Thursday, September 8, 2011

VIỆT CỘNG BÁN NƯỚC

TRUNG CỘNG LẠI ĐƯA TÀU NGƯ CHÍNH ĐẾN VÙNG QUẦN ĐẢO HOÀNG SA



http://lh4.ggpht.com/-4GnoShWaHDM/Thu9Wx0lRuI/AAAAAAAADnA/nnDsI6Rkuks/clip_image001%25255B3%25255D.jpg
Đức Tâm (RFI) - Theo hãng tin Reuters ngày 02/09/2011, Trung Quốc lại điều tàu ngư chính tới vùng quần đảo Hoàng Sa, nơi có tranh chấp về chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Động thái này có thể làm cho quan hệ song phương căng thẳng thêm, trong bối cảnh một quan chức cao cấp của Trung Quốc chuẩn bị công du Việt Nam.


Website của cơ quan ngư chính tỉnh Quảng Đông đăng thông báo của bộ Nông nghiệp Trung Quốc, theo đó, một tàu ngư chính, mang số hiệu 306, có trọng tải 400 tấn đã rời cảng ở phía nam thành phố Quảng Châu để tới vùng quần đảo Hoàng Sa.

Đại diện của cơ quan ngư chính tỉnh Quảng Đông nói việc điều động tàu ngư chính tới Hoàng Sa là nhằm « tăng cường các nỗ lực thực thi pháp luật tại các vùng đánh bắt cá ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, bảo vệ các hoạt động đánh bắt cá, bảo đảm an toàn cho ngư dân, bảo vệ chủ quyền trên biển của Trung Quốc và các lợi ích thủy hải sản ».

http://hung-viet.org/blog1/wp-content/uploads/2011/08/bieutinhchongtrungquoc140820111.jpg
Trung Quốc điều tàu ngư chính xuống Hoàng Sa vào đầu tháng 9/2011, công khai vi phạm chủ quyền Việt Nam, ít lâu sau khi cuộc biểu tình tại Hà Nội phản đối Bắc Kinh ngày 21/08/2011 trên đây đã bị chính quyền trấn áp.
REUTERS/Tu Quang



Việc đưa tàu ngư chính tới vùng quần đảo Hoàng Sa đã diễn ra vào lúc ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ, phụ trách đối ngoại, chuẩn bị công du Việt Nam vào thứ Hai tới, 05/09.

Trung Quốc đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, vào tháng Giêng năm 1974, lúc đó do chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý.

Bắc Kinh còn đưa ra yêu sách về chủ quyền trên một vùng rộng lớn, chiếm tới hơn 80% diện tích Biển Đông, trong đó có vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đó là những nơi được coi là có nguồn dự trữ quan trọng về dầu khí và nguồn thủy hải sản phong phú.
http://www.lyhuong.info/web/data/2011/bieutinh/13//1087_15.JPG
Nhận định về việc điều tàu ngư chính tới Hoàng Sa, ngày hôm nay, Tân Hoa Xã nói rằng : « Điều này cho thấy là Trung Quốc đã thực sự thiết lập khả năng thực thi pháp luật tại các khu vực đánh bắt cá ở trong và xung quanh vùng biển quần đảo Hoàng Sa ».

VIỆT NAM PHÁ SẢN NHỮNG MƯU TÍNH HÈN

 Phan Nguyễn Việt Đăng (Saigon)

Trên các trang báo Việt Nam ra ngày 1.8, người ta nhìn thấy có 2 thông tin phát đi song song với nhau. Một là chỉ trích việc Phi Luật Tân sẽ hợp tác khai thác lợi ích trên biển Đông và vùng Trường Sa, và Hai là việc Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bình Quốc sẽ sang thăm Việt Nam.
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam. AFP
Mọi thứ dường như vẫn bình thường, nhưng nếu nhìn lại các sự kiện đã diễn tiến, có thể hiểu được rằng Nhà nước ngụy quyền CSVN đang hết sức rối ren trước những thế cờ bị phá vỡ, thậm chí hoàn toàn hiểm nguy trong bàn cờ chính trị sắp tới.

Xin xỏ một cửa hèn

Ông Đới Bình Quốc đến Việt Nam làm gì, với thời gian gần một tuần lễ từ 5.9 đến 9.9.2011? Cần phải hiểu rằng giá trị quyền lực của nhân vật luôn có nụ cười tươi nhưng nham hiểm này ở mức nào, mà khiến chính Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phải cung kính gửi thư mời, chứ không phải là một nhân vật đối nhiệm tương xứng.
Sự có mặt của ông Đới Bình Quốc lúc này, có thể thấy rõ nhằm vào 2 điều: Một là trấn an Việt Nam chuyện Bắc Kinh và Manila hợp tác sẽ là chuyện tạm thời và không xâm hại đến Hà Nội. Và kế đến là lắng nghe các nhân vật chóp bu của Đảng CSVN kể lể, khẳng định lòng trung thành với mẫu quốc.
Nội dung tuyên bố của ông Nguyễn Chí Vịnh trước đó, ngày 28.8, cũng bộc lộ nhiều hình ảnh về chuyện này.
Bộc lộ sự hoảng hốt trước trò chơi khăm của Phi Luật Tân khi đi một bước “song phương" với Trung Quốc (*). Ông Vịnh hô hào chủ quyền Việt Nam như muốn dọa Phi Luật Tân về việc sẽ đương nhiên khai thác dầu ở Trường Sa, mà lại được chính người bạn thân Bắc Kinh đem chiến hạm đến để bảo vệ đối tác.
Bộc lộ sự hè hạ khi ve vuốt Bắc Kinh với báo cáo rằng đã thanh toán hết bọn “phản Hoa" mỗi tuần tụ tập ở Hà Nội, và thề rằng “Việt Nam cũng không bao giờ dựa vào bất kỳ một nước nào để chống Trung Quốc! (**). Trò đu đây rẻ tiền của Hà Nội, lúc thì mời tàu chiến Mỹ, lúc nhảy sang Ấn Độ, lúc mua vũ khí Nga để đỏng đảnh đòi thêm đặc ân từ Bắc Kinh, đã hoàn toàn sụp đổ. Tệ hơn, ở vị trí được coi là quyền lực bậc nhất Việt Nam, ông Vịnh lại làm nhục cả một đất nước khi xum xoe nói

