư Lệnh và đây là lần hiện diện cuối cùng của ông tại bản doanh này. Xe chúng tôi vừa ra khỏi cổng chánh, ông ra hiệu dừng lại và bước xuống xe xem coi chuyện gì xảy ra phía trước. Bên kia đường, đối diện với vòng đai và cổng chánh Bộ Tư Lệnh có rất nhiều thanh niên, kẻ quần tây, người quần đùi ở trần đang nối đuôi thành hàng dài phóng chân rảo nhanh. Đây là những thanh niên vừa thoát từ Trại Tuyển Mộ Nhập Ngũ. Đến ngã tư nơi tiếp giao giữa Bộ Tư Lệnh với dinh Tư Lệnh Phó và dinh Tiểu Khu Trưởng Phong Dinh, ông ra hiệu dừng xe, bước xuống, đứng ngó bao quát. Lác đác vài xe gắn máy, xe thồ, xe đạp đang hối hả gò lưng. Cả một góc phố như thoi thóp, im lỉm.
Bỗng từ phía chân cầu Nhị Kiều xuất hiện một xe Jeep đang theo Đại Lộ Hòa Bình lao nhanh về phía chúng tôi. Chiếc Jeep dừng lại cạnh xe Chuẩn Tướng, người ngồi trên xe là Chuẩn Tướng Mạch Văn Trường, Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh. Tướng Trường xuống xe trình Tư Lệnh Phó Quân Đoàn điều gì tôi không nghe được, nhưng với vẻ hấp tấp và gương mặt đầy lo âu, cộng với tình hình trước mặt, tôi đoán chắc Bộ Tư Lệnh của ông hiện đang tan rã. Chuẩn Tướng bảo Tướng Trường theo ông về dinh.
Tại phòng khách, hai vị ngồi yên trên ghế bành, ông bảo Tướng Trường cùng Trung Tá Thành, Thiết Đoàn Trưởng Thiết Đoàn 9 Kỵ Binh đến đóng bản doanh tại dinh Tiểu Khu Trưởng. Chuẩn Tướng bảo Trung Tá Thành ra lệnh cho 2 Chi Đoàn Thiết Vận Xa M-113 đang ở vùng Quận Lỵ Bình Minh lập tức quay về Cần Thơ và cho người đến tận bến phà chuyển lệnh cho toán chuyển vận phải túc trực ưu tiên chở đoàn thiết vận xa vượt sông. Ra lệnh xong, ông đứng lên, vào phòng rửa mặt trong lúc Tướng Trường vội vã ra xe đến dinh Tiểu Khu Trưởng.
Tôi đứng cạnh bàn viết đặt sát cửa sổ phòng khách, trên bàn có hai máy điện thoại: một tự động và một qua tổng đài viên. Tối nay tôi tăng cường thêm một máy PRC 25 mở tần số của BTL/SĐ21 và Thiết Đoàn 9 để liên lạc, theo dõi. Hình như hệ thống truyền tin của Bộ Tư Lệnh đã ngưng hoạt động từ 17 giờ, vì tôi gọi không nghe có tiếng tổng đài viên trả lời. Còn máy tự động dường như bị cắt. Lúc này Thiếu Tá Trịnh Đức Phương, nguyên Chánh Văn Phòng, cũng từ dưới phòng anh bước lên đứng phía trái Chuẩn Tướng. Cả ba chúng tôi im lặng, hồi hộp nhìn vào phía màn hình TV vẫn sáng trong, im ỉm.

Phái đoàn hai bên rời BTL/QĐ đã gần hai tiếng đồng hồ và chính lúc này là giờ qui định phát thanh. Có tiếng nói vọng ra từ TV, tự xưng là phát ngôn viên của BTL/QĐ và đọc văn bản thông cáo “BTL đã đầu hàng. Các đơn vị phải buông trao vũ khí...” Bản văn vắn tắt nhưng thật rõ ràng, đầy đủ. Nghe đọc bản văn như vậy, tất cả chúng tôi đều chết điếng. Đây không phải là bản văn được hai bên thỏa thuận ký kết. Lập tức Chuẩn Tướng bảo tôi chuyền máy PRC 25 đến chỗ ông ngồi, đích thân ông cầm ống liên hợp gọi “Hổ Cáp” (danh hiệu Trung Tá Thành trong đặc lệnh truyền tin) bảo ông Thành dùng M113 lái đến dinh để đi cùng ông đến đài phát thanh. Nghe đến đó, tôi lùi một bước về phía cửa, ra hiệu cho Trung Sĩ Sao (cận vệ) chuẩn bị sẵn sàng để di chuyển. Tôi trở lại chỗ cũ vừa kịp nghe lời đáp của Trung Tá Thành vang lên trong loa khuếch đại. Lời lẽ vẫn lễ độ, nhưng rõ ràng đó là lời từ chối thi hành lệnh. Thật khó đoan chắc có lực lượng đáng kể nào của Cộng Quân đã có mặt ở thị xã hay Bộ Tư Lệnh chưa, nhưng với văn bản vừa phát ra, chắc chắn sẽ hung hiểm vô cùng nếu tự nhiên xuất hiện một chiến xa rầm rộ di chuyển trong đường phố lúc này. Tôi tin rằng Chuẩn Tướng hiểu rõ điều đó. Trong cảnh biến động này, tuy lòng có lo âu, sợ hãi, nhưng nhìn thấy đức tính gan dạ của ông, tôi khâm phục ông xiết bao! Sau bản thông điệp của Tổng Thống Minh, có ai biết được chắc chắn về số phận của những đơn vị trước đó đang trực tiếp giao tranh ác liệt với các đơn vị cộng quân rồi bỗng dưng họ phải buông súng trong cơn hận thù còn sôi sục của đối phương?
Đang miên man suy nghĩ, tôi giật mình khi điện thoại reo vang. Nhấc ống nghe lên, tôi vội chuyển liền cho Chuẩn Tướng khi nhận ra giọng của Thiếu Tướng Tư Lệnh. Ông trình bày là mọi việc đã giao cho Đại Tá Sáu, TMP/CTCT/QĐ đại diện cùng đi với phe Cộng Quân. Vì sao bản văn chung bị tráo và tình trạng Đại Tá Sáu ra sao chỉ duy nhất Đại Tá Sáu biết mà thôi. Tôi không nghe Chuẩn Tướng báo với Thiếu Tướng chuyện ông tính đến đài phát thanh mà không thành. Cuộc điện đàm giữa hai vị Tướng kết thúc. Lần đầu tiên tôi nhận ra vẻ tuyệt vọng trên khuôn mặt ông. Chỗ dựa cuối cùng đối với đơn vị và những đàn em thân tín mà ông từng chỉ huy giờ đã bật gốc. Ông đứng lên bảo tôi tập hợp toán lính gác để ông nói chuyện. Thượng Sĩ Trưởng Toán tiểu đội bảo vệ dinh Tư Lệnh Phó tập hợp quân thành hai hàng bên hông dinh. Ông cám ơn họ đã ở bên ông đến giờ phút cuối cùng và bảo anh em bây giờ ai muốn rời dinh cứ tùy ý... Bỗng có tiếng người lính gác trên cao báo động có xe Cộng Quân đến. Lập tức ông chạy vào trong nhà. Tôi hô toán cận vệ vào vị trí rồi xách máy PRC 25 theo ông lên lầu. Ông vào phòng ngủ rồi trở ra với khẩu XM 18 trên tay, chạy ra bao lơn, nằm xuống nhìn ra phía đường. Lúc này tôi mới nhận ra đường phố đang tối thui. Trong bóng đêm, hai vệt sáng rực phát ra từ hai đèn pha chiếc xe Jeep vừa rời cổng dinh Tiểu Khu, quét thẳng về phía chúng tôi. Nhưng khi ra đến ngã tư, ánh đèn lại rẽ trái theo Đại Lộ Hòa Bình hướng về BTL/QĐ. Họ không đến chỗ chúng tôi. Ông đứng lên, trở về phòng. Tôi dùng máy, thử gọi danh hiệu của Tướng Trường và Trung Tá Thành. Gọi ba, bốn lần vẫn không có tiếng đáp lại. Có vẻ như hệ thống máy đầu bên kia đã ngưng. Chắc chắn phải có biến cố bên dinh Tiểu Khu Trưởng, chỗ Tướng Trường và Trung Tá Thành đến đóng bản doanh hồi chiều. Dinh TKT và dinh TLP chỉ cách nhau 300 mét thôi, nếu có tiếng súng nổ, chúng tôi phải nghe được, nhưng sự kiện máy không còn mở túc trực chứng tỏ tình trạng Tướng Trường rất bi quan. Có thể ông và Trung Tá Thành đã bị bắt. Có lẽ Chuẩn Tướng thấy rằng thì giờ rất cấp bách, nên ông bước đến đẩy cửa vào phòng bà. Hai cháu bé đang đùa giỡn trên tấm nệm cao su đặt dưới nền gạch. Tôi trở xuống nhà dặn dò toán gác. Thật ra, tôi tìm họ cũng là để tự trấn an mình.
