Thursday, September 8, 2011

BÓNG MA CÁCH MẠNG

CÕNG NGƯỜI LÊN NÚI HAY KHÔNG ĐƯA NGƯỜI SANG SÔNG VÀ BÓNG MA CÁCH MẠNG



TRẦN QUỐC VIỆT
" Hơn 36,000 người vào lăng viếng Bác trong ngày quốc khánh". Dòng người đứng xếp hàng mê mải dưới bóng mát của lăng mà quên cõng cực lên non. 2 tháng 9, gửi đến các bạn trong thôn 2 bài viết về chuyện "Gánh cực mà chạy lên non, Cong lưng chạy xuống cực còn chạy theo", cũng như quay đầu nhìn lại bóng ma của những cuộc cách mạng đã qua.


Cõng Người Lên Núi Hay Không Đưa Người Sang Sông

Chuyện mẹ kể cho con gái khi biết con sắp sinh con đầu lòng:

Một con chim mẹ và ba chim con đến bờ một con sông, sông quá rộng các chim con không thể tự mình bay qua được bờ bên kia.

Đặt chim con đầu lên cánh, chim mẹ bắt đầu bay đưa con sang sông, và khi ra đến giữa sông chim mẹ hỏi con  "Con yêu, mai này mẹ già yếu không thể bay xa được, con có đưa mẹ qua sông?

Mau lẹ và ngoan ngoãn, chim con trả lời, "Thưa mẹ, tất nhiên rồi,".

Nghe thế chim mẹ liền thả con xuống nước bên dưới cho chết. 

Lặp lại câu hỏi cho chim con kế, chim mẹ nhận được vẫn câu trả lời ấy, thế là cũng thả con xuống mặt nước bên dưới. Đến lượt chim con út, chim mẹ hỏi vẫn câu hỏi ấy lần cuối cùng: "Con yêu, mai này mẹ già yếu không thể bay xa được, con có đưa mẹ qua sông?

Khác với hai anh, chim con út suy nghĩ rồi từ tốn trả lời, "Thưa mẹ, không, con không đưa mẹ qua sông, nhưng con sẽ đưa con của con qua sông.

Chim mẹ lúc này rất vui vì biết chắc chắn trước tương lai của mình, tiếp tục bay đưa con qua sông và trìu mến đặt con xuống bờ xa bên kia. (1)


Từ một truyện phim Nhật:

Cuộc sống quá đỗi khó khăn ở một làng miền núi Nhật. Đói kém quanh năm. Trong làng nếu cha mẹ đến 70 tuổi chưa chết, người con đầu phải cõng cha mẹ lên núi Narayama, bỏ họ lại ở đấy để chờ chết. 

Người mẹ già Orin cả đời vất vả, đã 69 tuổi biết rằng đã đến lúc mình phải lên núi Narayama. Bà đã sống thọ lắm rồi và không muốn mình thành gánh nặng cho con. Thu xếp việc nhà xong, bà đập nát hàm răng còn tốt của mình vào đá để thuyết phục người con đầu Tatsuhei là bà giờ chẳng còn ích lợi gì cho con cháu. Tatsuhei đành cõng mẹ lên núi. 

Trên đường đi Tatsuhei rất đau lòng nhưng Orin lặng lẽ chấp nhận số phận. Theo tục lệ, sau khi ôm mẹ vào lòng lần cuối cùng, Tatsuhei phải bỏ đi không được ngó lại. Người con làm đúng như vậy, nhưng sau khi đi được một đoạn đường trời bắt đầu đổ tuyết. Người làng tin rằng nếu tuyết rơi vào ngày người già lên núi, người già sẽ được giải thoát khỏi tất cả đau đớn. Tatsuhei chạy trở lại để la to cho mẹ biết tuyết đang rơi! Khi leo xuống núi, Tatsuhei thấy một người cùng làng đang cõng cha lên núi nhưng người cha không chịu đi và anh thấy người con ném cha xuống triền núi.(2)

Tôi hồi tưởng lại một giờ học văn với thầy Nguyễn Văn Xuân, trường Phan Châu Trinh ở Đà Nẵng, vào một ngày sau tháng Tư năm 1975. Câu ca dao xứ Quảng thầy dạy vẫn còn khắc sâu trong lòng bao năm nay:  "Gánh cực mà chạy lên non, Cong lưng chạy xuống cực còn chạy theo."

