Thursday, February 14, 2013

THẦN TƯỚNG TRÌNH MINH THẾ


Điện Thần Việt tôn thờ chư tướng thần

Sinh ra là Tướng chết đi thành thần 
Thế, Ân, Thanh, Trí, Phú, Vỹ, Hai, Hưng, Nam
Ngàn năm sau ghi nhớ gương anh hào.
Trình Minh Thế (1922 - 3 tháng 5 năm 1955) (một số tài liệu viết là Trịnh Minh Thế) là một người theo chủ nghĩa dân tộc và là một thủ lĩnh quân sự trong thời gian cuối của cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, đầu cuộc Chiến tranh Việt Nam.

Gia thế

Trình Minh Thế sinh ở tỉnh Tây Ninh trong một gia đình theo đạo Cao Đài. Theo Phòng Nhì Pháp thì cha ông tên là Trình Trung Vinh, tuy nhiên nguồn khác lại cho biết cha ông là Trình Thành Quới, một chức sắc Cao Đài, đồng thời là một thương gia phát đạt.

Gia đình họ Trịnh chuyển từ Bình Định vào miền Nam từ đầu thế kỷ 19 và đổi họ từ Trịnh sang Trình, theo gia đình ông là để tránh sự trả đũa của nhà Nguyễn với những người theo Tây Sơn.

Do sinh trưởng trong một gia đình có thế lực, Trình Minh Thế được hưởng sự giáo dục tốt hơn rất nhiều người Việt đương thời nói chung. Ông tốt nghiệp tiểu học (Certificate of Primary Education), nhưng sau bị đuổi học vì tội ngang ngạnh, bướng bỉnh.

Hoạt động

Thời kỳ 1940-1954

Khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, Nhật tiến vào Đông Dương. Phản ứng trước tình hình phong trào chống Pháp càng ngày càng gia tăng, toàn quyền Đông Dương là Đô đốc Decoux hành động quyết liệt. Ông ta cho đóng cửa một số nơi thờ tự của Cao Đài, rồi tới ngày 26 tháng 8 năm 1940 cho đóng cửa Tòa Thánh Tây Ninh. Tới ngày 27 tháng 7 năm 1941, nhiều lãnh đạo của Cao Đài, kể cả Hộ Pháp Phạm Công Tắc bị bắt giữ.

Để giành được sự ủng hộ của các tổ chức Việt Nam theo chủ nghĩa quốc gia, phát xít Nhật tiến hành bắt liên lạc và hỗ trợ cho họ, trong đó có Cao Đài. Tới tháng 2 năm 1943, Nhật giúp vị Phối Sư Cao Đài là Thượng Vinh Thanh (thế danh Trần Quang Vinh) mở lại Thánh thất Cao Đài tại Sài Gòn. Để đáp lại, Cao Đài hợp tác tích cực với Nhật, Phối Sư Thượng Vinh Thanh (Trần Quang Vinh) kêu gọi giáo dân Cao Đài xung phong đăng lính cho quân Nhật, 10.000 giáo dân Cao Đài làm việc cho Nhật, đáng kể nhất là tại xưởng đóng tàu Nitian. Số người này sau giờ làm việc được huấn luyện quân sự. Nhờ vậy mà Trình Minh Thế được huấn luyện quân sự trong trường sỹ quan của Hiến binh Nhật (Kempetai), khi Nhật bắt đầu sử dụng lực lượng vũ trang Cao Đài. Tới năm1945, ông trở thành một sỹ quan của lực lượng quân sự Cao Đài.

Được sự bảo trợ của Nhật, Phối Sư Thượng Vinh Thanh (Trần Quang Vinh) tổ chức lực lượng vũ trang gồm 3.000 người, tiếng là theo chỉ thị của Hoàng thân Cường Để. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, lực lượng Cao Đài mặc đồng phục trắng, đội mũ bê-rê, vũ trang bằng gậy tre vọt nhọn tham gia hỗ trợ Nhật đảo chính Pháp. Thủ lĩnh quân sự của Cao Đài là tướng Trần Văn Thành tuyên bố Hoàng thân Cường Để chỉ thị thành lập lực lượng vũ trang Cao Đài liên minh với Nhật Bản để chống Pháp. Không có tài liệu cho biết cụ thể hoạt động của Trình Minh Thế trong thời gian này, nhưng có thể cho rằng thời kỳ này Trình Minh Thế đã gia nhập lực lượng vũ trang Cao Đài và tích cực hợp tác với Nhật.

Khoảng tháng 11 năm 1946, cùng với lực lượng Cao Đài, Trình Minh Thế bắt tay hòa hoãn với Pháp và nhanh chóng thăng tiến. Trong khoảng thời gian từ năm 1946-1948, Trình Minh Thế từ trưởng phòng tác chiến khu vực Bến Cầu trở thành tổng chỉ huy khu miền Đông. Trong vòng 5 năm Trình Minh Thế đã trở thành Tham mưu trưởng quân đội Cao Đài. Tuy nhiên, tính cách "đồng bóng" của Trình Minh Thế cũng khiến cho ông có nhiều kẻ thù trong quân đội Cao Đài, và dính dáng nhiều đến các âm mưu, tranh giành tại Tòa Thánh Tây Ninh.

Tháng 1 năm 1948, Trình Minh Thế ly khai lần thứ nhất, nhưng quay lại chỉ sau 48 giờ. Ông thành lập đội quân xung kích Hắc Y, mặc quần áo bà ba đen, sau trở thành đồng phục cho tất cả dân quân Liên Minh. Bộ quần áo bà ba đen sau này trở thành biểu trưng cho lực lượng Việt Cộng khi quân Liên Minh tan rã. Đầu năm 1949, Trình Minh Thế đưa lực lượng của mình từ các tỉnh miền Đông về Tây Ninh để ủng hộ Phạm Công Tắc, rồi sau đó được phong hàm Thiếu tá.

