Sunday, October 13, 2013

MÀN KỊCH QUỐC TANG TƯỚNG GIÁP ĐÃ HẠ


Nguyễn T Bình - Khi bài viết này đến với bạn đọc báo mạng thì thân xác ông Giáp, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thật sự về với cát bụi sau 9 ngày nán lại trên dương thế để đảng của ông đủ thời gian khai diễn màn kịch bắt buộc phải có trên sân khấu chính trị xã hội nước CHXHCNVN đang trong giai đoạn nhiểu sự vô cùng bất lợi cho cái ách toàn trị vốn dỉ đã áp đặt lên thân thân phận hơn 80 triệu người dân VN trong suốt mấy chục năm qua.

Màn kịch được khai diễn hết sức tốn kém hiểu đúng nghĩa vật chất, công sức cụ thể của nhiều người. Giữa lúc nền kinh tế quốc gia đang trong cơn hấp hối sau hơn 20 năm phát triển bề nổi để lấy tiếng cho đảng. Nhưng giá trị và hiệu quả màn kịch này từ đầu chí cuối không là bao, bởi sự dàn dựng vẫn theo kiểu đường xưa lối cũ, không tạo được bất ngờ cho số đông, ngoài trừ một thiểu số ưa thích ăn mày dĩ vãng, thương vay khóc mướn. Nói cách nào đó, có lẽ vong linh ông Giáp và cả thân nhân ruột thịt của ông không thích, không muốn có một màn kịch như vậy. Vì nó bộc lộ quá nhiều điều bất hợp lý và bất hợp tình, so với nhân cách ông Giáp như người ta đã ca tụng, cũng như so với mong muốn của thân nhân ông đã được nêu trên báo Tuổi Trẻ ngay sau khi ông tắt hơi và nhất là so với những gì đảng của ông đã xử sự với ông trong 39 năm cuối đời.


Ông Giáp được ông Hồ phong cấp hàm đại tướng năm 37 tuổi – chỉ huy nhóm quân vài chục người người chân dép lốp xuốt thân thành phần bần cố nông. Từ đó đến năm ông 64 tuổi, trên mặt trận quân sự, ông là tổng tư lệnh của QĐNDVN trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ. Tên tuổi, thành tích của ông gắn liền với hai cuộc chiến này và sự thắng lợi của hai cuộc chiến này gộp lại, xét từ phía đảng CSVN, chính là cơ sở nền tảng hình thành nên chế độ CHXHCNVN hiện thời. Như vậy, dù muốn hay không, đảng CSVN vẫn buộc phải tổ chức quốc tang cho ông. Nếu không, đảng CSVN sẽ bị lộ rỏ mặt thật “ăn cháo đá bát” mà vốn dỉ bao năm nay đảng CSVN luôn bị quá nhiều sự vạch trần như vậy, nhất là từ những cá nhân, gia đình “có đóng góp công sức, xương máu vì mục tiêu, lý tưởng của đảng” (sic)Đây là lý do hàng đầu, lý do chủ yếu khiến ông Giáp, đại tướng Võ Nguyên Giáp được hưởng chế độ quốc tang linh đình hơn cả ông Hồ và các ông Lê Duẫn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng – mặc dù căn cứ quuyết định(hình như số 105) của đảng vẫn đang còn giá trị thi hành thì ông Giáp không hội đủ tiêu chuẩn cấp chức vụ được hưởng chế độ quốc tang. Nghe đâu quyết định này ban hành cách đây mười mấy năm và được coi như nhằm ngăn chặn trước khả năng ông Giáp được hưởng quốc tang.

Giữa chiến thắng trên mặt trận chính trị và chiến thắng trên mặt trận quân sự, chiến thắng nào mang tính quyết định trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhìn từ phía những người CSVN ? Câu trả lời đúng nhất thuộc về chiến thắng trên mặt trận quân sự. Ông Giáp, đại tướng Võ Nguyên Giáp thụ hưởng sự thuộc về này, vì ông là tổng tư lệnh quân sự trong cả hai cuộc chiến. Nói cách nào đó, từ 1975 tới nay, tất cả đảng viên CSVN từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất đã “ăn theo công trạng” của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Vậy, tại sao từ năm 1975 khi ông Giáp 64 tuổi đến năm 2013 khi ông Giáp 103 tuổi, tổng cộng 39 năm, ông Giáp phải sống gần như trong bóng tối chính trường VN, nếu không nói ông bị đảng“xếp xó” – kể cả khi biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc bộc phát chiến tranh vệ quốc ác liệt rất cần cái đầu “thiên tài quân sự” của Võ Nguyên Giáp ?

