Phong trào Con đường Việt Nam
- Tháng 12/2003, bộ Bưu chính Viễn thông và bộ Thương mại ngăn chặn
chương trình khuyến mại hợp pháp của công ty cổ phần Internet Một kết
nối (OCI) cho khách hàng gọi miễn phí điện thoại internet đến 20 quốc
gia. Công ty OCI đã cương quyết bảo về việc làm đúng đắn của mình và
quyền lợi của khách hàng. Kết quả vụ tranh chấp này là 2 cơ quan trên
không đủ cơ sở pháp lý để buộc công ty OCI dừng chương trình này.
Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên một doanh nghiệp Việt Nam chủ động làm
mà không cần phải xin phép những việc mà luật không hạn chế. Đây chính
là tinh thần của pháp quyền. Chính sự kiện này cũng đã kết nối bộ ba Trần Huỳnh Duy Thức (Tổng giám đốc công ty EIS, công ty mẹ của công ty OCI), Lê Thăng Long (chủ tịch HĐQT công ty OCI) và Lê Công Định (luật sư đã tư vấn bảo vệ pháp lý cho OCI trong vụ tranh chấp trên).
Từ đây ba người cùng quyết tâm tranh đấu cho tinh thần pháp quyền tại Việt Nam.
- Khoảng tháng 3/2004, ba người thống nhất thành lập một nhóm nghiên cứu
mà sau này gọi là nhóm nghiên cứu Chấn để tìm ra những con đường chấn
chỉnh, canh tân đất nước. Quyết định này ra đời sau kết luận từ những
khảo sát thực tế cho thấy không có cách gì áp dụng được tinh thần pháp
quyền trong môi trường chính trị, kinh tế, xã hội tại Việt Nam vào lúc
đó, dù rằng nó đã được hiến định từ năm 2001. Không có cách gì để vượt
qua những rào cản hành chính và tư pháp hiệu quả hơn phong bì, thậm chí
còn phải đi bằng đầu gối. Do vậy cần phải có biện pháp cải cách toàn
diện.
- Tháng 1/2006: sau gần 2 năm nghiên cứu nghiêm túc, nhóm nghiên cứu
Chấn đưa ra một bản đánh giá toàn diện các vấn đề kinh tế, chính trị, xã
hội của đất nước. Vấn đề nổi bật từ bản đánh giá này là dự báo sẽ có
một cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ nổ ra không quá 2 năm nữa (tức sẽ rơi
vào đầu 2008) nếu không có sự chấn chỉnh ngay lập tức vào đầu năm 2006.
Nếu không có những biện pháp đúng đắn thì cuộc khủng hoảng sẽ kéo dài
trên 5 năm nữa và dẫn theo những khủng hoảng xã hội, chính trị trầm
trọng, làm cuộc sống của nhân dân khó khăn và đất nước bị lệ thuộc.
Tóm tắt của bản đánh giá này được viết thành bài "Khủng hoảng kinh tế - Nguy cơ và cơ hội"
và đã được gửi đến một số người có thẩm quyền trong đầu năm 2006, nhưng
không nhận được sự quan tâm cần thiết. Trong khi đó tình hình kinh tế
đã diễn biến đúng như những gì đã dự đoán - cuộc khủng hoảng kinh tế đã
nổ ra vào đúng đầu năm 2008 và đã bước qua năm thứ 5 nhưng vẫn chưa phải
là điểm kết thúc.
- Giữa năm 2006: Nhóm nghiên cứu Chấn quyết định tập trung cảnh báo
những nguy cơ của đất nước. Anh Trần Huỳnh Duy Thức và anh Lê Công Định
tập trung viết bài đăng trên các báo trong và ngoài nước. Anh Lê Thăng
Long tăng cường quan hệ với giới trí thức và nhà báo để cảnh báo những
nguy cơ của đất nước.
Song song với việc cảnh báo, nhóm nghiên cứu Chấn tập trung nghiên cứu
để tìm ra cách thức, con đường phát triển đất nước một cách tốt nhất.
Cũng trong thời gian này, nhóm nghiên cứu Chấn công bố bài thơ Tuyên
ngôn Lạc Hồng do anh Trần Huỳnh Duy Thức sáng tác để thể hiện khát vọng
mà công việc của nhóm hướng đến:
Nam quốc Mộc tinh chấn Lạc Hồng
Vận thiên khí hội kiến hòa nhân
Chấn đạo quốc hưng bình thiên hạ
Ngoại quốc lân bang kính phục giao
- Tháng 1/2007 anh Lê Thăng Long và anh Lê Công Định quyết định ứng cử
đại biểu quốc hội khóa XII với hy vọng nếu trúng cử sẽ có thể cảnh báo
và thức tỉnh tốt hơn những nguy cơ của đất nước. Nhưng cả 2 đều không
thành công.