Trên thực tế, hoạt động chống Việt Minh của Trình Minh Thế có hiệu quả đáng ngờ. Chẳng hạn ngày 17 tháng 2 năm 1950, Trình Minh Thế cung cấp cho lực lượng Việt Minh tại Trảng Bàng vũ khí để tấn công một đoàn xe của Pháp, ông cũng gửi đại diện đến các cuộc họp của Việt Minh tại Long Thành ngày 30 tháng 4 và Đồng Tháp Mười ngày 14 tháng 6 năm 1950, ngoài ra, Trình Minh Thế còn lớn tiếng công kích Pháp. Các vụ đụng độ giữa quân Liên Minh và Việt Minh chỉ gây ra những tổn thất nhỏ, phần nhiều giới hạn trong việc giành giật lương thực, ngũ cốc của hai phe. Một lý do được nêu ra, có thể là do lực lượng của Trình Minh Thế chỉ có giới hạn, chừng 2 tới 3 ngàn người, không phải là đối thủ của Việt Minh. Dù sao, hoạt động của Trình Minh Thế cũng giúp cho Tòa Thánh Tây Ninh tránh được các cuộc tấn công của lực lượng Việt Minh.

Tháng 6 năm 1951, Trình Minh Thế chính thức rời khỏi hàng ngũ Giáo phẩm Cao Đài với chừng 2.000 người của mình và thành lập lực lượng riêng, lấy tên là Liên Minh, chủ trương chống cảViệt Minh và Pháp. Cha và anh của ông cũng thành lập lực lượng vũ trang trong Liên Minh, về sau hai người bị giết khi đụng độ với lực lượng Việt Minh. Tuy nhiên, cũng có tin cho rằng ông Trình Thành Quới chết vì trúng mìn do chính lực lượng Liên Minh đặt phòng vệ quanh doanh trại.

Lực lượng của Trình Minh Thế được cho là đã thực hiện một loạt các vụ đánh bom khủng bố tại Sài Gòn từ năm 1951 tới năm 1953, thời kỳ đó bị đổ cho Việt Minh, và có lẽ cũng phải chịu trách nhiệm cho vụ ám sát tướng Chanson tại Sa Đéc năm 1951.

Tháng 8 năm 1953, quân Pháp mở cuộc tấn công vào căn cứ của Trình Minh Thế, sử dụng một tiểu đoàn sơn cước Nùng tinh nhuệ. Quân Liên Minh phải tránh vào các hang động ở núi Bà Đen. Về sau Trình Minh Thế phải dời sở chỉ huy về núi Heo. Tới năm 1954, Liên Minh đã mở rộng địa bàn hoạt động về phía tây-nam, tới tận sông Cửu Long. Lực lượng của họ được chia làm nhiều tiểu đoàn, quân số có lẽ vào khoảng 2.500 người.

Thời kỳ 1954-1955

Thời kỳ đầu năm 1954, khi nội bộ Cao Đài còn đang ngấm ngầm tranh giành ảnh hưởng, thế lực với nhau, thì Pháp thua trận Điện Biên Phủ. Chính phủ Mỹ không muốn Việt Nam thống nhất dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nên quyết định can thiệp, hỗ trợ lực lượng thứ ba. Cố vấn quân sự Mỹ là Edward Lansdale, người chịu trách nhiệm dựng lên chế độ của Ngô Đình Diệm, đàm phán với Trình Minh Thế về việc sử dụng lực lượng vũ trang của ông ta để hỗ trợ cho Thủ tướng Diệm và Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Chính phủ Ngô Đình Diệm dành ra 5 triệu quan (piastre) cho Liên Minh, tiếng là để thu xếp dịnh cư cho 10.000 người tị nạn ở khu vực Tây Ninh, nhưng thực tế một phần số tiền này được sử dụng để chi tiêu cho Liên Minh như một món tiền mua chuộc.

Thông qua Lansdale, Mỹ tiếp tục tài trợ cho Trình Minh Thế và các nhóm Cao Đài khác. Tuy nhiên, do chính phủ Đệ nhất Cộng hòa còn yếu ớt, nên nhiều chỉ huy các phe nhóm vũ trang tuyên bố chống lại chính phủ Ngô Đình Diệm và tổ chức đảo chính. Thời gian này, khó xác định được Thế trung thành với ai, và cũng khó xác định được liệu chính phủ Mỹ có ủng hộ Diệm chống lại phe nổi loạn. Một số người cho rằng Thế có thể là một lựa chọn khả dĩ để thay thế Diệm. Tuy nhiên khi lực lượng Liên Minh tiến vào Sài Gòn, thì có lẽ đó là để đáp lại lời kêu gọi vào phút cuối cùng của Lansdale ủng hộ Diệm.

Tháng 9 năm 1954, Lansdale phát hiện ra tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn, đang tiến hành âm mưu lật đổ Diệm. Cùng lúc, quân Pháp phong tỏa các lực lượng Cao Đài định tiến vào Sài Gòn giải nguy cho Ngô Đình Diệm. Cuộc đảo chính bị thất bại khi Lansdale mua chuộc được các sỹ quan cấp dưới của tướng Hinh đi nghỉ mát, thiếu những thuộc hạ cốt cán này, cuộc đảo chính không thể tiến hành được.

Đầu năm 1955, Đại sứ quán Mỹ dành ra một ngân khoản bí mật, ước tính khoảng 2 triệu dollar để thuyết phục Trình Minh Thế gia nhập chính phủ. Ngay cả các khoản chi chính thức cho Trình Minh Thế cũng rất đáng kể, như ngân sách dành cho lực lượng vũ trang bỏ ra 108.000 dollar để chi cho Trình Minh Thế[7]. Số tiền Lansdale bỏ ra để mua chuộc các chỉ huy giáo phái lên đến 8,6 triệu dollar, còn nếu tính cả số tiền Ngô Đình Diệm bỏ ra thì tổng cộng có đến 12 triệu dollar đã được chi cho 246 chỉ huy giáo phái.

Ngày 13 tháng hai năm 1955, quân lính của Trình Minh Thế chính thức sát nhập vào quân đội Việt Nam Cộng hòa, còn Trình Minh Thế nhận hàm thiếu tướng, dẫn quân Liên Minh diễu hành vàoSài Gòn. Trình Minh Thế điều động 15.000 quân Cao Đài về Tòa Thánh Tây Ninh như lực lượng dự bị, còn mình dẫn phần lớn lực lượng của mình gồm 2.500 người về gia nhập quân đội Việt Nam Cộng hòa như thỏa thuận với Ngô Đình Diệm.

