Friday, July 5, 2013

DÂN CHỦ, CHÍNH TRỊ VÀ ĐẢNG PHÁI

Định nghĩa tổng quát về Dân Chủ, Chính Trị và Đảng Phái


Ngọc HoàngDân Chủ: Bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp Demokratía có nghĩa là“quyền lực của người dân”. Chính phủ do Dân; một hệ thống cchính phủ mà quyền tối cao nhất là ở nơi người dân và được sử dụng bởi dân hoặc bởi những người đại diện qua bầu cử.

Chính Trị: Bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp (plitikos) có nghĩa là “thuộc về, cho, hoặc liên quan đến người dân.” Trong cuốn sách được viết bởi Aristotle vào thế kỷ thứ 4 B.C. Giải thích rằng đó là sự cấu trúc, tổ chức, và điều hành của quốc gia -- đặc biệt thuộc về thành phố được biết vào thời cổ đại Greece.

Nói chung lại, Chính Trị là làm ảnh hưởng đến một tập thể hoặc cá nhân để đạt được vị trí điều hành một cộng đồng, đặc biệt là quốc gia. Có nhiều phương cách áp dụng trong Chính Trị, bao gồm giới thiệu đường lối quan niệm đến mọi người, thương lượng với những vấn đề liên quan đến Chính Trị khác; như là làm luật, chống lại sự nghèo nàn, v.v.

Vì vậy, Chính Trị là một hệ thống áp dụng những phương thức Chính Trị chấp nhận được trong một xã hội. Và trong thời đại hiện nay, Chính Trị tập trung vào sự Dân Chủ và sự quan hệ giữa con người và Chính Trị; và, nó được thể hiện qua cách chọn những đại diện chính phủ và quyết định về những luật lệ.

Đảng Phái: Một tổ chức thuộc về những người có cùng một đường lối và quan niêm chung về hệ thống chính phủ phải như thế nào, như hiến pháp, kinh tế, xã hội, văn hóa, v.v.

Trong một nước Dân Chủ thật sự, những đảng phái phổ biến đường lối của mình đến quần chúng, và đưa những ứng viên ra tranh cử với hy vọng có sự ủng hộ của cử tri. Nếu đắc cử, họ sẽ áp dụng đường lối Chính Trị của họ trong chính phủ.

Một khi đã hiểu sự tương quan của Dân Chủ, Chính Trị, và Đảng Phái; từ đó, có thể nói rằng không một đảng phái nào có cái quyền đứng trên quyền của người dân. 

Đảng Phái chỉ đóng vai trò tìm người tài gia thay mặt người dân lãnh đạo chính phủ qua lá phiếu. Một khi người dân cho họ một cơ hội để đại diện điều hành đất nước, họ không còn là người của đảng nữa, và không thể nào đặc quyền lợi của đảng lên quyền lợi của dân tộc.

Trong những nước Dân Chủ văn minh - ví dụ nước Mỹ - người dân đâu phải ai cũng là thành viên của đảng này hay đảng kia. Họ có quan niệm rằng nếu họ thấy một ứng viên có những đường lối phù hợp với họ thì họ bầu, họ cho ứng viên một cơ hội thay mặt họ để điều hành đất nước. Và họ cũng có quan niệm rằng, sau khi một ứng viên đã đắc cử thì họ thuộc về dân, làm việc cho dân, chớ không thuộc về đảng phải nào. Chính vì vậy, nước Mỹ chỉ có Tống Thống, không có thủ tướng. 

Trong những nước mà hệ thống chính phủ có thủ tướng thì Thống Thống hay Chủ Tịch nước chỉ để có hình thức nghi lễ, ngoại giao, không có quyền quyết định một chính sách nào của quốc gia. Ngược lại, thủ tướng đại diện cho đảng nắm hết mọi quyền lực để quyết định mọi vấn đề theo đường lối của đảng. Vì vậy, người dân Mỹ quan niệm rằng họ không cần thủ tướng, không cần một đảng nào đại diện cho toàn dân.

Và người dân Mỹ họ không cần phải trung thành với đảng của họ, nếu họ là thành viên của một đảng. Nhiều thành viên của đảng này bầu cho ứng viên của đảng khác, chẳng có ai thắc mắc, hay tới nhà gõ cửa hỏi thăm. Hoạc là, nếu một ứng viện muốn ra tranh cử độc lập, họ có thể từ bỏ đảng viên của họ mà chẳng có cần phải đợi bị hay sợ khai trừ ra khỏi đảng. Chính vì vậy, người Mỹ có những câu nhắc nhở những người trong chính phủ rằng:

“In this country one man is as good as another, and, for that matter, very often a great deal better. Thank God this nation does not depend on any one man.”

“Trong quốc gia này một người có thể tốt như người khác, và, với điều đó, nhiều khi còn tốt hơn. Cám ơn trời quốc gia này không phụ thuộc vào chỉ một người.”

“If we were ousted tomorrow and came back a week later, we'd very likely find our places taken by others doing just as well as we did, and in many instances better.”

