Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Trong giai đoạn từ sau năm 1975 đến nay, đảng cộng sản tiếp tục gây nên nhiều tội ác cho dân tộc Việt Nam chúng tôi. Cụ thể là sau năm 1975 khi cưỡng chiếm bất hợp pháp nước VNCH thì đảng cộng sản Việt Nam đã gây nên việc:
- Cướp tài sản của nhân dân Miền Nam thông qua chính sách đánh tư bản, đổi tiền và tịch thu tài sản.
- Đẩy hàng trăm ngàn người phải ra biển gây nên nạn thuyền nhân nổi tiếng và đau thương cho dân tộc Việt Nam.
- Đàn áp tôn giáo, cướp đất đai của nhân dân.
I. Trả thù man rợ quân dân, cán chính VNCH:
Kính thưa quý vị!
Ngay sau khi cướp được VNCH thì việc đầu tiên là nhà cầm quyền cộng sản đã tiến hành chính sách nhà tù hà khắc để tiêu diệt những người làm việc cho chính quyền VNCH hoặc thân nhân của họ. Đây là một trong những tội ác không thể bỏ qua vì nó là một trong bốn nhóm tội ác được dự liệu tại Đạo Luật Rome (The Rome Statute) và thuộc quyền xét xử của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (The International Criminal Court, viết tắt là ICC).
Trên thực tế, những ai là quân dân, cán chính Việt Nam cộng hòa sau khi bị bị cộng sản đưa vào tù đều thấy điều này. Ngoài ra, gia đình họ bị cộng sản bức hại đi lên vùng kinh tế mới, con em bị ghi lý lịch xấu, nhà của bị tịch thu là những nỗi thống khổ của những quân dân cán chính VNCH.
1. Cả nước Việt Nam là một trại tù khổng lồ:
Ngày 1-11-1978, Lê Duẩn và Phạm Văn Đồng dẫn đầu một phái đoàn đảng và chính phủ sang Mạc Tư Khoa để cùng Brezhnev ký bản hiệp ước “hợp tác và hữu nghị”, theo đó hai nước sẽ liên minh với nhau cả về chính trị, kinh tế lẫn quân sự. Điều 6 của hiệp ước này nói rõ là nếu một trong hai nước bị tấn công, cả hai nước sẽ dùng những biện pháp thích hợp đối phó. Từ đó, Liên Xô đã hết lòng viện trợ cho Việt Nam. Số tiền viện trợ và cho vay lên tới nhiều tỷ Mỹ kim. Bù lại, Việt Nam sẽ để cho Liên Xô sử dụng hải cảng Cam Ranh và có thể Đà Nẵng làm đầu cầu quân sự để kiềm chế Trung Hoa và đối đầu với hạm đội thứ 7 của Hoa Kỳ trong vùng Thái Bình Dương. Trong cuộc gặp với Brezhnev, ngoài báo cáo tình hình quan hệ với Trung cộng, Campuchia thì Lê Duẩn đã báo cáo: “Cơ bản tình hình trong nước chúng tôi đã ổn định do tôi và các đồng chí trong bộ chính trị không để cho ngụy quân, ngụy quyền có thể nổi lên bằng việc áp dụng mô hình nhà tù như thời đồng chí Xtalin. Chúng tôi chỉ lo lắng là Campuchia đang leo thang khủng bố...” (Trích: “Văn thư lưu trữ của đảng cộng sản Liên Xô trang 422”).
Vậy không ai khác mà chính Lê Duẩn cùng cộng sản Việt Nam đã đẩy quân dân cán chính VNCH vào lao tù khắc nghiệt.Và thực tế diễn ra thế nào, xin quý vị theo dõi những luận chứng dưới đây.
Thứ nhất, ngày Thứ Hai, 23/7/2007, website của The Wall Street Journal, nhà báo James Taranto đã trích dẫn cuộc điều tra quy mô của nhật báo Orange County Register được phổ biến trong năm 2001 về “học tập cải tạo” tại Việt Nam và đã kết luận rằng: “Ngay sau khi xâm chiếm VNCH, cộng sản đã đưa một triệu quân dân cán chính VNCH vào tù vô thời hạn - dưới cái nguỵ danh học tập cải tạo - trong ít nhất là 150 trại tù được thiết lập trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam kể cả những nơi rừng thiêng nước độc với khí hậu khắc nghiệt. Theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đại đa số những người này đã bị giam cầm từ 3 tới 10 năm và có một số người đã bị giam giữ tới 17 năm. Nếu lấy con số trung bình là bẩy năm tù cho mỗi người, số năm tù của một triệu người là 7,000,000 năm.”
Đây là một tội ác hình sự mang tính lịch sử của đảng cộng sản cộng sản và những người đứng đầu đảng cộng sản. Nó xứng đáng được gửi tới quý vị như là một tội ác tiêu biểu của cộng sản Việt Nam.
Cũng theo cuộc điều tra nói trên cho biết: “Cứ mỗi ba gia đình tại Miền Nam, có một gia đình có người phải đi tù cải tạo. Và trong số một triệu người tù kể trên, đã có 165.000 người chết vì bị hành hạ, tra tấn, đánh đập, bỏ đói, lao động kiệt sức, chết vì bệnh không được chữa trị, bị hành quyết... Cho tới nay, hài cốt của 165,000 nạn nhân này vẫn còn bị Việt Cộng chôn giấu trong rừng núi, không trả lại cho gia đình họ. Hiện nay chỉ có Việt Cộng mới biết rõ tên tuổi các nạn nhân cùng nơi chôn giấu hài cốt của họ. Đây là tội ác thủ tiêu mất tích người, một tội ác chống loài người đã và đang diễn ra tại Việt Nam suốt 35 năm nay mà thủ phạm là Lê Duẩn...”
Thứ hai, trong tập tài liệu ghi bí số TN/QP-14 được lưu chiểu ngày 14/02/1977 tại cục lưu trữ Bộ Quốc Phòng Cộng sản ghi rõ như sau tại trang số 6: "Tổng số tù nhân tham gia học tập cải tạo để trở thành con người mới sau khi chế độ Sài Gòn đầu hàng là 1.321.506 người. Trừ những số trốn trại, bị chết trong lúc cải tạo và già yếu trả về với gia đình, bộ quốc phòng giao lại cho bộ nội vụ quản lý là 1.236.569 người".
Qua tài liệu nói trên của nhà nước cộng sản nói lên điều gì? Đó là họ đã coi những quân dân cán chính Việt Nam cộng hòa là những “Tù nhân”. Trên thực tế, họ không phải là tù nhân vì theo như cộng sản tuyên truyền họ chỉ đi học tập chủ trương đường lối của “cách mạng”. Nhưng chính tài liệu của cộng sản đã coi họ là tù nhân.
Ngoài ra con số người mà đảng cộng sản cho biết chính là con số nói lên thực tế về trại tù khổng lồ mà cộng sản cùng Lê Duẩn bày ra nhằm trả thù quân dân cán chính VNCH.
Thứ ba, theo tài liệu của Viện Bảo Tàng Việt Nam tại San Jose ghi nhận số lượng tù cải tạo thực sự đều là tùchính trị như sau: “Năm 1975 QLVNCH có 980.000 quân nhân gồm 1/10 cấp Tá và cấp Tướng tổng cộng 9.600, cấp úy là 80.000, còn lại là hạ sỹ quan và binh sĩ. Binh sĩ VNCH bị bắt đi cải tạo sau ngày 30 tháng 4, 1975. - Cấp Tướng tại ngũ đến 30 tháng 4 năm 75 là 112; bị tù cải tạo: 32 vị, 80 tướng lãnh di tản và 1 số nhỏ không bị bắt giam. - Đại tá có 600, bị tù 366. - Trung tá có 2.500, bị tù 1.700. – Thiếu tá có 6.500, bị tù 5.500. - Cấp úy có 80.000, bị tù 72.000. Trong số này bao gồm cả nữ quân nhân cũng như thành viên đảng phái và các cấp chính quyền. Đây là con số ghi nhận được từ phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, không có tài liệu của các trại giam phía cộng sản để đối chiếu; và không có con số chính xác tù cải tạo bị chết trong khi giam cầm”.
Như vậy, mặc dù do thất lạc khi rút bỏ Miền Nam, cộng với những thống kê những người chết do cộng sản đọa đày trong tù thì những con số mà Viện Bảo tàng cũng cho thấy cộng sản đã biến cả nước Việt Nam thành một địa ngục tù ngục trong chính sách trả thù man rợ của mình đối với những ai liên quan đến VNCH.
Thứ tư, để thừa nhận thêm về chính sách bỏ tù quân dân cán chính VNCH, cũng cần phải nhắc lại đảng cộng sản Việt Nam chủ trương theo chủ nghĩa cộng sản độc tài của Liên Xô và Trung Cộng. Hồ Chí Minh khi đem chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam chủ trương làm tay sai cho quốc tế thứ 3 (Xin xem thêm “Những sự thật không thể chối bỏ" phần 4, 10, 11, 12) và làm con tốt thí trong tay sai Liên Xô. Những tư tưởng của Lê Nin đã được Hồ Chí Minh truyền thụ cho đàn em của mình trong việc trả thù những ai bất đồng chính kiến, trong trường hợp này là quân dân quán chính VNCH. Vì vậy nhìn lại Việt Nam sau năm 1975 như một trại tù khổng lồ của cộng sản không có gì là điều lạ lùng. Hãy đọc cuốn “Lê Nin và Xã hội chủ nghĩa” xuất bản tại Liên Xô dày 820 trang, tại trang 233 có viết:
“Chiếm được một tỉnh, giải phóng được một nước thì dễ nhưng giữ yên được đất nước, địa phương ấy mới là khó. Muốn vậy sau khi chiếm được lãnh thổ, trước hết phải tập trung giam giữ lâu dài bọn phản động, thành phần làm việc cho chế độ cũ, chỉ khi nào ổn định được xã hội, nắm vững tình hình an ninh nội chính mới thả chúng về”.
Và cũng là sư phụ của Hồ Chí Minh cũng như Lê Duẩn sau này không quên nói thêm: “Bọn này gồm những tên đầu đường xó chợ, đói khát rách rưới, Vô sản lưu manh rất nguy hiểm, chúng là kẻ thù số một của chuyên chính vô sản vì dễ bị bọn phản động mua chuộc, chúng cần bị giam giữ, loại trừ” (Trích cuốn “Lê Nin tuyển tập và Bản tuyên ngôn đảng cộng sản” có nói về Vô sản lưu manh).
Qua đây quý vị có thể thấy, việc cộng sản Việt Nam học tập tư tưởng của Lê Nin nhằm trả thù man rợ quân dân cán chính Việt Nam cộng hòa cũng là điều hết sức thường tình đối với bản chất của cộng sản.
2. Trả thù man rợ:
Từ sau năm 1975 đến nay, nhà nước cộng sản Việt Nam đã thi hành chính sách bắt những người là quân dân cán chính đi cải tại các trại tập trung. Thực chất là đi tù. Khi ra khỏi trại thành kẻ tứ cố vô thân. Rồi chính sách cải tạo công thương nghiệp làm cho nhiều người điêu đứng phải vượt biên... Rồi trấn áp, bắt bớ người vượt biên. Một số địa phương ven biển còn lợi dụng “bắt vượt biên” để trấn vàng, trấn của... Những thương phế binh VNCH thì bị đẩy ra lề đường.