Cái chết

Mộ Trình Minh Thế tại núi Bà Đen

Trong khoảng thời gian từ tháng 3 tới tháng 5 năm 1955, tình hình tại Sài Gòn trở nên rất căng thẳng. Mâu thuẫn gay gắt về cả quyền lực chính trị lẫn kinh tế khiến đụng độ vũ trang giữa phe chính phủ và liên minh lực lượng vũ trang giáo phái cùng Bình Xuyên  là khó tránh khỏi. Tổng Thống Ngô Đình Diệm kiên quyết tiêu diệt lực lượng vũ trang đối lập, còn lực lượng giáo phái nhờ vào sự hậu thuẫn của Pháp cũng quyết không chịu nhượng bộ. Thủ tướng Ngô Đình Diệm đưa vào Sài Gòn các đơn vị trung thành gồm 3 tiểu đoàn Nùng, rồi 2 tiểu đoàn dù dưới quyền đại tá Đỗ Cao Trí. Các đơn vị này cộng vào số binh sĩ của tướng Trình Minh Thế (Cao Đài), đại tá Nguyễn Văn Huê (Hòa Hảo) và thiếu tá Nguyễn Văn Đày (Hòa Hảo) làm cho cán quân lực lượng nghiêng về phía quân chính phủ, so độ 4.000-5.000 quân Bình Xuyên tại vùng Sài Gòn Chợ Lớn.

Ngày 8 tháng 3 năm 1955, 7 tiểu đoàn quân Chính phủ bắt đầu hành quân tiêu diệt lực lượng đối lập là đảng Đại Việt tại Quảng Trị, và tới ngày 25 tháng 3, quân dù mở cuộc tấn công vào phe đối lập tại Sài Gòn, nhưng Cao ủy Pháp là tướng Paul Ely cùng tướng Lawton Collins (Mỹ) gây sức ép buộc quân chính phủ phải ngưng chiến. Tuy nhiên, thế lực của quân chính phủ được củng cố lên nhiều khi ngày 29 tháng 3, tướng Nguyễn Thành Phương, tư lệnh các lực lượng Cao Đài tuyên bố ủng hộ chính phủ. Tình hình căng thẳng giữa hai bên kéo dài, các thỏa hiệp do Pháp và Mỹ làm trung gian đưa ra đều bị hai bên bác bỏ, tới ngày 26 tháng 4, xung đột quân sự bùng nổ trở lại. Quân đội chính phủ nhanh chóng đánh tan sức kháng cự của quân Bình Xuyên, tới cuối tháng 4, quânBình Xuyên hoàn toàn bị đánh bại, bị đẩy khỏi thành phố, bị quân chính phủ truy kích.

Ngày 3 tháng 5 năm 1955, khi đang ngồi trên xe Jeep chỉ huy tiến quân qua cầu Tân Thuận, tướng Trình Minh Thế bị một viên đạn carbin bắn tỉa bắn vào sau gáy. Vụ giết người này không bao giờ được làm sáng tỏ, một số người đổ lỗi cho phía Pháp (vì họ đã thề giết cho bằng được Trình Minh Thế trong suốt nhiều năm [cần dẫn nguồn]), trong khi một số người khác đổ lỗi cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Hoàn cảnh cái chết của ông cũng gây nhiều tranh cãi, khi có nhiều thông tin khác nhau, thậm chí đối lập nhau về thời gian, địa điểm, vết thương gây nên cái chết của ông... Sau khi chết, tên ông được đặt cho con đường dọc suốt Quận 4 Sài Gòn cho tới năm 1976, nay là đường Nguyễn Tất Thành.

Con trai Trình Minh Thế là ông Trình Minh Sơn cư ngụ ở Canada cho rằng cha mình bị bị giết bởi một khẩu súng lục chĩa vào gáy. Ông ta cũng cho biết Trình Minh Thế đã bị bắn hai phát, chứ không phải một như thông tin chính thức mà giới truyền thông Việt Nam Cộng hòa đưa ra lúc bấy giờ. Ông cho rằng Trình Minh Thế đã bị ám sát bởi chính quyền Ngô Đình Diệm để ngăn chặn khả năng ông ta trở thành phe đối lập với chính quyền.

1/ Thần Tướng Trình Minh Thế (1922 - 1955)
lịch sử việt nam, tướng trình minh thế
Thần tướng Trình Minh Thế
Ông sinh năm 1922 làng Trà Cau, quận Gò Dầu tỉnh Tây Ninh; có dính líu ít  nhiều đến cuộc khởi nghĩa của quân Tây-Sơn vì tổ phụ 4 đời họ Trịnh gốc  Bình Ðịnh. Ông là tín đồ của Cao-Ðài. Ðã từng là Tham Mưu Trưởng Quân Ðội Cao Ðài, Chỉ Huy Trưởng Quân Ðội Quốc Gia Liên Minh.
Trở về quy phục chính phủ quốc gia ngày 13/2/1955. Ðược đích thân cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm gắn cấp bậc Thiếu tướng.

