Monday, July 8, 2013

NHỮNG RÀO CẢN DÂN CHỦ

Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Trong bài “Sai lầm chồng chất sai lầm” (*) tôi đã nêu lên những sai lầm của những người được tung hô là “đấu tranh cho dân chủ”. Đó là việc họ viện dẫn hoặc lấy tấm gương của một kẻ độc tài, phản dân chủ như Hồ Chí Minh ra làm ví dụ về công cuộc dân chủ. Đây là một sai lầm không thể chấp nhận được vì nó chính là rào cản ngăn Việt Nam tiến đến dân chủ thật sự. Và ngay sau đó thì có một bài phỏng vấn một ông cựu thứ trưởng, cựu quan chức cộng sản, một người tham gia vào nhóm tự cho mình là “nhân sỹ trí thức” nhưng lại diễn giải những điều mơ hồ và quá sai lầm về lịch sử cũng như lại lấy ông Hồ Chí Minh làm bình phong cho mình. Đó là trường hợp ông Chu Hảo trong bài phỏng vấn của tác giả Trần Ngọc Kha trên Viet-Studies(**).

Trong bài phỏng vấn của mình ông Chu Hảo nói: “Tôi nhận thấy chỉ mới cách đây hai ba nhiệm kỳ thôi, khoảng từ 10-15 năm trở về trước, tình trạng mua quan, bán chức, tình trạng con ông, cháu cha, tình trạng cứ phải lươn lẹo mới lên được chức này, chức kia ít hơn bây giờ nhiều. Thế hệ cùng với tôi như ông Đặng Hùng Võ, chúng tôi lên chức được đương nhiên là cũng phải có nhiều cố gắng trong công tác chuyên môn cũng như trong công tác quản lý của mình, nhưng vẫn cảm thấy mình vẫn là thứ những trường hợp ít nhiều ngoại lệ.”

Thưa ông Chu Hảo, 

Với tư cách là một người làm khoa học, tôi biết thừa ở Việt Nam chẳng có cái gì là “cố gắng”. Nếu không có tiền, có lịch đỏ và khả năng xu nịnh thì tất cả chỉ là đồ bỏ đi. Thầy giáo cũ của tôi ở Đại Học Bách Khoa Hà Nội rất nổi tiếng về thực tài vì ông có nhiều công trình tầm quốc gia và quốc tế, được nhận giải thưởng, nhưng vì phanh phui lãnh đạo trường mua bán thiết bị rởm mà bị đày đọa như một kẻ bất tài.

Tôi chỉ xin ví dụ như vậy thôi để ông biết ở Việt Nam dưới thời cộng sản tri thức chỉ là “cục phân”. Ông có thể nhìn những tấm gương khẳng khái chống đảng như nhạc sỹ Tô Hải, nhà thơ Hữu Loan có thực tài không? Nhưng vì họ chống lại độc tài và chống thói xấu của đảng kiên quyết nên họ bị vùi dập không thương tiếc. Nói vậy để thấy chỉ có những kẻ xu nịnh và có lịch đỏ mới lên được chức to trong chính quyền cộng sản.

Còn cái chuyện như ông Chu Hảo, như ông Đặng Hùng Võ hay Nguyễn Văn An khi về hưu mới dám nói lên những điều chung chung mà ai cũng biết để ra vẻ chống đảng thì cũng không có gì hiểu. Một là các vị bất mãn với những chia chác không đều; hai là các vị muốn mua một vé sớm cho dân chủ tương lai nhưng lại sợ mất sổ hưu nên vẫn nửa nạc nửa mỡ. Ông Chu Hảo cũng không nên quá tự hào về “cái thời đó” của mình vì theo như tôi biết cái thời đó của ông chẳng có một công trình, một nhân tài nào giúp được cho dân cho nước. Thậm chí là cái công trình“khu công nghệ cao Hòa Lạc” của ông cũng là một thất bại không hơn không kém. Vậy thì xin đừng nói rằng “bây giờ chúng nó xấu” còn ta ngày xưa thì “tốt lắm vì những thế hệ cộng sản như ông, trước ông, sau ông chưa bao giờ làm được gì xứng đáng cho dân tộc Việt Nam để tự hào. Nếu mình thật sự chưa làm được gì cho dân tộc thì đừng khoe khoang để chúng tôi là thế hệ sau cảm thấy xấu hổ.