- Tháng 4/2007, anh Trần Huỳnh Duy Thức cho ra đời blog Trần Đông Chấn
để đăng tải rộng rãi những bài viết phân tích về kinh tế, chính trị, xã
hội nhằm cảnh báo những nguy cơ của đất nước và đã nhận được sự đánh giá
rất cao của công chúng.
- Đầu năm 2008, nhóm nghiên cứu Chấn quyết định viết quyển sách Con đường Việt Nam
do anh Trần Huỳnh Duy Thức đứng đầu và chịu trách nhiệm phần sách lược
kinh tế, anh Lê Công Định chịu trách nhiệm phần cải cách pháp luật, anh
Lê Thăng Long chịu trách nhiệm phần Biển Đông. Dự định mời giáo sư Hoàng
Tụy phụ trách phần giáo dục. Vấn đề Tây Nguyên đang tìm người. Quyển
sách này là sự đúc kết kết quả nghiên cứu để tìm ra những cách thức, con
đường phát triển đất nước một cách tốt nhất như đã nói trên.
- Tháng 11/2008, anh Trần Huỳnh Duy Thức, anh Lê Công Định, anh Lê Thăng
Long thống nhất rằng cần phải hình thành một phong trào sau khi đã hoàn
tất và công bố quyển sách Con đường Việt Nam để thúc đẩy quan điểm phát
triển và các sách lược của nó để nhân dân ủng hộ rộng rãi, hỗ trợ cho
chính quyền vượt qua được khủng hoảng để giảm thiểu sự khốn khó của
người dân và sự lệ thuộc của đất nước. Nhóm nghiên cứu Chấn nhận định
rằng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2009 mà Chính phủ và Quốc hội
vừa thông qua sẽ làm cho nền kinh tế không thể còn có thể cứu vãn được
nữa từ năm 2010 trở đi, vì thế cả ba hạ quyết tâm sẽ hoàn thành quyển
sách không chậm hơn cuối quý 2/2009. Do vậy cần thêm người cộng tác.
- Tháng 1/2009, theo như đã thống nhất, anh Lê Thăng Long thành lập
phong trào Chấn hưng nước Việt để làm tiền đề chuẩn bị cho phong trào
nói trên.
- Tháng 3/2009, anh Trần Huỳnh Duy Thức và anh Lê Công Định cùng đi
Phuket-Thailand trao đổi với ông Nguyễn Sỹ Bình (lãnh đạo của đảng Dân
chủ Việt Nam) để trao đổi về việc viết quyển sách Con đường Việt Nam.
- Tháng 4/2009, xảy ra vụ tranh chấp giữa Sở Thông tin Truyền thông
Tp.HCM và công ty OCI về việc công ty OCI kinh doanh điện thoại internet
phone-to-phone tại Mỹ, Úc và Canada. Sự việc thuần túy hành chính và
dân sự này bị đe dọa hình sự hóa. Linh cảm sẽ bị bắt nên anh Trần Huỳnh
Duy Thức, anh Lê Công Định, anh Lê Thăng Long thống nhất cách ứng xử để
cho thấy hệ thống tư pháp với chuẩn mực "đúng người, đúng tội" thực ra
là "kiểu gì cũng có tội" dù nhận tội hay không. Anh Thức và anh Long đề
nghị anh Định nếu bị bắt hãy "nhận tội" để cho thấy các tội đó có được
là do hệ thống luật pháp tạo ra cho con người khi họ sử dụng các quyền
con người căn bản của họ vì khát vọng chính đáng và tự nhiên của họ.
Đồng thời "nhận tội" để anh Định có thể về sớm tiếp tục những gì nhóm
nghiên cứu Chấn còn dang dở.
- Từ 24/5 đến 13/6/2009 anh Thức, anh Long, anh Định lần lượt bị bắt.
Sau đó là đến anh Nguyễn Tiến Trung và trung tá Trần Anh Kim. Thông tin
ban đầu đưa ra khi bắt anh Thức là "trộm cước viễn thông" nhưng vụ án
cuối cùng được đưa ra xét xử với tội danh "lật đổ chính quyền nhân dân"
theo điều 79 BLHS.