Mười phút sau ông gọi tôi lên lầu gặp ông. Tại đây tôi thấy ngoài Thiếu Tá Phương còn có đông đủ những binh sĩ đã từng phục dịch Chuẩn Tướng cùng gia đình rất lâu năm. Ông đứng, hai cánh tay ghì chặt đứa con gái 3 tuổi để cho đầu cháu tựa vào má ông. Bà Tướng đứng bên cạnh. Hai bàn tay măng non của cháu bé lùa vào mái tóc cha. Bằng giọng nói tha thiết, ông gởi bà cùng hai con lại cho chúng tôi. Ông quả quyết từ giờ cho tới sáng sẽ không có chuyện gì xẩy ra, bảo chúng tôi cố gắng hộ tống bà cùng gia đình về Sài Gòn rạng sáng ngày mai, 1 tháng 5. Sau đó, ông lấy lại trầm tĩnh, quát bảo tất cả trở xuống dưới nhà, chỉ còn mình tôi và bà Tướng ở lại. Giây phút vĩnh quyết đã đến...
Lúc đó đã 9 giờ đêm 30 tháng 4. Chúng tôi xúm quanh giường ngủ giúp bà Tướng lau rửa thân thể, thay y phục cho ông.
Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn
Chuông điện thoại reo. Tôi giật mình khi nhận ra tiếng nói của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Tiểu Khu Trưởng Chương Thiện. Ông cần nói chuyện với Tư Lệnh Phó. Tôi quyết định nhanh trong trí: “Không cho Đại Tá biết Chuẩn Tướng đã tuẫn tiết!” Tôi nghĩ, hệ thống điện thoại đã bị ngắt hoặc do đơn vị này đã bỏ nhiệm sở từ chiều, không lý gì bây giờ lại tái lập? Chắc Cộng Quân đã chiếm đóng và đang kiểm soát cuộc điện đàm. Sau này khi hồi tưởng lại, tôi mới thấy mình thật khờ: Chỉ vì muốn bảo toàn thi hài Chuẩn Tướng mà hậu quả là Đại Tá Cẩn vẫn tiếp tục cho Tiểu Khu mình tử thủ, để rồi bị bắt, sau đó đưa về Cần Thơ và bị Cộng Quân xử bắn. Đại Tá Cẩn vốn là Trung Đoàn Trưởng của Sư Đoàn 9 tăng viện cho chiến trường An Lộc mùa Hè 72, được vinh thăng Đại Tá và trở thành Tiểu Khu Trưởng Chương Thiện sau đó.
Trở lại phòng Chuẩn Tướng, tôi thấy bà đang xếp gấp tư lá cờ vàng ba sọc đỏ và lần tay mở nút áo đặt lá cờ ngay ngắn chỗ phần ngực ông. Bà mong muốn lễ tang Chuẩn Tướng được tổ chức đúng lễ nghi quân cách.
Thiếu Tá Thuyên
Tôi trở lên lầu, gặp Thiếu Tá Thuyên, đang đứng cạnh giường Chuẩn Tướng thút thít khóc. Anh vừa mới đến. Như vậy, tin về Chuẩn Tướng trong đêm đã lan truyền ra ngoài. Anh rời dinh liền sau đó, lúc trời vẫn còn mờ tối. Đó là vị sĩ quan duy nhất của BTL/QĐ đã đến nghiêng chào trước thi hài Chuẩn Tướng. Tôi bàn định cùng bà Tướng thu xếp những gì cần thiết mang đi, đề phòng trước, nếu bị buộc phải rời dinh. Thâm tâm tôi nghĩ đến người bạn chí thân hồi cùng ở Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 31, Trung Úy Nguyễn Vĩnh Thành. Mấy năm nay, Thành đã thuyên chuyển về sở Hành Chánh & Tài Chánh số 5 và cùng gia đình đang ở Cần Thơ, nhờ vậy chúng tôi vẫn thường xuyên gặp nhau.

Trong lúc chờ sáng, tôi bàn với Thiếu Tá Phương là anh đảm trách phần việc tại dinh, còn tôi ra ngoài tìm Thành và mua quan tài. Lúc tôi đến cổng chuẩn bị ra ngoài, tôi sững sờ khi thấy thái độ của mọi người. Trong ánh mắt của họ, tôi đọc được nỗi hoang mang nghi ngại: họ đánh giá một khi tôi ra khỏi đây, có lẽ không bao giờ trở lại chăng!

Tôi mở hé cổng để vừa đủ đi qua, nhìn thấy Đại Tá C, một trong những phụ tá Tư Lệnh Phó đang đứng nơi công viên Hòa Bình nhìn về phía cổng ra vào. Khi thấy tôi đã nhận ra ông, Đại Tá C lật đật rảo bước, may mà tôi chưa kịp gọi ông! Tôi vòng bên trái dinh, theo đường tắt rảo bộ đến nhà Thành. Tôi mừng rỡ khi thấy Đại Tá Vinh đang hàn huyên cùng với ba, bốn người trước cổng BTL/Đặc Nhiệm của ông. Tôi cho ông biết Chuẩn Tướng đã chết và bà Tướng muốn chôn chồng theo đúng lễ nghi quân cách, xin Đại Tá, với tư cách một sĩ quan cao cấp, đến gặp họ (Cộng Sản) để nói giúp. Đại Tá Vinh đoan quyết đó là trách nhiệm của ông trong lúc này.
Thiếu Tướng Nam Tự Sát
Đến nhà cha mẹ vợ Trung Úy Thành, tôi thật sự cảm động khi thấy mọi người trong gia đình đều ùa ra đón tôi. Tất cả đã biết tin Chuẩn Tướng đã tuẫn tiết nên rất lo cho số phận của tôi. Tôi kể sơ cho mọi người biết Chuẩn Tướng chết như thế nào, trước đó ông dặn dò điều gì và tôi đang cần được sự giúp đỡ để thực hiện lời ủy thác của người chết.
Tôi cùng Thành lên chiếc vespa của anh đi đặt mua quan tài rồi trở lại sở của anh. Do ý của Thành, tôi tìm gặp Trung Tá Bia, phụ tá Chánh Sở Hành Chánh & Tài Chánh số 5 để nhờ ông chỉ dẫn và giúp lo việc tẩm liệm. Ông đang thay Đại Tá Chánh Sở hiện vắng mặt, chờ đợi người của Cộng Sản đến để bàn giao. Trung Tá Bia hứa là ông sẽ đến liền sau khi xong việc ở đây và căn dặn tôi chuẩn bị những thứ gì cho việc tẩm liệm. Tôi cùng Thành hướng xe về phía chợ. Khác với ngày 30 tháng Tư, buổi sáng hôm nay, 1 tháng 5, Thị Xã Cần Thơ thật ồn ào, rộn rịp. Gần như mọi nhà đều có người đổ xô ra đường, có nhiều con lộ bị nghẹt cứng. Dân chúng đi bộ tràn ra cả lòng đường, chúng tôi phải xuống xe dẫn bộ, len lỏi tìm lối vượt qua. Tôi chợt nhìn thấy Trung Úy Việt, Tùy Viên Tư Lệnh, đang đứng trong sân nhà của Trung Úy Minh, sĩ quan Quân Sử BTL, tôi lật đật kéo Thành tấp vào. Gặp Việt, tôi hỏi ngay tình trạng của Thiếu Tướng Tư Lệnh.
Buổi sáng, trước khi rời dinh, một hạ sĩ quan văn phòng đã đến trao cho tôi tờ giấy ghi tên họ của tôi đã “đăng ký trình diện” và cho tôi biết tin Thiếu Tướng Nam cũng đã tự sát. Tôi hỏi lại và được Trung Úy Việt xác nhận điều đó. Anh còn cho biết thêm, xe cứu cấp của Quân Y Viện Phan Thanh Giản do anh và Trung Úy Danh gọi đã đến và mang Tư Lệnh về QYV. Việt kể, lúc đó khoảng 7 giờ sáng, Thiếu Tướng đang ở trong phòng, ông bảo hai tùy viên về nhà, rồi dùng Colt tự sát khi ông còn lại một mình. Tôi không tiện hỏi han thêm vì còn quá nhiều việc để làm. Ra đến khu chợ, tôi cùng Thành tìm chỗ ăn sáng. Sau đó, tôi để Thành ngồi lại một mình, đi sâu vào chợ, mua các thứ trà, nhang, đèn cầy, vải liệm rồi trở ra cùng Thành phóng nhanh về dinh. Quan tài đã được đem đến và được đặt trên hai giá gỗ chính giữa nhà. Tôi hơi phập phồng khi thấy có hai cán binh Cộng Sản miền Nam đang trên vọng gác. Họ không đả động gì tới bên trong dinh. Hình như họ được lệnh chỉ ở đó mà thôi. Có lẽ thấy yên tâm phần nào, bà Tướng nói với tôi và Thiếu Tá Phương, ý bà dự định quàng lại 3 ngày. Tôi thấy cổ áo quan cũng “khiêm tốn” nên bàn với Thành đến Quân Y Viện Phan Thanh Giản tìm xin bộ ny lông. Tôi muốn nhân dịp này để biết đích xác tình trạng của Thiếu Tướng Tư Lệnh.
