Theo tin chúng tôi vừa nhận được hôm nay
17/07/2013, blogger Điếu Cày, đã tuyệt thực trong trại giam số 6 ở xã Hạnh Lâm
huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An, cho đến hôm nay đã là ngày thứ 25. Bà Dương
Thị Tân, vợ ông ra thăm nhưng không được gặp, vừa về đến Thành phố Hồ Chí Minh
thì nhận được tin dữ từ vợ một người bạn tù. Gia đình đang rất hoảng loạn vì
như vậy tính mạng Điếu Cày đang bị đe dọa.
Blogger Điếu Cày tên thật là Nguyễn Văn Hải,
sinh năm 1952, bị giam giữ từ ngày 19/04/ 2008 vì tội « trốn thuế ». Sau hai
năm rưỡi tù giam, khi được mãn hạn vào tháng 10/2010, ông không được trả tự do
mà bị truy tố tiếp vì tội « tuyên truyền chống Nhà nước » theo điều 88 Luật
Hình sự. Ngày 24/09/2012, ông bị ra tòa cùng vói các blogger Tạ Phong Tần, Phan
Thanh Hải, và lãnh bản án 12 năm tù cộng thêm 5 năm quản chế.
Là người sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo Tự do,
blogger Điếu Cày đã từng viết nhiều bài đấu tranh chống bất công xã hội, và là
một trong những người tích cực xuống đường rất sớm ngay từ cuối năm 2007 để biểu
thị lòng yêu nước, phản đối các hành động xâm lấn của Trung Quốc tại Biển Đông.
Được biết trước đây khi bị giam ở trại B34 của
Bộ Công an, blogger Điếu Cày đã từng tuyệt thực 28 ngày. Điều đáng chú ý là sự
kiện tù nhân lương tâm nổi tiếng này tuyệt thực diễn ra sau vụ tiến sĩ luật Cù
Huy Hà Vũ tuyệt thực trong trại giam số 5 của Bộ Công an ở Yên Định, Thanh Hóa
vào tháng Sáu mới đây. Đến ngày 30/6 lại xảy ra vụ hàng trăm tù nhân ở phân
trại 1 ở Xuân Lộc, Đồng Nai nổi loạn, bắt giám thị làm con tin để đòi hỏi đáp
ứng những yêu cầu của họ về điều kiện giam giữ.
Những sự cố liên tiếp xảy ra cho thấy tình
trạng các nhà tù ở Việt Nam đang có nhiều vấn đề. Đặc biệt là cách đây một năm,
vào ngày 02/05/2012 nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới, ông Barack Obama đã từng
nhắc nhở « đừng quên những người như blogger Điếu Cày ». Vào thời điểm chỉ
trước chuyến công du Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang có một
tuần, chắc chắn Tổng thống Mỹ sẽ không quên đề cập đến vấn đề nhân quyền trong
cuộc hội đàm sắp tới.
Trả lời RFI Việt ngữ qua điện thoại tối nay,
bà Dương Thị Tân đã cho biết những cảm xúc của gia đình khi đột ngột biết tin
ông Nguyễn Văn Hải đã tuyệt thực từ 25 ngày qua.
Bà Dương Thị Tân : Từ lúc bốn giờ chiều đến giờ khi nghe cái tin này cả tôi lẫn các con đều rất hoảng loạn, thực sự trong gia đình giờ này chưa ai ăn uống được gì. Nếu tính ra là đã bảy tiếng đồng hồ rồi mà chưa ăn nổi cái gì, vì rất là hoang mang, rất là lo lắng. Đâu có phải ở gần ngay đây để mình chạy đến chất vấn, hỏi người ta cho nó rõ chuyện đâu. Mà trong khi đó tôi vừa từ Nghệ An về hôm qua, hôm nay tôi mới về đến nhà.
Bà Dương Thị Tân : Từ lúc bốn giờ chiều đến giờ khi nghe cái tin này cả tôi lẫn các con đều rất hoảng loạn, thực sự trong gia đình giờ này chưa ai ăn uống được gì. Nếu tính ra là đã bảy tiếng đồng hồ rồi mà chưa ăn nổi cái gì, vì rất là hoang mang, rất là lo lắng. Đâu có phải ở gần ngay đây để mình chạy đến chất vấn, hỏi người ta cho nó rõ chuyện đâu. Mà trong khi đó tôi vừa từ Nghệ An về hôm qua, hôm nay tôi mới về đến nhà.
Tôi đi thăm ông Hải ngày hôm qua. Đến nơi họ
để tôi chờ từ 13 giờ rưỡi cho đến tận 16 giờ rưỡi, tức là bốn tiếng đồng hồ.
Hơn bốn tiếng đồng hồ ở ngoài nắng, sau đó họ mới vào, họ chỉ trả lời rất là
ngắn gọn. Và họ nói ào ào cho nhanh đi, là ông Hải bị kỷ luật, không được cho
thăm gặp.
Tôi có chất vấn là anh giải thích cho tôi về
luật pháp, thì anh cũng phải cho tôi biết là tại sao ông Hải bị kỷ luật, và bị
kỷ luật từ lúc nào ? Vòng vo mãi mấy câu thì người ta cũng buộc phải nói là, à,
ông ấy gây rối ở trong trại giam, cho nên bị kỷ luật. Khi tôi hỏi là bị từ bao
giờ thì ông ta không biết trả lời làm sao cả ! Và loanh quanh một lúc thì nói
đại là – tôi nghĩ là nói đại thôi – là một tuần rồi.
