Tuesday, June 12, 2012

XÂY "LÒNG THÙ HẬN" XÂY NỖI "HỜN CĂM"


Hoàng Thanh Trúc (Danlambao)Người ta cũng tự vấn, không biết giá trị của mùa màng “lại quả” bội thu trên các công trình vinh danh thờ tự “Bác ta” và dòng họ bà con của “Bác ta” ở tỉnh Nghệ An và khắp nước nó béo bở quyến rũ như thế nào mà thu nhập trung bình của người dân VN (GDP) còn héo hon như thế này (kể từ lập quốc XHCN tới nay): Chỉ 1.061 USD/năm (2010) còn lâu lắm mới được như TháiLan: 8.479 usd, Đài Loan 25.000 usd, Hàn Quốc 27.000 usd… mà họ cứ hào hứng phấn khởi động thổ xây dựng hết lăng tẩm này đến đền thờ khác cho cật ruột của Bác và luôn “cho những người trong gia đình” ông Hồ Chí Minh!?...

Mừng tân gia nhà người Bác ruột ở giáo xứ Trà Cổ huyện Tống Nhất, Biên Hoà, Đồng Nai. Tàn tiệc, ngồi uống trà, rị mọ trên bàn phím vi tính của ông anh họ, gặp trang wep có cái tin “Ngày 10/06, chính quyền và Đảng ủy Nghệ An đã tổ chức buổi lễ động thổ xây dựng đền thờ “cho những người trong gia đình” ông Hồ Chí Minh tại Núi Chung (Nam Đàn, Nghệ An) ”, tôi đọc to cho bác tôi nghe, ông giật mình bước tới đeo mắt kính nhìn cái mô hình phối cảnh khu xây dựng đền thờ rồi ông gọi giật ngược bác gái tôi từ dưới bếp lên chỉ cho bác ấy xem còn ông ngữa mặt thốt lên: “Lạy chúa tôi! sao luân thường đạo lý cứ lộn ngược ngã nghiêng mãi như thế này!? Cái kẻ đầu sỏ là tiền đề gây ra biết bao nhiêu là tội ác, nợ máu với nhân dân thì hết xây lăng tẩm cho Y, rồi đến cha mẹ, bây giờ lại xây tiếp đền đài thờ tự giòng tộc anh em gia đình hắn ta, nhưng một cái nơi để tưởng niệm tiếc thương gần 200 000 oan hồn lương dân vô tội chết không kịp ngáp dưới bàn tay chỉ đạo của hắn trong CCRĐ tại miền Bắc thì không hề, dù là cái hốc cây với cái bát cắm hương, xây như thế là “xây lòng thù hận, xây nổi căm hờn ” khắc sâu thêm vào lòng người dân trăm họ, chứ xây cái gì?” 

Bác gái tôi cũng lắt đầu: “…Làm như thế này là ác nhân, thất đức lắm, tội lỗi đáng để trời tru đất diệt”, ai chủ trương hôm nay nếu chưa nhận hậu quả thì cháu con kế tiếp của chúng củng sẽ lảnh thôi! Có cái đạo lý nào bất nhân bất nghĩa tới mức bắt cháu con người ta phải góp công góp của bằng chính mồ hôi nước mắt mình đóng thuế, để xây dựng đền đài lăng tẩm thờ tự cả giòng tộc cha mẹ anh em của cái kẻ mà trước đây đã đày đọa giết chết ông bà cha mẹ mình? Thù trả chưa xong mà phải thắp hương vái lạy thờ tự chúng à? không ai mà nuốt nổi cái nhục như thế trước vong linh tổ tiên ông bà cha mẹ mình đang ngậm hờn nơi chín suối, trừ cái lũ tham phú phụ bần vì miếng đỉnh chung mà quên nghĩa mẹ tình cha,quên nổi đau một thời của quê hương, dân tộc, cả cái xứ Nghệ An, làng quê của tôi đấy, biết bao nhiêu người đã chết không nhắm mắt trong “đấu tố” CCRĐ! Tôi còn lạ gì! hết xã này đến xã khác trong khắp các huyện toàn tỉnh Nghệ An lúc ấy, cán bộ cộng sản ở trên về cứ giao chỉ tiêu “giết người” như giết gà vịt cho đủ con số, hỏi Bác trai nhà anh xem, ông ấy còn nhớ đấy, năm 1954 trước khi nhà ta xuống tàu trốn cộng sản vào Nam thì tại tỉnh Nghệ An chúng còn gông đầu cả chủ tịch huyện đương nhiệm là ông Vương Quan, chủ tịch huyện Nam Đàn, ra đấu tố rồi tử hình, bởi ông ấy còn chút lòng nhân, chùng tay ngại ngần, không muốn giết oan, nên thiếu “chỉ tiêu”. 