Viếng Thăm Thi Hài Thiếu Tướng Nam
Xe chúng tôi vừa tới cổng Quân Y Viện, lác đác còn vài thương binh đang khập khễnh cùng thân nhân hối hả ra cổng. Khi vào sâu bên trong, tôi nhận ra nơi đây im lìm, trống vắng, y sĩ, nhân viên lẫn thương bệnh binh đều đã rời viện tự bao giờ rồi. Một ít thương binh tôi còn gặp có lẽ vì thân nhân ở xa mới vừa đến để đón họ. Duy nhất chỉ một người đàn ông trạc tuổi tôi còn đứng trong sân cạnh chiếc xe gắn máy của anh. Tôi thầm mong gặp được nhân vật có vai trò đúng như Trung Tá Bia. Tôi liền đến gần và đánh bạo bộc bạch cùng anh việc tôi đến đây. Rất may, tôi gặp đúng người. Anh trao cho tôi bộ áo quan ny lông giấu nơi yên xe. Tôi hỏi Thiếu Tướng Nam nằm ở đâu? Anh chỉ Phòng Lựa Thương cách đó chỉ 30 thước và dặn dò tôi coi chừng, đã có chúng nó. Khi thấy chỉ có ba chúng tôi, tôi cảm ơn anh rồi bảo Thành chạy xe đến đậu sát bậc thềm căn phòng, rồi ngồi trên xe chờ tôi. Tôi vừa bước vào cửa phòng là thấy ngay một thi thể được phủ kín bằng tấm drap trắng, chỉ ló ra ngoài hai chân vẫn còn mang đôi giày da quân đội. Thi hài nằm trên chiếc băng ca đặt trên giá sắt cao gần 1 thước. Một chiếc bàn nhỏ đặt trước đầu băng ca, trên có một lon nhôm đựng cát dùng thay bát hương, một hộp quẹt diêm và một thẻ nhang nhỏ đã bốc ra. Trong Phòng Lựa Thương vắng ngắt. Tôi đoán chắc đây là thi thể của Thiếu Tướng Tư Lệnh. Tôi bước tới đưa tay kéo nhẹ tấm phủ trên đầu để được nhìn thấy gương mặt Thiếu Tướng như người đang ngủ. Một vết đạn khoét từ thái dương phải trổ một đường kính cỡ trái chanh nơi thái dương trái, vệt máu đã thẫm đen chạy dài từ đó xuống gò má, đến cổ và động lại trên bâu áo phải làm lem lấm hai ngôi sao thêu màu đen. Bộ quân phục chiến đấu vẫn trên người Thiếu Tướng đến giây phút cuối cùng. Tôi đốt một nén hương cặm vào cái lon đã có ba chân nhang của ai đó đến đây trước tôi. Tôi kéo tấm vải phủ lại như cũ rồi lặng lẽ rời Quân Y Viện.
Lễ Tẩm Liệm Đơn Sơ
Tôi trở về dinh để chờ đón Trung Tá Bia. Hai mươi phút sau Trung Tá Bia đến đưa thi hài xuống nhà dưới. Trung Tá Bia bảo tôi nâng phần đầu. Lễ tẩm liệm đơn sơ, nhanh chóng do Trung Tá Bia chỉ dẫn thực hiện. Tôi đứng ở đầu quan tài lặng nhìn ông điều khiển mấy người lính trong dinh làm động tác cuối, từ từ đậy nắp áo quan. Bỗng có tiếng la uất nghẹn:
- Trời ơi! Ông “thầy” ơi!
Rồi bóng một người lao đến bên quan tài, anh xúc động gần như quỵ xuống. Tôi nhận ra đó là Thiếu Tá Lành, Tiểu Đoàn Trưởng 3/33. Tiểu đoàn của anh sáng nay cũng đã tuân lệnh giải giáp, giao vũ khí, cởi bỏ quân phục tại chỗ, rồi từ trong vùng hành quân lội bộ ra lộ, mạnh ai tự tìm phương tiện về nhà. Thiếu Tá Lành được tin cái chết của Tướng Hưng nên tìm đến tư dinh. Anh xuất thân từ trường Thiếu Sinh Quân, sau khi rời quân trường, về Tiểu Đoàn 2/31 cuối năm 68. Do đã từng phục vụ dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Lê Văn Hưng, thuở đó là Trung Đoàn Trưởng 31, nên anh vẫn nhớ và kính trọng vị “thầy” của mình.
Đúng lúc đó, Trung Úy Phúc xuất hiện. Anh cùng vợ con đáp xe đò từ Sài Gòn xuống tới. Mọi việc xong xuôi, Trung Tá Bia từ giã chúng tôi để về nhà gặp gia đình. Từ hôm qua, 30 tháng 4, tên ông vẫn còn nằm trong sổ cấm quân ban hành từ hơn một tuần nay của BTL/QĐ. Một người lính vào nói nhỏ cho tôi biết một nguồn tin rất bất lợi cho chúng tôi. Do vậy, tôi, Phúc và Thiếu Tá Phương thuyết phục bà Tướng nên an táng ngay cho ông và rời dinh càng sớm càng tốt. Chúng tôi phân chia công việc cho nhau: Phúc cùng vài nhân viên đến khu đất nhà ở Cái Răng lo đào huyệt. Phần tôi lo xe tang. Thành đưa tôi đến Hội Mai Táng Từ Thiện của Hiệp Hội Xe Đò Cần Thơ. Rất may cho chúng tôi là người đại diện cho Hiệp Hội chấp thuận, dù biết đó là đám tang của một vị Tướng. Ông cho biết là phải lo cho một đám tang khác lúc 15 giờ. Vậy chúng tôi phải chuẩn bị sẵn sàng, lúc xe tang đến là phải di chuyển liền.
Từ lúc đó cho đến khi xe tang xuất hiện, chúng tôi thu xếp mọi thứ đem theo để khi rời dinh sẽ không trở lại nữa. Đúng lúc tôi đang bối rối với chút mong manh hy vọng, bỗng có tiếng ồn ào, rồi cánh cửa cổng mở toang. Chiếc xe tang đen ngòm đưa phần đuôi trườn vào sân. Các nhân viên trên xe nhanh nhẩu nhảy xuống chạy vào nhà, năm phút sau tất cả chúng tôi bắt đầu rời dinh. Anh Phương, Phúc, tôi cùng gia đình bà Tướng ngồi trên xe tang. Thành và những nhân viên khác dùng phương tiện riêng chạy theo sau xe tang. Lúc xe rời cổng lớn một đoạn, tôi nhìn lại thấy có nhiều người chạy ùa vào dinh. Vĩnh biệt tất cả, vĩnh biệt cả con chó berger chúng tôi đau lòng phải bỏ nó lại! Xe quẹo qua Đại Lộ Hòa Bình hướng về Cái Răng.
Tại huyệt mộ, một cậu bé trạc độ 14 tuổi, nhưng đôi tay thật thông thạo, nhịp nhàng với miệng hô khẩu lệnh điều khiển lên xuống đòn tay, rút dây khéo léo, đưa êm thấm quan tài xuống đáy huyệt. Họ nhanh chóng phụ giúp chúng tôi lấp đất và đắp vung lên thành hình ngôi mộ. Chúng tôi ngậm ngùi chào từ biệt Chuẩn Tướng, để lại mình ông đơn độc như cố Thiếu Tướng Nam mà tôi đã gặp vào buổi sáng.
Chúng tôi về đến Cần Thơ thì trời đã tối. Bà Tướng và gia đình cùng Thiếu Tá Phương, Trung Úy Phúc đến nương náu tại một ngôi chùa. Rốt cuộc chúng tôi cũng về được Sài Gòn đông đủ. Khi bà Tướng cùng gia đình tạm có chỗ ở là đúng lúc tôi phải vào trại cải tạo. (tác giả Phạm Trung Nghĩa)

Bài Viết Của Phu Nhân Tướng Lê Văn Hưng gửi Nguyễn Cao Kỳ Duyên

quân sự việt nam, Tướng Lê Văn Hưng
Tôi chuyển đến cô bài viết này nhân dịp 30 tháng 4, 2010.