Chính quyền đã làm được gì để bảo vệ những ngư dân...Hình ảnh của báo chí Trung Quốc
về sự hợp tác lâu dài rằng “có còn ai hơn Trung Quốc?”. (***)
Đặc biệt, ông Vịnh bộc lộ sự phá sản tư thế của mình trước Trung Quốc, qua đối thoại với tướng Mã Hiểu Thiên, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, và tướng Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc. Khi ông Liệt nói đanh thép rằng Trung Quốc không muốn quốc tế hóa chuyện Biển Đông - và cũng đồng nghĩa Hà Nội cũng nên chấm dứt trò chơi đòi đa phương - thì ông Vịnh lập tức nói theo “Việt nam không ý định quốc tế hóa các vấn đề giữa Việt Nam và Trung Quốc”. Đã vậy, ông Thứ trưởng Quốc phòng việt Nam còn không quên tặng thêm một món quà là cam kết trấn áp người yêu nước biểu tình “không để sự việc tái diễn".

Hèn nhưng tham

Vẫn có ý kiến cho rằng ông Vịnh còn môt chỗ để chạy chữa là có tuyên bố không nhượng bộ vô nguyên tắc về chủ quyền. Nhưng trên thực tế, Việt Nam chưa bao giờ có nguyên tắc mà chỉ có những sự luồn lách mưu toan thấp hèn. Muốn dâng Ải Nam quan, đất rừng đầu nguồn, khai thác bauxite hay im lặng thỏa hiệp về chuyện lấn biển, lấy đảo, giết ngư dân… của Trung Quốc, Hà Nội chưa bao giờ hành xử và dựa vào một nguyên tắc đúng đắn.
Hơn nữa, tuyên bố của Vịnh lúc này là vô nghĩa, vì sự không nhượng bộ chủ quyền là hiển nhiên, nếu không, chế độ cầm quyền đó chỉ là loại bán nước hèn hạ. Hành động và tuyên bố của Hà Nội lúc này, chỉ là cách mị dân, tham lam việc giữ vững quyền lợi và bộ mặt, bất chấp tương lai và vận mệnh của dân tộc ra sao.

Tận cùng, 15 gương mặt của Bộ chính trị ngụy quyền CSVN đang nghĩ gì? Chắc chắn họ hiểu được Trung Quốc là đáng lo ngại, nhưng rời bỏ Trung Quốc thì cũng đồng nghĩa đến với dân chủ, minh bạch và mất quyền lợi. Điều đó với Bộ chính trị ngụy quyền CSVN có lẽ là đáng lo hơn hết.
Đại úy công an tên Minh đứng trên xe đạp liên tục vào mặt một thanh niên đi biểu tình

Đại úy công an tên Minh đứng trên xe đạp liên tục vào mặt một thanh niên đi biểu tình chống Trung Quốc hôm 17-07-2011 tại Hà Nội. RFA screen shot
Thế nhưng đồng Mỹ kim vẫn có sức hấp dẫn. Đó là lý do mà tướng công an mật thám Nguyễn Văn Hưởng khi còn tại chức đã trách móc Mỹ (tháng 9.2008) không sốt sắng về phe với Việt Nam. Chi tiết được tiết lộ từ những tài liệu do Wikileaks công bố vào tháng 8.2001, cho thấy rằng sau lưng Trung Quốc, Hà Nội vẫn thèm khát được vuốt ve đồng Mỹ kim. (****)
Phát biểu của Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh mới đây, cho rằng “Việt Nam chưa thực sự an tâm về cam kết của Mỹ tại Á châu trong tương lai, và giới chức Việt Nam đã đôi lần than phiền chốn riêng tư rằng khu vực Đông Nam Á không thực sự nằm trong các ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ”, cũng là cách cho thấy sự sốt ruột của Hà Nội trước ván cờ tàn và chờ một sự đổi thay diệu kỳ từ mối quan hệ với Mỹ. (*****)
Bắc Kinh không khờ khạo, và những ông trùm độc tài khoác vỏ Cộng sản này cũng biết cách để kết thúc ván cờ đầy với những mưu tính hèn của Nhà nước ngụy quyền CSVN bằng một đường dây điện thoại nóng giữa 2 Bộ Quốc Phòng Việt Nam và Trung Quốc. Sự răn đe và áp đặt với Hà Nội đã đanh thép hơn và trực tiếp hơn, rõ ràng nhằm kiểm soát chặt thêm một tình hữu nghị chưa bao giờ cân xứng.

No comments:

Post a Comment