Tôi lục lọi Wikipedia Tiếng Việt. Đúng vậy! Trong 5 đợt CCRĐ, từ 1/4/1954 đến 30/07/1956, toàn tỉnh Nghệ An có 3 đợt với 242 lượt xã tổ chức đấu tố giết hại mấy ngàn nông dân vô tội, khiến 20.000 nhân dân huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, liều chết nổi lên chống lại rất dữ dội, nhà cầm quyền cộng sản Bắc Việt phải dùng tới quân đội, cả sư đoàn 325 tấn công giết hại dân lành để vãn hồi tình thế mà các phái đoàn giám sát đình chiến LHQ phải cực lực lên án. 

Trong cuốn hồi ký của Võ Nguyên Giáp (“Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử”, Hà Nội: Nxb. Quân Đội Nhân Dân, 2000, tr. 86.) có nhắc đến và theo tài liệu của CSVN số người chính thức bị giết hại là 172,008 người, trong đó hầu hết là do sai lầm, oan uổng, đến nổi, để lòng dân bớt nao núng, bỏ chạy vào miền Nam, Bộ chính trị đảng Lao Động (CS) phải ra nghị quyết dừng lại sửa sai và chính Võ Nguyên Giáp đã đại diện (cho Hồ Chí Minh lánh mặt) đọc “lời ai điếu” chia buồn trên đài phát thanh ngày 29/10/1956. Và các học trò của “Bác” phải vui vẻ hy sinh một chút vì Bác, chấp nhận để Bác “ngậm máu phun vào người” cho Bác phủi tay vô tội trước nhân dân!??: Trường Chinh, mất chức tổng bí thư, chỉ còn làm Ủy viên BCT, Hoàng Quốc ViệtLê Văn Lương mất chức Ủy viên BCT, Hồ Viết Thắng, bị đưa ra khỏi TƯ/đảng LĐVN… Những người đã thừa hành chỉ đạo CCRĐ trực tiếp từ “Bác”. 

Ngoài cái công lao “soi đường và chỉ đạo CCRĐ” “Bác” còn có một công trạng khác lớn hơn nhiều. Là CT/Nước kiêm luôn “CT/Đảng” nhờ cái nhất trí cao, cái gật đầu dứt khoát của “Bác” mà ông Phạm Văn Đồng cũng “dứt khoát” ký luôn vào cái công hàm ngày 14/9/1958 công nhận Hoàng Sa – Trường Sa thuộc lãnh hải Trung Quốc (dù lúc ấy chế độ Miền Nam VN đang quản lý), để rồi hôm nay “đảng ta” chối bai bải, nói lại rằng: Lúc đó, nó thuộc miền Nam không phải của mình! Nhưng TQ lại cười mím chi hỏi lại: “Nhưng bây giờ thì anh thử chặt bớt một cánh tay anh đi, nếu anh nói tay trái, tay phải, không cùng là một cái thân thì chúng tôi tin! 

Không biết gần nửa thế kỷ nằm trong lăng, “Bác” có nghiệm ra chưa? vì cái CNXH mà giết hại đồng bào và bán nước như thế nó thuộc cái nào? “cái dại hay cái khôn”??. 