Để nói lên thực tế này, ngay một tờ báo cộng sản đã phải thừa nhận sự thật này. Xin trích dẫn đến bạn đọc đoạn viết trên Tuần Vietnamnet: “Anh tên Ngô Công Vò, quê xã Thủy Phù, Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế, đi lính cho chế độ Sài Gòn năm 1970... So với nhiều anh em lính chế độ cũ, tôi còn may mắn hơn nhiều. Nhưng cuộc sống vẫn vất vả lắm. Anh em thương binh phía Bắc còn có chế độ, chứ chúng tôi chẳng có gì, làm việc quần quật mà chẳng đủ nuôi vợ con. Công việc của gia đình anh Vò chủ yếu làm ruộng, và ai thuê gì làm nấy. Công việc khá thường xuyên của anh là lấy đất thải san ủi nền nhà, và cả tháo gỡ những quả bom mìn còn sót lại trong vùng đem bán. Công việc vất vả, mạo hiểm đủ để tùng tiệm cuộc sống”. Link của bài báo:
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2012-04-27-hoa-hop-dan-toc-va-su-hoi-sinh-tu-noi-dau.
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2012-04-27-hoa-hop-dan-toc-va-su-hoi-sinh-tu-noi-dau.
Còn đối với những người bị giam trong tù thì ra sao? Xin điểm lại một số chứng cứ để thấy cộng sản đã đối xử với quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa như thế nào.
Trên thực tế, quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa được thông báo: “Công chức trung ương từ Chánh sở, địa phương từ trưởng ty, phó quận cho tới Tổng thống; sĩ quan cảnh sát từ thiếu tá trở lên; các thành phần đảng phái, nhân viên tình báo ra trình diện học tập tại trường Gia Long..., mang theo quần áo, lương thực... đủ dùng trong một tháng”.
Khoảng hơn một năm sau ngày nhập trại, bộ nội vụ bèn gom tù lại, ra Chính sách 12 điểm, tất cả học viên thành tù hết, án phạt ba năm... do Công an quản lý, đối xử hà khắc, bắt lao động cực nhọc, giai đoạn này cho ăn đói, mỗi bữa chỉ có vài củ khoai và một hai bát bo bo... rồi nhiều người bị đẩy ra những trại tù ở miền Bắc như: Hoàng Liên Sơn, Cổng Trời, Thanh Hóa, Hà Nam Ninh...
Những người bị giam ở trong nam thì còn đỡ khổ vì có gia đình thăm nuôi, vả lại miền Nam khá hơn miền Bắc, những người bị đưa ra Bắc vô cùng thê thảm, đói khát, lạnh lẽo, bệnh tật, làm việc quá sức... nhiều người chết bỏ xác miền Bắc hoặc hóa ra thân tàn ma dại. Sĩ quan cấp thiếu úy, những người quá trình nhẹ hoặc có thân nhân là cán bộ bảo lãnh phần nhiều được về trong vòng ba năm, cấp trung úy hoặc ty sở trưởng, những người có liên hệ an ninh tình báo thường là được về sau 5 hay 6 năm... Trong thời gian đó, cộng sản hành hạ quân dân cán chính VNCH hết sức tàn tệ:
Thứ nhất, sau ngày 30/04/75, mọi người đều e ngại về một cuộc tàn sát trả thù đẫm máu vì đã có những lời đồn đại về hành động này. Nhưng cộng sản đã nghĩ ra một giải pháp thâm độc và tránh được sự lên án của Quốc tế đó là giam cầm và hành hạ quân dân cán chính VNCH. Quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đã được khuyến dụ trình diện để “học tập” ngắn hạn. Gọi là “tìm hiểu đường lối, chính sách của nhà nước và để gột bỏ tàn tích chống phá cách mạng khi xưa”. Chính quyền mới hứa là thời gian học tập chỉ vài tháng rồi ai nấy trở về với gia đình, phục vụ đất nước.
Nhưng thực ra đây là một sự tù đầy, tẩy não, hành xác. Có người vài ba năm. Rất nhiều người mươi năm. Và số người triền miên tù đầy gần hai chục năm cũng không ít. Lại còn một số đáng kể chết mất xác trong tù đầy hành hạ. Người sống sót trở về đã kể lại nhiều thảm cảnh mà họ phải gánh chịu trong thời gian đau khổ ấy. Những thảm cảnh mà nghe lại ai cũng rùng mình.
“Rồi mai đây, nếu vì may mắn nào đó, tôi được sống trong môi trường khác, tôi có bổn phận phải nhớ và nhớ thật kỹ tất cả những gì đã xảy ra, đã khắc sâu vào tâm khảm tôi những chứng tích khổ đau, hờn hận!” (Tạ Tỵ - Đáy Địa Ngục, trang 152.).
Người tù bất khuất Tạ Tỵ đã mô tả cảnh đói khát trong nhà tù cộng sản hết sức kinh khủng vì có lẽ bỏ cho đói khát là chính sách để kiềm chế, kiểm soát người tù. Nên bất cứ tù nhân nào cũng nói rất nhiều về sự hành xác này.
“Đã hơn hai tháng nay, chúng tôi không được ăn miếng thịt nào. Lao động mỗi ngày 8 tiếng, toàn việc nặng. Cơm không có, mỗi ngày lãnh hai chiếc bánh mì luộc, mỗi cái khoảng 200 gram và một nửa chiếc bánh buổi sáng 50gram, như vậy chúng tôi chỉ được ăn 450 gram chất bột với muối, không có chất béo, chất rau và chất đạm nào! Do đó, ai nấy đều gầy rộc hẳn, da khô khốc. Trên nguyên tắc theo giấy tờ chúng tôi được ăn 18 kí lô chất bột, 300 gram thịt mỗi tháng, nhưng thực tế chúng tôi chỉ được ăn 13 kí 500 chất bột” (Đáy Địa Ngục -Tạ Tỵ trang 378- 379).
Thứ hai, cũng cần nhắc qua cuốn Đại Học Máu của Hà Thúc Sinh để thấy sự tàn tệ của nhà tù cộng sản đối với quân dân cán chính VNCH như thế nào. Hình ảnh cánh binh cộng sản bắt phạt tù nhân “ngụy” được mô tả như sau: “Nói đến sùi bọt mép mà thấy nét mặt của mười thằng “ngụy” vẫn trơ thổ địa ra, thằng quản giáo cáu quá hét: Tao phạt chúng mày quỳ hai tiếng. Quỳ xuống! Bọn tù chỉ liếc nhìn nhau chẳng ai chịu quỳ. Thằng quản giáo đâu có chịu thua. Hắn móc súng bắn đến đùng một phát. Tránh voi chẳng xấu mặt nào, anh em lần lượt êm ái quỳ. Thằng quản giáo đứng chửi rủa một lúc rồi mới chịu bỏ đi...” (Đại Học Máu - Hà Thúc Sinh, trang 116).
Tác giả Hà Thúc Sinh cũng không quên mô tả tình trạng thiếu thuốc men và y tế của cộng sản đối xử với quân dân cán chính VNCH: “Mặt đứa nào đứa nấy trông như những quả dưa bở chín rục, chân tay bụ bẫm vì bị phù do thiếu chất, cứ như những cái xác chết trôi ba ngày, đang xếp hàng dài trước bếp xin chút nước vo gạo về uống với hy vọng mong manh tí chất cám có thể cứu nổi căn bệnh phù thũng trầm kha...” (Đại Học Máu - Hà Thúc Sinh, tr. 251).
Thứ ba, cũng có rất nhiều tác giả khác đã từng ngồi tù cộng sản bằng mỹ từ “học tập cải tạo” đã viết lên những khốn khổ trong tù cộng sản mà trong khuôn khổ bài này tôi không thể kể xiết. Xin điểm lại một số điểm chính để bạn đọc thấy rõ bản chất tàn bạo của cộng sản.
Ông Nguyễn Cao Quyền từng là một viên chức cao cấp trong chính quyền VNCH. Tốt nghiệp khóa 1 Trừ Bị Nam Định và khóa 51-53 trường Saint Cyr (Pháp), đỗ cử nhân luật và cao học tiến sĩ kinh tế Đại học Luật khoa Sài Gòn (1963), Thẩm phán Tòa Án Quân Sự, Đại tá Chánh thẩm Tòa Án Đặc Biệt (1966-1968), Cố vấn ngoại giao tại Paris(1968-1974), Nha Thông Tin Báo Chí Bộ Ngoại Giao (1974-1975). Sau năm 1975, ông bị đưa đi tù cải tạo (1975-1985), rồi sau đó sang định cư tại Maryland, Hoa Kỳ từ năm 1990. Ông từng là Chủ tịch Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị vùng Hoa Thịnh Đốn, nguyên Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị, nguyên Chủ Tịch Cộng Đồng VN vùng Hoa Thịnh Đốn (1996-1998). Ông còn viết nhiều bài khảo luận về kinh tế, chính trị được phổ biến rộng rãi có viết:
“Tại trại Thanh Cẩm, chế độ lao động còn khắt khe và nặng nhọc hơn ở trại Quảng Ninh. Dưới mũi súng canh gác của công an gốc dân tộc Mường, chúng tôi phải đi rất xa để lấy cát làm nhà. Mỗi chuyến vừa đi vừa về vào khoảng 3 cây số. Mỗi ngày phải đi ba chuyến mà chỉ được ăn có 4 chén cơm với vài cọng rau muống luộc thì sức nào chiụ nổi. Nếu đội nào không đi xe cát thì phải xe đá hoặc vào rừng đẵn luồng vác về cho cán bộ làm nhà. Những người lao động ở trại cưa, trại mộc cũng không sung sướng gì hơn. Cả ngày quần nhau với những cây gỗ lớn, cưa sẻ liên hồi hoặc đục đẽo luôn tay thi lấy năng lượng đâu mà bù đắp. Cuốc đất trồng khoai ngô mới là mệt vì đất núi bạt ngàn mà nhân công thì thưa thớt. Ấy là chưa kể nhũng vụ gánh phân đi bón nặng gẫy xương sườn và chốc lở sương vai. Sức người có hạn còn nhu cầu của trại thì mỗi ngày một tăng thêm. Bên cạnh những cái chết vì tại nạn lao động như bị đá núi đè, lợp nhà té xuống đất hay bị cây luồng đâm thủng bụng, dần dần người ta thấy xuất hiện những cái chết vì đói, vì thiểu lực. Sau hơn ba năm bị lưu đầy ra Bắc anh em tù nhân chôn nhau, vì chết đói, đã chật cả một phần đồi sắn. Có một thời gian, trong tâm tư và trước mắt mọi người cái chết đã trở thành quen thuộc, không gây sợ hãi và cũng không gây xúc động. Tù nhân chờ đợi Thần Chết đến thăm như chờ đợi một sự giải thoát”.
Tác giả Nguyễn Chí Thiện trong cuốn “Trại tù Kiên Giam” nổi tiếng của mình thì viết: “Tiêu chuẩn người phạm kỷ luật mỗi tháng còn 9 kg lương thực ăn với nước muối, mỗi ngày hai bữa hai chén nhỏ xíu. Cơm mới bỏ vào miệng chưa kịp nhai cái lưỡi đã đưa cơm vào cổ. Đến bữa ăn phải kềm hãm cố nhai cho thật kỹ, vừa để cho đỡ buồn, cho qua thời giờ có việc làm. Khi nhai thức ăn, vừa phải nhai kỹ để thức ăn ít ỏi và quí báu được tiêu thật hết, khỏi phí phạm, giúp cơ thể bòn từng chút bổ dưỡng để thân xác chịu đựng con người được sống, nhai thật kỹ để chất thải ra thật ít, 5,7 ngày mới đại tiện một lần, vì đại tiểu tiện đều vào cái thùng đại liên để ngay bên cạnh bục nằm, đến lúc đầy tràn trật tự mới đổ đi, nên suốt ngày đêm phải nằm bên cạnh cái của nợ khai thúi đó”. (Nguyễn Chí Thiện - Trại Tù Kiên Giam, trang 35).
