Chiến tranh Việt Nam chấm dứt nhưng cuộc chiến
trong lòng những người bị bắt, bị lưu lạc tha phương trong vụ án xét lại chống
đảng vẫn không chấm dứt. Trong lòng họ còn rất nhiều điều cần giải tỏa và cho
tới nay, năm 2013, đã 46 năm trôi qua nhưng vẫn chưa thấy ai trong chính quyền
lên tiếng gợi ý về một cuộc điều tra sâu rộng nhằm đưa vụ án này ra ánh sáng
công luận.
Có
lẽ vụ bắt giữ ông Lê Hồng Hà đã làm cho những đảng viên cộng sản hôm nay vẫn
lấy đó làm tấm gương cảnh báo về sự nguy hiểm nếu đề nghị đem vụ án này ra ánh
sáng. Ông Lê Hồng Hà, một nạn nhân khác của vụ án xét lại chống đảng bị bắt vì
muốn Trung ương xét lại vụ án oan khuất này kể:
Sau khi tôi đòi thanh minh cho cái vụ ấy thì một số các người lãnh đạo lúc bấy giờ như Lê Đức Anh ...tức tối bởi vì thanh minh như thế là tôi muốn phê phán cái sự lãnh đạo của trung ương trước đó là sai. Họ tức tối nên khai trừ tôi và ông Nguyễn Trung Thành. Họ bịa tạo ra một việc là cái tham luận của ông Võ Văn Kiệt ở hội nghị bộ chính trị, nó chẳng phải là tài liệu tối mật gì cả mà dựng lên đấy là tài liệu tối mật.
“Ông Hồng Hà có liên quan đến tài liệu tối mật ấy.” Lúc bấy giờ tôi đã về hưu rồi. Nó lấy lý do đấy là tài liệu tối mật và tôi có liên quan đến tài liệu ấy. Họ khép mình vào tội vi phạm vào bí mật nhà nước. Họ lấy lý do ấy họ xử tù tôi 2 năm.
Lúc bấy giờ một số cán bộ lâu năm, lão thành cũng thừa nhận với tôi là đấy không phải là bí mật gì cả vì nếu là tối mật thì phải có những nội dung dính đến các vấn đề mà pháp lệnh nhà nước qui định. Đằng này chỉ là bản tham luận phát biểu của thủ tướng Võ Văn Kiệt trong hội nghị Bộ chính trị thôi. Nó không có liên quan gì đến các bí mật của nhà nước cả.
Cái giá của
sự hối hận
Ông
Lê Hồng Hà là một cán bộ công an cao cấp lúc ấy là Vụ trưởng Vụ Tổng hợp thuộc
Bộ công an. Năm 1967 khi xảy ra vụ án xét lại chống đảng thì ông không có trách
nhiệm điều tra hay phá vụ án này. Lúc ấy ông chỉ làm nhiệm vụ tổng hợp của Bộ
công an, tuy không tham gia phá án nhưng ông biết diễn biến của nó.
Theo
ông Lê Hồng Hà kể với chúng tôi thì thời gian sau này vào năm 1993, ông Nguyễn
Trung Thành, Vụ trưởng Vụ Bảo vệ đảng của Ban Tổ chức Trung Ương nhận thấy sự
oan ức của những người bị bắt và cảm thấy hối hận vì đã im lặng nên đã tới gặp
ông Lê Hồng Hà và bàn bạc nên đem vụ này ra Trung ương để cứu xét lại cho các
nạn nhân bị bắt, tuy nhiên Lê Đức Thọ đã cương quyết không chấp nhận. Ông Lê
Hồng Hà kể:
Ông
Lê Đức Thọ lúc đó là Trưởng ban Tổ chức Trung ương cùng với một số người coi
như là đường lối của đảng đã định ra như thế mà anh lại khác ý kiến, anh không
đồng ý, như thế anh có phần sai
rồi. Và cái sai ấy là anh giữ quan điểm của anh khác với trung ương mà anh lại
đi phổ biến, nói với nhiều người khác như thế là anh phạm pháp. Như thế là
chống đảng. Và chống đảng thì tức là coi như phạm pháp.
...cái sai ấy là anh giữ quan điểm của anh khác với trung ương mà anh lại đi phổ
biến, nói với nhiều người khác như thế là anh phạm pháp. Như thế là chống đảng.
Và chống đảng thì tức là coi như phạm pháp.
- Ông Lê Hồng Hà
Vụ
án xét lại chống đảng không chỉ xảy ra trong giới chính trị và quân đội mà còn
lan ra báo chí và các nhà văn. Trong số người bị bắt có Vũ Thư Hiên và Bùi Ngọc
Tấn. Vũ Thư Hiên là con của Vũ Đình Huỳnh, bị bắt vì cha ông là người có dính
líu xa gần với những người khác nhưng với Vũ Thư Hiên thì hoàn toàn bất ngờ,
ông chỉ là một biên tập viên của Báo ảnh Việt Nam, do yêu mến văn chương Liên
Xô và ảnh hưởng nền văn hóa ấy sau khi từ Moskva về nước.
