Trong một bản kiến nghị đề ngày 19/07/2013 và
được chính thức công bố ngày 21/07/2013, các nhân sĩ trí thức Việt Nam đã đưa
ra lời khuyến nghị gởi đến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trước chuyến công du
Hoa Kỳ ngày 25/7 tới. Bức thư được 82 trí thức, nhà báo, cựu viên chức tên tuổi
ký tên.
Bức thư mở đầu như sau : « Chúng tôi,
những người Việt Nam trĩu nặng ưu tư về vận nước, đang băn khoăn theo dõi những
diễn biến mới về thời cuộc… ». Nhắc đến bối cảnh các hoạt động ngoại
giao dồn dập gần đây ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới, nội
dung bản kiến nghị nhằm lưu ý Chủ tịch nước Việt Nam ở ba điểm.
Trước hết, những cam kết đưa ra trong Tuyên bố
chung Việt Nam – Trung Quốc còn chưa ráo mực, thì ngay lập tức trên Biển Đông,
các tàu hải giám của Bắc Kinh đã rượt đuổi và hành hung các tàu cá của ngư dân
Việt đang hành nghề trên lãnh hải Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa.
Đồng thời Bắc Kinh còn ngang nhiên cấp giấy chứng minh và giấy cư trú cho người Trung Quốc ở cái gọi là « thành phố Tam Sa », vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo bản kiến nghị, thì « đây là một
hành động có tính toán, thể hiện rõ âm mưu và thủ đoạn xảo quyệt của giới cầm
quyền Bắc Kinh », như vậy không thể trông mong vào « đường dây nóng ».
Tuyệt đối không để những « cam kết » với Trung Quốc vừa qua phủ bóng lên cuộc
công du của Chủ tịch nước lần này.Đồng thời Bắc Kinh còn ngang nhiên cấp giấy chứng minh và giấy cư trú cho người Trung Quốc ở cái gọi là « thành phố Tam Sa », vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Kiến nghị nhấn mạnh : « Chừng nào các
nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn còn trong vòng kềm tỏa của ‘mười sáu chữ’, ‘bốn tốt’
nhằm che đậy chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, thì đất nước sẽ vẫn còn trầm luân
». Nếu dựa vào những giải pháp như « đường dây nóng » thì chỉ dẫn tới
việc « trói tay những người yêu nước vạch mặt mưu đồ đen tối của kẻ xâm
lược ».
Điểm thứ hai, kiến nghị cho rằng trong hoàn
cảnh kinh tế đất nước đang gặp nhiều khó khăn, « việc tham gia Hiệp
định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) cần được xem như một giải pháp
quan trọng », « thế nhưng những điều kiện tham gia TPP không đơn
thuần chỉ là những cam kết về kinh tế mà bao gồm cả những vấn đề về dân chủ và
nhân quyền ».
Gần đây hai văn bản về nhân quyền đối với Việt
Nam đang được gấp rút soạn thảo và trình lên Quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ, trong
đó ràng buộc với các khoản viện trợ phi nhân đạo cho Việt Nam, cổ súy thái độ
cứng rắn hơn trong lãnh vực nhân quyền và tôn giáo, có cả điều khoản đóng băng
tài sản và cấm giao dịch với tất cả đối tượng vi phạm luật này. Danh sách 35
blogger bị giam cầm ở Việt Nam mà Phóng viên Không biên giới vừa đưa ra cũng là
một lời cảnh báo.
Tuy nhiên trong bối cảnh hoạt động kinh tế
đình đốn, thì việc trấn áp người yêu nước chống Trung Quốc và những người bày
tỏ chính kiến một cách ôn hòa vẫn tiếp diễn. Theo bản kiến nghị, nếu «
gương mặt Việt Nam về dân chủ và nhân quyền chưa được cải thiện » trước
công luận, thì « việc tham gia vào TPP không thể thuận buồm xuôi gió
được ».
Cuối cùng, kiến nghị nhận định : « Đó
là hai trở ngại to lớn mà Chủ tịch nước đang đối diện. Tuy vậy, đây lại là thời
cơ để thể hiện bản lĩnh của người gánh vác trọng trách trước Tổ quốc và nhân
dân (…), để thoát khỏi quỹ đạo Trung Quốc, hội nhập vào thế giới dân chủ, văn
minh (…) » Kiến nghị kết luận : « Bỏ lỡ thời cơ là sự bỏ lỡ tệ
hại nhất, và rồi cái giá mà dân tộc phải trả là không sao lường hết ».
Trả lời RFI Việt ngữ hôm nay, nhà báo tự do
Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh nhận xét về ý nghĩa của bản kiến nghị :
Về bản kiến nghị của nhóm nhân sĩ trí thức mà trong đó tôi cũng đã ký tên, thì tôi có nghe là trước đó có một vài người tỏ ý không muốn ký và cũng đã gởi thư cho nhau, nói là việc này ký mãi cũng chả để làm gì. Do trước đó cũng đã có một số kiến nghị về vấn đề Hiến pháp, về điều 4, về vấn đề đất đai… và nói chung là đã có nhiều phản biện xã hội của các nhân sĩ trí thức, nhưng mà không có tác động thực sự đối với chính quyền, và cũng không được một nhân vật nào trong chính quyền lắng nghe, và có phản hồi xác đáng. Cho nên họ cho là, thôi, không nên ký vì mọi chuyện không đi tới đâu.