Tướng Thế là một dũng tướng nhưng có tính e lệ với phụ nữ. Biết co giãn tùy thới thích hợp với việc quân (khi nghiêm khắc bàn quân sự, lúc dễ dãi cười đùa trong nghĩ ngơi). Cách phục sức bình dân không diêm dúa, nói năng khiêm tốn lễ độ nhường nhịn lời ăn tiếng nói với mọi người. Khi đã có bụng khi ai, Tướng Thế không nói ra, chỉ im lặng nghe phút biểu rồi nồng hậu tiễn về. Là một vị tướng đức độ (thương xót giúp đỡ kẻ dưới nhường nhịn người trên) thông minh tuyệt vời có một không hai dù ít học.
Một vị dũng tướng hiếm có như thế không may bị mất sớm lúc 19 giờ chiều ngày 3 tháng 5 năm 1955. Có giả thuyết cho rằng thực dân Pháp ám sát lại có chỗ nói rằng chính Bình Xuyên đã làm. Thủ tướng Ngô Đình Diệm liền truy phong chức Trung Tướng cho người quá cố. Tang lễ của cố Trung tướng Trình Minh Thế được cử hành theo nghi thức Quốc-táng dưới sự chủ tọa của cố Tổng thống Ngô Ðình Diệm cùng cố vấn Ngô Ðình Nhu.
Ông Nhị Lang, cố vấn chính trị của Phong trào kháng chiến Trình Minh Thế cũng đã xác nhận : "Vậy mà khi tôi đem tất cả lòng thành thật diễn tả trường hợp tử vong của người đồng chí họ Trình, sau bao đắn đo cân nhắc mọi giả thuyết, để đi đến kết luận là Tướng Thế “bị ám sát tại chiến trường Tân Thuận” buổi chiều ngày 3/5/55, bởi bọn tôi tớ Pháp, v.v..., thì dư luận lại bất chấp mọi lẽ, cứ một mực đổ diệt cho anh em ông Diệm.Gần đây hơn, tôi có công bố trên mặt báo chí một tài liệu bằng tiếng Pháp, với lời xác nhận của viên Thiếu tá tình báo Pháp tên là Savani rằng chính ông ta đã tổ chức giết Trình Minh Thế, để trả thù cho thượng cấp là Tướng Chanson"
mộ của tướng   thế
Mộ của Trung tướng Trình Minh Thế nơi nghĩa trang Liên Minh núi Bà Đen

Cố Trung Tướng Trình Minh Thế chủ trương Chống Cộng, Ðả Thực, Bài Phong. (tác giả Trúc Lâm Lê An Bình)
Đọc thêm: Phong Trào Kháng Chiến Trình Minh Thế tác giả Nhị Lang biên soạn. Nhà Lion Press xuất bản năm 1985. Liên lạc bà Kim Anh 655 south 43rd Street Boulder, Colorado 80303.
I. 12.2002 con trai Tướng Trịnh Minh Thế : Trịnh Minh Nhật định cư tại Canada tuyên bố : Thân phụ Ông ta chết là do TT Diệm muốn loại bỏ Tướng Thế . Tôi có đọc tài liệu này . Nhưng lập luận này không đứng vững vì các lí do sau đây, và tại sao có lập luận này.

1, Thời điểm 5.1955 TT Diệm chỉ có 2 tướng trung thành : Trịnh Minh Thế, và Lê Văn Tỵ. Các Tướng khác: Lê văn Vỹ, Nguyễn văn Hinh, Bảy viễn là theo Pháp, Cấp tá Chỉ có Trung tá Đỗ Cao Trí tư lệnh Liên Đoàn Dù, và Trung tá Nguyễn Khánh tư lệnh Không quân là phò trợ hết minh còn lại Đại tá Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê văn Kim, Mai Hữu Xuân là chờ thời, không Biết Ông Diệm có thắng hay Không?
Vai trò Tướng Thế rất quan trọng, Trong lúc Tướng Bảy Viễn chống lại tại Sải Gòn. Tướng Trần Văn Soái (Năm Lửa) lập chiến Khu tại Cai Lậy, Tướng Ba Cụt Lập Chiến Khu tại Miền Tây Thốt Nốt. Pháp tích cực yểm trợ. Đại tá Nguyện Bôn (Đại Việt) lập chiến khu Ba Lòng (Quảng Trị). Quốc trưởng Bảo Đại ủng hộ, Trung tướng Hinh ủng hộ họ.

Ở vị thế TT Diệm treo mành sợi tóc, giả sử TT thủ đoạn cũng phài chờ quét sạch các tướng cát cứ, hay ít nhất một nửa mới ra tay. Nên biết rằng 3,500 quân Hắc y Liên Minh Tướng Thế đang đóng tại Sải Gòn. Phàm phép dùng binh dù TT tàn ác, thủ đoạn không bao giờ vụng tính, nhất 15,000 quân Cao Đài dự bị đang ở Tây Ninh, Tướng Thế rất được tín đồ Cao Đài trọng nễ, Nghe tin Ông về với TT Diệm, cấp chỉ huy của Ông Trung tướng Nguyễn Thành Phương (Bảo Dại phong chức) tuyên bố ủng hộ TT.

2, Tướng Trịnh Minh Thế được Đại tá Edward Lansdale. Trưởng phái bộ Mỹ ủng hộ hết mình, đã liên lạc ngay khi Thủ tướng Diệm mới về nuớc 6.1954. kêu gọi Tướng Thế ủng hộ Thủ tướng, vì vận mệnh miền Nam. Nhậm chức một tuần Ông Ngô Đình Nhu đã vào chiến khu núi Bà Đen găp Tướng Thế.

3, Tướng Thế có khả năng đảm nhận chức Tổng tham mưu Trưởng QLVNCH, là sĩ quan tốt nghiệp võ bị Kempetain do Nhật huấn luyện, thành tích chống pháp, CS. TT Diệm cũng có ý đó.
Thiếu Tướng Tỵ là người Đạo Đức, Phật giáo thuẩn thành, nhưng khả năng cầm quân xông pha trận mạc không bằng Tướng Thế.

4. Pháp đả thú nhận họ hạ sát Tướng Thế để trả thù cho Thiếu tướng Chanson bị Hắc y ám sát 1951 tai Sa Dec.
Vậy lí do nào Ông Trịnh Minh Nhật phán đoán là thân phụ bị hạ sát tại dinh Độc lập, rồi chở ra cầu Tân thuận?
1. Các sĩ quan Quân đội Quốc gia như Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Mai hữu Xuân… , không bao giờ muốn Tướng Thế nắm chức Tổng tham mưu trưởng QLVNCH, Vì họ lí luận Tướng Thế Không tốt nghiệp Võ bị cùa Pháp, hay Đà lạt như họ… có những lần họ theo Pháp tấn công vào Lực luợng Liên Minh của Tướng Thế (nếu Tướng Thế nắm quân đội tương lại họ tăm tối). Lúc này họ Ở Bộ TTM, tin tức Tướng Thế sẽ đi qua cầu Tân Thuận đã bị xì ra chp Pháp. Chính Họ muốn mượn tay Pháp khử Tướng Thế. Trên xe Jeep chỉ huy còn một Sĩ quan Bộ TTM đi theo. Có tài liệu cho rằng chính viên sĩ quan này bắn bồi phát thứ hai kết liễu mạng sống Tướng Thế. Khi Phát đầu tiên từ Giang thuyền bắn lên.
2, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đã lưu vong qua Kampuchea, từ trước, vì vậy có một số tín đồ Cao Đài bất mãn Ông Diệm, và Tướng Thế, Nay cộng cái chết của Ông ta, và Một số sĩ quan thân Pháp, đổ tất cả tội lỗi lên TT Diệm. Thậm chí một Ông tướng mới lên 3 sao sau 1.11.1963 tuyên bố Tướng Thế bị bắn tại dinh Độc lập, rồi khiên ra cầu Tân Thuận.
Lập luận sai ở chỗ 1955 TT Diệm ở dinh Gia Long (góc Nguyễn Du, Gia Long) Dinh độc lập mới xây sau này 1961. có lẻ Ông Trình Minh Nhật sống trong nền Đệ nhị Cộng Hoà, nên tin lập luận này, nhà văn CS nằm vùng Vũ Hạnh, và Học giả (tư tưởng thân cộng trước 1975) Nguyễn Hiến Lê lập luận như thế.

