Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Cô sinh viên ở trọ nhà tôi, chỉ vào Laptop rồi nói liền một mạch: “Không
tự ái dân tộc mới là chuyện lạ! Đúng là mặt chai mày đá! không biết hổ
thẹn là gì, như thế này mà gọi là “người của công chúng” à? trơ tráo lừa
bịp mọi người với cái vỏ bọc quyến rũ bên ngoài, bán rẻ nhân cách vì
chủ nghĩa cá nhân, vô trách nhiệm với quê hương đất nước, bây giờ thì cả
thế giới đều biết, công luận cũng nên lột những cái mặt nạ giả tạo ấy
ra cho mọi người chiêm ngưỡng và đưa ra trước pháp luật cho làm tội nhân
một thời gian, để biết như thế nào là Tự Ái và Liêm Sĩ của người Việt
Nam”.
Tôi ngạc nhiên, ghé mắt nhìn, trên màn hình laptop, một trang web Trung
Quốc có ảnh “Hoa Hậu” Mỹ Xuân và nội dung “bán vốn tự có” xôn xao trên
báo chí trong nước vừa qua.
Tôi cười thú vị hỏi nhỏ:
- Em học khoa nào?
- Dạ! khoa Hình Sự Đại Học Luật
À! Thảo nào (tôi nghĩ thế) quan điểm có vẻ góc cạnh gọt giũa rất “chính
qui”. Tuy nhiên, nhìn vào đôi mắt trong veo long lanh của cô sinh viên
vừa tập tễnh bước chân trên con đường Pháp lý, tôi hỏi lại:
- Ngoài ra em không còn một quan niệm nào khác qua sự việc này?
- Còn gì khác? hết báo chí trong nước, bây giờ thì nước ngoài, bộ chú cho là cô hoa hậu này bị oan?
Tôi lắc đầu cười:
- Thưa cô “luật sư” tương lai, không phải vậy, có điều mọi sự kiện lớn
nhỏ diễn ra xung quanh ta nó không đơn thuần nằm trên một mặt phẳng, mà
tự nó có những mặt cắt khác nhau như mặt cắt viên kim cương mà nếu ta dễ
dãi cứ nhìn nó từ một góc duy nhất mà không chịu khó nhìn toàn diện thì
không thấy hết, điều đó cũng cần thiết cho những người muốn “nêm nếm”
Luật Học...
- Ví dụ? – Cô SV liếng thoáng nheo mắt, hỏi lại tôi.
Lướt trên phím một thoáng, tôi nhường màn hình cho cô ấy đọc:
“...Mỹ Xuân tâm sự trong nước mắt, ở trại tạm giam. Cô sinh năm 1985
trong một gia đình nghèo ở Hậu Giang, ba mẹ sinh được hai chị em, Xuân
là chị cả và một em trai. Cuộc sống của ba mẹ không hạnh phúc nên sớm
chia tay. Cậu em trai ở với ba, còn Mỹ Xuân ở với mẹ. Nhưng do cuộc sống
của người mẹ đơn thân ở một vùng quê nghèo khó không dễ gì nuôi được cô
con gái đang tuổi ăn tuổi học nên Mỹ Xuân đã được gửi cho người bác
nuôi. Cuộc sống của gia đình bác rất vất vả nên Mỹ Xuân phải vừa đi học,
vừa đi làm thêm.
Những ngày tháng vất vả ấy ám ảnh suốt tuổi thơ của cô, có những lúc
cô ước giá như có tiền để mua một cái áo đẹp để mặc như các bạn gái cùng
lứa, nhưng cái đó là ước mơ xa vời của cô khi mẹ cô đi làm trên TP.HCM,
với đồng lương ít ỏi. Rồi mẹ lấy chồng khác, sinh thêm một em gái,
nhưng cha dượng của Xuân không may bị bạo bệnh, không đi đứng được, mọi
lo toan đều đổ dồn lên vai mẹ cô. Ngày đó, theo Xuân nói thì tiền thuốc
men cho cha dượng tốn rất nhiều, vì cha dượng nằm liệt một chỗ, mẹ vừa
đi làm kiếm tiền vừa nuôi em gái, nên không có tiền gửi về cho Xuân.
Biết mẹ vất vả, Xuân không những không trách mẹ, mà cô còn thương mẹ
hơn. “Có những lúc Xuân đi bán vé số để kiếm thêm thu nhập”, việc làm
này Xuân không phủ nhận không dấu diếm dù khi cô đã có chút tiếng tăm.