Nói thật ra, cái lý lịch có bố là ông Chu Đình Xương, cán bộ cao cấp của ngành công an, từng giữ chức Giám đốc Sở Công an Bắc Bộ năm 1945, Phó Giám đốc Sở Công an Trung Bộ, Giám đốc Sở Công an Nam Trung Bộ đã nói lên hết cái thực tài và cái người ta gọi là 4C “con cháu các cụ” của ông.

Tiếp sau đó, ông Chu Hảo lại nói: “Cụ Hồ là người yêu nước theo tinh thần dân tộc chủ nghĩa. Khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Cụ là người có tầm nhìn xa nên đã mời được hầu hết các trí thức yêu nước trong và ngoài nước ra làm việc vì lý tưởng xây dựng đất nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, sánh vai với các cường quốc năm châu... Còn bây giờ thì... Có vẻ như chưa thấy có một người nào có tầm nhìn và dám sử dụng người tài như Cụ. Gần đây tôi hết sức kính trọng một người mà những năm cuối đời của ông, tôi có dịp được gần gũi, đó là ông Võ Văn Kiệt. Ông ấy là người dám sử dụng trí thức tài. Thế nhưng, ông Kiệt không có cương vị và tầm nhìn như Cụ Hồ”. 

Để nói về “cụ Hồ” của ông thì tôi có lẽ tôi xin mời ông đọc lại 15 bài “Những sự thật không thể chối bỏ” của tôi và hàng trăm ngàn tài liệu đầy dẫy mà chỉ bằng cái click chuột là ra ngay về Hồ Chí Minh. Vậy mà ông vẫn còn bám lấy Hồ Chí Minh như một thứ bình phong thì thật xứng đáng “trí ngủ”.

Ông nói Hồ Chí Minh là người yêu nước thao tinh thần chủ nghĩa. Nhưng ông đâu có biết rằng trong bản chất, một người theo chủ thuyết cộng sản quốc tế không thể là một người yêu nước. Yêu nước thì không thể yêu chủ thuyết cộng sản quốc tế. Ngược lại đã yêu chủ thuyết CS quốc tế thì biên giới giữa các quốc gia, nhất là giữa Việt Nam và Trung Quốc, sẽ không còn hiện hữu và lòng yêu đất nước Việt Nam sẽ không còn ý nghĩa. Trong chiều hướng đó, Hồ Chí Minh chưa bao giờ là người yêu nước, yêu dân tộc được. Chủ trương của ông Hồ Chí Minh là “tiến tới đại đồng” thì làm gì có chủ nghĩa dân tộc. Hồ Chí Minh còn tôn sùng chủ nghĩa cộng sản, mà đã là chủ nghĩa cộng sản thì vô thần, làm sao có thể tôn thờ các vị anh hừng dân tộc. Như vậy, bản thân lời nói của ông quá đối lập với bản chất của Hồ Chí Minh và của cộng sản.

Ông nói Hồ Chí Minh có tầm nhìn xa để mời trí thức? Nhưng ông đâu có biết Hồ Chí Minh cũng nói: “Về lý luận, đảng Lao động Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin... lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam... Tôi không có tư tưởng ngoài chủ nghĩa Mác-Lênin”. (Hồ Chí Minh toàn tập). Vậy mà chính Mao lại nói: “Trí thức là cục phân” thì có nghĩa Hồ Chí Minh cũng coi “trí thức cũng là cục phân” mà thôi. Dẫn chứng cho việc đó là Hồ Chí Minh cho bắt giam ông Vũ Thư Hiên, nhóm nhân văn giai phẩm toàn là Trí thực “xịn” vào tù đó thưa ông Chu Hảo.