Cô hãy đọc và xin cô chuyển đến ba cô, TT Nguyễn Cao Kỳ Phó TT VNCH như là một lời trần tình của một công dân VNCH gửi đến vị cựu Phó TT VNCH qua lời phát biểu của ông rằng : “Từ TT Nguyễn văn Thiệu trở xuống đều ham sống sợ chết”.
Nếu nhận được hồi âm của cô hay ba cô thì tốt quá. Vì không có địa chỉ email của ba cô, mong cô giúp tôi. Cám ơn cô.
Bài viết của Phu nhân Thiếu Tướng Lê văn Hưng. Xin chuyển tiếp để đọc những lời tâm huyết giây phút cuối của những chiến sĩ anh dũng trong cuộc chiến … Bài do chính Phu nhân Thiếu Tướng Lê Văn Hưng viết … với những tinh tiết quá xúc động

Bài Viết Của Phu Nhân Tướng Lê Văn Hưng gửi Nguyễn Cao Kỳ Duyên

quân sự việt nam, Tướng Lê Văn Hưng
...
Lời tuyên bố của ông Thiệu đã gây cho tôi sự xúc động. Thế rồi lời tuyên bố ấy cũng đã bay theo gió, khi số lớn cấp chỉ huy trực tiếp điều hành guồng máy quốc gia đã vỗ cánh chim bay sang ngoại quốc, tìm nơi ẩn trốn an lành, bỏ mặc quê nhà, dân tộc và quân đội đang chết đuối trong cuồng phong súng đạn tơi bời, Thiếu Tướng Nam, Hưng, Hai, Vỹ, Phú. Nhắc đến đây tôi không ngăn nổi tiếng nấc nghẹn ngào.
Ôi tiếng súng nổ rền vang trên khắp lãnh thổ. Mùa hè năm 1972, nhà văn Phan Nhật Nam đã mệnh danh là mùa hè đỏ lửa. Mùa hè máu. Mùa hè cuối đầy yêu đương. Mùa hè tận cùng vực thẳm. Còn mùa hè 30/4/1975 bi thương thê thảm ngần nào? Chúng ta còn đủ ngôn từ để diễn tả tận cùng nỗi thương tâm kinh hoàng của sinh ly, từ biệt, cuống cuồng ấy không? Tin thất trận từ các Vùng 1,2,3 bay về dồn dập. Có những nơi chưa đánh đã bỏ cho địch tràn vào. Cũng có nơi quyết liều tử chiến. Thảm thương thay, cuộc rút quân hỗn loạn bi đát chưa từng có trong lịch sử và quân sử.
Đài VOA và BBC tuyên bố những tin thất bại nặng nề về phía QLVNCH khiến lòng dân càng thêm khiếp đảm. Những đoàn quân thất trận, tả tơi manh giáp, không người chỉ huy, cuống quýt chạy như đàn vịt bị săn đuổi. Tinh thần binh sĩ rối loạn hoang mang tột độ.
Họ thì thào bảo nhau:
- “Tổng Thống Thiệu, Thủ Tướng Khiêm, Đại Tướng Viên đã cao bay xa chạy, còn đánh đấm gì nữa. Ông Tướng này, ông Tỉnh nọ, đã trốn đi ngoại quốc, chúng ta còn đánh làm gì”. Họ còn hỏi nhau:
- “Bao nhiêu năm chúng ta chiến đấu cho tổ quốc, hay chiến đấu cho tập đoàn tham nhũng? Hay cho cá nhân của ai đây?” Mất người chỉ huy, những quân nhân như rắn không đầu, rối rít, tan rã. Lại có những câu hỏi:
- “Quân không Tướng chỉ huy thì sao?” Có những kẻ chủ tâm dè bỉu, thường chỉ trích chê bai:
- “Có những ông Tướng mà biết đánh giặc cái gì! Chỉ có lính đánh để các ông Tướng hưởng”.
Lời phê bình của những kẻ bất mãn hay những kẻ có tâm địa hạn hẹp, thật chẳng khác nào ếch ngồi đáy giếng. Cho dù có những vị Tướng bê bối, làm cho quân đội bị nhục, thì cũng có những vị Tướng trong sạch đức độ, lỗi lạc, tài ba, đáng cho dân quân khâm phục. Những phần tử bất mãn ấy đã vô tình hay cố ý không thấy việc tối quan hệ của sự hỗ tương, hỗ trợ, giữa các Tướng Lãnh, Sĩ Quan, và Binh Sĩ thật cần thiết cho quân đội và quốc gia như thế nào. Đối với những vị cao minh, hiểu biết giá trị hy sinh của những người tuẫn tiết, tôi trang trọng cúi đầu cảm tạ, tri ân. Có nhiều người đã nêu lên câu hỏi với tôi:
- “Tại sao Tướng Nam, Tướng Hưng chết làm chi cho uổng? Tại sao các ông Tướng ấy không tiếp tục chiến đấu? Tại sao các ông không trốn sang ngoại quốc?”
Lại có người nghiêm khắc trách tôi:
- “Bà thật dở. Nếu là tôi, tôi quyết liệt can ngăn không để cho các ông ấy chết. Vợ con như thế này, ông Hưng chết đành bỏ vợ con lại sao?”
Ngay cả vài vị phu nhân của các Tướng Lãnh, hoặc còn ở trong tù, hoặc đã an nhàn nơi xứ người, cũng thốt ra những lời chỉ trích tôi. Nghe những lời phê bình ấy, tim tôi đau nhói. Tôi tôn trọng sự nhận xét “theo tầm hiểu biết của họ”. Tôi ngán ngẩm không trả lời, chỉ mỉm cười lắc đầu. Nhưng hôm nay tôi phải lên tiếng. Lên tiếng để tạ ân những người đang âm thầm chiến đấu ở Việt Nam, để tạ ân những người hùng can đảm đã, đang, và sẽ tiếp tục đánh đuổi Cộng Sản cứu quê hương, để trả lời những người đã nêu lên nhiều câu hỏi đó. Tôi trân trọng xin những vị nào đã có những lời chỉ trích nên bình tâm suy nghĩ lại, trước khi phán đoán vì… những vị Tướng Lãnh bách chiến bách thắng lại lẽ nào chịu xuôi tay nhục nhã trước nghịch cảnh, trước kẻ thù? Những vị Tướng đã từng xông pha trong mưa đạn, bao lần thử thách với tử thần, với nhiều chiến công từ cấp bậc nhỏ lên tới hàng Tướng Lãnh, đã từng khắc phục gian nguy, xoay ngược thế cờ, chuyển bại thành thắng trên khắp mặt trận, lẽ nào những vị Tướng ấy chỉ nghe hai tiếng “buông súng” rồi giản dị xuôi tay tự sát hay sao?
Viết đến đây tôi mạn phép nêu lên câu hỏi: Thưa toàn thể quý vị sĩ quan QLVNCH. Ngày quý vị nhận lãnh chiếc mũ sĩ quan của trường Võ Bị, quý vị còn nhớ sáu chữ gì trên chiếc mũ ấy không? Sáu chữ mà quý vị trịnh trọng đội lên đầu là: “Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm”. Ngày mãn khóa sĩ quan với những lời tuyên thệ, quý vị hẳn nhớ? Cũng như những điều tâm niệm ai lại chẳng thuộc lòng? Những vị bỏ nước ra đi trước binh biến, những vị ở lại bị sắp hàng vào trại tù Cộng Sản, tôi xin tạ lỗi, vì thật tình tôi không dám có lời phê phán nào. Tôi chỉ muốn nói lên tất cả sự thật về cái chết của hai vị TướngNguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng. Hai vị Tướng này đã ba lần từ chối lời mời di tản sang ngoại quốc của viên cố vấn Mỹ, cương quyết ở lại tử chiến, bảo vệ mảnh đất Vùng 4. Viên cố vấn Mỹ hối thúc, đợi chờ không được, sau cùng chán nản và buồn bã bỏ đi.
Trước đó, vào ngày 29/4/1975, lời tuyên bố của Vũ Văn Mẫu và Dương Văn Minh trên đài phát thanh Sàigòn ra lệnh tất cả người Mỹ phải rời Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ, thì chính là lúc “kế hoạch hành quân mật của hai Tướng Nam Hưng đã hoàn tất.”
Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, người thay thế Tướng Vĩnh Lộc vào những ngày giờ cuối tới tấp điện thoại về Cần Thơ. Ông Hạnh đã dùng tình cảm chiến hữu, dùng nghĩa đàn anh thân thuộc, khẩn khoản yêu cầu Tướng Hưng về hợp tác với Dương Văn Minh và Nguyễn Hữu Hạnh. Thâm tâm có lẽ ông Hạnh lúc đó muốn đò xét thái độ của hai Tướng Vùng 4 như thế nào. Nhiều lần, qua cuộc điện đàm với Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Tướng Hưng đã luôn khẳng định:
- “Không hợp tác với Dương Văn Minh. Không đầu hàng Cộng Sản. Tử chiến đến cùng”.