Về bản kiến nghị của nhóm nhân sĩ trí thức mà trong đó tôi cũng đã ký tên, thì tôi có nghe là trước đó có một vài người tỏ ý không muốn ký và cũng đã gởi thư cho nhau, nói là việc này ký mãi cũng chả để làm gì. Do trước đó cũng đã có một số kiến nghị về vấn đề Hiến pháp, về điều 4, về vấn đề đất đai… và nói chung là đã có nhiều phản biện xã hội của các nhân sĩ trí thức, nhưng mà không có tác động thực sự đối với chính quyền, và cũng không được một nhân vật nào trong chính quyền lắng nghe, và có phản hồi xác đáng. Cho nên họ cho là, thôi, không nên ký vì mọi chuyện không đi tới đâu.
Nhưng thực ra theo tôi và một số anh em khác,
thì đây không chỉ là một thư kiến nghị, mà còn có ý nghĩa như là một tác động
về mặt truyền thông. Mà trong cái buổi giao thời như thế này, truyền thông đóng
một vai trò hết sức quan trọng. Đây không chỉ là một cái thư kiến nghị gởi cho
một cá nhân Chủ tịch nước, hay là cá nhân Tổng bí thư, Thủ tướng, hoặc một lãnh
đạo cao cấp nào, mà nó còn mang ý nghĩa truyền thông, có sự lan rộng, lan tỏa
đến các tầng lớp. Và không chỉ cho cá nhân lãnh đạo trong Nhà nước, trong Đảng
đọc, mà còn có tác động đến cả lớp trẻ, đến các thế hệ sau này.
Trường hợp như anh Lê Hiếu Đằng - là một trong
những người chủ chốt của phong trào phản biện và rất tâm huyết - hiện nay vẫn
đang trong tình trạng phải nói là nguy kịch : ung thư tiền liệt tuyến, mà vẫn
tham gia ký tên. Đó chính là một tấm gương đối với lớp trẻ bọn tôi sau này.
Do vậy cho nên những việc cần làm - thì cũng
như giáo sư Tương Lai đã nói, mặc dù yếu sức, nhưng mà việc cần làm thì vẫn
phải làm. Đồng thời việc làm này còn tạo ra những tiền đề cho một xã hội dân sự
trong tương lai của Việt Nam. Tại vì nếu không có phản biện thì sẽ không có tác
động tới chính quyền. Và không có tác động tới chính quyền thì mọi chuyện sẽ
vẫn đi theo lối mòn như cũ.
Huống chi đây là cuộc gặp rất quan trọng giữa
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama. Hy vọng là vẫn có thể mang
lại một chính sách nào đó mới mẻ hơn một chút, có một sự cởi mở hơn một chút về
vấn đề dân chủ, nhân quyền.
Đồng thời có một sự đồng cảm và đồng dạng với
bức thư kiến nghị của nhóm nhân sĩ trí thức Việt Nam. Cùng thời điểm đó chủ
tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Mỹ cũng đã gởi gần như là một tâm thư tới
Tổng thống Obama, đề cập tới vấn đề dân chủ, nhân quyền, và có thái độ gần như
trách cứ đối với Tổng thống Obama về thời gian vừa rồi đã có thái độ không thực
sự chú tâm đúng mức tới vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Mặc dù vào tháng
5 năm trước, trong Ngày Tự do Báo chí Quốc tế, ông Obama đã nhắc tới những
trường hợp như : « Chúng ta không được phép quên những người như blogger Điếu
Cày ». Mà hiện nay Điếu Cày đã tuyệt thực cho tới ngày hôm nay là ngày thứ ba
mươi.
Có một sự đồng cảm giữa những nhân sĩ, trí
thức người Mỹ và người Việt Nam cùng tập trung ở một tiêu điểm, đó là vấn đề
dân chủ và nhân quyền. Do vậy ý nghĩa của bức thư kiến nghị này không phải chỉ
cho một cá nhân lãnh đạo nào, mà còn có ý nghĩa xã hội rộng lớn.
RFI : Trong kiến nghị có nhấn mạnh đừng bỏ lỡ thời
cơ, anh thấy đây có thực sự là một thời cơ cho Việt Nam không ?
Phạm Chí Dũng : Có nhiều hàm ý, nhiều
khái niệm về tính thời cơ. Nhưng mà theo tôi hiểu, chữ « thời » của Nguyễn Trãi
được hiểu rộng lắm. Không hẳn là một thời cơ, một sự chuyển vận, thay đổi có
tính bước ngoặt lớn lao, mà có thể đó chỉ là những dấu hiệu của một tiền đề nào
đó.
Và theo cảm nhận riêng của tôi, thì đây là một
tiền đề. Có một sự chuyển biến nhất định trong chuyến đi của ông Sang, trong
cuộc gặp ông Obama lần này, chứ không phải là không có gì. Có một sự cởi mở
nhất định, và sự cởi mở đó nằm trong một thế cuộc chung mà giáo sư Tương Lai có
gọi là tính « thời » của nó. Nếu có xảy ra một hiệu ứng, một tác động đối với
vấn đề quan hệ Việt-Mỹ, thì tôi cho là cuộc gặp giữa ông Sang và ông Obama lần này
có thể giải quyết được từ 10 đến 15% những vấn đề mà trước giờ chưa giải quyết
được.
RFI: Xin cảm ơn nhà báo Phạm Chí Dũng.
No comments:
Post a Comment