- 20/1/2010 xét xử sơ thẩm vụ án này. Anh Thức và anh Long bác bỏ toàn
bộ cáo trạng nên nhận 16 năm và 5 năm tù cộng với 5 năm và 3 năm quản
chế. Anh Định nhận 5 năm tù và 3 năm quản chế.
- 11/5/2010 xét xử phúc thẩm. Trong lúc giải lao, anh Thức và anh Định
đề nghị anh Long "xin khoan hồng" vào giờ chót để được giảm bớt thời
gian tù để sớm về tiếp tục những gì bộ ba đã định. Kết quả anh Thức giữ
nguyên mức án vì cương quyết khẳng định những gì mình làm là không có
tội. Anh Long được giảm 18 tháng tù. Anh Định cũng bị giữ nguyên vì
"không có tình tiết gì mới".
- 7/7/2010: bộ ba cùng được chuyển đến trại giam Xuân Lộc (Z30A) Đồng
Nai để thi hành án tù, cùng ở chung 1 phòng. Cả 3 người cùng tái khẳng
định sẽ quyết tâm đi đến cùng "Con đường Việt Nam". Anh Định được đề
nghị nên chọn phương án sớm ra nước ngoài để hoạt động. Anh Long sẽ tiếp
tục "xin khoan hồng" để được tiếp tục giảm án để về sớm nhất và ở trong
nước để hoạt động. Anh Thức tiếp tục kiên định để khẳng định sự đúng
đắn và chính nghĩa của việc làm của mọi người.
Anh Long về sẽ phát động một phong trào đã dự định trước khi bị bắt, đặt
tên là phong trào Con đường Việt Nam, dựa trên nguyên tắc Quyền Con
người trong nhà nước pháp quyền mà quyển sách Con đường Việt Nam đã
nghiên cứu và trình bày. Phong trào sẽ kêu gọi xây dựng và ủng hộ Hiến
chương Chấn hưng Việt Nam vì hòa bình thế giới.
- 10/8/2010: anh Định bị chuyển đi trại giam Chí Hòa.
- 31/8/2011: anh Thức ký tên vào một bức thư kèm một tài liệu dày 43
trang viết tay, đề nghị ban giám thị trại giam Xuân Lộc chuyển đến cho
các ông Chủ tịch nước, Tổng bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Chủ
tịch TƯ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Bức thư này đề nghị chính quyền cần
ủng hộ cho sự ra đời phong trào Con đường Việt Nam nhằm giúp đất nước
mau chóng thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội, chính trị.
- 04/06/2012 anh Long ra tù.
- Ngày 12/06/2012 anh Long thay mặt ba người khởi xướng chính thức phát
động phong trào Con đường Việt Nam đến công chúng. Xem Mục tiêu, Quan
điểm, Phương thức hành động, Tôn chỉ, Cương lĩnh, Nguyên tắc tổ chức và
Cơ sở pháp lý của phong trào Con đường Việt Nam tại đây
http://movementcdvn.wordpress.com/2012/06/10/qua-trinh-hinh-thanh-phong-trao-con-duong-viet-nam-3-2/
Phong trào Con đường Việt Nam là một hoạt động chính trị nhằm thực hiện những giải pháp khoa học được nghiên cứu đề ra trong quyển sách Con đường Việt Nam về cách thức quản lý và phát triển đất nước Việt Nam một cách khoa học và dựa vào nhân dân, tôn trọng nhân dân.
Quyển sách Con đường Việt Nam do Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định và Lê Thăng Long viết, là một sự ứng dụng công trình nghiên cứu khoa học "Hành trình vào Bản chất của Dân chủ và Thịnh vượng" cho hoàn cảnh của Việt Nam. Công trình nghiên cứu này của Trần Huỳnh Duy Thức, được viết thành sách bằng nguyên bản tiếng Anh: "Hewing Quest for Democracy and Prosperty".
Nếu những gì mà quyển sách Con đường Việt nam đưa ra là những kiến nghị của các nhà nghiên cứu cho Nhà nước thì những điều mà phong trào Con đường Việt Nam đề ra là những yêu cầu của nhân dân đối với Nhà nước pháp quyền “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.
Cả hai quyển sách nói trên chưa kịp xuất bản thì các tác giả đã bị bắt và nhận án tù vì "lật đổ chính quyền nhân dân”.