Khi Tổng Thống Thiệu từ chức, trao quyền lại cho cụ Trần Văn Hương, và rồi vì hoàn cảnh đắm chìm của vận mệnh đất nước, trước nhiều áp lực nên cụ Hương đã trao quyền lại cho Dương Văn Minh, để rồi “ông Tướng hai lần làm đổ nát quê hương, ố hoen lịch sử này, hạ mình ký tên dâng nước Việt Nam cho Cộng Sản.” Vị Tướng Lãnh trấn thủ một vùng, tùy hoàn cảnh đất nước, và tình hình chiến sự địa phương, trọn quyền quyết định, xoay chuyển thế cờ, không cần phải tuân lệnh một cách máy móc theo cấp chỉ huy đầu não đã trốn hết, thì còn chờ lịnh ai? Phải tuân lịnh ai? Tóm lại, lúc đó lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh và lời kêu gọi của Nguyễn Hữu Hạnh đã không được Tướng Nam và Tướng Hưng đáp ứng.
Viết đến đây, tôi xúc động lạ thường. Tôi nghẹn ngào rơi lệ nhớ đến một số sĩ quan binh sĩ đã bật khóc khi nghe lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh. Anh em đã ôm lá cờ tổ quốc, ôm khẩu súng vào lòng nức nở. Có những chi khu trưởng và những đồn trưởng nhất định không chịu đầu hàng. Họ đã tử thủ đến viên đạn chót. Và viên đạn chót dành để kết liễu đời mình. Cấp bậc của những anh em ấy không cao, chỉ chỉ huy khu nhỏ, hay một đồn lẻ loi, nhưng tinh thần tranh đấu của anh em cao cả và oai hùng thế đấy.
Trong khi Sàigòn bỏ ngỏ đầu hàng thì Cần Thơ vẫn an ninh tuyệt đối. Kế hoạch hành quân đã thảo xong. Vũ khí lương thực đạn dược sẵn sàng. Tất cả đều chuẩn bị cho các cánh quân di chuyển, sẽ đưa về các tuyến chiến đấu. Kế hoạch di quân, phản công, và bắt tay nằm trong lịnh mật quân hành đó. Vùng 4 có nhiều địa thế chiến lược, có thể kéo dài cuộc chiến thêm một thời gian. Bởi lúc đó, cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, chưa có một đồn nào, dù ở quận lỵ xa xôi hẻo lánh ở Vùng 4 đã lọt vào tay giặc Cộng.
Nhưng, Cần Thơ, sáng ngày 30/4/1974, dân chúng nhốn nháo hoang mang. Đã có một số binh sĩ bỏ ngũ. Tại thị xã, cảnh náo loạn đáng buồn chưa từng có đã xảy ra. Từng nhóm đông đảo bọn ác ôn và thừa nước đục thả câu đã ra tay cướp giật tài sản ở các cơ sở Mỹ, và ở những nhà tư nhân đã bỏ trống, bất chấp tiếng súng nổ can thiệp của cảnh sát duy trì an ninh trật tự công cộng. Chúng cướp giật, đập phá, hò hét như lũ điên. Chắc chắn trong số này có bọn Cộng Sản nằm vùng có ý đồ gây rối loạn áp đảo tinh thần binh sĩ.
Lúc ấy Tướng Nam và Tướng Hưng vẫn còn liên lạc với các cánh quân chạm địch. Nhiều cánh quân nồng cốt được đưa về thị xã Cần Thơ để bảo vệ Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn, nằm chung quanh vòng đai Alpha. Từ 2 giờ đến 4 giờ chiều ngày 30 tháng 4, giờ đã điểm. Đúng theo kế hoạch lệnh hành quân bắt đầu. Nhưng hỡi ôi, khi liên lạc đến các cấp chỉ huy của các đơn vị thì mới hay họ chưa biết tý gì về kế hoạch, chưa rục rịch chi hết, ngoài việc thay đổi các cuộc bố trí từ sáng đến giờ phút này.
Tìm kiếm Đại Tá an ninh, người đã lãnh nhiệm vụ phân phối phóng đồ và lệnh hành quân mật đến các đơn vị, thì mới vỡ lẽ ra vị sĩ quan này đã đưa vợ con tìm đường tẩu thoát sau khi ném tất cả mật lệnh vào tay vị Đại Úy dưới quyền. Ông này cũng đã cuốn gói trốn theo ông Đại Tá đàn anh, cho có thầy, có trò. Các phóng đồ và lệnh hành quân mật cũng đã biến mất. Thiếu Tướng Nam và Thiếu Tướng Hưng tức uất không sao tả nổi. Tôi không ngăn nổi tiếng nấc nghẹn ngào khi hồi tưởng lại vẻ bối rối của Thiếu Tướng Nam và sự đau khổ thất vọng của Hưng. Những đường gân trán nổi vòng lên, răng cắn chặt, biểu lộ sự đau đớn và chịu đựng kinh hồn. Người đập tay đánh ầm xuống bàn khi thấy kế hoạch sắp xếp thật tinh vi bị kẻ phản bội hèn nhát làm gãy đổ bất ngờ. Hưng ngước mắt nhìn tôi như muốn hỏi:
- “Có đồng ý đem con lánh nạn không?”
Tôi cương quyết từ chối. Tôi không cầu an ích kỷ, tìm sống riêng, bỏ mặc người trong cảnh dầu sôi lửa đỏ. Tôi nhất định ở lại, cùng chịu hoạn nạn, cùng liều chết. Hưng hỏi tôi:
- “Thành công là điều chúng ta mong ước, nhưng rủi thất bại, em định liệu lẽ nào?” Tôi đáp:
- “Thì cùng chết! Các con cũng sẽ thế. Em không muốn một ai trong chúng ta lọt vào tay Cộng Sản”.
Và để khỏi phải sa vào tay giặc Cộng, tôi bình tĩnh thu xếp cái chết sắp tới cho mẹ con tôi, đường giải thóat cuối cùng của chúng tôi. 4g45 chiều ngày 30/4/75, Tướng Hưng rời bỏ văn phòng ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 4, về bộ chỉ huy phụ, nơi chúng tôi tạm trú. Hưng không muốn chứng kiến cảnh bàn giao ô nhục sắp tới giữa Thiếu Tướng Nam và tên Thiếu Tá Việt Cộng Hoàng Văn Thạch. Năm giờ rưỡi chiều khi Hoàng Văn Thạch tiến vào Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn là lúc Hưng gọi máy liên lạc với Tướng Mạch Văn Trường, ra lệnh đưa hai chi đội thiết giáp tới án ngữ ở dinh Tỉnh Trưởng để bảo vệ Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 21 mới về đóng nơi đây. Sau đó Hưng tiếp tục liên lạc với các đơn vị đang tiếp tục chạm súng ở các tiểu khu. Đồng thời Hưng mời Tướng Mạch Văn Trường cùng các đơn vị trưởng ở chung quanh vòng đai thị xã Cần Thơ về họp. 6g30 chiều, khi các vị sĩ quan vừa ra đến cổng, có một toán thân hào nhân sĩ quen biết tại Cần Thơ đang chực sẵn, gồm khoảng 10 người. Họ xin gặp Tướng Hưng, với tư cách đại diện dân chúng thị xã, yêu cầu:
- “Chúng tôi biết Thiếu Tướng không bao giờ chịu khuất phục. Nhưng xin Thiếu Tướng đừng phản công. Chỉ một tiếng lệnh của Thiếu Tướng phản công, Việt Cộng sẽ pháo kích mạnh mẽ vào thị xã. Cần Thơ sẽ nát tan, thành bình địa như An Lộc. Dù sao, vận nước đã như thế này rồi, xin Thiếu Tướng hãy vì dân chúng, bảo toàn mạng sống của dân, dẹp bỏ tánh khí khái, can cường…”.
Nghe họ nói, tôi cảm thấy đau lòng lẫn khó chịu. Tôi cũng không ngạc nhiên về lời yêu cầu đó. Bởi mới tuần lễ trước, Việt Cộng đã pháo kích nặng nề vào khu Cầu Đôi, cách Bộ Tư Lệnh không xa, gây thiệt hại cao về nhân mạng và tài sản của đồng bào. Dân chúng Cần Thơ còn khiếp đảm. Hưng như đứng chết lặng trước lời yêu cầu ấy. Một lát sau, Hưng cố gượng nở nụ cười trả lời:
- “Xin các ông yên lòng. Tôi sẽ cố gắng hết sức để tránh gây thiệt hại cho dân chúng”.
Toán người ấy ra về. Hưng quay sang hỏi tôi:
- “Em còn nhớ tấm gương cụ Phan Thanh Giản? Bị mất ba tỉnh miền đông, rồi cũng vì dân chúng mà cụ Phan đã nhún mình nhường thêm ba tỉnh miền tây cho quân Pháp. Cụ Phan không nỡ thấy dân chúng điêu linh và cũng không để mất tiết tháo, không thể bó tay làm nhục quốc sĩ. Cụ Phan Thanh Giản đành nhịn ăn rồi uống thuốc độc quyên sinh”.