Ông Hồ Chí Minh huấn thị, chỉ đạo trực tiếp cho thuộc cấp trong từng đợt CCRĐ

Hình ảnh “đấu tố” CCRĐ/VN do phóng viên “cố vấn” CS Liên Sô Lưu lại
Hình ảnh “đấu tố” CCRĐ/VN do phóng viên “cố vấn” CS Liên Sô Lưu lại

Nước mắt “Bác” có đủ chia cho oan hồn 172.008 nạn nhân CCRĐ và hơn 3 triệu đồng bào hai miền Nam, Bắc đã nằm xuống làm “thảm đỏ” cho Bác và cha mẹ anh em bước vào các “lăng tẩm” mà những người CSVN vẩn “lừa bịp” lấy mồ hôi nước mắt của nhân dân hôm nay xây dựng!?

Mả Hồ Chí Minh, (Ba Đình, hà Nội)

Lật lại chuyện năm ngoái. Sáng 3/6/2011, tại chân núi Động Tranh thuộc dãy núi Đại Huệ, xã Nam Giang, huyện Nam Đàn (Nghệ An), Tỉnh uỷ, UBND Nghệ An đã tổ chức lễ khánh thành công trình bảo tồn, tôn tạo khu mộ bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu ông Hồ Chí Minh. 

Cổng vào Mả Mẹ Hồ Chí Minh, (Nam Đàn, Nghệ An)

Nhắc lại một chút di lụy để nhân dân “suy ngẩm” lịch sử lăng mộ này: 

- Sau khi gặp ông Hồ Chí Minh ở Hà Nội (03/11/1946), trở về ông Nguyễn Sinh Khiêm đã chỉ cho những người thân trong dòng họ biết “Đây chính là mộ của mẹ tôi”

- Ngày 05/7/1983, Ban Thường Vụ tỉnh ủy Nghệ Tĩnh ra Nghị quyết số 03/NQ.TU tôn tạo, nâng cấp mộ Bà Hoàng Thị Loan. 

- Ngày 19/5/1984, Đảng bộ nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh và LLVT Quân khu 4 đã tổ chức lễ khởi công, ngày 16/5/1985 một khu phức hợp mộ phần khang trang đẹp đẽ của bà Hoàng Thị Loan được khánh thành. 

- Ngày 11/8/2004, UBND tỉnh Nghệ An ra Quyết định số 3006/QĐ.UB.CN phê duyệt dự án bảo tồn, tôn tạo lại khu mộ Bà Hoàng Thị Loan - Ngày 21/7/2010 Đảng bộ nhân dân tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ khởi công tôn tạo khu lăng mộ. - Ngày 03/6/2011 (tức ngày 02/5 Tân Mão) tổ chức Lễ khánh thành Công trình Lăng mộ. 

Từ một mộ phần giảng đơn, được nâng cấp lần thứ I (1985), mộ phần bà Hoàng thị Loan trở thành “khu mộ phức hợp” như quan lại triều đình. 

Nâng cấp lần thứ II (2011) như lăng tẩm của hàng “vương phi, thái hậu” sự bề thế của nó vượt qua cả khu lăng mộ Vua Mai Hắc Đế, gần khu vực (một vị vua có công đánh tan quân xâm lược nhà Đường đô hộ VN,kỷ thứ 713 giành lại độc lập).

"Nhà Tiếp Khách đến thăm Mả Mẹ Hồ Chí Minh, bà Hoàng Thị Loan
Mả Cha Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Sinh Sắc, ở Cao Lãnh, Đồng Tháp

Mả bà nội Hồ Chí Minh-bà Hà Thị Hy

Mả Mẹ Hồ Chí Minh trong khu lăng tẩm

Và hôm nay nối tiếp cái “khí thế lăng mộ bà Hoàng Thị Loan” của năm 2011 réo gọi, ngày 10/06/2012, chính quyền và Đảng ủy Nghệ An lại hào hứng tổ chức buổi lễ động thổ tiếp theo để xây dựng đền thờ cho “những người trong gia đình” ông Hồ Chí Minh tại Núi Chung (Nam Đàn, Nghệ An) bao la hùng vĩ hơn!??. 