Tôi có thể thưa Ông Trịnh Minh Nhật 3 điều :
1, Thủ tướng Diệm, Cố vấn Ngô đình Nhu dự định cử Tướng Trịnh Minh Thế Tổng tham mưu trưởng QLVNCH. (thăng trung tướng, rồi Đại tướng) Đại tá Lansdale ủng hộ (sau này là Trung tướng Lục quân Hoa Kỳ. nếu điều này xảy ra là điều may cho dân tộc VN
2, Tướng Thế là người yêu nước nồng nàn, có tư cách, Pháp mua chuộc bao nhiêu lần không được. Một người như thế về bảo vệ TT Diệm từ buổi đầu tiên, khi thế Ông Diệm chênh vênh, Lý do nào TT giết một người Trung thành, nhất trong giai đoạn còn hiểm nguy.
3, Ông Diệm đã bật khóc, nước mắt giàn dụa khi nghe tin Tướng Thế chết, Ông đóng kịch sao? nên nhớ đây là dinh Gia Long.
Các tài liệu Mỹ chưa bao giờ nói điều này, họ che dấu làm gì. Pháp đả thú nhận.
Tôi sẽ trả lời vụ Phật Giáo 1963, Tôi suy nghĩ có nên nói ra hay không? vì Tôi là Cựu Huynh trưởng GĐPT. Nếu bạn muốn biết thật sự vụ “đàn áp phật giáo tại đài phát thanh Huế 1963″ vụ “Lực lượng đặc biệt tấn công chùa xá lợi 8.1963″ có rất nhiều tài liệu đã bạch hoá. Trung tướng Tôn Thất Đính (Phật giáo) chỉ huy tấn công chùa Xá lợi là hiểu rõ.
Hy vọng Tướng Đính hãy vì sự thật lich sử mà lên tiếng công đạo, im lặng không phải là thượng sách.
Nguyen Hung Kiet
-----
Xin trích đoạn tài liệu CSVN vế cái chết Tương Trịnh Minh Thế :”Ngày 3 tháng 5 năm 1955, khi đang ngồi trên xe Jeep chỉ huy tiến quân qua cầu Tân Thuận, Tướng Trình Minh Thế bị một viên đạn carbin bắn tỉa vào sau gáy từ một giang thuyền trên Sông Sài Gòn. Vụ giết người này không bao giờ được làm sáng tỏ, một số người đổ lỗi cho phía Pháp (vì họ đã thề giết cho bằng được Trình Minh Thế trong suốt nhiều năm, Pháp đã thú nhận sau náy), trong khi một số người khác đổ lỗi cho chính quyền Nam Việt Nam, lí luận trong giai đoạn (1965-1975). Hoàn cảnh cái chết của ông cũng gây nhiều tranh cãi, khi có nhiều thông tin khác nhau, thậm chí đối lập nhau về thời gian, địa điểm, vết thương gây nên cái chết của ông… Sau khi chết, tên ông được đặt cho con đường dọc suốt Quận 4 Sài Gòn cho tới năm 1976, nay là đường Nguyễn Tất Thành”
“12.2002 Con trai Tướng Trịnh Minh Thế là Trịnh Minh Nhật tại Canada tuyên bố là cha mình bị đã bị bắn hai phát, chứ không phải một như thông tin chính thức mà giới truyền thông đưa ra. Từ đó Ông cho rằng có lẽ Trình Minh Thế đã bị ám sát bởi chính quyền Nam Việt Nam để ngăn chặn khả năng ông ta trở thành phe đối lập với chính quyền”
Vụ giết người này vẫn chưa được làm sáng tỏ, vì hiện tại vẫn có một số người tại hải ngoại thù hận Ngô Đình Diệm, tin vào luận điễm cùa các Tướng Đảo chánh 1963″.
Tôi cũng thấy không cần thiết tranh Luận về vấn đề này, Lịch sử sẽ làm sáng tỏ tất cả.
Băm xác Ba Cụt: Dương văn Minh thú nhận sĩ quan cận vệ của mình Trung uý Nguyễn Văn Nhung là người thực hiện nhằm trả thù người bạn bị lính Ba cụt bắn tử thuơng 1956. Nguyễn văn Nhung Là con người hung ác, hành động theo cảm tính không thể đổ lỗi cho TT Diệm
Sáng 2.11.1963 Đại uý Nhung là người rút súng Colt 45 bắn bồi, dùng dao găm đâm vào 2 xác chết của anh em TT để lập công với tướng Minh, lên thiếu tá. Hung thủ thật sự là một Thiếu tá dùng tiểu liên M.2 xả hàng loạt đạn vào TT, và Cố Vấn. Trong tác Phẫm A Death in November cua Ellen. J. Hammer đã nói rõ, và tác phẫm này cũng đã nói sự thiếu lương thiện của Tướng Nguyễn Chánh Thi trong tác phẩm “Một trời tâm sự” đã che dấu sự thật, xin lỗi hương hồn Tướng Thi, nhất trong đoạn nói cái chết của TT Diệm 2.11.1963. Chính Tướng Thi đả đích thân lấy lời khai tân Thiếu tá Nhung theo lệnh Tướng Khánh 30.1.1964, sau đó hạ sát thiếu tá Nhung bị đầu mối. Tờ khai này không bao giờ đến Tướng Khánh. sau khi Lưu vong tại Mỹ 1968, tác giả đã được ướng Thi cho xem lời khai này. Trong Hồi ký Tướng Thi đục bỏ, nguỵ tạo chứng cứ, dẫn Tướng Thu là người ra lệnh. Trong Quân lực VNCH, không có tướng nào trên Thu.
Vụ Phật Đản 1963 tại Huế:
Đạo Phật là Đạo: Đại Hùng – Đại Lực – Đại Bi, Đức Phật tổ đã thuyết Pháp từ buổi bình minh Lịch sử đạo Phật. Châm Ngôn Gia đình phật tử: Bi – Trí – Dũng.
Vì vậy là Phật tử phải tôn trọng sự thật, bảo vệ sự thật, mới nói đến Tôn trọng sự sống, bảo vệ sự sống. 3 ngôi báu Đạo Phật: Phật – Pháp – Tăng. Người Phật tữ chắp tay trước người Tu sĩ Phật giáo là kính trọng chiếc áo Vàng Khoác trên người. Còn Tư cách Người Tu si đó cần xét đoán. Linh Mục, hay Mục sư cũng thế.
Nay trở lại Người Xách động Phật Đản 1963 là Thượng toạ Trí Quang. Trí Quang đã vào Mật Khu dư lễ thành lập Mặt trận Giải phóng Miền Nam (Việt Cộng: National Liberation Front NFL) 12.1960. Trúng Mỹ nhân kế của CS. Tất cả cảnh hành lạc bị chụp hình để CS khống chế. Những tấm ảnh này Tình báo đệ nhất cộng hoà, và CIA đều có do một điệp viên cao cấp đệ nhất Cộng hoà cài vào trung ương cục Miền (cục R).