Hoặc: “Hai chân tôi bị còng chéo để bức cung. Còng chéo hai chân bị đóng cứng chặt giữa hai cái còng hình chữ U và thanh sắt xuyên. Vì độ cao của thanh sắt giở hổng hai chân lên thành ra không thể nằm thẳng lưng, vì nằm như vậy thân mình căng ra hai chân bị siết chặt vào sắt đau buốt tận tủy óc. Người bị còng phải dùng hai khuỷu tay để chống hoặc cởi hết quần áo ra chêm ngang thắt lưng mới chịu được một thời gian. Chờ một vài ngày hai cổ chân gầy đi xoay được lật úp thì hai chân sẽ thẳng ra nhưng phải nằm sấp. Nhưng chỉ vài ngày chân đã sưng húp vì ban đêm bị lắc còng điểm danh” (Trại Tù Kiên Giam - Nguyễn Chí Thiện, tr 473).
Thứ tư, trên thực tế còn rất nhiều bằng chứng từ chính những người bị cộng sản trả thù man rợ. Nhưng còn phe cộng sản nói gì về điều này? Xin giới thiệu cuốn sách “365 ngày ở Việt Nam”của nhóm công tác do Liên Xô chỉ đạo trong năm 1975 tại Việt Nam đã được giải mật năm 2008 (Đã giới thiệu ở “Những sự thật cần phải biết” - Phần 5) cho biết tại trang 75 như sau:“Những hình phạt của đảng cộng sản Việt Nam giành cho tù nhân chế độ Sài Gòn đã cho thấy những người anh em của chúng ta đã không quên phương pháp mà Xtalin áp dụng...”
Cuốn sách này còn nói thêm tại trang 82: “Trong một điều kiện khó khăn và kỷ luật hà khắc, chính quyền mới tại nước Việt Nam thống nhất đã thanh lọc rất tốt tư tưởng của những người đi theo Mỹ...”
Như vậy, ở đây ta có thể thấy, cuốn sách đã chỉ rõ cộng sản Việt Nam học tập phương pháp tàn bạo của kẻ giết người hàng loạt đó Xtalin. Và cuốn sách nhắc đến cụm từ “Kỷ luật hà khắc”cho thấy bản chất bạo tàn của cộng sản trong đó có cộng sản Việt Nam áp dụng đối với quân dân cán chính VNCH.
Thứ năm, hãy đọc thêm một trang hồi ký của blogger có tên Đề Lô Cao Cấp - một cựu quân nhân VNCH đi cải tạo để thấy sự hành hạ của cộng sản đối với quân dân cán chính VNCH như thế nào:
“Chúng đã tỏ ra tàn-ác cực-cùng khi chúng bắt-buộc chúng tôi lao-động nặng-nhọc, nhưng chúng lại cho chúng tôi ăn không đủ no! Thông-thường một người Việt Nam ăn 3 hoặc 4 chén cơm trong một bữa ăn; nhưng người cộng-sản chỉ cho chúng tôi ăn một chén, đôi khi chỉ còn có 3/4 chén bo-bo, hoặc bắp cho mỗi bữa ăn. Nếu ai bị biệt-giam thì còn thê-thảm hơn nữa!!! (Tôi nhớ khi bị biệt-giam; vì bữa ăn quá ít, nếu ăn nhanh sẽ bị mau hết, nên tôi đếm từng hột bắp bung một và nhai hột bắp ấy cho thật nhuyễn rồi mới nuốt để cho bữa ăn được kéo dài thêm ra. Hôm ấy tôi đã đếm được số bắp bung trong phần ăn của tôi là 72 hột). Chúng tôi không được ăn thịt hoặc cá mà chỉ có nước muối để ăn với bo-bo mà thôi. Riêng cá-nhân tôi hầu như không được ăn cơm khi còn bị nhốt ở trong trại cải-tạo; vì mỗi năm chúng tôi chỉ được ăn cơm vào những ngày sau đây: 3 ngày Tết Nguyên-Đán, ngày Tết Tây, ngày 1-5, ngày 2-9 hàng năm, còn tất cả những ngày còn lại thì ăn khoai mì khô, khoai lang khô, bắp bung, bo-bo v.v... Tất cả chúng tôi đều bị đói triền-miên. Chúng tôi chịu-đựng cái đói từng giây một, chứ đừng nói từng phút một! Chúng tôi không bao giờ biết no là gì khi ở trong trại tù. Ở trong tù tôi thường ước mơ được ăn một chén cơm trắng với nước mắm mà không được!!!”
“Chúng đã tỏ ra tàn-ác cực-cùng khi chúng bắt-buộc chúng tôi lao-động nặng-nhọc, nhưng chúng lại cho chúng tôi ăn không đủ no! Thông-thường một người Việt Nam ăn 3 hoặc 4 chén cơm trong một bữa ăn; nhưng người cộng-sản chỉ cho chúng tôi ăn một chén, đôi khi chỉ còn có 3/4 chén bo-bo, hoặc bắp cho mỗi bữa ăn. Nếu ai bị biệt-giam thì còn thê-thảm hơn nữa!!! (Tôi nhớ khi bị biệt-giam; vì bữa ăn quá ít, nếu ăn nhanh sẽ bị mau hết, nên tôi đếm từng hột bắp bung một và nhai hột bắp ấy cho thật nhuyễn rồi mới nuốt để cho bữa ăn được kéo dài thêm ra. Hôm ấy tôi đã đếm được số bắp bung trong phần ăn của tôi là 72 hột). Chúng tôi không được ăn thịt hoặc cá mà chỉ có nước muối để ăn với bo-bo mà thôi. Riêng cá-nhân tôi hầu như không được ăn cơm khi còn bị nhốt ở trong trại cải-tạo; vì mỗi năm chúng tôi chỉ được ăn cơm vào những ngày sau đây: 3 ngày Tết Nguyên-Đán, ngày Tết Tây, ngày 1-5, ngày 2-9 hàng năm, còn tất cả những ngày còn lại thì ăn khoai mì khô, khoai lang khô, bắp bung, bo-bo v.v... Tất cả chúng tôi đều bị đói triền-miên. Chúng tôi chịu-đựng cái đói từng giây một, chứ đừng nói từng phút một! Chúng tôi không bao giờ biết no là gì khi ở trong trại tù. Ở trong tù tôi thường ước mơ được ăn một chén cơm trắng với nước mắm mà không được!!!”
(Bạn đọc có thể đọc thêm tại đây: http://dlcc0.tripod.com/hanhha.htm).
Một tháng sau khi xâm chiếm được Miền Nam, cộng sản áp dụng Nghị Quyết số 49-NQTVQH ngày 20-6-1961 và Thông Tư số 121-CP ngày 8-9-1961 của chúng để đưa một triệu quân dân, cán chính VNCH và những người quốc gia chống cộng đi "học tập cải tạo", thực chất là đưa đi tù để trả thù. Cộng sản ước tính rằng tại Miền Nam có 1.300.000 người đã tham gia vào chính quyền Quốc Gia và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và mỗi gia đình có 5 người, như vậy là có 6.500.000 người có nợ máu với chúng. Những người nào phục vụ trong quân đội hay trong chính quyền thì phải đi "cải tạo" và những thành phần còn lại trong gia đình thì phải đi những "khu kinh tế mới;" cũng là một cách đưa đi đầy ải tại những vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh. Đây là một kế hoạch man rợ và thâm độc đã được nghiên cứu và tính toán rất kỹ của của cộng sản.
Trong các trại tù, người tù phải sản xuất lương thực như trồng sắn, trồng ngô, trồng khoai, trồng rau... để tự nuôi mình; ngoài ra, còn phải sản xuất hàng hóa, sản phẩm để bán ra ngoài thị trường. Tại các trại tù trong vùng rừng núi Hoàng Liên Sơn, người tù phải đốn gỗ, cưa xẻ, chặt giang, chặt nứa, chặt vầu... để trại tù mang đi bán. Tại trại tù Hà Sơn Bình có những đội cưa xẻ, đội mộc, đội gạch để sản xuất bàn, ghế, giường, tủ và gạch để bán. Tại trại tù Z30D, Hàm Tân, người tù phải trồng mía, sản xuất đường; mỗi tháng bán hàng tấn đường ra ngoài thị trường... Cộng sản bắt người tù phải làm công việc như người nô lệ thời trung cổ khi phe thắng trận bắt người bên phe thua trận phải làm nô lệ lao động thay vì mang đi giết. Đây là sự vi phạm nhân quyền một cách man rợ của thời trung cổ và là một Tội Ác chống Loài Người.
II. Cướp bóc và đẩy hàng triệu thuyền nhân ra biển:
Kính thưa quý vị!
Ngay sau khi cướp được Miền Nam Việt Nam, cùng với chính sách cải tạo man rợ, chính quyền cộng sản còn tiến hành việc cướp tài sản của nhân dân Miền Nam thông qua chính sách đánh tư bản, đổi tiền và tịch thu tài sản. Đẩy hàng trăm ngàn người phải ra biển gây nên nạn thuyền nhân nổi tiếng và đau thương cho dân tộc Việt Nam.
1. Cướp đoạt tài sản:
Để cướp đoạt tài sản và tiền của thì đảng cộng sản đã tiến hành chính sách đánh tư bản, đổi tiền và tịch thu tài sản của nhân dân dưới mỹ từ “đánh gian thương”, “tiểu tư sản”. Hậu quả đó là hàng triệu người bị cướp nhà giao cho cán bộ, bị mất cơ nghiệp và bị đẩy đi kinh tế mới. Kết quả X-2 và X-3, với “công lao to lớn” của Đỗ Mười, Mai Chí Thọ... thu được khoảng hơn 4.000 kg vàng, gần 1.200.000 đô la, và một khối lượng hàng hóa không thống kê hết. Từ chiếc xe hơi, TiVi, tủ lạnh, đến bịch bột giặt, quả trứng gà đều khê khai và tịch thu chất trong các kho, để rồi không cánh mà bay, hoặc biến thảnh phế thải. Xin quý vị theo dõi những chứng cứ dưới đây để thấy được sự thật này.
Thứ nhất, trong cuốn sách “Bên thắng cuộc” của tác giả Huy Đức có đề cập đến chiến dịch cướp bóc này. Tác giả Huy Đức đã viết ở Chương iii - Đánh tư sản như sau: “Sau khi hàng trăm ngàn binh lính đã được “học tập”, đã nhận thấy “tội lỗi” của mình, còn các sỹ quan thì đã bị giữ trong các trại cải tạo, Sài Gòn lại náo động bởi chiến dịch đánh tư sản mại bản. Theo nhận thức của những người cộng sản, đánh đổ giai cấp tư sản là bước đi tất yếu, là nhiệm vụ của “cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”. Chưa đầy ba năm sau khi chủ nghĩa xã hội được áp dụng ở miền Nam, các nhà doanh nghiệp, với tên gọi mới là “tư sản”, đã phải trải qua hai lần bị “đánh”.