Phối Cảnh đền thờ gia thê đái tử Hồ Chí Minh (Nam Đàn, Nghệ An

Cần nhắc lại cho toàn nhân dân hình dung, nếu ai chưa từng biết: 

Ngoài hai cái “công trình” gần đây đã và sẽ xây dựng nói trên thì cũng tại xã Kim Liên huyện Nam Đàn, Nghệ An (một vùng rất hạn hẹp, không đủ đất canh tác nông nghiệp, bởi dân số đông) đã tồn tại một quần thể rộng tới trên 205 ha gọi là Khu di tích lịch sử Kim Liên để tưởng niệm ông Hồ, trong đó gần như có đủ sự hiện diện của “bộ máy sản xuất” ra ông Hồ Chí Minh và những người thân trong gia đình ông. 

Toàn bộ khu di tích bao gồm nhà tranh xưa của ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan; ngôi nhà của ông bà ngoại của ông Hồ; nhà thờ chi họ Hoàng Xuân (thuộc cụm di tích Hoàng Trù); nhà ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc; nhà cụ cử Vương Thúc Quý – (thầy học khai tâm) của ông Hồ; nhà thờ họ Nguyễn Sinh; nhà cụ Nguyễn Sinh Nhâm (ông nội của ông Hồ); khu trưng bày các hiện vật, tài liệu và nhà tưởng niệm ông Hồ (thuộc cụm di tích Làng Sen); phần mộ bà Hoàng Thị Loan ở Động Tranh trên dãy Đại Huệ. 

Phải nhắc lại như thế để chúng ta những người dân Việt Nam mới thắm đẫm nổi đau, lẫn sự hỗ thẹn có khi gọi là “Quốc Nhục” cũng không sai, khi mà chính vị tổng thổng đương nhiệm nước của Nga Medvedev đã mạnh mẽ lên án, gọi cố lãnh tụ đảng CS Liên Xô Stalin kẻ gây nên vô vàng cái chết cho dân Nga và cả Đông Âu: “Là kẻ giết người”. Cũng thế, ông Mikhail Gorbachev, cựu tổng thống Liên Xô, xác nhận: "Stalin đã tắm máu đồng loại và là kẻ giết người năng nổ nhất". Trong khi “Bác Ta” Hồ Chí Minh, trong tàng thư tư liệu lưu trữ trong và ngoài nước kể cả nhiều chứng nhân một thời “đẫm máu” còn sống xác định, không thể nào khác được, cũng có một thành tích “năng nổ” thay thần chết lên danh sách nhân dân mình không kém gì 4 “tử thần” Lenin, Stalin, Mao và Pol Pot mà cả thế giới quen tên thì... cả nước gần như không sót tỉnh thành nào mà đảng và nhà nước CSVN bắt xây dựng để nhân dân “Thờ”!?? Và hôm nay lên một tầm cao “vinh hiển” mới là “thờ” luôn “cho những người trong gia đình” ông Hồ Chí Minh!?? – Buộc lòng chúng ta phải tự hỏi: Có khác biệt gì không? của tố chất nhân cách và thông minh của con cháu Rồng Tiên Âu Lạc và thế giới còn lại!. 

Người ta cũng tự vấn, không biết giá trị của mùa màng “lại quả” bội thu trên các công trình vinh danh thờ tự “Bác ta” và dòng họ bà con của “Bác ta” ở Tỉnh Nghệ An và khắp nước nó béo bở quyến rũ như thế nào mà thu nhập trung bình của người dân VN (GDP) còn héo hon như thế này (kể từ lập quốc XHCN) tới nay: Chỉ 1.061 USD/năm (2010) còn lâu lắm mới được như TháiLan: 8.479 usd, Đài Loan 25.000 usd, Hàn Quốc 27.000 usd… mà họ cứ hào hứng phấn khởi động thổ xây dựng hết lăng tẩm này đến đền thờ khác cho cật ruột của Bác và luôn “cho những người trong gia đình” ông Hồ Chí Minh!? 

Không biết họ còn chút Liêm Sỉ nào không? hay là: Ngoại Hạng Vô Liêm rồi!?. 

NÊN XÂY NHIỀU ĐỀN THỜ CHO CẢ THẦY, BẠN, VÀ ĐỒNG CHÍ CỦA CU HỒ NỮA!