Trầm ngâm vài giây, Hưng tiếp:
- “Thà chết chứ đâu thể bó tay trơ mắt nhìn Việt Cộng tràn vào”.
6g45 chiều ngày 30 tháng 4, Tướng Nam điện thoại cho Hưng, hỏi tình hình các nơi. Hưng báo với Tướng Nam về việc đại diện dân chúng thị xã đến yêu cầu thẳng với Hưng. Hưng cũng cho Tướng Nam biết đặc lệnh truyền tin mới nhất sẽ giao cho người tín cẩn phân phối. Tướng Nam cho Hưng hay là ông đã cho thu băng lời kêu gọi dân chúng và lời yêu cầu này sẽ cho đài Cần thơ phát thanh. Nhưng mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Thêm một lần nữa, sự gây đổ đau lòng. Đài Cần Thơ bị nội ứng trước đó, khoảng một giờ, viên giám đốc đài bị uy hiếp, thay vì phát thanh cuốn băng của Thiếu Tướng Nam trước, chúng thay cuốn băng có lời kêu gọi của Thiếu Tá Cộng Sản Hoàng Văn Thạch. Khoảng mười phút sau, đài mới phát thanh cuốn băng của Tướng Nam. Muộn màng rồi. Không còn níu kéo được sự tin tưởng nơi dân chúng và binh sĩ được nữa. Hàng ngũ các đơn vị đã thưa thớt lại càng thêm thưa thớt. 7g30 tối ngày 30 tháng 4, Hưng gọi tôi lên văn phòng làm việc. Đây là giờ phút nghiêm trọng nhất, không có ai hiện diện hết. Sau khi kể cho tôi nghe hết sự đổ vỡ từ trưa đến giờ phút đó, Hưng nhấn mạnh:
- “Hoàng, em đã hiểu sự thất bại do các nguyên nhân sau đây: Vị Đại Tá không tuân lệnh, nên giờ chót không điều động quân về các vị trí chiến lược, trù liệu theo kế hoạch. Việc níu kéo sự tin tưởng của dân chúng và binh sĩ không thành. Lời kêu gọi trễ tràng của Tướng Nam không có tiếng vang. Cũng như lời yêu cầu của dân chúng thị xã Cần Thơ”.
Quắc đôi mắt sáng, Hưng nhìn tôi dằn giọng:
- “Em phải sống ở lại nuôi con”.
Tôi hoảng hốt:
- “Kìa mình, sao mình đổi ý?”
- “Con chúng ta vô tội, anh không nỡ giết con.”
- “Nhưng không thể để con sống với Cộng Sản. Em sẽ thay mình làm chuyện đó. Chỉ cần chích thuốc ngủ cực mạnh cho con. Chờ em một chút, chúng ta cùng chết một lúc”.
- “Không thể được. Cha mẹ không thể giết con. Anh van mình. Chịu nhục, cố sống. Ở lại thay anh, nuôi con trở thành người công chính. Phú quý vinh hoa địa vị hãy đề phòng, những thứ đó dễ làm mờ ám lương tri. Nhớ, giang san tổ quốc là trọng đại hơn hết. Gắng chịu cúi lòn, nhục nhã để nuôi con và cũng nuôi luôn ý chí để có ngày còn phục hận cho đất nước chúng ta”.
- “Nếu vì con, mình thương con, sao mình không đi ngoại quốc?”
Hưng đanh mặt lại, nghiêm khắc nhìn tôi trách móc:
- “Em là vợ anh. Em có thể nói được câu ấy sao?”
Biết mình vụng về, lỡ lời xúc phạm đến người, tôi vội vàng tạ lỗi:
- “Xin mình tha thứ. Chẳng qua vì quá thương mình nên em mới nói thế”.
Giọng Hưng thật nghiêm trang mà cũng thật trầm tĩnh:
- “Nghe anh nói đây. Người ta trốn chạy được. Chớ anh không bao giờ trốn chạy. Mấy ngàn binh sĩ dưới tay, hồi nào sinh tử có nhau, giờ bỏ mặc họ tìm sống riêng mình sao? Anh cũng không đầu hàng. Bây giờ thì rút cũng không kịp nữa, vì vào mật khu mà không có nguồn tiếp liệu vũ khí, đạn dược, lương thực thì không cầm cự được lâu. Đã muộn rồi. Việt Cộng đang kéo vào đừng để anh không dằn được nổ súng vào đầu chúng, thì gây thiệt hại cho dân chúng và anh em binh sĩ. Anh không muốn thấy bóng dáng một tên Việt Cộng nào”.
Tôi phát run lên hỏi:
- “Nhưng mình ơi, còn em? em phải làm gì trong lúc này?”
Nắm chặt tay tôi, Hưng nói:
- “Vợ chồng tình nghĩa bao nhiêu lâu, anh hiểu em và em hiểu anh. Em tuy chỉ là con cá nhỏ nhưng biết mang ý chí kình ngư. Gắng chịu nhục. Dù phải chịu trăm ngàn sự nhục nhã để nuôi con, để phục hận cho quê hương. Cải trang, cải dạng, len lỏi mà sống. Anh tin em. Vì anh, vì con, vì nợ nước, tình nhà, em có thể chịu đựng nổi! Nghe lời anh đi. Anh van mình, anh van mình”.
Tôi không sao từ chối được trước ánh mắt van nài, trước những lời tha thiết ấy:
- “Vâng, em xin nghe lời mình”. Hưng sợ tôi đổi ý, tiếp lời thúc giục:
- “Em hứa với anh đi. Hứa một lời đi”.
- “Em xin hứa. Em xin hứa mình ơi. Nhưng xin cho em hai điều kiện.
Nếu Cộng Sản bắt em phải sống xa con, nếu giặc Cộng làm nhục em, lúc ấy em có quyền tự sát theo mình chứ?”
Hưng suy nghĩ giây lâu, gật đầu đồng ý, và ra lệnh cho tôi:
- “Em mời má và đem các con lên lầu gặp anh”.
Tôi quay đi. Ánh mắt bỗng chợt đập vào lá cờ vẫn dựng ở góc phòng.Tôi vội vàng đem cờ đến bên người. Tôi nói:
- “Bao nhiêu năm chiến đấu để bảo vệ tổ quốc. Bây giờ mình hãy giữ nó”.
Chúng tôi nhìn nhau cảm thông. Hưng ôm lá cờ, áp vào mặt, đôi mắt Hưng chợt ướt. Sau cùng Hưng cũng rán đứng lên hối tôi:
- “Mau mời má và mấy đứa nhỏ lên”.
Khi mẹ tôi và các con lên văn phòng, Hưng nói rõ cho mẹ tôi hiểu vì sao người phải chết và tôi phải sống.
Vâng lệnh Hưng, tôi mời tất cả sĩ quan binh sĩ còn tụ họp dưới nhà lên văn phòng. Mọi người đứng xếp hàng nghiêm trang và vô cùng cảm động. Giờ phút từ biệt sanh ly giữa những người từng bao ngày sống chết bên nhau. Hưng dõng dạc nói:
- “Tôi không bỏ các anh và đưa vợ con trốn sang ngoại quốc. Như các anh đã biết, cuộc hành quân chưa chi đã bị gẫy đổ nửa chừng. Tôi không phản công vào phút chót là vì dân chúng. Tôi không muốn Việt Cộng pháo kích bừa bãi, biến Cần Thơ thành An Lộc thứ hai. Tôi cũng không chịu nhục đầu hàng. Các anh đã từng cộng tác với tôi, những lúc các anh lầm lỗi, tôi rầy la. Rầy la không có nghĩa là ghét bỏ. Rầy la để mến thương nhau, để xây dựng nhau.
Mặc dầu đất nước ta bị bán đứng, bị dâng cho Cộng Sản, nhưng các anh không trực tiếp chịu tội với quốc dân. Chính những người trực tiếp nắm vận mệnh các anh, mới chính là những kẻ trọng tội. Xin các anh tha thứ cho tôi những lỗi lầm, nếu có. Tôi bằng lòng chọn cái chết. Tướng mà không giữ được nước, không bảo vệ được thành, thì phải chết theo thành, theo nước, chớ không thể bỏ dân, bỏ nước, trốn chạy, cầu an. Tôi chết rồi, các anh hãy về với gia đình, vợ con. Nhớ rõ lời tôi căn dặn: Đừng bao giờ để bị Cộng Sản tập trung các anh, dù tập trung dưới bất cứ hình thức nào. Tôi có lời chào vĩnh biệt các anh”.
Tướng Hưng đưa tay chào và bắt tay từng người một. Mọi người đều khóc. Đến bên Thiếu Tá Phương, Trung Úy Nghĩa, Hưng gởi gấm:
- “Xin giúp đỡ giùm vợ con tôi. Vĩnh biệt tất cả”.