Sau đảo chánh 1963 Thiếu tá Đặng Sĩ phó tỉnh trưởng Nội An Huế 1963, bị đem ra toà án quân sự kết tội thảm sát phật tử biểu tình trước đài phát thanh trong mùa Phật đản 1963. Ông trắng án, chỉ giải ngũ. Vì Ông chứng minh được vụ nổ gây ra la do bàn tay thứ ba xen vào. Những người bị Thảm sát do chất nổ của Mìn, chứ không phải là do đạn Carbin, hay Đại liên, hoặc Pháo 105 ly. “như Phật giáo, Tướng Đảo chánh kết luận là do binh lính thiếu tá Đặng Sĩ nổ súng tàn sát. vụ án chấm dứt, các Tướng Đảo chánh không dám khui ra.
bản phúc trình CIA gởi TT Lyndon Johnson 1965: “Trí Quang là kẻ nguy hiễm, vì hoang tưởng mưu cầu quyền lực, sẵn sáng đi đêm Việt cộng từ 1960, Henry Cabot Lodge biết, nhưng vẫn sử dụng đễ lật đổ Diệm”. Đây là lí do TT Johnson bật đèn xanh cho Nguyễn Cao Kỳ tiêu diệt cái gọi là biến động phật giáo miền Trung.
sau 1975 CS giam lỏng Trí Quang, vì họ coi Ông ta là người nguy hiễm.
Nền Đệ nhất Cộng hoà cũng có rất nhiều sai lầm, nhưng hơn hẳn Đệ nhị cọng hoà nhiều lần, dĩ nhiên tốt hơn CS hàng trăm lần.
Công, hay tội nền đệ nhất Cộng hoà Lịch sử sẽ bạch hoá, Lịch sử phải công bình đạo lý, Sự thật phải tôn trọng.
---------
  1. Xin Bổ sung :về sự nguỵ biện, nguỵ tạo lịch sử của tác phẩm ” Việt Nam một trời Tâm sự” Của Tướng Nguyễn Chánh Thi. Xin lỗl hương hồn Trung tướng, sự thật lịch sử phải trả lại cho sự thật. Mọi sự thật không thể che dấu dưới bầu trởi này. Tác phẩm này đổ tất cả tội lỗi lên đầu Thiếu tá Nguyễn văn Nhung cận vệ Tuong Dương văn Minh , và Tướng giả mạo tên “Thu”. không có thật. chính Tướng Thi tuyên bố Thiếu tá Nhung dùng giây giày tự tử tại bộ tư lệnh Dù, trong lúc đó Thiếu tá Nhung bị đâm chết để bịt đầu mối. Tướng Khánh không kiểm tra , hung thủ vẫn thoát, thăng trung tá , sau này ngồi ghế chánh án tử hình Ngô đình Cẩn , dù mọi chứng cớ buộc tội là Không có thật : Hầm chôn người tại chín hầm Thừa thiên, đến tàng trử vũ khí trong nhà. Toà án quân sự đã vi phạm luật pháp một cách trắng trợn. Đơn xin ân xá bị Quốc Trưởng Dương văn Minh bác bõ không thương tiếc. Tướng Khánh không can thiệp được, thời gian này Tướng Khánh chỉ còn Thủ tướng, do âm mưu bẩn thỉu của các thế lực : Trí Quang – Thiện Khiêm , dùng Quần chúng ép Tướng Khánh nhường chức Quốc Truởng cho Minh de thuc hien muu do. Ngày mai Cố vấn Ngô đình Cẩn ra pháp trường Tướng Khánh không ngủ được , mắt đỏ kẻ . biết mình trúng kế., không the cứu được mãng sống Ông Cẩn .
    Nhưng tướng Thi quyên một điều người sĩ quan cấp tá hung thủ mà Tướng Thi bao che vì sợ Đụng chạm đến Ông Tướng linh hồn Đảo chánh ,sau 1975 vị sĩ quan cao cap này rơi vào trại tù CS. đã hợp tác CS . Quân sử CS đã viết rất rõ cuộc đảo chánh 1.11.1963, không thua gì các tác giả Mỹ: xác nhận Thiếu tá Nhung vào hầm thiết giáp M.113 Anh em TT đả chết , Ông ta chỉ bắn vào xác chết. Điều này chứng tỏ Ông ta thật thà khai báo. với CS.
    Việt Nam một tròi tâm sư chỉ lừa bịp , che dấu các bạn đồng ngũ của Trung tướng, và một số người Việt Hải ngoại trong giai đoạn ngắn . Ông Tướng 3 sao quyên điều này. Đại tá Phạm Bá Hoa cũng quyên điều này , trong thởi đại bùng nổ thông tin , không có gì có thể che dấu .
    Trước Khi chết Đại tá Nguyễn Hữu Duệ (Phật giáo) đã dũng cảm viết lên sự thật trong ngày 1.11.1963 khi ông ta Thiếu tá Tư lệnh phó , kiêm quyền tư lệnh Lữ đoàn Phòng vệ phủ TT.Dinh Gia Long .(Trung tá Nguyễn Ngọc Khôi tư lệnh Lữ đoàn, Đại tá Lê Quang Tung Tư lệnh LLĐB , Trung tá Thiện tư lệnh Thiết Giáp trúng kế Tướng Khiêm về TTM họp, bị bắt giam SÁNG 1.11.1963). Đại tá Duệ cũng vạch rõ ai là hung thủ. Ông là tín đồ Phật giáo thuần thành , nhưng trung thành TT Diệm đến trọn cuộc đòi. Ông cũng chứng minh cho mọi người Thấy TT Diệm không hề ký thị Phật giáo . cũng như Đại uý không quân Tuỳ Viên TT :Đỗ Thọ , là Phật giáo, (dù cháu Đại tá Đỗ Mậu Cánh tay mặt Tướng Khiêm)nhưng trung thành tuyệt đối TT Diệm,kết quả cũng nhận cái chết thảm khốc, vì các Loạn Tướng không muốn Đại uý Thọ chuyển lời trăn trối của Ngô Đình Nhu đến Tướng Nguyễn Khánh.
----
Thật ra tôi cũng hiểu nền Đệ Nhất Cộng Hoà cũng có sai lầm, Tôi đã đọc hàng chục cuốn sách lên án Đệ nhất cộng hoà, không phải là không có căn cứ, từ các học giả ngoại quốc , đến Việt Nam , Tự Do, và CS, nhưng nếu cứ dùng lập luận : tay sai, của Pháp , Mỹ , đàn áp các Tôn giáo; Phật đản 1963 tại Huế, tấn công Chùa Xá lợi 8.1963. Đền tự thiệu của thầyThích Quảng Đức. Cái chết của Tướng Trịnh Minh Thế, vụ Đại tá Lê Quang Vinh( Ba cụt), thì không ổn. Vì có rất nhiều luận cứ ngược lại , có nhiều bí ẩn Lịch sử sẽ bạch hoá sẻ phản tác dụng . Trước 1975 Tôi chỉ là đứa bé tiểu học đến trướng Thầy cô giáo dạy rằng :
” 1954 sau hiệp định Gieneve 1954 Ngô đình Diệm thực hiện chế độ độc tài Gia đình trị tàn ác, ngày 1.11.1963 Hội đồng Quân nhân cách Mạng dưới sự lãnh đạo của Trung tướng Dương Văn Minh lật đổ chế độ độc tài gia đình trị . Toàn dân , toàn quân tin tưởng vào tương lai sáng lạng tiền đồ của dân tộc”.