Tôi
bị bắt ngày 24 tháng 12 năm 1967 qua các trại giam như Hỏa Lò, trại quân pháp
Bất Bạt, trại Tân Lập, trại Phong Quang tức là có cả nhà tù và trại cải tạo.
Tới năm 1976 tôi là người cuối cùng của Vụ án xét lại chống Đảng được ra khỏi
nhà tù.
Nhà văn
ư? Anh bị bắt!
Nhà
văn Bùi Ngọc Tấn, tác giả của Chuyện kể năm 2.000, cũng là một nạn nhân trong
vụ bắt bớ này kể:
Tôi
được nghe một anh bạn tôi cũng làm sếp được đi nghe phổ biến thông báo số hai
của Lê Đức Thọ về vụ bắt bớ. Trong thông báo có câu mà tôi đã đưa vào tường
trình năm 2002 “Bọn chúng từ bất mãn cá nhân đi đến bất mãn đối với đảng, đối
với chế độ. Chúng nó ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Như vậy là có tổ chức mà không có tổ
chức. Không có tổ chức lại hóa ra có tổ chức. Tinh vi lắm nhưng không che được
mắt nhân dân đâu. Cái câu đấy khiến cho cái đám cao cấp ấy họ nói thì cũng
sợ người rồi. Thế nhưng bọn tôi thì cũng gay go rồi.
Khác
hẳn với thông báo số hai của Lê Đức Thọ những người bị bắt đều biết rõ mục đích
của việc thanh trừng này, nhà văn Vũ Thư Hiên kể:
Căn
cứ vào những cuộc hỏi cung thì rõ ràng rằng một trong những mục tiêu lớn là hạ
bệ tướng Võ Nguyên Giáp. Ngay cả tôi chẳng liên quan gì tới ông Giáp nhưng cũng
bị hỏi cung hàng tháng trời về chuyện tôi có nghe thấy những người nào tới nhà
như ông Nguyễn Lương Bằng hay ông Đặng Kim Giang…các ông ấy có ai đến nói về
chuyện Võ Nguyên Giáp thế này thế kia không?
Thật
sự ông Giáp không có biểu hiện gì về cái gọi là chống Đảng cả. Ông ấy hình như
chỉ có vài lời phát biểu không đồng tình với chủ trương chống lại xu hướng cùng
tồn tại hòa bình của Khrushchyov và chống lại việc sùng bái cá nhân. Võ Nguyên
Giáp có thể nói với những người gần gụi với ông ấy nên cái tin này lan ra chứ
thực sự ông Giáp không hề quan hệ trực tiếp với ông cụ tôi hay ông Đặng Kim
Giang trong thời gian đó.
Đến mùa xuân năm 70 thì đi trại cải tạo Hàng Bồ với lệnh tập trung cải tạo 3
năm vì tội là “phần tử nguy hiểm cho cách mạng chứ không phải tuyên truyền phản
cách mạng” nữa.
- Nhà văn Bùi Ngọc Tấn
Nếu
nhà văn Vũ Thư Hiên bị bắt vì cha thì nhà văn Bùi Ngọc Tấn bị bắt vì một lý do
hết sức phi lý: vì ông ở Hải Phòng! Nhà văn kể:
Nếu
tôi ở Hà nội thì tôi đã không bị bắt. Còn bắt tôi là ông Trần Đông là vì ông
muốn lấy tôi làm bậc thang để ông đi lên. Về sau ông lên được chức thứ trưởng
bộ Công an chứ lúc ấy ông đang làm giám đốc
công an Hải phòng.
Tôi
bị giam ở 176 Trần Phú, trại tạm giam Hải phòng ở khu biệt giam. Giam xà lim
khoảng chừng một năm thì họ chuyển tôi sang phòng giam chung ở bên 175 Trần
Phú. Đến mùa xuân năm 70 thì đi trại cải tạo Hàng Bồ với lệnh tập trung cải tạo
3 năm vì tội là “phần tử nguy hiểm cho cách mạng chứ không phải tuyên truyền
phản cách mạng” nữa. Sau 16 tháng 4 năm 72 tức là sau khi B52 đánh trở lại thì
họ chuyển tôi lên trại Vĩnh quang thuộc Vĩnh Phú. Đến tháng 4 năm 73 thì được
tha. Tức là chưa đến 5 năm nhưng mà tôi đếm 5 cái tết.
Những
cuộc bắt bớ này cho thấy vụ án xét lại chống đảng được phát động quy mô và
xuyên suốt tới địa phương chứ không khoanh vùng ở các vị trí quan trọng. Tuy
nhiên khi việc chú ý tới địa phương chỉ mới manh nha thì phe thân Trung Quốc
phải lo đối phó với chuyện khác quan trọng hơn khi thời cơ nổi dậy tại Miền Nam
đã chín muồi, bắt đầu một cuộc chiến tranh mà miền Bắc gọi là chiến tranh chống
Mỹ.
Quý
vị vừa theo dõi phần ba của Vụ án xét lại chống đảng, mới quý vị theo dõi tiếp
phần thứ tư cũng là phần cuối có tựa “Những người che mắt lịch sử” sẽ phát vào
chương trình kế tiếp.
No comments:
Post a Comment