“Nếu chúng ta bị sa thải ngày mai và trở lại một tuần sau, chúng ta sẽ thấy những công việc của chúng ta được thay thế bởi những người khác đang làm tốt như chúng ta đã làm, và nhiều khi còn tốt hơn.”

Từ những quan niêm trên có thể giúp người dân thấy được vai trò của mình trong một quốc gia Dân Chủ. Và từ đó giúp để tránh xa những đảng phái mà buộc thành viên phải tuyên thệ trung thành với đảng, hoặc có những điều lệ có tính cách hạ thấp nhân phẩm, như là cho đăng báo nếu bị khai trừ ra khỏi đảng, hoặc bị đưa ra tập thể phê bình vì vi phạm điều lệ của đảng, v.v. Thật ra, đảng phái cũng giống như những câu lạc bộ thể thao, nếu thích thì tham gia, không thì thôi, và nó là nơi giúp tìm người tài đi thi đấu, có vậy thôi.

Đến đây xin kể sơ qua câu chuyện riêng về tôi. Tôi nghe những người đi trước tôi nói đảng Cộng Hòa chống cộng. Vì vậy, sau khi tôi trở thành công dân Mỹ, tôi gia nhập vào đảng Cộng Hòa, đơn giải vậy thôi. Từ ngày tham gia đến giờ đã hơn 30 năm, tôi vẫn chưa biết mặt hay tên của ông TBT đảng, và cũng không biết trụ sở chính nằm ở đâu. Tôi nghĩ rằng không quan trọng với tôi để biết những điều đó. Tôi cũng chưa bao giờ nhận được một lá thư thông báo cho tôi phải đi họp chi bộ đảng hay là cái gì đó của đảng. Nhưng mỗi mùa bầu cử, tôi nhận được nhiều thư của những ứng cử viên ra tranh cử chức vụ từ thành phố đến liên bang, có vậy thôi. Những năm đầu tôi luôn bầu cho những ứng viên Cộng Hòa, vì là phe ta; nhưng, những năm gần đây tôi bầu cho những ứng viên mà tôi nhận thấy có cùng quan điểm với tôi, không cần biết họ là đảng nào. Có cái lạ nhưng không lạ với cs VN, tôi không bị một ai đến gõ cửa hoặc bị kêu lên làm việc. Kể câu chuyện này để tuổi trẻ VN hiểu rằng, chỉ có trung thành với Tổ Quốc, không trung thành với bất cứ đảng phái nào.

Có câu hỏi? Nếu ngày mai VN trở thành một nước Dân Chủ thì đảng cs VN có quyền hoạt động không? Câu trả lời là không! Không riêng gì đảng cs VN mà bất cứ đảng phái nào mang tính cách lừa bịp mị dân, vẽ vời ra những đường lối xây dựng một xã hội mơ hồ thì đều bị cấm hoạt động. Thêm vào, hơn 70 năm qua, người dân đã thấy được bộ mặt thật của đảng cs VN như thế nào: độc tài, dã man, bán nước, mơ hồ về một thiên đường xhcn. 

Còn những tổ chức tôn giáo thì sao?

Trong quá khứ vì bất đồng trong niềm tin mặc dầu cùng một tôn giáo đã dẫn đến chiến tranh hay đàn áp tôn giáo, như là:

The French Wars of Religion (1562 - 98) chủ yếu giữa Công Giáo và Tin Lành (Protestants).

Những năm đầu của thế kỷ 16 có một phong trào tốn giáo (Protestant) với một niềm tin về cách rao giản Kinh Thánh cũng như những nghi lễ khác với Công Giáo mà sau này đưa đen sự tách rời giáo hội Anh ra khoải giáo hội La Mã (1529-1536). Những năm kế tiếp lại có phong trào Puritan đi xa hơn về niềm tin và nghi lễ của Công Giáo. Từ đó, vì lý do tự do niềm tin tôn giáo, Họ đã di dân đến Mỹ và thành lập ra thuộc địa ở New England, sau này trở thành tiểu ban của Mỹ.

Qua những kinh nghiệm trên. Sau khi Mỹ dành được độc lập, họ đã ý thức rằng tôn giáo phải nằm ngoài phạm vị chính trị và hệ thống chính phủ. Họ không muốn có một chính phủ mà chịu nhiều ảnh hưởng bởi giáo điều của tôn giáo. Tuy nhiên, tôn giáo được tôn trọng một cách tự do, miễn sao thích hợp niềm tin của mỗi người.

Những bài học lịch sử về tôn giáo trong lãnh vực chính trị của một quốc gia chỉ đem đến sự xáo trộn xã hội; bởi vì con người lợi dụng tôn giáo để đạt được tham vọng riêng hay có những tổ chức đảng phái cho người giả làm tu sĩ đánh phá đối phương để đạt đến mục đích riêng, không vì Phật hay Chúa. Trong Phật hay Chúa chỉ có sự bác ái và công bằng. 

Bài này được viết đúng vào ngày độc lập của Mỹ, ngày 4 tháng 7. Hy vọng VN sẽ có một ngày độc lập tự do dân chủ thật sự trong nay mai.

No comments:

Post a Comment