Sau đó, cô lên TP.HCM học và làm việc trong một xưởng may, Xuân rất vui
vì từ đó cô được ở gần mẹ, điều mà bấy lâu nay cô ao ước….” (http://nguoiduatin.vn – hội Luật Gia VN).
Cô sinh viên quay sang tôi cười giòn tan:
- Thì ra, chú mài sẵn vũ khí “dữ liệu” riêng của mình, như trong vai trò
luật sư để tranh biện cùng “công tố” truyền thông và dư luận, bảo vệ
thân chủ “người đẹp” này?
Tôi lắc đầu khoát tay:
- Không hề! Bởi phạm trù đạo đức truyền thống VN, không ai chấp nhận lấy
lời than thở ấy làm cứu cánh để biện minh cho một hành vi mà mục đích
của nó không thể hiện diện trong nhân cách (tại VN hiện nay), tuy nhiên,
có điều ở một góc khuất khác, nếu chúng ta nhạy bén vận dụng tư duy để
cân nhắc, đối chiếu, sẽ có một nhận diện rất thú vị.
Khi mà vì bức xúc ngặt nghèo trong túng quẩn, để san sẻ gánh nặng cho
gia đình, muốn có tiền, một cô gái không ăn cắp, cướp bóc, lừa bịp,
lường gạt hay giết hại làm thiệt hại tài sản hoặc nhân mạng cho bất cứ
một ai, cô ta chấp nhận bán một thứ quí giá duy nhất mà mình sở hữu đó
là “nhân phẩm” của chính mình, như một món hàng, một cách sòng phẳng rõ
ràng không lươn lẹo,đạo đức giả... sẽ là “có tội”, đương nhiên, tại
CHXH/CN Việt Nam... Nhưng nó không là gì cả ở một số quốc gia phát triển
dân chủ có giá trị và trình độ văn minh tổng quát mà chế độ CS Việt Nam
hoàn toàn không có cơ hội để so bì ….
“…Tại nước Đức. Với Luật mại dâm (Luật điều chỉnh quan hệ pháp luật
của mại dâm, ngày 20 tháng 12 năm 2001) việc mại dâm tại Đức được quy
định theo pháp luật. Thỏa thuận về hành động tình dục đổi lấy tiền tạo
nên một yêu cầu có hiệu lực pháp luật, không còn là trái luật nữa. Tòa
án châu Âu đã nêu rõ “mại dâm thuộc vào các nghề nghiệp là một phần của
cuộc sống kinh tế cộng đồng nó là một thực thể không thể chối bỏ” (phán quyết của Tòa án châu Âu, ngày 20 tháng 11 năm 2001 - Rs. C-268/99).
Ở Đức có khoảng 400.000 người Đức hành nghề mại dâm. Thêm vào đó là
nhiều người mại dâm cơ hội, số lượng những người này khác nhau tùy theo
định nghĩa. Trong đó ước lượng là 95% phụ nữ và 5% nam giới.
Tại Hàn Quốc một quốc gia gần gũi với phong tục tập quán VN, mại dâm là
một nghề bất hợp pháp, tuy nhiên Bộ Giới tính và Công Bằng Gia đình, ước
tính mại dâm đóng góp khoảng 4% vào GDP của quốc gia này. Theo các tổ
chức công dân, có khoảng 1,2 triệu phụ nữ Hàn Quốc hành nghề mại dâm
(20% phụ nữ 18 đến 29 tuổi). Ước tính chính thức của chính phủ đưa ra
con số gần hơn ở mức “500.000 người” Dù không hợp pháp, nhưng nhiều “khu
đèn đỏ” ở Seoul vẩn hấp dẫn và sáng đèn thâu đêm!?. (Vietnamese Students' Association in Korea – VSAK)
Viện dẫn như thế không phải là lớp sơn có gam màu tươi thắm phủ lên bức
tranh Adam và Eva có thực mà nhà cầm quyền Việt Nam thường hay buông rèm
che đậy, mà muốn vén lên một tấm màng khác đang phủ kín một bức tranh
mà sắc màu u ám của nó chứa đựng sự bỉ ổi, bẩn thỉu xấu hổ gấp hàng
“Triệu Lần” cái xấu hổ mà giới truyền thông CHXHCN/VN trói buộc cô gái
“không may mắn” bán thân bị bắt kia, sự xấu hổ mà cả dân tộc Việt Nam
đang cắn răng ngậm ngùi với nhân loại của thế giới còn lại ….
Cô sinh viên tròn xoe mắt mang hình dấu hỏi nhìn tôi:
- Là sao! Thưa chú?