Câu hỏi trên đã được đặt ra từ lâu chứ không phải mới đây khi ông Giáp lìa trần. Đặt ra ngay trong nội bộ đảng CSVN và ngay trong những người có chút hiểu biết về tướng Giáp và về đảng của ông.Một chiến tướng từng là giáo sư dạy sử của trường trung học Thăng Long nổi tiếng Hà Nội thời Pháp như ông Giáp khó có thể chấp nhận thúc thủ trước bất cứ cá nhân hoặc tập thể nào nếu ông nắm trong tay chính nghĩa và sự thật. Cái gọi là trí thức của ông Giáp nhất thiết phải thể hiện rỏ nét, mạnh mẽ trong trường hợp này. Bởi đó là lòng tự trọng, ý chí bất khuất không thể thiếu của kẻ sĩ. Sự trung thành, tận tụy với đảng nơi ông Giáp cũng buộc ông cần phải như vậy – một khi ông được cho rằng là một đảng viên trung kiên, hết lòng vì đảng.Bằng không, 39 năm cuối đời của ông Giáp vẫn là sự hoài nghi đương nhiên không thể không có từ nhiều người và từ nhiều phía cãm tình hay không cãm tình với ông. Và, điều này góp phần cho thấy 9 ngày tán dương hết mức ông Giáp vừa qua chỉ là những lời thoại sáo rỗng, đần độn, mang tính chất “tuyên giáo đảng” của các “oải nhân khán trường”.

Theo nhiều thông tin đã công khai rải rác trên các báo lề đảng trong 9 ngày vừa qua, cho tới lúc tắt hơi ông Giáp, đại tướng Võ Nguyên Giáp không hề nói ra điều gì liên quan đến sự thúc thủ của ông trong 39 năm cuối đời và ông cũng chưa bao giờ bộc lộ thái độ bất mãn đảng, cũng như đối với bất kỳ cá nhân lãnh đạo nào từng tại vị trong khoảng thời gian này. Ví dụ như ông Đỗ Mười, ông Lê Đức Anh chẳng hạn. Phải chăng sau khi hoàn thành sứ mệnh cầm quân dành chiến thắng trên mặt trận quân sự, ông Giáp không màn danh vọng, địa vị trong hòa bình ? Nhận định này không có cơ sở thuyết phục. Bởi, thực tế đã cho thấy, ông Giáp không như Thánh Gióng sau khi đánh thắng giặc Ân đã lập tức phi ngựa thẳng về trời để lại một huyền thoại đầy ngưỡng mộ cho bao đời người dân Việt. Thậm chí khi thôi cầm quân ông Giáp đã “vui vẻ” chấp nhận làm Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân số và kế hoạch hóa gia đình – một cái chức liên quan trực tiếp tới vấn đề sinh sản, sinh đẻ của phụ nữ. Phải chăng lãnh đạo đảng của ông lúc đó đã “chơi xỏ lá” ông “vì ông là tướng quân, dù muốn hay không đã gây chết chóc cho nhiều người, nay phải lo chuyện chị em sinh đẻ để chuộc tội” ?

Vậy, khi đảng CSVN cho rằng “tuổi trẻ và nhân dân cả nước cần học tập noi gương đại tướng Võ nguyên Giáp” thì học tập, noi gương cái gì ? Có phải học tập, noi gương nhẫn nhịn, chịu đựng “sống chung với lũ” cho tới chết, dù là trí thức cũng chấp nhận cam lòng phục tùng thành phần bần cố nông vô học “ngu mà nguy hiễm” ? Đây là điều ai cũng biết từ lâu đảng CSVN luôn mong muốn, kể cả ban hành hàng loạt qui định luật pháp để buộc toàn dân VN phải tuân theo, làm theo mong muốn này – ngỏ hầu giúp cho đảng CSVN đè đầu cưỡi cổ toàn dân càng lâu càng tốt. Trí thức kiểu như ông Giáp và nhiều ông bà giáo sư, viện sĩ, tiến sĩ, phó tiến sĩ trong nhiều năm qua xuất hiện “dạy đời” lia lịa, thường xuyên trên các báo lề đảng thật đúng là “uổng công cha mẹ ơn thầy”.

Ông Giáp, đại tướng Võ Nguyên Giáp đã không nói và giờ đây mãi mãi không bao giờ ông còn dịp để nói nữa. Có thể mai kia mốt nọ vợ con ông hoặc cận thần thân tín chí cốt nào đó của ông sẽ nói thay ông dựa vào những chứng liệu ông để lại chăng ? Điều này còn phải chờ xem. Nhưng đảng CSVN phải nói, nói công khai, nói đầy đủ, nói càng sớm càng có lợi. Bởi, trong tang lễ của ông Giáp, đảng CSVN và hệ thống truyền thông của mình đã khẳng định ông Giáp, đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trung thần cho tới hơi thở cuối cùng. Nếu đảng CSVN không nói, mặc kệ trung thần chết trong bao hoài nghi của thiên hạ, thì rỏ ràng việc tổ chức quốc tang cho ông Giáp, đại tướng Võ Nguyên Giáp một cách linh đình, đầy tốn kém như trong 9 ngày vừa qua thực chất chỉ là một màn kịch đúng nghĩa là kịch – như đảng đã quen đóng bao lâu nay đối với dân chúng và cả đối với đồng chí mình, thậm chí cả đối với quốc tế. Sự thể này, từng người dân VN sớm liên kết cộng sinh với nhau nổ lực tìm mọi cách chấm dứt hoàn toàn may ra nước mới mạnh, dân mới giàu, xã hội VN mới có thể thật sự nở hoa dân chủ, công bằng, văn minh.

Nguyễn T Bình

No comments:

Post a Comment