Mọi người đều đứng yên không ai nói lên được lời nào. Mẹ tôi nhào lại ôm chầm lấy người, xin được chết theo. Hưng an ủi mẹ tôi, yêu cầu mẹ tôi cố gắng chăm lo cho cháu ngoại. Hưng ra lệnh cho tất cả mọi người phải ra ngoài. Không ai chịu đi. Hưng phải xô từng người ra cửa. Tôi van xin:
- “Mình cho em ở lại chứng kiến mình chết”.
Người từ chối. Nghĩa hoảng sợ bỏ chạy. Hưng quay vào văn phòng đóng chật cửa lại. Tôi gọi giật Nghĩa:
- “Nghĩa trở lại với tôi”.
Tôi bảo Giêng tìm dao nạy cửa. Giêng bỏ chạy như bay. Nghĩa trở lên, đứng trước cửa chờ đợi. Có tiếng súng nổ nghe chát chúa. Tôi đưa tay xem đồng hồ: 8g45 tối ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày kết liễu cuộc đời của chúng tôi. Lê Văn Hưng, anh đã chết. Giêng run run lấy dao nạy cửa. Cửa bật ra. Nghĩa lách mình nhường tôi chạy vào phòng trước. Hưng ngả người nằm trên, nửa người nằm dưới, hai cánh tay dang ra, cong lên và giật mạnh, toàn thân run rẩy từng cơn. Đôi mắt Hưng mở to căm hờn. Miệng Hưng há ra, đôi môi mấp máy. Tôi ôm chầm lấy Hưng hỏi:
- “Mình, mình ơi! Mình còn lời gì dặn dò em nữa không?”
Hưng không còn trả lời được tiếng nào. Nghĩa gào lên nức nở:
- “Thiếu Tướng! Trời ơi, Thiếu Tướng!”
Giêng chạy vào phụ Nghĩa đỡ lưng và chân, tôi đỡ đầu Hưng, đặt nằm ngay ngắn trên giường. Máu tim nhuộm thắm áo trận, ướt đỏ cả tấm drap trắng. Tôi đưa tay vuốt mắt cho người. Nghĩa vẫn gào khóc:
- “Thiếu Tướng! Thiếu Tướng ơi!”
Tôi bảo Giêng:
- “Nói Hòa đưa Hải, Hà, Quốc lên nhìn xác ba lần cuối. Dặn Phương cho Khiết, Hoàng giữ ở cầu thang, bất cứ giá nào chúng ta phải ngăn chận Việt Cộng”.
Tôi đi tìm đầu đạn và đuôi đạn. Còn khẩu súng, lạ lùng thay không biết ở đâu. Đến lúc tắm rửa người, thay drap dấy máu, tôi mới hiểu. Trước khi hồn lià xác, với ý chí cuối cùng, người còn bình tĩnh nhét khẩu súng, dấu dưới nệm. Có lẽ người sợ tôi quá xúc động, quên lời hứa, tự sát theo. Bé Hải lúc ấy năm tuổi, ôm hai chân ba, khóc than, kể lể thảm thiết. Bé Hà hai tuổi, thơ ngây ôm chai sữa, lên nằm trên bụng ba, bé mở tròn đôi mắt to, ngạc nhiên không thấy ba đưa tay bế bé như mọi khi.
Nghĩa điện thoại khắp nơi tìm Thiếu Tướng Nam, không thấy trả lời. Tôi vội vã mở đặc lịnh truyền tin, lên máy gọi liên lạc với Thiếu Tướng. Lúc ra máy, chỉnh tần số, tôi chỉ nghe những giọng nói rặc mùi Cộng Sản trên các tần số thuộc đơn vị của chúng ta. Lũ Việt cộng, ngày 30 tháng 4, tràn vào nhà. Phương cương quyết chận chúng ở cầu thang. Chín giờ rưỡi, 30 tháng 4, chuông điện thoại reo vang:
- “Alô, Alô, ai đây?”
- “Dạ thưa chị đó à? Hồ Ngọc Cẩn đây”. Tôi bàng hoàng:
- “Anh Cẩn! Có chuyện chi cần không?”
Tôi cố gắng giữ giọng nói cho bình thường, để Cẩn không nhận biết sự việc xảy ra. Trong điện thoại, về phía Cẩn, tôi có nghe tiếng súng lớn nhỏ thi nhau nổ ầm ầm. Cẩn hỏi:
- “Thiếu Tướng đâu chị? Cho tôi gặp ông một chút”. Tôi lúng túng vài giây:
- “Ông đang điều động quân ngoài kia”.
- “Chị chạy ra trình Thiếu Tướng, tôi cần gặp. Trung Úy Nghĩa đâu chị?”
- “Nghĩa đang ở bên cạnh Thiếu Tướng. Cẩn chờ một chút nhé”.
Tôi áp chặt ống điện thoại vào ngực. Mím môi, nhìn xác Hưng rồi nhìn sang Nghĩa tôi hỏi:
- “Đại Tá Cẩn đòi gặp Thiếu Tướng, làm sao bây giờ Nghĩa?” Nghĩa lúng túng:
- “Cô nói Thiếu Tướng chết rồi”.
- “Không thể nói như vậy được. Đại Tá Cẩn đang cự chiến với Việt Cộng”.
Trí óc tôi chợt lóe sáng phi thường. Tôi muốn Cẩn chiến đấu anh hùng. Sống anh hùng. Chết anh hùng. Tôi đưa máy lên giọng quyết liệt:
- “Thiếu Tướng không thể vào được. Cẩn cần gì cứ nói. Tình hình ở Chương Thiện ra sao? Anh còn đủ sức chiến đấu không? Tinh thần binh sĩ thế nào? Địch ra sao?”
- “Tụi nó dần tụi tui quá. Tinh thần anh em vẫn cao. Chị hỏi Thiếu Tướng còn giữ y lịnh không?”
- “Cẩn vui lòng chờ chút”.
Tôi lại áp chặt ống điện thoại vào ngực. Cắn chặt môi suy nghĩ. Tôi hiểu lời Cẩn hỏi. Trong tích tắc tôi biết khó cứu vãn tình thế. Nhưng tôi muốn Hồ Ngọc Cẩn phải luôn hiên ngang hào hùng. Tôi quyết định:
- “Alô. Cẩn nghe đây: Lịnh Thiếu Tướng. Ông hỏi Cẩn có sẵn sàng tử chiến?”
Cẩn đáp thật nhanh:
- “Lúc nào cũng sẵn sàng, chớ chị!”
- “Tốt lắm, vậy thì y lịnh”.
- “Dạ, cám ơn chị”.
Tôi buông máy gục xuống bên xác Hưng. Nước mắt trào ra, tôi kêu nho nhỏ:
- “Vĩnh biệt Cẩn. Vĩnh biệt Cẩn!”
“Anh Cẩn ơi, hồn linh anh có phảng phất đâu đay, khi tôi ngồi viết lại những dòng này, nước mắt rơi trên giấy, Anh có biết cho rằng trả lời điện thoại với anh rồi, tôi đau khổ tột cùng không? Tha thứ cho tôi!” Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, anh đã hiên ngang hào hùng đến giờ phút chót của cuộc đời. Hiểu rõ Hưng, hiểu rõ tôi, bên kia thế giới không thù hận, chắc anh hiểu rõ tâm trạng của tôi lúc bấy giờ, hẳn anh tha thứ cho tôi?
Kính thưa toàn thể quý vị thuộc thân bằng quyến thuộc của Đại Tá Cẩn. Kính thưa quý vị đã đọc những giòng chữ này. Xin quý vị chớ trách tôi sao dám quyết định. Ngộ biến tùng quyền. Tướng Hưng đã chết. Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam chưa liên lạc được. Vợ người lính nghĩa quân trưởng đồn, khi Việt Cộng tấn công, chồng chị bị tử thương, chị đã thay chồng phản công ác liệt. Tôi không thể để một người như Hồ Ngọc Cẩn đưa tay đầu hàng, hạ mình trước Việt Cộng vào dinh tỉnh trưởng Chương Thiện.
11 giờ đêm ngày 30 tháng 4, 1975. Điện thoại lại reo. Lần này, chính giọng của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam:
- “Alô, chị Hưng!”
Tôi vừa khóc, vừa đáp lời Thiếu Tướng:
- “Thưa Thiếu Tướng…”
Giọng Tướng Nam buồn bã u uất:
- “Tôi biết rồi, chị Hưng, tôi chia buồn với chị, nghe chị Hưng”.
Tôi vẫn nức nở:
- “Thiếu Tướng nghĩ sao về kế hoạch đã gãy đổ?”