Người Buôn GióVì tập trung cho sự nghiệp khơi nguồn nước cho nhân dân, chủ tịch Hồ đã hy sinh hạnh phúc riêng của cá nhân mình. Như bao nhiêu con người khác, chủ tịch Hồ cũng có những tình cảm riêng tư, nhưng vì nghĩa lớn như sách nói, người đã gác bỏ. Để nhân dân hiểu rõ tình cảm của người, và cũng không quên ơn những người bạn gái đã hy sinh thầm lặng để Người đấu tranh giải phóng dân tộc vì mục tiêu cao cả. Cũng nên có đền thờ của những người này để phục vụ tâm linh, đạo lý dân tộc ta. Hy vọng sắp tới có đền thờ của Tăng Tuyết Minh, Nông Thị Xuân, Nguyễn Thị MK... XYZ... CB gì đó chẳng hạn trên khắp đất nước ta...

*

Theo như báo chí nói ''để thực hiện mong muốn của đông đảo bà con nhân dân và phù hợp với đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, ủy ban ND tỉnh Nghệ An đã xây đền thờ các cụ thân sinh và anh chị em ruột bác Hồ trên núi Chung ở quê nhà bác''. 

Thời các chế độ phong kiến quân chủ, việc xây dựng đền thờ thân mẫu các vị vua sáng lập triều đại không có gì lạ. Đó có thể là truyền thống đã ăn sâu vào mọi thời đại. Cho nên việc xây đền thờ của các bậc sinh thành chủ tịch Hồ cũng không có gì là mới mẻ hay đi trái với đạo lý truyền thống dân tộc, trái lại còn phù hợp với văn hóa người Việt Nam vốn ưa đền đài, lăng tẩm để có chỗ mà khấn vái cầu xin. Thậm chí có nơi còn có đền của Quan Vân Trường bên Tàu để thờ cúng. 

Đền thờ của phụ mẫu chủ tịch Hồ đã có nhiều trên mọi miền đất nước, nay xây thêm vài nơi nữa đúng là hợp ý nguyện đông đảo bà con nhân dân, tiện đường đi lại. Vì bà con nhân dân ngoài Bắc không phải đi xa để thắp hương thành kính tỏ lòng tri ân cụ phó bảng tận trong miền Nam xa lắc lơ, hoặc bà con miền Nam ra muốn ngược lại đỡ phải lọ mọ ra Nghệ An dâng hương bà Hoàng Thị Loan. Nên việc xây dựng đền thờ các bậc sinh thành trên mọi miền đất nước thiết nghĩ là nên làm, trước để phục vụ nhu cầu '' tâm linh'' như Chủ Hội Nguyễn Sinh Hùng đã nói, sau là tiện việc đi lại để thực hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ra. 

Vấn đề mới mẻ ở đây là đền thờ còn có cả anh chị em ruột của chủ tịch Hồ, chuyện này xưa nay hiếm, tuy rằng không phải là không có trong các đời tiên vương của các triều đại phong kiến Việt Nam. Nhưng không nhất thiết phải nghĩ đời trước chưa có đời này cũng thế. Đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng (một lực lượng giàu tính sáng tạo như trong các văn kiện thường nói) luôn có những phát huy, sáng kiến mới để phục vụ bà con nhân dân. Bởi có lẽ đông đảo bà con nhân dân ngoài việc nhớ ơn thân mẫu chủ tịch Hồ còn muốn ơn thêm cả anh em ruột thịt của chủ tịch Hồ nữa, cho nên việc xây cả đền thờ của những người anh chị em ruột của chủ tịch cũng là cần thiết để phục vụ bà con, phục vụ tâm linh và cao cả hơn nữa là đạo lý uống nước nhớ nguồn đã đành, nay thêm cả đạo lý uống nước nhớ cả đôi bờ nữa. 