“Chiến dịch X-2”
Vào lúc 7 giờ 30 phút sáng ngày 10-9-1975, Ủy ban Quân quản Thành phố Sài Gòn họp báo, đưa ra “Bản Tuyên bố của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam”, ra lệnh “bắt giữ một số tư sản mại bản có chứng cứ đầu cơ tích trữ, phá rối thị trường: Mã Hỷ, vua lúa gạo; Lưu Tú Dân, lũng đoạn vải vóc; Bùi Văn Lự, nhập cảng, đầu cơ phụ tùng xe máy; Hoàng Kim Quy, thầu cung cấp kẽm gai cho quân đội Mỹ; Trần Thiện Tứ, độc quyền xuất cảng cà phê...”117. Hơn bảy giờ trước đó, phần lớn các đối tượng nằm trong danh sách sáu mươi tên đánh đợt đầu đã bị bắt.
Rồi cũng chính Huy Đức - một cựu nhà báo cộng sản cho biết thêm: “Tối 10-9-1975, “tin chiến thắng” liên tục được báo về “Đại bản doanh” của Trung ương Cục đóng tại Dinh Độc Lập. Con số bị bắt cho đến khi ấy vẫn tăng lên. Các đoàn đưa ra những con số chi tiết: hàng chục triệu tiền mặt, hàng chục ký vàng, cả “kho” kim cương, hàng vạn mét vải và cả một cơ sở chăn nuôi gồm “7.000 con gà, thu hoạch 4.000 trứng mỗi ngày”120 ở Thủ Đức. Một nhà tư sản đang nằm viện bị yêu cầu kiểm tra xem ốm thật hay cáo bệnh, trong khi đó con trai ông ta bị bắt để buộc phải khai ra nơi cất giấu tiền, vàng. Do tin tức bị lọt ra, một số nhà tư sản đã kịp cao chạy xa bay, có người bị bắt khi đang chuẩn bị trốn.”
Ngoài bắt bớ ra, nhà cầm quyền cộng sản còn tiến hành chính sách đổi tiền để vơ vét tiền vào túi dưới hình thức: cướp trắng. Tác giả Huy Đức mô tả sự kiện đổi tiển như sau: “Sau “Chiến dịch X-2”, Thành uỷ nhận định: “Bọn tư sản mại bản bị cô lập rất cao, chúng đã mất hết chỗ dựa về mặt quân sự và chính trị. Lực lượng kinh tế của chúng đã bị sứt mẻ và đang bị tan vỡ dưới sự tiến công của ta”122. Nhằm “giáng tiếp những đòn mới vào giai cấp tư sản”, ngày 22 và 23-9-75, đồng tiền cũ của chế độ Sài Gòn đã được thay thế bởi đồng tiền mới.
Đổi tiền cũng được coi là “chiến dịch” với mật danh “X-3”. Ba yêu cầu mà Trung ương Cục đưa ra cho Chiến dịch X-3 gồm: “Thiết lập một chế độ tiền tệ mới; ngăn chặn giai cấp tư sản sử dụng tiền mặt để thao túng thị trường, đồng thời tước đoạt bớt phương tiện hoạt động của bọn gián điệp, tình báo; đẩy lùi lạm phát”123. Với nhận thức tiền còn là “phương tiện hoạt động của bọn gián điệp, tình báo”, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam chỉ cho đổi một số tiền hạn chế.
Mỗi hộ gia đình được đổi tối đa 100.000 đồng tiền “Chánh quyền Sài Gòn cũ”- 500 đồng tiền “Chánh quyền Sài Gòn cũ” đổi được một đồng tiền mới Ngân hàng Việt Nam. Cán bộ công nhân viên chức trong các tổ chức tập thể được đổi mỗi người 15.000; hộ kinh doanh tiểu công nghệ, thương nghiệp, vận tải được đổi 100.000 đồng; tổ chức kinh doanh lớn được đổi từ 100.000 đến 500.000 đồng; khách vãng lai, mỗi người được đổi 20.000, số còn lại nộp cho ban đổi tiền, lấy biên lai về địa phương giải quyết. Các hộ kinh doanh và hộ gia đình nếu có nhiều tiền hơn mức được đổi ngay thì phần còn lại sẽ quy đổi thành tiền mới, ghi vào sổ tiết kiệm, hoặc sổ tiền gửi tại Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.”
Song song với đánh tư sản và đổi tiền, chính quyền cộng sản còn áp dụng biện pháp “Cải tạo công thương nghiệp tư doanh” mà tác giả Huy Đức Miêu tả như sau: “Nếu như đối tượng của Cách mạng chỉ có chín mươi hai nhà tư sản giàu có nhất miền Nam thì sau năm 1975, nền kinh tế vẫn còn cơ hội để hồi sinh. Nhưng, hai năm rưỡi sau, “giai cấp tư sản” lại bị “đánh” trong một chiến dịch mới được gọi là “Cải tạo Công Thương nghiệp Tư doanh”, một chiến dịch được ông Đỗ Mười triển khai với “bàn tay sắt”.”
(Quý vị có thể tìm hiểu trong cuốn “Bên thắng cuộc” của Huy Đức hoặc xem tại link sau đây:
http://chauxuannguyen.org/2012/12/15/ben-thang-cuoc-phan-i-mien-nam-chuong-iii-danh-tu-san-huy-duc/).
Thứ hai, trong lịch sử thì sự kiện vơ vét tiền của nhân dân sau năm 1975 ở Việt Nam không phải là lần đầu tiên. Lần đầu tiên phải là cuộc cải cách ruộng đất vì theo thống kê chính thức của nhà nước Việt Nam được đăng trong cuốn “Lịch sử kinh tế Việt Nam” (tập hai) cho biết là đã có 172.008 người bị quy vào thành phần địa chủ và phú nông (trong đó có 123.266 người bị quy sai, hơn 70%, tức là bị oan). Lần thứ hai này, đánh “tư sản mại bản”, tịch thu tài sản hàng triệu người, đuổi người dân đi “kinh tế mới”, vào “hợp tác xã”. Nền kinh tế bị thiệt hại kinh hoàng, TRỰC TIẾP gây ra nạn THUYỀN NHÂN chưa từng có trong lịch sử nhân loại, từ 100 ngàn đến 300 ngàn người bỏ mạng ngoài biển khơi.
Trên báo tuổi trẻ online của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có bài viết về một người từng tham gia chiến dịch cướp bóc của quần chúng nhân dân Miền Nam. Bài viết có đoạn trích như sau: “Sau tháng 4-1975, nhà báo Đinh Phong cùng nhóm phóng viên truyền hình túc trực ngày đêm theo những tổ công tác làm công việc “kê biên tài sản” của những nhà tư sản Sài Gòn ở chợ Bến Thành, chợ Tạ Thu Thâu... Đó là một thời điểm khó quên nhưng ai cũng muốn quên. Ông Đinh Phong (ủy viên Ủy ban MTTQ VN TP.HCM, nguyên phó giám đốc Đài truyền hình TP.HCM) hồi tưởng về những ngày ông và nhiều đồng nghiệp được ban tuyên huấn giao những nhiệm vụ đặc biệt nhưng bí mật đến phút cuối cùng. Ngay cả cái tên của những chiến dịch này cũng được mã hóa thành X1, X2... Những tổ công tác mật được gấp rút thành lập, bắt đầu rà soát, lên danh sách những hộ gia đình kinh doanh, những gia đình giàu có phải “cải tạo tư sản”. Nguyên tắc hàng đầu của chiến dịch này là bí mật. Những nhà tư sản chỉ bàng hoàng nhận biết những gì xảy ra khi cửa mở và tổ công tác đặc biệt bất ngờ có mặt, đọc quyết định “kê biên tài sản”.”
Quý vị có thể theo dõi ở link sau: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/132736/ke-bien-tai-san.html#ad-image-0
Thứ ba, cũng nói về con số thống kê “thành tích” cướp bóc của nhân dân Miền Nam, Trong cuốn sách “Thông tin lịch sử của TP.HCM” của ủy ban nhân dân TPHCM có cho biết: “Cho đến ngày giải phóng 1975, Sài Gòn đã có một cơ sở vật chất, kinh tế kỹ thuật lớn nhất miền Nam, nơi tập trung hơn 80% năng lực sản xuất công nghiệp cả miền Nam. Nơi đây tập trung hơn 38.000 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lớn nhỏ, trong đó có 766 công ty và 8.548 cơ sở công nghiệp tư nhân. Để công hữu hóa tư liệu sản xuất và đưa công nhân lao động làm chủ nhà máy, xí nghiệp, sau năm 1975 chính quyền cách mạng đã tiến hành vận động hai đợt cải tạo công thương nghiệp. Kết quả là đã quốc hữu hóa tài sản của 171 tư sản mại bản, 59 tư sản thương nghiệp cỡ lớn...”
Trên thực tế ở Việt Nam thì việc “quốc hữu hóa” chính là việc nhà cầm quyền cộng sản cướp của dân rồi đem làm tài sản riêng cho đảng viên và các quan chức lãnh đạo thụ hưởng.
Quý vị cũng có thể xem tại link: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/132736/ke-bien-tai-san.html#ad-image-0
Thứ tư, chính Mai Chí Thọ trong 1 bài phỏng vấn đăng trên tờ báo điện tử cộng sản Vietbao.vn đã thừa nhận những hành động cướp bóc của mình một cách công khai: “Trầm ngâm một lát, bác Tám Cao (Mai Chí Thọ) đúc kết: “Sau chiến thắng 30/4/1975 với chủ trương “Tiến nhanh, tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội”, ngay sau khi giải phóng, TW đã giao nhiệm vụ cho TP. HCM phải bắt tay ngay vào chiến dịch mang bí số X1 và X2 với nội dung “Cải tạo kinh tế tư bản chủ nghĩa” vẫn được quen gọi là “Đánh tư sản mại bản”. Chiến dịch X1, thì tạm được bởi chúng ta thực hiện cải tạo những tư sản có liên quan tới đế quốc, dù trong số họ không ít người chỉ thuần túy “làm kinh tế”.”
Rồi cũng chính Mai Chí Thọ thừa nhận: “Nhưng đến nửa chừng rà soát lại gần 2.000 “đối tượng X2”, thì chỉ đúng có... 3 đối tượng! Chủ trương duy ý chí này đã làm sa sút ghê gớm, biến dạng diện mạo cũng như nội lực của thành phố, xóa đi hết những ưu thế, cơ sở vật chất sẵn có của “Hòn ngọc Viễn Đông...”
Không khí cải tạo ồ ạt, tịch thu, tịch biên tài sản của các đối tượng “X1, X2”, đem về đổ dồn, chất đống đầy các kho không chứa xuể, phải tấp táp đâu đó, sau một thời gian ngắn, những tài sản này phần thì biến mất, số còn lại hư hỏng trở thành một đống đổ nát khổng lồ...
Đánh tư sản năm 1976 |
Qua những gì chính Mai Chí Thọ lúc đó là giám đốc công an Sài Gòn thừa nhận đã cho thấy hậu quả khủng khiếp mà cộng sản gây ra cho nhân dân Việt Nam. Đây là tội ác không thể tha thứ.