Báo trong nước đăng tin:

"Hơn 36,000 người vào lăng viếng Bác trong ngày quốc khánh." 

Việt Nam không có tuyết để các con an lòng đưa cha lên núi. Vì thế dòng người đứng xếp hàng mê mải dưới bóng mát của lăng mà quên cõng cực lên non.



Chú thích


(1) Amy A. Kass, tạp chí First Things, số tháng Giêng năm 1995.
(2) Từ phim Nhật The Ballad of Narayama (1983), đạo diễn Shohei Imamura
© 2010 Trần Quốc Việt
© 2010 talawas


*

NIKOLAI GROZNI- BÓNG MA NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG ĐÃ QUA

Trần Quốc Việt dịch

Paris

Kể từ khi cuộc nổi dậy ở Ai Cập bắt đầu vào ngày 25 tháng Giêng, tôi hầu như không rời xa màn hình ti vi một ly nào. Tôi có thể đang ở Pháp, nhưng hồn bay bổng ở tận quảng trường Tahrir. Tôi đang ném đá. Tôi đang thở bằng hơi cay. Tôi đang châm ngòi bom xăng. Tôi đang tránh đạn. Tôi đang đánh nhau với đám cảnh sát đầu mít đặc. Tôi đang nguyền rủa mọi biểu tượng của chế độ cho đến khi khàn cả giọng.

Tại sao? Vì trước đây tôi đã từng làm tất cả những chuyện này, suốt trong mùa hè năm 1989 và 1990, khi cơn dịch phẫn nộ bùng phát và lan tràn ra trên khắp Đông Âu và Liên Xô, và rồi lần nữa vào năm 1991 và 1997, khi Đảng Cộng Sản Bulgaria và kẻ kế thừa ghê tởm của nó cuối cùng mất hết sự bám víu quá chặt vào quyền lực.

Có rất nhiều điểm tương đồng giữa Ai Cập ngày nay và Bulgaria vào thời cuối chiến tranh lạnh: Hosni Mubarak, từ chức vào thứ Sáu, nắm quyền lực suốt trong 30 năm; Todor Zhivkov, lãnh tụ Đảng Cộng sản, trị vì suốt 35 năm. Nhân dân cả hai nước đều bị nghiền nát bởi một chế độ áp bức, một quốc hội bù nhìn, một nền tư pháp tôi tớ cho nhà độc tài và một đài truyền hình nhà nước câm điếc, bởi những công an, mật vụ, cán bộ trung kiên và kẻ chỉ điểm ăn lương.

Ở Bulgaria, cũng như ở Ai Cập, tự do thể hiện và tự do hội họp đều bị coi như hoạt động tội phạm do các phần tử ở nước ngoài xúi giục. Ở Bulgaria, cũng như ở Ai Cập, cách mạng được tiến hành chủ yếu bởi lớp trẻ. Nhiều người Ai Cập gọi Mubarak một cách miệt thị là "Pharaoh". Còn ở Bulgaria, nhân vật trung tâm của chế độ, cựu thủ tướng Georgi Dimitrov, thật ra chỉ là một xác khô, xác ướp của ông được trưng bày trong một cái lăng vĩ cuồng đối diện trụ sở Đảng Cộng sản. Nhiều người Bulgaria thường nói đùa rằng họ sống trong một triều đại Ai Cập nhưng ở trên một hành tinh tương tự khác.

Tôi nhớ nhiều tháng sau khi cuộc nổi dậy bắt đầu tôi không có mái nhà. Nền tảng của xã hội như đã tồn tại suốt trong 45 năm giờ tan rã. Ý nghĩ về trường lớp, hay về thực hành dương cầm, hay mơ về bữa ăn tối với gia đình, tất cả tưởng chừng như vô lý. Ngưòi ta thân nhau rất nhanh, ôm chặt nhau và thề tiếp tục biểu tình. Tuổi mười sáu, lòng tràn đầy phấn khích và háo hức đấu tranh, tôi ngủ qua đêm ở nhà những người lạ, hay cả trên hè phố. Rồi tình hình ngày càng trở nên thật tồi tệ. Những cuộc đình công rất lớn đã làm tê liệt cả nước. Các trạm xăng chẳng còn xăng. Bệnh viện hết những thứ cần thiết, kể cả thuốc tê. Các siêu thị chỉ bán thuốc tẩy. Điện mỗi ngày chỉ có một vài giờ.

