Hiện đã có nhiều người từ miền Bắc, miền Đông-Tây Nam đã chuẩn bị lên đường để trực tiếp tham dự phiên tòa công khai xét xử nữ sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên.
K. Thuyên (VRNs) - Thanh Hóa - Hôm qua, bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của Nguyễn Phương Uyên, sinh viên yêu nước đã viết: “Hôm nay đã 10.08.2013 rồi, chỉ còn mấy ngày nữa thôi, con gái bé bổng của mình lại phải đứng trước vành móng ngựa. Với mình đó là nơi đen tối nhất cuộc đời mà con RÙA nhỏ (cách gọi Uyên thân thương của gia đình) phải trải qua. Giờ mình có cảm giác thật khó tả, lo lắng, cẳng thẳng, buồn vui, cả thất vọng lẫn hi vọng mong manh. Mọi thứ như trộn lẫn vào nhau và trở nên một gam màu thật kinh khủng. Cầm tấm hình con gái mặc áo dài nữ sinh trung học mà mình ước muốn và mườn tượng ra, con gái đang thướt tha trong tà áo dài truyền thống dân tộc quê hương Việt Nam. Bất chợt mình nghĩ, làm thế nào để con gái mình có cơ hội thướt tha trong trang phục truyền thống dân tôc ở phiên tòa phúc thẩm này. Mình vẫn biết đó là việc hi hữu, nhưng mình phải nổ lực đến cùng. Dù có thất bại thì mình cũng sẽ không hối tiếc”.
Tòa án tối cao đã thong báo phiên tòa phúc thẩm xét xử Nguyễn Phương Uyên sẽ diễn ra ngày 16.08.2013, tức thứ sáu tuần này.
Tại sao phiên tòa lại diễn ra ngày cuối tuần, mà không phải đầu tuần?
Thông thường các Tòa đại sứ các nước, các tổ chức nhân quyền quốc tế và quốc gia không làm việc hai ngày cuối tuần là thứ bảy và chủ nhật. Nến nếu phiên tòa xử sinh viên Yêu nước Nguyễn Phương Uyên được tuyên vào cuối giờ thứ sáu, có nghĩa là ngày hôm sau (thứ bảy, các Tòa đại sứ và các tổ chức nhân quyền sẽ không lên tiếng lên án bản án bất công. Còn nếu muốn lên tiếng thì phải sang thứ ba (vì thứ hai mới đi làm), và như vậy, tin tức này đã quá muộn. Đó là chưa kể, trên thế giới và Việt Nam đã diễn ra tiếp theo những sự kiện vi phạm nhân quyền khác phải lên tiếng tức thời, thay cho việc lên tiếng một sự kiện đã cũ.
Với các tình tiết chọn ngày xét xử phúc thẩm là ngày cuối tuần báo trước cho mọi người biết kết quả của phiên tòa vẫn là một bản án bỏ túi đã có trước, không khác bản án đã tuyên ở phiên sơ thẩm ngày 16.5.2013.
Điều này cho Tổng thống Hoa Kỳ và các chính khách trên thế giới biết rõ những lời hứa về cải thiện nhân quyền ở Việt am chỉ là những câu nói của những người không đáng tin, hoặc của những người chỉ có thể đổ thừa “lực bất tong tâm”, chứ không phải người lãnh đạo của nhân dân Việt Nam.
Các quốc gia phải ch5n lựa quyền lợi của nhân dân Việt Nam để làm đối tác chứ không thể dựa trên hứa hẹn của nhà cầm quyền.
TAND tỉnh Long An đưa ra xét xử sơ thẩm đối với hai bị cáo Đinh Nguyên Kha (25 tuổi, ngụ phường 6, TP.Tân An, Long An) và Nguyễn Phương Uyên (21 tuổi, sinh viên năm 3, Trường đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, ngụ xã Hàm Trí, H.Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) về tội “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, điều 88 Bộ luật hình sự.
Tòa đã tuyên phạt Đinh Nguyên Kha 10 năm tù (trong đó có 2 năm về tội cố ý gây thương tích trong một vụ án khác diễn ra trước đó mà Kha chưa chấp hành hình phạt), Nguyễn Phương Uyên: 6 năm tù. Cả hai bị cáo còn bị quản thúc 3 năm tại địa phương, không được tham gia vào các tổ chức xã hội sau khi chấp hành hết mãn hạn tù.
Trên ngực sv Nguyễn Phương Uyên đeo huy hiệu đoàn TNCS và tuyên bố
chống giặc Tàu xâm lược. Lý tưởng TNCS không còn trùng với lý tưởng đảng CSVN.
Ở phiên tòa sơ thẩm, hình ảnh của sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên đã trở nên sáng chói với tuyên bố về lòng yêu nước, bảo vệ biển đảo Việt Nam của mình trước bóng tôi là bằng chứng đã được cô viết ra bằng máu mình, xua đuổi giặc Tàu chiếm đóng Hoàng Sa, Trường Sa. Bằng chứng này xứng đáng cho cô snh viên yêu nước được nhận huân chương quốc gia về lòng yêu nước, như lãi đã bị kết án tù tội.
Nhiều người tham dự phiên tòa hôm ấy đã đặt câu hỏi: Liệu các vị thẩm phán ngồi xét xử nhân danh nước Việt Nam có phải là gián điệp của Tàu?
Hiện đã có nhiều người từ Miền Bắc, Miền Đông-Tây Nam đã chuẩn bị lên đường để trực tiếp tham dự phiên tòa công khai xét xử cô nữ sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên.
(11.08.2013)
No comments:
Post a Comment