Quý vị có thể tìm hiểu tại link sau: http://vietbao.vn/Phong-su/Gap-nhung-nhan-chung-cua-Cuoc-xe-rao-lich-su/70052307/262/
2. Nạn thuyền nhân:
Kính thưa quý vị!
Chính vì cướp sạch kinh tế, nhà cửa và đầy đọa quân dân cán chính VNCH mà đảng cộng sản Việt Nam đã đây người dân Miền Nam tới nạn "thuyền nhân" để kiếm tìm sự sống mới. Trên thực tê không chỉ có X1 và X3 đánh kinh tế, nhà cầm quyền cộng sản còn dùng X2 để đánh văn nghệ sỹ không theo cộng sản. Chính vì thế toàn Miền Nam là một trại tù khổng lồ, người dân đã phải chấp nhận đánh đổi mạng sống trên những con thuyền lênh đênh ngoài khơi để trốn chạy cộng sản. Quý vị có thể tìm hiểu về chiến dịch X2 qua bài viết của một người trong cuộc như sau:
“Tôi bị bắt ngày 5 tháng 4 năm 1976, trong cái trò bắt người mà cộng sản gọi là “chiến dịch X2 đánh Văn Nghệ Sĩ phản động”. Chiến dịch X1 trước đó "đánh" tư sản mại bản (tức những nhà tỷ phú người Việt và người Việt gốc Hoa, đa số ở Chợ Lớn). Có 3 nhà tỷ phú người Việt bị bắt là cụ Hoàng Kim Quy (cựu Thượng Nghị Sĩ đệ nhị VNCH), hai anh em vua tầu thủy Phạm Quang Khai và Phạm Quang Hoa. Trước và sau tôi bị bắt vài ngày có hơn trăm người gồm đủ bộ môn văn nghệ Miền Nam (Văn, Thơ, Báo chí, Nhạc, Kịch, đạo diễn điện ảnh, đạo diễn Cải lương có đôi chút tên tuổi). Đa số giam ở T20 (số 4 Phan Đăng Lưu bên hông chợ Bà Chiểu, Gia Định) vài người đi khám Chí Hòa. Khoảng mười tháng sau một số lớn được tha về, chỉ còn mươi người bị quy kết tội “có nợ máu nhân dân” và “chống cộng ở thượng tầng kiến trúc” bị giữ lại. Đây là những “tội” có thể đưa tới tử hình. Sau hai năm tra vấn hỏi cung xong, họ đưa bọn tôi lên trại Gia Trung (xứ sương mù Pleiku) nằm trong khu rừng già, nghe nói trước đây là mật khu của Việt cộng, để lao động khổ sai.” Trích bài viết: “Những ngày tháng tù đày không thể quên” của tác giả Thanh Thương Hoàng.
“Tôi bị bắt ngày 5 tháng 4 năm 1976, trong cái trò bắt người mà cộng sản gọi là “chiến dịch X2 đánh Văn Nghệ Sĩ phản động”. Chiến dịch X1 trước đó "đánh" tư sản mại bản (tức những nhà tỷ phú người Việt và người Việt gốc Hoa, đa số ở Chợ Lớn). Có 3 nhà tỷ phú người Việt bị bắt là cụ Hoàng Kim Quy (cựu Thượng Nghị Sĩ đệ nhị VNCH), hai anh em vua tầu thủy Phạm Quang Khai và Phạm Quang Hoa. Trước và sau tôi bị bắt vài ngày có hơn trăm người gồm đủ bộ môn văn nghệ Miền Nam (Văn, Thơ, Báo chí, Nhạc, Kịch, đạo diễn điện ảnh, đạo diễn Cải lương có đôi chút tên tuổi). Đa số giam ở T20 (số 4 Phan Đăng Lưu bên hông chợ Bà Chiểu, Gia Định) vài người đi khám Chí Hòa. Khoảng mười tháng sau một số lớn được tha về, chỉ còn mươi người bị quy kết tội “có nợ máu nhân dân” và “chống cộng ở thượng tầng kiến trúc” bị giữ lại. Đây là những “tội” có thể đưa tới tử hình. Sau hai năm tra vấn hỏi cung xong, họ đưa bọn tôi lên trại Gia Trung (xứ sương mù Pleiku) nằm trong khu rừng già, nghe nói trước đây là mật khu của Việt cộng, để lao động khổ sai.” Trích bài viết: “Những ngày tháng tù đày không thể quên” của tác giả Thanh Thương Hoàng.
Thậm chí khi tác giả này đã ra tù và có chính sách HO thì cũng bị nhà cầm quyền cộng sản gây khó dễ: “Nhưng tất cả đều vô vọng. Lần nào cũng vậy, hai lần, tôi “ôm” hồ sơ xin xuất cảnh tới Sở Ngoại Vụ đường Nguyễn Du đều được các viên chức hữu quyền (công an CS) trả lời dứt khoát: “Nhà Nước không có chính sách cho anh xuất cảnh. Bọn lính cũ không có súng ống đâu còn đánh được chúng tôi nhưng với bọn anh chỉ một cây viết vẫn có thể chống phá chúng tôi như các anh đã làm trước đây. Anh nên biết bên đó bọn báo chí phản động nhiều như nấm”. Thế là con đường sống bị triệt. Hết hy vọng, hết chờ mong. Tôi đành sống kiếp mạt rệp - một thứ công dân hạng bét - ngay trên quê hương đất nước mình.”
(Link bài viết: http://khungtroisaomai.com/forums/viewtopic.php?f=9&t=7699).
Nạn thuyền nhân đã bắt đầu sau khi nhà cầm quyền cộng sản trả thù quân dân cán chính VNCH và cướp đi nguồn sống của nhân dân Miền Nam. Xin quý vị có thể đọc những tài liệu sau đây để thấy rõ điều đó.
Thứ nhất, trên VOA Việt ngữ đã có bài viết thống kê về con số thuyền nhân và những người không may mắn như sau: “Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 - và trong cả hai thập niên kế tiếp - hàng triệu người Việt đã vượt biển, vượt biên tìm tự do. Ngày nay, người ta thường chú ý đến tập thể cựu thuyền nhân, 'bộ nhân' đã sống sót và định cư thành công ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Úc. Cũng trong hai thập niên đen tối ấy, trên 300 ngàn thuyền nhân Việt Nam đã tử nạn trong rừng sâu, trên biển cả và tại các trại tị nạn ở Đông Nam Á. Rải rác khắp nơi tại các trại tị nạn cũ - từ Thái Lan, Malaysia đến Indonesia và Philippines, hàng ngàn ngôi mộ thuyền nhân đã bị bỏ quên - cho đến khi tổ chức Văn khố Thuyền nhân Việt Nam phát động chương trình thăm viếng và trùng tu mộ phần cho những đồng bào xấu số.”
Đây là những con số biết nói cho thấy cộng sản là loài thú dữ đã gây nên cảnh tang thương cho dân tộc Việt Nam chúng tôi. Chúng tôi kính mong quý vị xem xét và làm rõ tội ác tày trời này của cộng sản Việt Nam.
Bài báo trên có thể xem tại: http://www.voatiengviet.com/content/ky-niem-ngay-30-thang-4-thuyen-nhan-viet-nam-tu-nan/1651015.html
Khu mộ tưởng niệm các thuyền nhân tị nạn ở Galang.
Thứ hai, trong một tập tài liệu ấn hành vào năm 2000, mang tựa đề “The State of the World’s Refugees 2000, 50 years of Humanitarian Action,” viết về tình trạng tị nạn thế giới, để đánh dấu 50 năm hoạt động nhân đạo của Liên Hiệp Quốc, Bà Sadako Ogata, Cao Ủy Trưởng Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, đã nói về lòng can trường của hàng triệu người tị nạn và lánh nạn trên thế giới đã mất tất cả, ngoại trừ niềm hy vọng, và đã vượt qua biết bao thử thách và chông gai để đi tìm con đường sống. Bà Ogata đã tuyên dương những người này là “Những người sống sót vĩ đại của Thế Kỷ 20”. Cuốn sách cho biết:
“Ngay từ cuối năm 1975, những đợt người tị nạn Việt Nam đã bắt đầu đến lánh nạn tại các nước lân bang. Vào những ngày đó, Thái Lan đã đón nhận 5.000 người tỵ nạn từ Việt Nam qua, tại Hồng Kông cũng đã có 4.000 tị nạn, Tân Gia Ba 1,800 người, và có khoảng 1.250 người cũng đã đến Phi Luật Tân. Vào tháng 7 năm 1976, khi chế độ Hà Nội loại trừ bộ máy quản chế miền Nam của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam để thực hiện việc thống nhất hai miền, cưỡng chế người dân đi vùng kinh tế mới, và tập trung trên một triệu người miền Nam vào các trại tù cải tạo, những làn sóng di tản bằng đường biển bắt đầu gia tăng. Và đến cuối năm 1977, đã có trên 15.000 người Việt sang tị nạn tại các nước trong vùng Đông Nam Á. Cho đến năm 1978, khi nhà cầm quyền Cộng Sản phát động chính sách cải tạo tư sản, và tiếp theo đó là việc xua quân xâm chiếm Cam Bốt, và phải đương đầu với cuộc chiến biên giới với Trung Quốc, làn sóng tị nạn bằng đường biển đã tăng lên gấp bốn lần, với đa số người ra đi thuộc khối người Việt gốc Hoa, để sau đó được đưa sang định cư tại các tỉnh phía Nam Trung Quốc.
“Ngay từ cuối năm 1975, những đợt người tị nạn Việt Nam đã bắt đầu đến lánh nạn tại các nước lân bang. Vào những ngày đó, Thái Lan đã đón nhận 5.000 người tỵ nạn từ Việt Nam qua, tại Hồng Kông cũng đã có 4.000 tị nạn, Tân Gia Ba 1,800 người, và có khoảng 1.250 người cũng đã đến Phi Luật Tân. Vào tháng 7 năm 1976, khi chế độ Hà Nội loại trừ bộ máy quản chế miền Nam của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam để thực hiện việc thống nhất hai miền, cưỡng chế người dân đi vùng kinh tế mới, và tập trung trên một triệu người miền Nam vào các trại tù cải tạo, những làn sóng di tản bằng đường biển bắt đầu gia tăng. Và đến cuối năm 1977, đã có trên 15.000 người Việt sang tị nạn tại các nước trong vùng Đông Nam Á. Cho đến năm 1978, khi nhà cầm quyền Cộng Sản phát động chính sách cải tạo tư sản, và tiếp theo đó là việc xua quân xâm chiếm Cam Bốt, và phải đương đầu với cuộc chiến biên giới với Trung Quốc, làn sóng tị nạn bằng đường biển đã tăng lên gấp bốn lần, với đa số người ra đi thuộc khối người Việt gốc Hoa, để sau đó được đưa sang định cư tại các tỉnh phía Nam Trung Quốc.
Vào cuối năm 1978, đã có 62.000 thuyền nhân người Việt tị nạn tại các nước Đông Nam Á. Riêng trong tháng 6 năm 1979, đã có trên 54.000 thuyền nhân Việt Nam đến tị nạn tại các nước nói trên. Những làn sóng tị nạn này đã khiến cho các nước trong khối Đông Nam Á, như Mã Lai Á, Thái Lan, Phi Luật Tân, Tân Gia Ba và Nam Dương tuyên bố không nhận thêm người tị nạn từ Việt Nam, khiến cho những đợt thuyền nhân đến sau đã bị xua đuổi cấm không cho lên bờ. Cũng kể từ đó, con số thuyền nhân tử vong trên biển cả cũng đã gia tăng.