Vế sau lịch sử chứng minh đã là sai :Tiền đồ dân tộc là chế độ tham nhũng không thể chửa trị , dẫn đến ngày oan nghiệt 30.4.1975, để ngày hôm nay Há Nội bán nước làm tay sai của Bắc Kinh .
Ngạn ngữ có câu “nửa khúc bánh mỳ , là bánh mỳ , nhưng một nữa sự thật là gian dối ”

Làm sau Tôi có thể tin những Sách vở viết về Đệ nhất Cộng Hoà (1955-1963), dưới thời đệ nhị Cộng hoà (1965-1975)được ? Đầu óc tuổi thơ còn bị đầu độc như thế , đố có Ông nhà văn, Giáo sư nào dám bênh vực TT Diệm mà không bị thăm hỏi sức khoẻ ?. Vì vậy khi nghe Ông Tài yêu cầu đọc tác phẩm của Giáo sư Sử Địa : Chu Văn Trình , thì tôi thấy không ổn , chắc chắn Ông Giáo sư này chỉ lên án dữ dội TT Diệm, vì đây là tạo chính thống cho Đệ nhị Cộng Hoà .Có như vậy tác phẫm mới xuất bản được

Thật ra nhiều người Không thích Căm ghét Đệ nhất Cộng hoà là các lí do sau đây :
1. Nếu lấy quan điễm tự do dân chủ của Phương tây làm mô hình , thì Đệ nhất Cộng Hoà có vẻ độc tài. Vì TT Diệm quan niệm trong bối cánh đất nước chia đôi , thoát thai từ Phong Kiến , Thực dân, muốn chiến thắng Cỗng sản thì không thể tự do như Pháp – Mỹ được . Trình độ dân trí chưa cao chỉ làm lợi cho Cộng sản.
Để bảo vệ VNCH , phải hình thành chủ thuyết để chiến thắng Chủ nghỉa CS. Từ đó Đảng Cần Lao ra đời . Học thuyết Nhân Vị hình thành Đảng Cần Lao lãnh đạo . Nền Đệ nhất Cộng hoà là chế độ có tự do Giới hạn, từ đó vấp phải chống đối cùa các Đàng phái Khác . Nhưng thử họi tự do như Đệ nhị Cộng hoà : Sinh viên biểu tình , Linh Mục đối lập Chân Tín , Trẫn Hữu Thanh chỉ dọn đường cho CS. Các đảng phái khac có ai xứng đáng là TT để bảo vệ VNCH?
Báo chí Mỹ không thích TT Diệm vì họ dùng quan điểm tự do của người Mỹ, xét đoán , là không đúng hoàn cảnh VN.
Ngay cả Tướng Khánh khi có uy quyền Ồng ban hành Hiến chương Vũng Tàu , để kiểm soát báo chí trong thời chiến , ngăn chặn Trí Quang xách động Sinh Viên , Phật tữ biểu tình. bỊ kết án độc tài. Nhưng đến biến Động Miền Trung 1966 Ông Kỳ sử dụng quân đội tân công Trí Quang thẳng tay , sao Mỹ không lên án đàn áp phật giáo như 1963 . Trong lúc mức độ tàn bạo hơn nhiều.