Tôi mượn lại laptop... vài cái nhắp chuột tôi cười hỏi cô SV:
- Em thử nhận diện là ai đây?
- Những gì còn lại của hai Hoàng Đế vương triều đế chế cộng sản XHCN thế giới chứ còn ai nữa!, cô ấy cười nói
- Chính xác, Stalin và Lênin, trí nhớ em tuyệt vời, tôi vỗ vai khen cô ấy!.
Tượng đài Stalin bị dân chúng hạ bệ nguyền rủa
Nhân Dân nước Nga yêu cầu Lênin và cái CS/XHCN của ông ta đi ra chỗ
khác, nơi dành cho ông ta, trả lại những gì đích thực của Nhân Dân Nga,
cho nhân dân Nga.
Thì tại Hà Nội, Lê Nin vẫn đứng “hiên ngang” trong công viên đẹp nhất
thủ đô VN như “vinh danh” cho một sự sỉ nhục lên cái hồn của dân tộc
Việt bởi sự nhận thức cách biệt với nhân loại trên toàn Thế Giới! do
những người CSVN cực đoan, bảo thủ, cố chấp muốn che giấu một sự cuồng
tín mù lòa.
Và tượng ông HCM một “học trò xuất sắc” của Lenin, cũng đầy tội ác đẫm
máu và nước mắt nhân dân như Stalin và Lê Nin, đứng đó cho một bọn người
(không nhiều lắm) gọi là Lãnh Đạo CSVN núp bóng. Cũng như cô gái “Bán
Thân” kia, họ, những người CS ấy, cần và còn tham lam hơn, muốn có thật
nhiều tiền, nhưng vô liêm sỉ hơn cô gái “bán thân” Mỹ Xuân gấp nhiều
lần, họ bán những cái không thuộc về họ, mà là của cả một dân tộc, tám
mươi triệu người đồng bào của họ, họ bịp bợm, chai mặt, nhân danh một
thứ chủ nghĩa cộng sản khát máu tàn bạo mà nhân loại đang nguyền rủa,cấm
tuyệt đối tái sinh trở lại (Ba Lan, Đông Âu) áp đặt lên dân tộc mình
rồi rêu rao cho đó là “khát vọng của toàn dân” Việt Nam!?
- Chính họ, những con người CSVN mạt hạng vô liêm sỉ ấy mới chính xác “...Đúng
là mặt chai mày đá! không biết hổ thẹn là gì, như thế này mà gọi là
“người của công chúng” à? trơ tráo lừa bịp mọi người với cái vỏ bọc
quyến rũ bên ngoài, bán rẻ nhân cách vì chủ nghĩa cá nhân, vô trách
nhiệm với quê hương đất nước, bây giờ thì cả thế giới đều biết, công
luận cũng nên lột những cái mặt nạ giả tạo ấy ra cho mọi người chiêm
ngưỡng và đưa ra trước pháp luật cho làm tội nhân một thời gian, để biết
như thế nào là Tự Ái và Liêm Sĩ của người Việt Nam …” chứ không phải là cô Hoa Hậu mà em, có thể, chưa có thiện cảm. Tôi nói như vậy với cô sinh viên.
Trong một chừng mực nào đó, không thể lấp lánh, tất nhiên, nhưng những
giòng nước mắt muộn màng hối lỗi của cô gái như chút nhân cách còn sót
lại đủ để cho cô gái “Bán Thân” Mỹ Xuân, có thể ngẩng đầu nhổ một bãi
nước bọt vào mặt bọn người tự cho là “lãnh đạo nhà nước” nhưng vô liêm
sỉ bán rẻ nhân cách Tự Ái, Liêm Sĩ của cả một dân tộc – Trong khi cô ta
thì không, chỉ bán duy nhất phẩm giá của chính mình.
Nếu đặt lên bàn cân “Giá Trị”, theo em, bọn người Cộng Sản cà-vạt veston
với cái mặt nạ ấy và cô gái bán thân “mặt áo tù” kia, thì thang điểm nó
nghiêng bên nào? Tôi hỏi cô sinh viên.
Cô ấy trầm tư, lặng lẽ gửi một nụ cười lẫn trong tiếng nói nhẹ như làn gió:
- Hình như hôm nay em có một bài học “ngoại khóa”!?.
Cô ấy trầm tư, lặng lẽ gửi một nụ cười lẫn trong tiếng nói nhẹ như làn gió:
- Hình như hôm nay em có một bài học “ngoại khóa”!?.
No comments:
Post a Comment