Sau những cuộc hành trình hãi hùng lênh đênh trên đại dương, một số thuyền nhân cũng đã đến được bến bờ tạm dụng. Những lớp người này đã đem cho thế giới bên ngoài những mẫu chuyện về người cha, người mẹ, đã phải chia nhau những hạt cơm rơi từ miệng những đứa con; đến chuyện chia nhau từng giọt nước quý hơn vàng được vắt ra từ miếng vải thấm mưa, để đánh lừa những cơn đói khát triền miên. Hay là những chuyện thương tâm về người chết đã cứu được người sống với thịt máu của chính mình. Hoặc nữa là những chuyện nói nhỏ, kể về những trường hợp phải đương đầu với hải tặc. Ngoài những mối đe dọa do sự đầy đọa của con người đối với con người, những thuyền nhân này còn phải đương đầu với những cơn thịnh nộ của thiên nhiên. Những cơn phong ba bão táp đã khiến cho không biết bao nhiêu thuyền nhân làm mồi cho biển cả. Không ai dám phỏng đoán với mỗi người có cơ may đặt chân lên bến bờ tự do, đã có bao nhiêu người hy sinh trên đại dương.
Cuối cùng, làn sóng người tị nạn Việt Nam bằng đường biển đã viết lê thiên bi sử của thuyền nhân, và những câu chuyện hãi hùng của các cuộc vượt biển của người tị nạn Việt Nam đã đánh động được lương tâm thế giới. Vào tháng Ba 1979, chương trình Ra Đi Có Trật Tự ra đời để cố gắng ngăn chặn những làn sóng vượt biển. Ngoài ra, cũng vào thời gian này, các chương trình cứu người vượt biển đã được một số tổ chức thiện nguyện quốc tế phát động hai chiếc tầu cứu vớt thuyền nhân ngoài biển là Anamur do một tổ chức từ thiện Đức Quốc vận động vào năm 1979 L’Ile de Lumiere của tổ chức từ thiện Pháp Medecins du Monde điều hành vào năm 1980 đã cứu mạng được nhiều thuyền nhân Việt Nam lênh đênh ngoài biển cả trong khoảng thời gian từ 1979 cho đến 1990.”
Thứ ba, theo cuốn video tài liệu của Ủy Ban Cứu Nguy Người Vượt Biển về con tầu J. Charcot, sau 20 ngày tìm vớt ngoài khơi Việt Nam: “tầu đã vớt được 520 người, thành phần tuổi tác như sau:Từ 14 đến 30 tuổi có 269 người, tức 51,73%. Học trò có 224 em, gồm 136 nam, 88 nữ, chiếm 43,08%. Người trên 50 tuổi chỉ có 11 người, chiếm 2,11%. Người có nghề nghiệp là 218 người, chiếm 41,92% gồm 154 đàn ông và chỉ có 64 đàn bà... Với thành phần trẻ chiếm đa số và nhất là giới học trò đã làm cho Thế giới rúng động ở mức độ khinh hoàng về cuộc ra đi của người Việt. Hàng trăm ký giả, các nhà xã hội và tôn giáo thiện nguyện đổ xô về Đông Nam Á quan sát thảm nạn thuyền nhân khi những chiếc tầu chở hàng ngàn thuyền nhân đổ bộ lên đảo hoang Pulau Bidong, Galang...”
Quý vị có thể tìm hiểu thêm tại link sau:http://saigontimesusa.com/bai/thuyennhan/thuyennhan1132.shtml
Thứ tư, trên trang chính của Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam có đăng tải lại một trong những thảm kịch của thuyền nhân Việt Nam chạy trốn cộng sản: “Sáng 1-12-1978, bão lớn kéo đến. Chẳng bao lâu sau tầu chìm. 170 người thiệt mạng. 150 người sống sót.123 thi hài được chon chồng chất 4 lớp lên nhau trong nghĩa trang Cherang Ruku. 46 thi hài khác được mai tang 3 ngày sau đó tại nghĩa trang Balai Bachok, cách Cherang Ruku 30km về hướng Bắc”.
Quý vị có thể xem tại link sau: http://www.vnbp.org/vbpgraves/gayquyHouston/cr/CR.htm
Thứ năm, cho đến ngày hôm nay, sau hơn 80 năm cai trị Việt nam thì đảng cộng sản vẫn còn những người ra biển tìm tự do. Xin quý vị chú ý đến bài báo trên RFA sau đây: “Hiện nay vẫn còn có những người Việt Nam phải bỏ nước ra đi bằng thuyền như phong trào thuyền nhân vượt biển cách đây gần 40 năm sau thời điểm 1975. Hãng thông tấn AP hôm nay loan tin tính đến lúc này trong năm nay có 460 người Việt Nam tìm đến được bến bờ nước Úc. Đây là con số bằng cả năm năm qua gộp lại. Tàu chở thuyền nhân Việt Nam mới nhất đến được đảo Christmas Island của Úc là vào hồi tháng trước. Chiếc tàu có số hiệu đăng ký tại tỉnh Kiên Giang. Đây là tỉnh có khoảng cách đến đảo Chirstmas Island hơn 2300 kilomet... Một thuyền nhân có tên Trương Chí Liêm 23 tuổi khi AP liên lạc được qua điện thoại từ Trung Tâm Giam giữ Người Nhập cư Villawood, nằm ở ngoại vi Sydney, cho biết là anh ta thà chết ở trại chứ không để bị cưỡng bức về lại Việt Nam. Người này rời Việt Nam cách đây 5 năm và bị bắt giam ở Indonesia 18 tháng khi đang trên đường tìm đến Úc.”.
Thứ sáu, còn rất nhiều bằng chứng về thuyền nhân Việt Nam, chúng tôi xin gửi đến quý vị những đường links đến các video mô tả một trong những sự kiện bi thương của dân tộc Việt nam chúng tôi mà đảng cộng sản chính là những kẻ thủ ác.
Kính thưa quý vị!
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam chúng tôi, cộng sản cũng gây nên nhiều tội ác và cho đến ngày hôm nay những tội ác đó vẫn còn tồn tại và hàng ngày diễn ra. Chúng tôi xin gửi đến quý vị những tội ác cộng sản cho đến ngày nay vẫn hàng ngày hàng giờ diễn ra trên khắp mọi miền tổ quốc Việt Nam chúng tôi. Chúng tôi muốn công lý phải được thực hiện và ánh sáng hòa bình dân chủ sẽ đến với quê hương Việt Nam. Tội ác của cộng sản hiện nay còn rất nhiều, nhưng trong khuôn khổ bản cáo trạng này tôi xin gửi đến quý vị các tội ác sau đây của cộng sản Việt Nam đó là: Đàn áp tôn giáo, cướp đất đai của nhân dân.
III. Đàn áp tôn giáo và cướp đất đai:
1. Đàn áp tôn giáo:
Kính thưa quý vị!
Tự do tôn giáo là một quyền cơ bản của con người. Chính hiến chương LHQ cũng công nhận điều này và yêu cầu các nước thành viên cam kết phải thực hiện. Nhưng từ khi có đảng cộng sản thì tôn giáo chưa bao giờ được đối xử đúng mực mà luôn chịu đàn áp nếu tôn giáo đó không tuân theo sự chỉ đạo của cộng sản và phục vụ cho cộng sản. Xin điểm qua một số những dẫn chứng để cho thấy cộng sản luôn đàn áp tất cả tôn giáo khi không có lợi cho mình.
Thứ nhất, Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ là một trong những người đã chứng kiến cảnh tượng trong nhà tù cộng sản. Và ông đã mô tả chân thực cuộc sống của nhà tù cộng sản giành cho quân dân cán chính VNCH cũng như những người hoạt động tôn giáo. Chật chội, ngột ngạt hơi người, mùi hôi của mọi người, mọi bệnh riêng của mỗi người, cả tháng không tắm. Cả ngàn người có một giếng nước, kéo một lúc đã cạn nước, nhiều khi có chuột bọ chết thối trong giếng. Ăn uống vào là bị kiết lỵ. Đi cầu vào các dẫy hố đào trên mặt đất...
“Cả trại nhốn nháo về bệnh kiết lỵ. Hầu như không khu nào thoát. Chưa bao giờ buổi sáng lại đông người chờ đi cầu như vậy. Mặt mũi người nào cũng nhăn nhó, mệt mỏi trông thật thảm hại... Thật đau khổ, lúc nào bụng cũng quặn đau, mỗi lần đi cầu són ra một chút, phân ít, mũi máu nhiều. Từ nơi tôi ở ra nhà cầu khá xa. Để tiện việc, tôi không về nhà, ngồi ngay ở căn nhà chiếu Tivi sẵn sàng chạy ra hố cầu khi cần. Không phải mình tôi như vậy mà hàng chục người tay cầm lon nước, ngồi bệt xuống mặt cát. Bệnh của tôi kéo dài cả tuần sau khi uống cả lọ tetracycline do Lan cho. Trong thời gian kỷ luật chúng tôi được xuống sông tắm mỗi hai tuần một lần. Tuy nhiên nhiều khi cán bộ bận hay có việc gì bất thường thì phải chờ lâu tới ba tuần” (Tầng Đầu Địa Ngục - Linh Mục (LM) Nguyễn Hữu Lễ).
Và cùng đó là cảnh thiếu thốn: “Điều quan trọng đối với tôi là cái đống rác! Mỗi lần đi ngang đống rác trước cổng trại là mỗi lần đời tôi lên hương. Hai con mắt hoạt động tích cực để tìm nhặt những thứ cần thiết cho cuộc sống trong buồng như vải rách dùng đại tiện, bọc nylon làm nhiên liệu chất đốt, hoặc may mắn hơn thì cái bàn chải đánh răng cũ hoặc ít giấy bao xi măng làm vở viết chữ Tầu, thứ ngôn ngữ tôi đang cố học” (Tầng Đầu Địa Ngục - LM Nguyễn Hữu Lễ).
Cùng đó là những hành động bị hành hạ cơ thể:
“Tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau của các hình thức vi phạm nguyên tắc mà tù nhân bị “đại ca” ra hình phạt tương xứng theo luật giang hồ tù. Nếu chỉ để cảnh cáo và áp đảo tinh thần những lính mới để bắt phải đi vào khuôn phép thì chỉ cần sử dụng “chưởng” tức là đánh bằng hòn đá bọc trong cái vớ hoặc “bẻ ngà” là dùng đá cà hoặc đập gãy hết cả hai hàm răng. Trường hợp nặng hơn thì “lấy cấp pha” tức là móc đôi mắt, hoặc “ xin cặp nạng” nghĩa là cắt gân gót chân. Trường hợp nghiêm trọng thì đối phương sẽ được “cất” có nghĩa là giết chết” (Tầng Đầu Địa Ngục - LM Nguyễn hữu Lễ).