Những anh chị em ruột của bác Hồ theo sách ''những người thân trong gia đình bác Hồ'' của Nghệ An xuất bản cũng là những người chiến sĩ đấu tranh vì dân vì nước, nhưng họ không phải là đảng viên đảng Cộng Sản thì phải. Vì chủ tịch Hồ rời xa gia đình năm mười mấy tuổi, phiêu bạt hoạt động bên trời Âu, trời Tàu, sau này về nước làm chủ tịch chỉ duy nhất thấy sách kể chủ tịch Hồ vì quá bận rộn mới gặp được bà chị một lần ngắn ngủi, còn quê quán thì chủ tịch bận quá, hình như cũng chưa lần nào về sau mấy chục năm bôn tẩu giang hồ và mươi mấy năm làm chủ tịch nước. 

Về tâm tư của chủ tịch Hồ với anh chị em ruột không rõ, nhưng nghiên cứu sách báo kể lại thì ảnh hưởng, tác động đến bác Hồ của anh chị em ruột không lớn lắm. Thành công của chủ tịch Hồ như Người đã phán là do chủ nghĩa Mác, người thầy Lê Nin vĩ đại, người anh lớn Mao Trạch Đông... 

Để tiện việc nhớ nguồn trọn vẹn, qua những tâm tư Người kể rất thực lòng và tha thiết về công ơn của những người anh, người thầy của Người. Nên chăng cần phải xây cả đền thờ của Mác, của Lê Nin, của Mao Trạch Đông trên mọi chặng đường của tổ quốc, trên từng cây số để vuông tròn báo đáp nguồn nước mà Người đã mang về cho nhân dân ta cho vẹn nghĩa tình. 

Cũng nên không quên ơn người luật sư Anh Lô Dơ Bai, vị luật sư mà bác Hồ đã nhiều lần nhắc đến ơn cứu giúp hồi ở tòa án Hồng Kông. Cần có đền thờ cho vị luật sư này vì dấu ấn của luật sư trong cuộc đời chủ tịch Hồ theo sách chắc hẳn rõ nét và ảnh hưởng hơn anh chị em ruột của chủ tịch nhiều. 

Vì tập trung cho sự nghiệp khơi nguồn nước cho nhân dân, chủ tịch Hồ đã hy sinh hạnh phúc riêng của cá nhân mình. Như bao nhiêu con người khác, chủ tịch Hồ cũng có những tình cảm riêng tư, nhưng vì nghĩa lớn như sách nói, người đã gác bỏ. Để nhân dân hiểu rõ tình cảm của người, và cũng không quên ơn những người bạn gái đã hy sinh thầm lặng để Người đấu tranh giải phóng dân tộc vì mục tiêu cao cả. Cũng nên có đền thờ của những người này để phục vụ tâm linh, đạo lý dân tộc ta. Hy vọng sắp tới có đền thờ của Tăng Tuyết Minh, Nông Thị Xuân, Nguyễn Thị MK... XYZ... CB gì đó chẳng hạn trên khắp đất nước ta. 

Ôi hạnh phúc vô biên. 
Hát nữa đi em 
Những lời yêu thương 

Khi nghĩ đến một ngày tươi đẹp, trên khắp trời Nam đâu đâu cũng có những đền thờ ghi dấu chân Bác đến thăm, đền thờ thân mẫu Bác, đền thờ Lê, Mác thầy của Bác, đền thờ anh chị em Bác, đến thờ Mao người anh lớn của Bác, đền thờ luật sư ân nhân Bác, đền thờ bạn tri kỷ của Bác.... 

Nhân dân ta có đủ mọi thứ liên quan về Bác để thờ phụng đáp ứng mong mỏi nhớ ơn Người. 

Những người công nhân xây dựng tha hồ có việc làm, họ say sưa lao động, tăng năng suất, hoàn thành chỉ tiêu. Họ hát vang lời ca sửa đôi chút. 

- Bạn đời ơi, bạn có nghe chăng niềm vui của những người đến thăm những ngôi đền mới mà chúng tôi vừa xây xong... 

... bạn đời ơi, hãy tin, hãy yêu hãy hát cùng chúng tôi, những người thợ xây tin yêu cuộc đời mới 

cho ngày nay, cho ngày sau cho muôn đời sau... 


No comments:

Post a Comment