Còn những ví dụ mà ông nêu ra như sau: “Trước Cách mạng Tháng Tám, chúng ta đã có một tầng lớp được gọi là tư sản dân tộc. Rất tiếc là ngay sau đó, tầng lớp này bị thui chột đi mất. Họ xuất thân từ những gia đinh có dòng dõi nối nghiệp sản xuất, kinh doanh rất xuất chúng. Nhưng trên hết là người ta có tinh thần tự tôn dân tộc. Ta có thể nhớ đến cụ Bạch Thái Bưởi, dám thành lập một đội tàu để cạnh tranh với tàu thủy của Pháp. Cụ sang tận Hambeurg (Đức) để mua tàu bằng tiền của gia đình mình về kinh doanh. Cụ Nguyễn Sơn Hà dám lập một hãng sơn nội địa để cạnh tranh với hãng sơn Nipon của Nhật. Rồi gia đình cụ Trịnh Văn Bô ở Hà Nội buôn bán rất giỏi, canh tranh ngang ngửa với các thương gia Pháp” thì ông nên đặt một câu hỏi là:

“Ai là thủ phạm đã triệt hạ thành phần tư sản dân tộc mà ông nêu ra? ”. Không ai khác hơn là chính Hồ Chí Minh và cộng sản Việt Nam - trong đó có ông đó, thưa ông Chu Hảo. Vậy mà đến hôm nay thật đáng xấu hổ là ông không những không tỏ ra hối cải mà còn cho Hồ Chí Minh là người yêu nước và có tầm nhìn xa. Có thể là ông vẫn u mê, có thể là ông sợ mất sổ hưu và tài vật mà bao năm theo đảng tích cóp được từ xương máu nhân dân đang ở trong tay con cháu ông.

Ông Chu Hảo có biết rằng gia đình ông Trịnh Văn Bô đã hiến hàng vạn lượng vàng, thậm chí, nuôi ông Hồ Chí Minh và đồng bọn ngay trong nhà, để rồi sau ngày cướp chính quyền, gia đình ông Trịnh Văn Bô cũng bị chính băng đảng Hồ Chí Minh cướp hết nhà cửa, không có nơi nương thân. Hay chuyện bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm đã nuôi dưỡng bao cán bộ, bỏ ra không biết bao nhiêu vàng, lúa thóc cũng bị băng đảng cộng sản của Hồ Chí Minh đem ra xử tử trong cải cách ruộng đất man rợ. Vậy mà ông Chu Hảo và các trí thức XHCN vẫn còn mơ ngủ cho Hồ Chí Minh là yêu nước có tầm nhìn xa thì thật là đáng trách và đáng buồn cho một thế hệ có tuổi mà còn chưa mở mắt.

Còn về chuyện “cách mạng tháng tám” thì có lẽ tôi cũng không cần nhắc lại vì cho đến giờ này, ai cũng biết Hồ Chí Minh là kẻ cướp bất hợp pháp chính quyền của cụ Trần Trọng Kim như trong loạt bài “Những sự thật không thể chối bỏ” tôi đã dẫn chứng đầy đủ từ chính các tài liệu của cộng sản trong và ngoài nước. Vậy mà đến bây giờ ông vẫn còn lên giọng nói đó là “cách mạng” thì thật là ông vẫn chưa đủ tri thức lịch sử để hiểu thế nào là “cướp” và thế nào là “cách mạng”. Có lẽ ông nên cần thời gian cuối đời tìm hiểu thêm về sự thật lịch sử, chứ còn thứ lịch sử do trí ngủ như ông Dương Trung Quốc viết thì đó chỉ là một thứ sử giả tạo của một ông giả sư mà thôi.

Cuối cùng, xin nhắc ông Chu Hảo một điều: “Ai mà dựa thế vào Hồ Chí Minh, ca ngợi Hồ Chí Minh thì một là kẻ bất trí, hai là kẻ bất tín, ba là kẻ bất trung” vì chính Hồ Chí Minh là những kẻ như thế.


9/7/2013


No comments:

Post a Comment