*
Phong trào Con đường Việt Nam là một hoạt động chính trị nhằm thực hiện những giải pháp khoa học được nghiên cứu đề ra trong quyển sách Con đường Việt Nam về cách thức quản lý và phát triển đất nước Việt Nam một cách khoa học và dựa vào nhân dân, tôn trọng nhân dân.
Quyển sách Con đường Việt Nam do Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định và Lê Thăng Long viết, là một sự ứng dụng công trình nghiên cứu khoa học "Hành trình vào Bản chất của Dân chủ và Thịnh vượng" cho hoàn cảnh của Việt Nam. Công trình nghiên cứu này của Trần Huỳnh Duy Thức, được viết thành sách bằng nguyên bản tiếng Anh: "Hewing Quest for Democracy and Prosperty".
Nếu những gì mà quyển sách Con đường Việt nam đưa ra là những kiến nghị của các nhà nghiên cứu cho Nhà nước thì những điều mà phong trào Con đường Việt Nam đề ra là những yêu cầu của nhân dân đối với Nhà nước pháp quyền “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.
Cả hai quyển sách nói trên chưa kịp xuất bản thì các tác giả đã bị bắt và nhận án tù vì "lật đổ chính quyền nhân dân”.
*
Lời phát động Phong trào Con Đường Việt Nam
Việt Nam, ngày 10 tháng 06 năm 2012,
LỜI PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO CON ĐƯỜNG VIỆT NAM
Thưa quốc dân đồng bào,
Cách đây hơn 100 năm phong trào Đông
Du, phong trào Duy Tân đã ra đời và được nhân dân ta hưởng ứng nhiệt
thành. Nếu như chính quyền cai trị của Pháp lúc đó không đàn áp thành
công các phong trào yêu nước này thì giờ đây tinh thần “Khai dân trí,
Chấn dân khí, Hậu dân sinh” đã đưa nước ta trở thành một quốc gia phát
triển không thua kém gì Nhật Bản và các nước thuộc thế giới thứ nhất
khác...
LÊ THĂNG LONG NÓI VỀ "CON ĐƯỜNG VIỆT NAM
BBC - Vừa ra tù, ông Lê Thăng Long, người bị xử trong vụ án năm 2010 cùng luật sư Lê Công Định, thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung và kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức
nói về thời gian ở tù và dự án 'Con đường Việt Nam'. Được trả tự do sáu
tháng trước hạn hôm 4/6 vừa qua, nhà đấu tranh dân chủ dân chủ Lê Thăng
Long, sinh năm 1967, cho BBC biết qua điện thoại hôm 11/6 rằng tình
hình sức khỏe của ông là bình thường. Ông cũng nhắc lại giai đoạn mới bị
bắt và các cuộc trao đổi với những người trong vụ việc bị bắt năm 2009:
Ông Lê Thăng Long: Giai đoạn đầu tiên khi tôi mới bị bắt
là giai đoạn có những bất ngờ, hay đặc biệt đối với tôi và sau đó thì
cũng quen dần. Đột nhiên mình bị mất tự do, đó cũng là một cái bất ngờ
và những việc mình làm theo những gì đúng đắn mà tự nhiên, đột ngột mình
bị khép vào những tội danh và điều đó làm cho tôi thấy bất ngờ.
BBC: Trong thời gian đó ông đã gặp lại ông Trần Huỳnh Duy Thức và Lê
Công Định trong tù không? Lần cuối gặp lại ông Thức và ông Định như thế
nào?
Lần cuối tôi gặp anh Định khoảng ngày 10/08/2010. Chúng tôi lên ở trại
trên Xuân Lộc khoảng hơn một tháng thì anh Định bị chuyển đi, còn lại
tôi với anh Thức ở trại giam Xuân Lộc trong khu gọi là khu cách ly. Tôi
gặp anh Thức lần cuối cách đây hai tháng. Tôi được chuyển lên khu hình
sự, khu các anh em án hình sự, và sau đó tôi được đưa về nhà và hiện nay
đang bị quản chế.
BBC: Trong thời gian gặp gỡ đó các ông đã nói chuyện, bàn thảo những gì?
Chúng tôi đã bàn những dự tính, dự định chúng tôi đã có từ trước, trước
khi bị bắt. Những dự định đó là làm sao để thực hiện được những phong
trào rộng rãi trong nhân dân để tìm ra con đường làm sao phù hợp cho đất
nước Việt Nam.