Tôi bảo luật pháp quy định rõ ràng là khi bị
kỷ luật không quá một tuần, thì ông ta có chữa lại là mười ngày. Tôi có bằng
chứng cho việc ông ta nói. Ông nói mỗi một đợt kỷ luật là mười ngày. Tôi bảo
vậy thì tôi sẽ ra ngoài, tôi thuê nhà trọ ở lại ba ngày để tôi sẽ vào đây sau
khi hết mười ngày, thì ông ta có nói với một câu là có thể lần này như thế này,
lần sau thì cũng chưa biết để nói. Sau đó ông ta đi rất nhanh, để lại cho một,
hai cậu phụ tá để kiểm tra những món đồ mà tôi gởi.
Trong buổi gặp gỡ rất là ngắn ngủi như thế,
ông ta giải thích về chuyện này chuyện kia và đồng thời nói rất nhiều về tình
người, về đạo lý, là chúng tôi có tình người cho nên chúng tôi sẽ để cho chị
gửi những đồ này. Nhưng tôi đâu có biết rằng đấy chỉ là một hình thức che đậy.
Tôi hoàn toàn ngỡ ngàng, hoàn toàn choáng váng
khi nghe chị Nga, vợ nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa nói, em ơi, anh Hải tuyệt thực
25 ngày rồi ! Anh Nghĩa nói với chị, vừa nói vừa khóc, và mới nói được một câu
đấy là nó bịt miệng anh Nghĩa lôi đi, sau đó giữ chị lại lập biên bản vi phạm
nội quy của trại giam.
Thấy thế quá bức xúc nên chị mới nói với mấy
người lập biên bản chị, là các cậu các cô mới là những người không có kỷ luật.
Các cậu các cô vi phạm kể cả về luật pháp cũng như về đạo lý làm người, cho nên
đừng bao giờ bảo tôi ký vào những thứ biên bản của các cậu các cô. Chị cũng lớn
tiếng mắng cho như thế, cho nên sau đó họ tự lập biên bản ra thôi chứ chị cũng
chẳng ký, chị đi về.
Cho chị gặp chồng được mười lăm, hai mươi phút
gì đấy, nhưng khi anh ấy nói cái câu « Anh Hải tuyệt thực » một cái là bịt
miệng lôi đi luôn, thì chẳng biết là đã nói đủ những chuyện gì của gia đình hay
chưa.
Theo như cảm nhận của tôi, phán đoán của tôi,
tình hình ông Hải cực kỳ nguy kịch. Đang ở cái mức độ nguy hiểm lắm, thì ông
Nghĩa mới liều để mà nói ra ! Biết rằng nói ra sẽ bị người ta khủng bố, người
ta đe dọa hoặc là kỷ luật, ở trong cái chốn lao tù không ai biết, nhưng ông
buộc phải nói ra!
RFI : Trước đây vào năm 2011 anh Hải
đã từng tuyệt thực một lần rồi phải không chị ?
Đã từng tuyệt thực một lần 28 ngày. Cái ngày
cao điểm, ngày sau cùng ấy họ buộc phải đưa ông ấy đi cấp cứu vì ông đã giống
như một trạng thái chết lâm sàng ! Ông còn không dung nạp được bất kỳ thứ gì mà
họ đổ cho ông ấy. Có nghĩa là khi vào bệnh viện, người ta đổ sữa, đổ nước cho
ông ấy là hoàn toàn ông không nuốt được. Tức là cơ thể không tiếp nhận được bất
cứ một cái gì nữa, thì họ vội vàng phải đưa vào cấp cứu tích cực, mất bốn ngày
ông ấy mới tỉnh dậy.
Bây giờ ngày hôm nay ở cái trại Thanh Chương
này đã là ngày thứ 25. Trước đó là 28 ngày, và bây giờ là 25 ngày, mà ở cái chỗ
Thanh Chương này, từ trại giam đó đến nơi có bệnh viện phải 70 cây số. Đường
khó đi, chứ không phải như trong thành phố, ở đây người ta hụ còi lên chạy một
tí khoảng mươi, mười lăm phút đến bệnh viện. Ở nơi đó có thể họ phải đi hai
tiếng đồng hồ thì mới tới được bệnh viện.
Tôi chắc chắn một điều rằng tính mạng ông Hải
đang bị đe dọa nghiêm trọng ! Các cháu từ chiều đến giờ mỗi đứa một xó không
nói năng gì, tội nghiệp lắm.
RFI : Nhưng có lẽ Nhà
nước cũng không dại gì để xảy ra chuyện xấu nhất cho anh Hải?
Trời ơi, họ đã từng tuyên bố mà, họ sẽ đánh
cho bác sĩ nhìn không ra, luật sư tìm không thấy! Họ tuyên bố rõ ràng ở trong
cái đồn công an như thế, mà rõ ràng họ biết ông Hải được biết đến như thế mà
còn làm như vậy.
Con người ta ở cái đất nước này, và ở trong
tay của họ nữa ! Đang là một cái gai trong mắt họ nữa thì nói thật với cô, đã
từng nhiều người chết rồi cô thấy không. Rất, rất là nhiều người rồi. Chết thảm
luôn mà nó đổ vạ cho người ta thế nọ thế kia, tự tử rồi là…Nói chung là « tự
chết », chứ không phải nó làm chết!
Thế thì cô nghĩ thử xem là gia đình có lo hay
không. Con người khỏe mạnh như thế, bảy tám chục ký lô, vào trong đồn công an
một lúc ra thành cái xác không hồn, thì thử hỏi rằng ai mà không lo. Hang hùm
miệng sói mà ! Chúng nó giết người có bảo kê. Cho nên nói thật với cô, các cháu
nó lo không phải là không đúng, mà chính bản thân tôi cũng rất là lo.
RFI : Xin rất cảm ơn
bà Dương Thị Tân, cầu mong bình an cho ông Nguyễn Văn Hải và gia đình.
No comments:
Post a Comment