Có lần, sau khi cùng với những người biểu tình trẻ đi lang thang khắp nơi trong thành phố trong mấy ngày liền không ăn hay ngủ, tôi đến thăm người yêu sống trên tầng 11 trong khu căn hộ tập thể kiểu Xô Viết, và tôi mắc kẹt trong thang máy đến mấy tiếng đồng hồ vì lại mất điện. Tôi nhớ ngay cả trong thời thời điểm tuyệt vọng ấy, khi gió lùa mạnh qua buồng thang máy tối đen, tôi vẫn nghĩ dù sao chờ bao lâu cũng đáng.

Trong nhiều năm, tôi cố gắng giải thích cho những người bạn Mỹ tôi lớn lên như thế nào sau Bức màn Sắt. Nhưng thường tôi nghe cùng câu trả lời: "Ồ, tưởng gì, tuổi tập tành làm người lớn của cậu hình như chẳng khác gì bọn mình; này nhé, cậu cũng say sưa chè chén, cũng hút thuốc, tụ tập lại chơi bời, cũng bị rắc rối. Ở đây chúng mình cũng tập tành như thế!" Tôi chợt hiểu ra rằng tôi đã không giải thích rõ ràng mọi sự.

Ước gì tôi có thể tái hiện lại không khí áp bức đầy sợ hãi ngày xưa ấy ... nhưng biết làm thế nào? Liệu tôi có nên kể rằng vào năm lớp một tôi bị bắt buộc ghi nhật ký để bày tỏ lòng biết ơn của mình về những kỳ tích mà xác ướp đã thực hiện vì tôi? Hay khi tôi học lớp chín tôi bị thầy giáo đánh vì tội chơi nhạc jazz trên dương cầm? (Jazz bị xem là nhạc đế quốc đồi trụy.) Thế còn người bà con của tôi, Iliya Popov, ở tù hàng chục năm trời trong những trại tập trung nơi hàng ngàn người chết và xác của họ bị ném cho lợn ăn? Thử hỏi như thế đáng đủ sợ chưa?

Điều khiến nhiều người không thật sự hiểu những chuyện đã xảy ra trong tất cả những năm đó ở Bulgaria và trong suốt ba thập niên qua ở Ai Cập, và xảy ra khắp nơi trong thế giới Ả Rập, là rằng nhân phẩm, chính ý tưỏng về nhân phẩm ấy, khó nắm bắt vô cùng. (Mới đây một người bạn chỉ cho tôi thấy, trên Facebook, điều đó ở khắp mọi nơi.) Nhân phẩm, như Bob Dylan có lần nói, chưa bao giờ được chụp ảnh. Đa số mọi người đều không biết họ có nhân phẩm cho đến ngày họ mất hoàn toàn nhân phẩm.

Tôi muốn khen ngợi các anh chị em người Ai Cập của mình can đảm phi thường và yêu cầu họ không bao giờ bỏ cuộc. Dù sao, tuy ông Mubarak có thể không còn nữa, nhưng thay đổi thật sự sẽ đến rất chậm, và với một giá rất đắt. Phải mất hai năm sau khi nhà độc tài nước tôi bị lật đổ trước khi chính phủ dân chủ đầu tiên ở Bulgaria lên cầm quyền, nhưng chính phủ non trẻ ấy tồn tại chưa đến một năm. Từ năm 1989 đến 2009, Bulgaria trải qua 10 chính phủ. Ngay cả hiện nay, cấu trúc quyền lực vô hình do những người Cộng sản lập ra vẫn đa phần còn nguyên vẹn, với tầng lớp cầm quyền hiện nay vẫn còn rất nhiều nhân viên an ninh quốc gia chế độ cũ và những kẻ chỉ điểm.