Thứ hai, phần trên là hồi ký của một Linh mục. Nhưng quý vị có thể thấy Phật Giáo cũng chẳng khá hơn trong một chính sách đàn áp tôn giáo của cộng sản. Quý vị có thể đoc cuốn: "Hồi ký hai sáu năm lưu đày dưới chế độ Cộng sản Việt Nam" của hòa thượng Thích Thiện Minh như sau: “Tại đây, từ việc đánh đập bằng tay chân, bằng gậy gộc, bằng dùi cui, bằng báng súng cho đến cùm, quyện, giam vào phòng giam riêng là điều xảy ra hàng giờ hàng buổi. Trại giam có đủ mọi cán bộ, công an từ Bắc vào Nam, kể cả kháng chiến lâu năm cho đến những tên công an loại mới vào ngành mà dân gian thường gọi là bọn “công an 30/4”. Họ đều có những ngón nghề độc đáo để điều tra, nào là đánh túi bụi, đánh kiểu trên đao dưới búa, còng tay đứng, còng chéo tay sau lưng, còng ngồi đan chéo hai tay. Họ dùng nhục hình để điều tra, bản thân tôi khi giam giữ tại đây, cũng không tránh khỏi những nhục hình này. Hàng ngày hai chân tôi luôn ở trong cùm, bị cùm suốt ngày đêm, suốt tháng quanh năm. Hai chân bị cùm quyện tại chỗ, không thể đứng thẳng được nên dần dần bị tê liệt.”
Cuốn hồi ký như một bằng chứng sống về việc cộng sản đàn áp tôn giáo.
Thứ ba, xin điểm qua một số vụ án đàn áp tôn giáo một cách dã man. Điển hình là một số trường hợp sau:
- Vụ án Thái Hà: Vào lúc 2g30 chiều nay, 3/11, hàng trăm côn đồ hung hãn, dưới sự hỗ trợ của an ninh, cảnh sát các loạt, đồng loạt tấn công nhà thờ Thái Hà. Một số mặc thường phục đã dùng búa trữ sẵn ở Trạm bảo vệ ngay trước cửa Nhà thờ để phá cổng nhà thờ, và đặc biệt là đập hư nát mấy cánh cửa của nhà thờ.
Đêm 16/11/2011 rạng sáng ngày 17/11/2011, chính quyền Hà Nội đã cho đám dân phòng, công an chìm, công an sắc phục tới chặn đường hành hung giáo dân, các vị lãnh đạo tôn giáo và cho xe xúc đất, ủi đất, xe cần trục... tới đào đất, đặt 3 thùng chứa nước loại cực lớn để làm cái mà chúng gọi là “Trạm Xử Lý Nước Thải” chính thức lấy đất của Nhà Dòng Chúa Cứu Thế và Giáo Xứ Thái Hà. Linh mục Chánh Xứ Thái Hà - Giuse Nguyễn Văn Phượng đã phản đối việc chiếm đất này của chính quyền Hà Nội và gởi thơ cầu cứu đi khắp các nơi.
Công luận khắp nơi lên tiếng phản đối thái độ đàn áp tôn giáo của chính quyền Cộng sản Hà Nội, đã hành hung giáo dân và chiếm đoạt tài sản của Nhà Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà.
Quý vị có thể xem chi tiết tại các links sau:
http://www.nuvuongcongly.net/xa-hoi/thong-tin-tren-mang/hanoitancongthaiha/
http://www.nuvuongcongly.net/xa-hoi/thong-tin-tren-mang/hanoitancongthaiha/
- Đàn áp PGHH: Cuộc kháng chiến của toàn dân khởi đi trong bầu không khí sôi nổi, phấn khởi vô cùng. Tháng 9/45, hầu như tất cả dân chúng miền Nam đều ủng hộ Việt Minh. Nhưng chỉ vài tháng sau đó, với chính sách sắt máu như bắt cóc, cho "mò tôm", chặt đầu, móc mắt, cắt lưỡi, mổ bụng, những nạn nhân bị chụp mũ "Việt gian", "phản động", "phản cách mạng", đã tạo ra mộ làn sóng căm phẫn bao trùm đất nước. Cuộc kháng chiến do đó mà bị xẹp lép như trái banh xì hơi. Những người còn sống sót, con cháu của các nạn nhân đi tìm chỗ tỵ nạn, họ buộc lòng phải "về thành" để tránh bị Việt Minh tàn sát lần nữa. Họ đành chịu mang tiếng là "hợp tác với giặc Pháp". Sinh lực kháng chiến tiêu tan ngay, tạo đà cho quân Pháp chiếm lại các tỉnh miền Nam một cách dễ dàng chỉ trong vòng... 4 tháng.
Chỉ trong vòng có 2 tháng trời, giành quyền đại diện dân chúng miền Nam, Việt Minh đã biến tình đoàn kết thành nội thù. Các vụ giết người mờ ám, các vụ khủng bố đẫm máu... đã làm cho dân miền Nam thức tỉnh. Phi nghĩa và làm mất thế đoàn kết ngay khi Việt Minh ra lịnh đàn áp đẫm máu cuộc biểu tình của Phật Giáo Hòa Hảo tại Cần Thơ. Theo lệnh Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ để chống lại tình trạng độc tài của Việt Minh, tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo các vùng lân cận tỉnh Cần Thơ và một số thị dân kéo về biểu tình rầm rộ với tay không và biểu ngữ. Cuộc biểu tình có xin phép Chủ tịch Ủy ban Hành chánh là ông Trần Văn Khéo. Sáng sớm ngày 8/9/45, khi đoàn biểu tình với một số "bảo an" với tầm vong vạt nhọn thì làm sao chống lại với súng đạn! Trước đó, Việt Minh đã mời đại diện của Phật Giáo Hòa Hảo ở Cần Thơ là các ông Huỳnh Thạnh Mậu (bào đệ Đức Thầy), Nguyễn Xuân Thiếp (anh họ nhà văn Nguyễn Hiến Lê) và Trần Văn Hoành (con trai ông Năm Lửa) đến thương thuyết nhưng thất bại. Nhiều người tham dự cuộc biểu tình này chỉ có tay không với bình nước uống, vừa từ dưới ghe cặp bến, đã bị tự vệ của Việt Minh bắn chết ngay tại bờ sông. Trong vụ thảm sát này, ông Hoàng Quốc Kỳ, một người kháng chiến tập kết về Bắc, gặp lại bạn cũ, là người đã xả súng bắn vào nhóm biểu tình ấy, kể lại như sau:
"Nguyễn Văn Nghệ, một tay súng tiểu liên đầu đàn của Vệ quốc đoàn miền Tây Nam Bộ (CS), kể lại trận "tắm máu đó": Tụi Hòa Hảo gan cùng mình! Lớp này ngả xuống, lớp khác tiến lên, cả đàn bà con nít cũng vậy. Bóp cò đến rung cả tay, máu loang đỏ hết cả mặt đường mà chúng nó vẫn nhào vô họng súng. Chiến sĩ ta đã tản thần nhưng lịnh bắt phải bắn tiếp"Đàn áp xong, Việt Minh dùng xe có loa phóng thanh chạy khắp đường phố loan tin: Hòa Hảo dùng ghe vượt sông Cần Thơ, đổ bộ vào châu thành, bị "Vệ quốc đoàn" đẩy lui.
- Tội ác của Việt Minh đối với Cao Đài: Tiêu diệt tôn giáo, đảng phái là chủ trương của người CS ngay khi họ nắm được chính quyền ở Nam Bộ bằng cái "Lâm Ủy Hành Chánh". Nếu Trần Văn Giàu đã gieo tang tóc cho Nam Bộ đang lâm chiến bao nhiêu, thì tội ác của Tướng Nguyễn Bình đối với tôn giáo, đảng phái cũng tày trời bấy nhiêu.
Thủ đoạn của Việt Minh là mua chuộc, lôi kéo về phe họ, phục vụ quyền lợi của họ, làm viên gạch lót đường, làm con chốt hy sinh. Ai ngoan ngoãn thì lợi dụng có giai đoạn, sau đó tìm cách ám sát, gọi là "tử trận", "hy sinh"... Biết rõ âm mưu này, Cao Đài bất hợp tác, bị Việt Minh đánh phá, phải kéo về Tây Ninh để khỏi bị tiêu diệt. Thất bại, Việt Minh lập một kế hoạch lừa bịp mới: lập nhóm Cao Đai ly khai ở Bạc Liêu, chiêu dụ họ đứng về "phe kháng chiến". Việc chống xâm lăng là một nghĩa vụ của người dân, một tín đồ, nhưng phục vụ riêng cho quyền lợi của CS thì tôn giáo nào cũng từ chối. Phái Cao Đài Minh Chơn của ông Cao Triều Phát và Trần Đạo Quang ở Bạc Liêu đã bị lừa vào cái bẩy sập đó.
Cao Triều là một dòng họ lớn, nhiều người là đại điền chủ, có con cái ăn học bên Tây. Cao Triều Phát là một trong những cự phú xứ "công tử coi tiền như rác". Giàu có lớn, Cao Triều Phát là người có tâm đạo, làm việc nghĩa, tính tình hiền lành. Từ khi biết mình bị lừa vào hang cọp, ông âm thầm chịu đựng, đóng trọn vai trò lừa bịp do CS dàn dựng. Từ khi khai đạo tại Tây Ninh, Cao Đài lần lượt chia nhiều hệ phái: Cao Đài Tây Ninh, Cao Đài Bến Tre của Lê Kinh Ty, Nguyễn Ngọc Tường, và Cao Đài Minh Chơn Hậu Giang của ông Cao Triều Phát và chưởng pháp Trần Đạo Quang.
Năm 1932, Thánh thất Cao Đài Minh Chơn đặt tại Giồng Bướm, làng Phong Thạnh, quận Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, lấy tên là Thánh thất Ngọc Minh. Rùn ép, đe dọa, Việt Minh dùng thủ đoạn bắt ông Cao Triều Phát làm bình phong để có danh nghĩa cho họ lập "Đại Hội Liên Tôn Quốc Doanh". Trước đó, với sự dàn dựng của Việt Minh, "Cao Đài Cứu Quốc Họp Nhứt 12 Chi Phái" để lôi kéo tín đồ ủng hộ kháng chiến do họ lãnh đạọ một giai đoạn khá ly kỳ được dân chúng Bạc Liêu thường nhắc tới là việc CS dùng thủ đoạn moi tiền ông Cao Triều Phát một cách thô bỉ. Người miền Tây còn nhớ việc này rành rành như sau (Theo thư nhà văn An Khê Nguyễn Bính Thinh gởi cho tác giả ngày 2/2/94):
"... Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến, có một lá thơ của "bác Hồ" gởi Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Nam Bộ, trong đó nhắc tổ chức trao chiếc áo và thư "của Bác" cho ông Cao Triều Phát. Đó là chiếc áo lụa, do các em thiếu nhi Hà Đông tặng khi bác Hồ còn ở Hà Nộị Trong "tuần lễ vàng", Việt Minh lại đem chiếc áo ấy bán đấu giá, buộc ông Cao Triều Phát phải mua với giá 50 vạn đồng (50,000 đồng) 1 chiếc áo lụa nhàu nát như miếng giẻ rách.
Từ đó, ông Cao Triều Phát đã lọt vào quỹ đạo của CS, sẵn sàng làm bù nhìn để Cao Đài mặc tình sai khiến đóng trò.
Riêng hệ phái Cao Đài Tây Ninh, cũng bị mua chuộc, dụ dỗ, nhưng không thành công. Tiếp đó, Việt Minh giở trò vu khống, rồi khủng bố, ám sát nhắm vào các ông Trần Quang Vinh, Giáo chủ Phạm Công Tắc, Hồng Sơn Đông, Nguyễn Vạn Nhả, nhưng thất bại.