2, Đệ nhất Cộng hoà :1955-1963 :Uy quyền của Giám Mục Ngô Đình Thục quá lớn tạo dị ứng Phật Giáo, ,Cao Đài ,Hoà Hảo. Một số Sĩ quan ,Công chức cải đạo qua Công giáo để thăng quan tiến chức. Nhưng đây không phải lỗi của TT Diệm, không thể kết án được. Giám Mục Thục, là giám mục địa phận Vĩnh Long .
Vụ cấm treo cờ Phật giáo trong mùa Phật đản tại Huế là có thật. Do cấp chính quyền muốn lấy lòng Giám Mục Thục khi Ông đến Huế. Nhưng khi Ông Ngô Đình Cẩn báo về Sài Gòn : TT Diệm nổi giận, ra lệnh cấp chính quyền Thừa Thiên Huế huỷ bõ lệnh ngu xuẩn đó . Công Điện từ Dinh Gia Long đã đến Tỉnh trưởng Thừa Thiên , và Ông Cố vấn miền Trung NĐ Cẩn, lập tức thông báo cho chùa Từ Đàm tại Huế . Thượng toạ Trí Quang được Thông báo .
Thích Trí Quang vẫn huy động Phật tử , sinh viên biểu tình trước Đài Phát Thanh, thái độ hung hăng . Thiếu tá Đặng Sĩ phó tỉnh trưởng Nội an phải huy động binh sĩ tới bảo vệ Đài Phát Thanh.
Thì một trái mìn định giờ Phát nổ, bao nhiều mạng người chết thê thảm. Trí Quang hùng hổ tuyên bố :”Lính của Thiếu tá Đặng Sĩ xả súng , và lựu đạn , kể cả đại liên thảm sát phật tử? . Phật giáo phẫn nộ xuống đường chống đối khắp nước dẫn đến Thầy Thích Quảng Đức tự thiêu. Cả thế giới lên án Đệ nhất Cộng Hoà. Liên hợp Quốc cử phái đoàn đến VN điều tra.

Bản điều tra kết thúc xác định rõ Đệ nhất Công Hoà không đàn áp Phật giáo , nhưng đã quá muộn . Đảo chánh đả nổ ra . Chính Tướng Minh, Tướng Khiêm tống xuất phái đoàn Liên hợp Quốc ra khỏi VN. khi được báo cáo về bản phúc trình . Các Tướng Đảo chánh còn đê hèn tung tin: phái đoàn Liên Hiệp quốc trúng Mỹ nhân kế cua Đệ nhất Cộng Hoà. Đại sứ Henry Cabot Logde phải can thiệp để phái bộ LHQ không làm rùm beng , đễ bảo vệ uy tín cho Minh- Khiêm .

Đây là những điều tôi nói thật lòng với các bạn, dù tôi là Huynh Trưởng cấp tập GĐPT.

Nguyen Hung Kiet

TRUNG TƯỚNG TRÌNH MINH THẾ

Sinh năm 1922 làng Trà Cau, quận Gò Dầu tỉnh Tây Ninh; có dính líu ít  nhiều đến cuộc khởi nghĩa của quân Tây-Sơn vì tổ phụ 4 đời họ Trịnh gốc  Bình Ðịnh. Ông là tín đồ của Cao-Ðài. Ðã từng là Tham Mưu Trưởng Quân Ðội Cao Ðài, Chỉ Huy Trưởng Quân Ðội Quốc Gia Liên Minh.

Trở về quy phục chính phủ quốc gia ngày13/2/1955. Ðược đích thân cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm gắn cấp bậc Thiếu tướng.

Tướng Thế là một dũng tướng nhưng có tính e lệ với phụ nữ. Biết co giãn tùy thới thích hợp với việc quân (khi nghiêm khắc bàn quân sự, lúc dễ dãi cười đùa trong nghĩ ngơi). Cách phục sức bình dân không diêm dúa, nói năng khiêm tốn lễ độ nhường nhịn lời ăn tiếng nói với mọi người. Khi đã có bụng khi ai, Tướng Thế không nói ra, chỉ im lặng nghe phút biểu rồi nồng hậu tiễn về. Là một vị tướng đức độ (thương xót giúp đỡ kẻ dưới nhường nhịn người trên) thông minh tuyệt vời có một không hai dù ít học.

Một vị dũng tướng hiếm có như thế không may bị mất sớm lúc 19 giờ chiều ngày 3 tháng 5 năm 1955. Có giả thuyết cho rằng thực dân Pháp ám sát lại có chỗ nói rằng chính Bình Xuyên đã làm. Thủ tướng Ngô Đình Diệm liền truy phong chức Trung Tướng cho người quá cố. Tang lễ của cố Trung tướng Trình Minh Thế được cử hành theo nghi thức Quốc-táng dưới sự chủ tọa của cố Tổng thống Ngô Ðình Diệm cùng cố vấn Ngô Ðình Nhu.

Ông Nhị Lang, cố vấn chính trị của Phong trào kháng chiến Trình Minh Thế cũng đã xác nhận : "Vậy mà khi tôi đem tất cả lòng thành thật diễn tả trường hợp tử vong của người đồng chí họ Trình, sau bao đắn đo cân nhắc mọi giả thuyết, để đi đến kết luận là Tướng Thế “bị ám sát tại chiến trường Tân Thuận” buổi chiều ngày 3/5/55, bởi bọn tôi tớ Pháp, v.v..., thì dư luận lại bất chấp mọi lẽ, cứ một mực đổ diệt cho anh em ông Diệm. Gần đây hơn, tôi có công bố trên mặt báo chí một tài liệu bằng tiếng Pháp, với lời xác nhận của viên Thiếu tá tình báo Pháp tên là Savani rằng chính ông ta đã tổ chức giết Trình Minh Thế, để trả thù cho thượng cấp là Tướng Chanson"
Cố Trung Tướng Trình Minh Thế chủ trương Chống Cộng, Ðả Thực, Bài Phong.

Quỳnh Trâm Blog: Sưu tầm

No comments:

Post a Comment