- “Hưng đã nói với chị hết rồi hả? Đành vậy thôi. Không phải lỗi chúng ta hèn nhát hay bỏ cuộc. Sự sụp đổ không cứu vãn được vì lệnh hành quân không được Đại Tá… thi hành, phóng đồ và lệnh không tới tay các đơn vị trưởng, lời yêu cầu của dân chúng, lời kêu gọi của tôi quá muộn màng, không hiệu quả, khó cứu vãn nổi tình hình”.
Nói đến đây, Thiếu Tướng Nam hỏi tôi:
- “Chị biết vụ đài phát thanh bị nội ứng chứ?”
- “Thưa biết. Hưng cũng bảo tôi như Thiếu Tướng vậy. Bây giờ Thiếu Tướng định liệu lẽ nào, có định phản công không?”
- “Chị quên còn dân chúng sao? Cộng Sản coi rẻ mạng dân, còn mình thì… Đàng chị thế nào?”
- “Thưa Thiếu Tướng, chúng nó đã tràn đầy dưới nhà. Có vài tên định nhào lên, nhưng bị Giêng cương quyết đuổi xuống. Hiện chúng đang thu dọn tài sản”.
- “Còn mấy chú đâu hết?”
- “Chỉ có Nghĩa và vài ba người lính ở lại. Còn tất cả đã bỏ đi hết. Hưng đã chết rồi, tôi không màng đến tài sản. Miễn là chúng đừng đụng đến xác Hưng”
- “Chị tẩm liệm Hưng chưa?”
- “Thưa chưa. Vừa tắm rửa, thay quần áo xong thì Thiếu Tướng gọi tới”.
- “Chị nên tẩm liệm Hưng ngay đi. Tôi sợ không còn kịp. chúng nó sẽ không để yên”.
- “Thiếu Tướng còn dạy thêm điều gì không? Chẳng lẽ Thiếu Tướng chịu đầu hàng thật sao?”
Người thở dài trong máy. Người nói những lời mà đến chết tôi cũng sẽ không quên:
- “Số phận Việt Nam khốn nạn thế đó, chị Hưng ơi! Tôi và Hưng đã sắp đặt tỉ mỉ, hoàn tất kế hoạch xong xuôi, còn bị phản bội giờ chót”.
Người chép miệng thở dài:
- “Thôi chị Hưng ơi”.
Bỗng giọng người trầm xuống, ngậm ngùi:
- “Hưng chết rồi, chắc tôi cũng chết! Chúng tôi làm Tướng mà không giữ được nước thì phải chết theo nước”.
Giọng người bình tĩnh và rắn rỏi:
- “Cố gắng can đảm lên nhé chị Hưng. Chị phải sống vì mấy đứa nhỏ. Đêm nay có gì nguy cấp, nhớ gọi tôi. Nếu gọi không được, dặn Nghĩa gọi Thụy, lấy mật mã mới”.
- “Dạ, cám ơn Thiếu Tướng”.
Nói chuyện với Thiếu Tướng xong, tôi bước ra lan can nhìn xuống. Dưới sân, sĩ quan và lính tráng đã đi hết. Trừ có Nghĩa còn ở lại. Cổng rào bỏ ngỏ. Gió thổi đong đưa cánh cửa rít lên những tiếng kẽo kẹt bi ai. Mảnh trăng cuối tuần 19 tháng 3 âm lịch chênh chếch soi, vẻ ảm đạm thê lương như xót thương cho số phận Việt Nam Cộng Hòa, cho trò đời bể dâu hưng phế.
Viết đến đây, tôi nhớ lại từng lời của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, của Đại Tá Tỉnh Trưởng tỉnh Chương thiện Hồ Ngọc Cẩn. Trọn đời tôi, làm sao tôi có thể quên giọng nói gấp rút của anh Cẩn, giọng trầm buồn của Tướng Nam.
7 giờ sáng ngày 1 tháng 5, năm 1975. Vừa tụng dứt đoạn kinh Sám Tỉnh Thế trong nghi thức cầu siêu cho Hưng, tôi nghe có tiếng nấc sau lưng. Quay lại, chính là Trung Tá Tùng, bác sĩ trưởng Quân Y Viện Phan Thanh Giản, Cần Thơ. Ông đến thăm Hưng lần cuối. Ông cho biết phải trở lại Quân Y Viện ngay vì Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đã tự sát, xác còn nằm tại Quân Y Viện.
Tướng Nam đã bắn vào thái dương, lúc 6 giờ sáng ngày 1 tháng 5, 1975. Cho đến chết, mắt Tướng Nam vẫn mở trừng trừng, uất hận, miệng người há hốc, đớn đau. Sau cuộc điện đàm với người, tôi đã linh cảm, biết trước chuyện gì sẽ xảy ra. Nhưng khi nghe bác sĩ Tùng báo tin, tôi xúc động vô cùng, tôi quỳ xuống, hướng về Quân Y Viện, nơi Tướng Nam còn nằm đó, cầu nguyện:
- Xin Thiếu Tướng tha thứ. Tôi không dám bỏ xác Hưng để đến vuốt mắt Thiếu Tướng và lo việc tẩm liệm cho Thiếu Tướng. Bây giờ linh hồn của Thiếu Tướng đã gặp Hưng, xin linh thiêng phò hộ cho mẹ con tôi thoát khỏi tay Cộng Sản. Xin thương xót cho quê hương, cho dân tộc chúng ta. Xin thương xót cho toàn thể anh em binh sĩ.
Trung Úy Nghĩa thay tôi đến viếng xác người. Trung Úy Thành, vị ân nhân can đảm đặc biệt, đến với tôi trong giờ phút nguy nan đó. Thành đã mời được Trung Tá Bia đến tẩm liệm cho Hưng. Những vị ân nhân trong cơn biến loạn ấy, trọn đời tôi xin ghi khắc ơn sâu. 8 giờ sáng ngày 1 tháng 5, 1975, các sĩ quan quân đoàn, mặc thường phục, đến viếng xác Hưng. Mầu nhiệm thay, khi gặp lại những cộng sự viên cũ, trong thoáng chốc, mắt Hưng hé mở, nhìn lên. Và từ trong đôi mắt người chết, có hai giòng lệ chảy. Mặt người chợt đỏ bừng lên.
Người khóc cho quê hương đất nước bắt đầu đắm chìm trong điêu linh. Người khóc cho đám tàn quân khốn khổ. Cho đến lúc chết, hai Tướng Nam và Hưng chỉ phân tách nguyên nhân thất bại, làm hỏng kế hoạch của hai người chớ không ai lên tiếng nặng lời trách móc vị Đại Tá kia.
Xin quý vị hiểu rõ giùm tôi. Tôi tôn trọng danh dự của hai ông, vợ con và gia đình hai ông. Trong hoàn cảnh căng thẳng của đất nước, khi lòng người mất niềm tin, hai ông cũng như nhiều người khác, thật sự đáng thương hơn đáng trách. Không hiểu hai ông có đi thoát, hay bị bắt ở lại.
Vận nước ngàn cân treo sợi tóc, một vài người dù đánh đổi cả vận mệnh cũng không nâng đỡ nổi tòa nhà Việt Nam đang sụp đổ tang thương. Nhưng, một ngày chúng ta còn mang trong người dòng máu của dân tộc Lạc Hồng, còn hít thở được khí trời, là một ngày chúng ta còn nợ nần quê hương. Đó là món nợ thiêng liêng và cao quý mà ngôn từ loài người chưa thể diễn tả được sát nghĩa, và thật đúng ý. Sao chúng ta không noi gương oanh liệt của tổ tiên, của cha ông, nối tiếp ý chí bất khuất của tiền nhân, để trang trải món nợ ân tình đó? Sao chúng ta cứ lo chê bai, công kích, hãm hại, đạp chà nhau, để rồi vô tình làm lợi cho bọn cướp nước Cộng Sản?
Đọc những gì tôi kể ở đoạn trên, những vị từng hỏi hay mỉa mai tôi, đã hiểu tất cả sự thật vì sao Tướng Nam và Tướng Hưng đã phải tự sát để bảo tồn tiết tháo. Không ai đem việc thành bại luận anh hùng. Cũng chớ bao giờ lấy tâm địa tiểu nhân để đo lòng người quân tử. Chúng ta, những người còn sống, những người Việt Nam ở trong nước hay lưu vong khắp bốn phương trời, chúng ta phải tự nêu lên câu hỏi: Chúng ta đã làm được gì cho đừng hổ thẹn với những người đã nằm xuống?.
Họ đã nằm xuống không phải là vì họ hèn nhát! Họ đã nằm xuống là vì muốn bảo toàn Sáu Chữ mà họ từng mang trên đầu: Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm.
Nếu chưa làm được gì cho quê hương, xin hãy thận trọng lời phê phán vô ý thức. Đừng vô tình, thành tàn nhẫn sỉ nhục những người dám chết cho Tổ Quốc.
Phạm Thị Kim Hoàng 

No comments:

Post a Comment