Ông Dương Đình Lôi đã kể lại rằng "Trong 2 năm 1946-1947, Việt Minh đã đưa cả một trung đoàn về ẩn náu tại vùng Long Sơn, núi Nứa (Cần Giờ), có mục đích đánh phá đạo Cao Đài. Vùng Rừng Sác có một họ đạo Cao Đài tại Cần Giờ. Trung đoàn 300 của Việt Minh vẫn thường xuyên đột nhập, gọi là "tảo thanh", gặp tín đồn Cao Đài là cứ bắn giết, nhà cửa thì đốt sạch. Mỗi lần như vậy, dân đạo Đao Đài phải chạy vào đồn bót Tây để được Tây che chở..."
Thứ tư, xin gửi đến quý vị một số trường hợp đàn áp tôn giáo gần đây nhất xảy ra trong tất cả các tôn giáo tại Việt Nam để quý vị thấy những hành động của đảng cộng sản là không thể chấp nhận được.
2. Cướp đất của nhân dân:
Kính thưa quý vị!
Ngoài việc đàn áp tôn giáo thì nhà cầm quyền cộng sản còn cướp đoạt đất đai và đàn áp nhân dân mất đất để làm giàu cho bản thân. Xin mời quý vị theo dõi một số dẫn chứng sau đây của chúng tôi. Đây chỉ là một số dẫn chứng trong hàng triệu trường hợp bị cướp đoạt đất đai của cộng sản Việt Nam.
Thứ nhất, vụ án Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng - Hải Phòng là một trong những vụ án nổi tiếng về hành động cướp đoạt đất đai ở Việt Nam. Ông Đoàn Văn Vươn (1963) sinh sống tại Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng, từng phục vụ trong quân đội cộng sản Việt Nam, là kỹ sư nông nghiệp tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Từ năm 1993, ông Vươn thực hiện việc quai đê lấn biển để nuôi trồng thủy sản. Ông khởi nghiệp bằng việc bán tài sản, vay mượn bạn bè, người thân và ngân hàng, chịu nhiều thiệt hại mất mát trong quá trình lấn biển, bao gồm cái chết của con gái đầu 8 tuổi bị rơi xuống cống chết đuối trong một lần theo bố mẹ ra đầm. Gia đình ông theo đạo Công giáo thuộc giáo phận Hải Phòng.
Cụ thể, năm 1993, huyện Tiên Lãng ban hành quyết định giao cho Đoàn Văn Vươn diện tích 21ha đất bãi biển khu vực nam cống Rộc thuộc xã Vinh Quang để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, thời hạn sử dụng là 14 năm. Trong quá trình sử dụng ông đã tự ý đắp bờ bao để sử dụng vượt quá diện tích được giao. Từ năm 1995, ông đã xây được một con đê cao tạo thành bờ bao cho một vùng đầm rộng lớn hàng chục ha cùng hàng ngàn cây sú, vẹt mọc lên tạo thành cánh rừng chắn sóng. Gia đình ông đã có đầm nuôi tôm, cá để sinh sống.
Tháng 3 năm 1997, ông Vươn làm đơn xin giao đất bổ sung phần diện tích lấn biển ngoài diện tích được giao. Tháng 4 năm 1997, huyện Tiên Lãng ra quyết định giao bổ sung cho ông Vươn 19,3ha giáp với diện tích đã giao, thời hạn 14 năm. Tổng cộng ông Vươn được sử dụng 40,3ha đất để nuôi trồng thủy sản. Đê lấn biển của ông còn được cho rằng đã góp phần giúp nhân dân trong vùng không phải lo vỡ đê mỗi khi bão lũ. Ông Vươn đã đắp được một số đoạn đê để bảo vệ đầm thủy sản của mình, ví dụ như đoạn đê công vụ. Chính quyền huyện sau này cũng đắp thêm được một số đoạn nhỏ của đê công vụ, nhưng lại nhận rằng chính quyền đã có công đắp đê chứ không phải ông Vươn. Việc này đã bị người dân địa phương phản đối.
Đến thời điểm hết hạn giao đất, năm 2009, huyện Tiên Lãng đã làm thủ tục thu hồi toàn bộ 40,3 ha của ông Đoàn Văn Vươn. Tuy nhiên, ông Vươn đã khiếu nại việc thu hồi 19,3ha đất lên huyện, sau đó không đồng tình quyết định của huyện, ông khởi kiện lên Tòa án. Ngày 27 tháng 1 năm 2010, Tòa án huyện Tiên Lãng đã xét xử sơ thẩm và bác đơn khởi kiện của ông Vươn; giữ nguyên quyết định thu hồi. Đoàn Văn Vươn tiếp tục kháng cáo bản án sơ thẩm. Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng đã thụ lý hồ sơ và tiến hành “hòa giải” bằng “Biên bản thỏa thuận”: nếu ông rút đơn thì UBND huyện Tiên Lãng sẽ tiếp tục cho thuê đất.
Sau khi có Quyết định đưa vụ án ra xét xử ngày 19 tháng 4 năm 2010, ông Vươn rút toàn bộ yêu cầu kháng cáo. Ba ngày sau, Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm vụ án hành chính này. Sau đó, huyện Tiên Lãng đã nhiều lần gửi thông báo làm việc với ông Vươn về việc thu hồi đất đã hết thời hạn sử dụng. Ông Vươn vẫn yêu cầu huyện tiếp tục cho ông thuê đất để nuôi trồng thủy sản.
Sáng 5 tháng 1 năm 2012, huyện Tiên Lãng đã tiến hành cưỡng chế với lực lượng đông đảo hơn 100 người bao gồm cả lực lượng công an và quân đội do phó chủ tịch huyện Nguyễn Văn Khanh làm trưởng ban cưỡng chế nhưng đã bị gia đình ông Đoàn Văn Vươn chống trả.
Rõ ràng việc cướp thành quả, phá nhà và tài sản, đẩy gia đình ông Vươn vào tù sau phiên tòa bị lên án mạnh mẽ là minh chứng cho những gì thể hiện bản chất cướp bóc của đảng cộng sản. Xin quý vị xem một số bài viết và phỏng vấn để thấy bản chất độc ác và tham lam của đảng cộng sản Việt Nam.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Human Rights Watch nói vụ án Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng (Hải Phòng) là tín hiệu cảnh báo cho nhà cầm quyền Hà Nội về hậu quả của tình trạng thiếu nhân quyền và pháp trị tại Việt Nam. Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á trong tổ chức Human Rights Watch, ông Phil Robertson, phát biểu với VOA Việt ngữ:
“Hai vấn nạn liên kết giữa chính sách tịch thu đất đai bất hợp lý và quan chức tham nhũng cộng với tình trạng không theo trình tự pháp lý hợp lệ và thiếu tính hợp pháp là những yếu tố khiến người dân Việt Nam bức xúc trước vụ án Đoàn Văn Vươn. Dù cách đáp trả bằng bạo lực của gia đình ông Vươn là hành động không thể chấp nhận, nhưng sự việc này cảnh cáo chính phủ Việt Nam về những gì có thể xảy ra khi họ để cho quan chức nhà nước mặc tình vi phạm nhân quyền của người dân”
Thứ hai, vụ án cướp đất ở Văn Giang - Hưng Yên. Vào khoảng 5 giờ 30 phút sáng ngày 23/4/2012, hàng nghìn công an, bộ đội cùng khoảng 40 máy xúc máy ủi đã được huy động đến cưỡng chế cánh đồng xã Xuân Quan, trong sự chống trả quyết liệt của khoảng 2000 người dân của ba xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao.
Hàng ngàn công an, cảnh sát cơ động, bộ đội được huy động đến
xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm 24-04-2012
để cưỡng chế 70 hecta đất xây dựng khu đô thị Ecopark. (Ảnh: RFA).
xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm 24-04-2012
để cưỡng chế 70 hecta đất xây dựng khu đô thị Ecopark. (Ảnh: RFA).
Thứ ba, vụ án cướp đất tại Dương Nội. 9h30 sáng ngày 31/1/2013 giới chức địa phương đã đưa lực lượng chừng 200 người, gồm dân phòng, công an, thanh tra giao thông và cả đầu gấu tới đàn áp dân Dương Nội, gây xung đột, giằng giật ác liệt. Vụ án cướp đất tại Dương nội cũng khiến cho dư luận căm phẫn trước sự bạo tàn của nhà cầm quyền cộng sản. Xin quý vị tìm hiểu thêm tại một số links sau:
http://www.rfa.org/vietnamese/HumanRights/y-duong-noi-police-conceal-evidence-ml-03272013074904.html
Người dân Dương Nội phản đối nhà cầm quyền cộng sản
Thứ tư, vụ án tại Trịnh Nguyễn- Bắc Ninh. Nông dân ở làng Trịnh Nguyễn - Bắc Ninh đã làm lều để quyết giữ ruộng đất cho các gia đình chính sách, nhưng lực lượng công an trong vùng sắp kéo đến uy hiếp bà con. Hàng ngày bà con thay phiên nhau túc trực, có lúc đông nhất lên đến hơn 1000 người. Được biết vào sáng chủ nhật, khi thấy một số công an và bộ đội xuất hiện quanh làng, bà con đã thúc chiêng gõ trống trong vòng 5 phút báo động. Hơn 500 người dân đã tập trung để kiên quyết giữ ruộng đến cùng. Các ngày trong tuần vẫn liên tục có hàng trăm bà con giữ đất. Đã có một số bà con bị thương do bị công an hành hung dùng dùi cui đánh vài thanh niên và 1 cụ già. Các học sinh đi học thì bị dọa cấm thi, người đi làm thì bị dọa đuổi việc. Sự việc này xuất phát từ việc đền bù không thỏa đáng cho 42 hộ gia đình thương binh, liệt sỹ. Qua đây cho thây nhà cầm quyền cộng sản đã quay lưng lại ngay cả với những người mà họ gọi là “Có công với cách mạng”. Xin quý vị xem thêm tại các links sau:
Đặc biệt nghiêm trọng là một người dân oan là bà Đỗ Thị Thiêm từ Bắc Ninh là nhân vật nổi trội trong vụ khiếu kiện về đất đai cùng với bà con Trịnh Nguyễn. Công an đã nhiều lần đe dọa trực tiếp là sẽ "cho mày ân hận suốt đời vì tội khiếu kiện vượt cấp". Và bây giờ thì chúng đã hành động.
Dân oan Đỗ Thị Thiêm bị tạy acid lên toàn bộ phần ngực.
Nhưng cách hành động của an ninh tỉnh Bắc Ninh ngày 4.7.2013 thật hèn hạ. Lợi dụng gia đình bà Thiêm có một con trai bị thương hơn 2 năm nay cần xin trợ giúp của Hội chữ thập đỏ. Công an đã gọi 4 lần vào số máy của bà Thiêm là khi thì về Hàng Buồm để được giải quyết vụ này. Khi thì ra trạm y tế xã để được chiếu cố. Lần thứ 4 bà Thiêm vừa ra khỏi nhà, nhìn quanh không thấy ai thì bất ngờ một người xuất hiện tạt nguyên 1 ca acid vào người của bà. Không may là acid dính vào người từ cằm trở xuống và bị nặng nhất là trện 2 tay. Bà Thiêm khẳng định là thấy 2 người đàn ông tẩu thoát bằng xe máy. Xin quý vị theo dõi ở links sau:
Thứ năm, vụ cướp đất tại Vụ Bản - Nam Định. Xin quý vị theo dõi một số link sau để thấy các hành động độc ác của cộng sản Việt Nam:
05/07/2013
No comments:
Post a Comment