BBC: Thời gian ở trong tù ông có được biết tin tức, tình hình bên ngoài như thế nào không?
Thực sự ra chúng tôi bị hạn chế về tin tức, chỉ được đọc báo Nhân Dân và
xem thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam. Còn các thông tin khác thì
chúng tôi bị hạn chế, không được tiếp cận.
BBC: Theo những thông tin chúng tôi được biết, ông được thả sớm trước 6 tháng. Điều này liên quan gì đến lời nhận tội trước đó?
Đúng như vậy. Tôi đã được giảm hai lần, mỗi lần ba tháng.
BBC: Ông giải thích thêm một chút được không? Ông được giảm hai lần mỗi lần ba tháng là do đồng ý nhận tội?
Tại phiên tòa phúc thẩm, phút cuối tôi đã nhận tội nên được giảm một năm
rưỡi, tức là 18 tháng. Và trong quá trình thi hành án, có chương trình
gọi là chương trình thi đua giữa các người tù. Trong bốn tiêu chuẩn thi
đua đó, tiêu chuẩn đầu tiên là chấp nhận, thành khẩn hối cải, nhận tội
lỗi của mình. Do đó vì tôi nhận tội nên được giảm hai lần, mỗi lần hai
tháng. Còn đối với những trường hợp như của chúng tôi mà không nhận tội
thì không được giảm án, sẽ bị xếp loại yếu.
BBC: Ông có biết về tình hình ông Nguyễn Tiến Trung hiện nay ra sao?
Ông Lê Thăng Long từng được báo chí Việt Nam ca ngợi là một doanh nhân thành công |
Tôi cũng vừa gặp bố mẹ của anh Nguyễn Tiến Trung cách đây gần một tuần
sau khi tôi về đây, nghe nói anh sức khỏe bình thường, vẫn tốt. Hiện
nay anh đang ở trại Phan Đăng Lưu của thành phố, Ủy ban thành phố.
BBC: Trước đó chúng tôi được biết các ông đã từ chối bản nhận tội này, có phải do muốn được giảm án nên nhận tội?
Trước đó tôi đã tuyệt thực hai lần, một lần sau sơ thẩm và một lần trước
phúc thẩm. Đối với lần trước phúc thẩm thì tôi đã được bên trại đưa vào
bệnh viện để truyền nước biển và các thuốc khác để tôi phục hồi để ra
tòa. Và khi ra tòa hai lần, tôi thấy những tiếng nói của mình không được
lắng nghe một cách khách quan, do đó để có thể sớm nhất ra tù trong
điều kiện như vậy thì là những lời nhận tội vào những phút cuối cùng.
BBC: Những công an hay cán bộ chấp pháp đã tiếp xúc với ông thuộc cấp nào?
Người cấp cao nhất đã gặp tôi trong quá trình thẩm vấn là ông Nguyễn Văn Hưởng.
BBC: Trong cuộc tiếp xúc đó Thượng tướng Hưởng đã nói gì với ông?
Đó là trong quá trình điều tra, thì tôi cũng thẳng thắn nói với ông Hưởng là tôi không có tội.
BBC: Mục tiêu sắp tới của ông là gì?
Tôi vừa chính thức thay mặt ba anh trên phát động phong trào mang tên Con đường Việt Nam,
chúng tôi rất mong để làm sao có một sự phát triển tốt cho đất nước
không có sự hận thù, cực đoan, đạp đổ, phân biệt quá khứ, phân biệt
chính kiến, làm sao trong yêu thương và làm sao cho đất nước chúng ta
phát triển tốt nhất và đoàn kết với nhau. Rất mong các bạn ủng hộ chương
trình này làm sao cho Việt Nam phát triển và đóng góp vào hòa bình thế
giới. Mục tiêu sắp tới của tôi là làm sao hình thành được phong trào
cùng với các anh em và làm sao để phong trào này lớn mạnh để đem lại con
đường đi tới dân chủ và thịnh vượng cho đất nước Việt Nam.
BBC: Hiện đang trong thời gian quản chế, ông làm thế nào để thực hiện điều này?
Hiện nay quản chế [với tôi] giới hạn trong một khu vực địa lý. Nhưng
chúng ta có thể nói là sức mạnh thời đại này là sức mạnh trí thức và sức
mạnh thế giới phẳng. Việc này có thể thực hiện được nếu chúng ta có ý
chí, có tình yêu thương mãnh liệt và có quyết tâm.
No comments:
Post a Comment