Tuy nhiên, ngày nay trẻ em ở Bulgaria lớn lên tự do lắng nghe nhạc nào họ muốn nghe, nói những điều họ muốn nói, họp mặt ở bất kỳ nơi nào và bất kỳ lúc nào họ muốn, tự do chọn tương lai của mình. Những thiếu nữ sẽ không còn bao giờ bị các bác sĩ do nhà nước chỉ định khám xem họ có còn trinh. Các nam sinh trung học sẽ không còn bao giờ bị bắt buộc trần truồng phơi bày thân thể của mình ra trước mặt uỷ ban quân sự gồm những kẻ tình dục bệnh hoạn có nhiệm vụ phát hiện những dấu hiệu đồng tính luyến ái ở các tân binh tương lai. Còn xác ướp đã được an táng.

Cho dù chuyện gì diễn ra kế tiếp ở Ai Cập chăng nữa, Ai cập sẽ vẫn rất xứng đáng. Sau khi sống quá lâu trong cảnh áp bức, người Ai Cập đã đạt được điều quan trọng nhất: họ đã giành lại được nhân phẩm của mình.



Nikolai Grozni là tác giả của tiểu thuyết "Thần đồng" sắp ra mắt.

Nguồn: New York Times 13/2/2011


HUMAN RIGHTS WATCH KÊU GỌI CỘNG SẢN VIỆT NAM TRẢ TỰ DO CHO BLOGGER ĐIẾU CÀY VÀ LINH MỤC NGUYỄN VĂN LÝ

Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok
2011-09-01
Tổ Chức Giám Sát Nhân Quyền Human Rights Watch hôm thứ Tư 31 tháng 8 ra thông cáo báo chí kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay cho hai tù nhân chính trị sức khỏe yếu kém trong tù blogger Điếu Cày và linh mục Nguyễn Văn Lý.
RFA file
Blogger Điều Cày và linh mục Nguyễn Văn Lý
Ngòai ra phải bảo đảm việc chữa trị đúng mức cho họ. Ông Phillip Robertson, phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của Human Rights Watch đang có mặt tại Thái Lan, xác định rằng Giám Sát Nhân Quyền luôn mong Việt Nam trả tự do cho cả các tù nhân lương tâm trong dịp quốc khánh nhưng rất tiếc trong đợt ân xá nhiều ngàn người vừa qua chỉ năm  tù nhân lương tâm được thả:
Sức khỏe đáng lo ngại
Có hai tù nhân chính trị mà Human Rights Watch chú ý lúc này và kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do vì lý do sức khỏe là nhà hoạt động dân chủ  Điều Cày và linh mục bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Lý.
Vẫn theo lời ông Phillip Robertson, Việt Nam nên thực hiện hành động nhân đạo và bày tỏ thái độ tôn trọng nhân quyền qua việc trả tự do thêm cho những người được gọi là tù chính trị hiện đang bị đau yếu nghiêm trọng trong nhà giam.

Thậm chí thông tin ông ở đâu, bị giam giữ chỗ nào, gia đình chúng tôi cũng không biết luôn. Không có bất cứ cách nào hết, đưa luật sư đến họ cũng trả lời họ không cấp phép cho luật sư thì luật sư không có quyền hỏi
bà Dương Thị Tân
Từ Hà Nội, bà Dương Thị Tân, vợ blogger Điều Cày, mà tin nói là đã bị mất tay với lý do không được giải thích, nói với đài Á Châu Tự Do là gia đình hoàn toàn không nghe biết gì về ông Điều Cày:
Mới sáng nay tôi cũng ra tận Cơ Quan An Ninh Điều Tra nhưng họ bảo trong thời gian điều tra họ không cho phép thế này không cho phép thế kia, chỉ trả lời bằng miệng thế thôi chứ không đưa ra bất cứ văn bản nào. Thậm chí thông tin ông ở đâu, bị giam giữ chỗ nào, gia đình chúng tôi cũng không biết luôn. Không có bất cứ cách nào hết, đưa luật sư đến họ cũng trả lời họ không cấp phép cho luật sư thì luật sư không có quyền hỏi. Tôi mới ở chỗ đó về hơn một tiếng đồng hồ.
Về linh mục  Nguyễn Văn Lý, bị công an đưa trở lại trại giam ngày 25 tháng Bảy sau một năm được cho ra ngoài để chữa trị chứng tai biến, thì sức khỏe của ông chừng sa sút hơn nữa vì ông quyết định tuyệt thực một tuần để phản đối việc bị đưa trở lại nhà tù trong lúc bệnh chưa dứt.

No comments:

Post a Comment